Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghiệp vụ chế biến món ăn tại khách sạn mường thanh hà nội

51 1.8K 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghiệp vụ chế biến món ăn tại khách sạn mường thanh hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội chi tiết qua thời gian thực tập tại Khách sạn Mường Thanh Hà Nội về dịch vụ ăn uống tại khách sạn.Khách sạn Mường Thanh Hà Nội, với ưu thế lớn là một khách sạn mới được thành lập nên có rất nhiều những bài học quý giá từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống khác trên địa bàn. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại đây, em nhận thấy chất lượng dịch vụ ăn uống của khách sạn vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề và mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống của khách sạn

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hoạt động kinh doanh du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của loài người và càng ngày càng phát triển trở thành một ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, ngành du lịch Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ, thu hút được vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều hơn, phong phú hơn. Cùng với sự tăng trưởng về lượng khách, số doanh nghiệp du lịch nước ta cũng tăng nhanh. Tuy nhiên, điều đó lại tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp. Theo Báo cáo về xu hướng toàn cầu do đơn vị tổ chức World Travel Market - hợp tác với Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Việt Nam đang dẫn đầu Châu Á về tăng trưởng khách sạn. Số lượng khách quốc tế tới Việt Nam ngày càng tăng, bất chấp sự khó khăn của nên kinh tế toàn cầu. Đây là một điều đáng mừng cho du lịch nước nhà. Mặt khác, nằm trong hệ thống các loại hình kinh doanh du lịch, khi du lịch phát triển kinh doanh khách sạn cũng theo đó mà phát triển, làm cho hệ thống các nhà hàng khách sạn cũng có nhiều đổi mới cả về chất cũng như về lượng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp chính là chất lượng sản phẩm – chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường. Hơn nữa, trong những năm gấn đây, mức sống của đại bộ phận dân cư nước ta có sự gia tăng đáng kể nên yêu cầu về ăn uống của họ phần nào cũng cao hơn không chỉ về chất lượng mà còn về cả tính thẩm mỹ của từng món ăn. Vì thế, các doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể về cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ trong khách sạn. Bởi vì khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng nhiều hơn bất kỳ một yếu tố nào khác. Khách sạn Mường Thanh Nội, với ưu thế lớn là một khách sạn mới được thành lập nên có rất nhiều những bài học quý giá từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống khác trên địa bàn. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại đây, em nhận thấy chất lượng dịch vụ ăn uống của khách sạn vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề và mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống của khách sạn; em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Mường Thanh Nội” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài  Mục tiêu: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Khách sạn Mường Thanh - Nội  Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản liên quan đến nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn. - Khảo sát, tìm ra các ưu khuyết điểm, xác định nguyên nhân, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại Khách sạn Mường Thanh - Nội. - Đề xuất giải pháp với doanh nghiệp và kiến nghị với các bộ ngành có liên quan nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại Khách sạn Mường Thanh - Nội. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ ăn uống tại Khách sạn Mường Thanh - Nội. - Về không gian: Tại bộ phận bàn thuộc Khách sạn Mường Thanh - Nội. - Về thời gian khảo sát điều tra tại Khách sạn Mường Thanh - Nội: Từ ngày 01/10/2012 đến ngày 19/11/2012. - Số liệu thực tế của 2 năm 2010 – 2011. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua tìm hiểu em nhận thấy dưới sức ép của cạnh tranh cũng nhu đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao trong kinh doanh ăn uống nên việc nâng cao CLDVAU đã trở thành một vấn đề được tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này quan tâm chú ý. Đã có không ít tác giả bỏ công nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao CLDVAU tại một doanh nghiệp xác định, cụ thể:  Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thảo (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Sen Vàng- Khách sạn Phú Gia- Hòa Bình  Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Ngô Huyền Trang( 2009), Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ ăn uống tại công ty khách sạn Thắng Lợi Về cơ bản, những nghiên cứu này đã nêu được cơ sở lý luận và nêu ra được những vấn đề quan trọng trong công tác nâng cao CLDVAU tại cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, các minh chứng thực tế về những thiếu sót trong bản thân doanh nghiệpthực trạng của ngành còn chưa có hoặc không thỏa đáng. Nhiều đề xuất giải pháp của những nghiên cứu này còn lan man và không rõ ý, chưa cụ thể cũng như chưa thực sự thuyết phục. Qua quá trình tìm hiểu, em nhận thấy đó là những lỗ hổng về nghiên cứu trong khóa luận. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu và khả năng của mình, em đã cố gắng khắc phục những lỗ hổng trên. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương:  Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn  Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại Khách sạn Mường Thanh - Nội  Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chất lượng dịch vụ ăn uống tại Khách sạn Mường Thanh - Nội CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI KHÁCH SẠN 1.1. Khái luận về dịch vụ ăn uống 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ ăn uống 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ ăn uống Trước hết, ta cần hiểu khái niệm dịch vụ là gì? Theo ISO 9004-2:1991E: “Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”. Từ khái niệm dịch vụ nêu trên, ta có thể hiểu: Dịch vụ ăn uống là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa nhà cung cấp dịch vụ ăn uống và khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 1.1.1.2. Đặc điểm dịch vụ ăn uống Dịch vụ ăn uống là một trong những dịch vụ cơ bản trong kinh doanh khách sạn. Nó mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ nói chung và bên cạnh đó cũng có những đặc điểm riêng. Dịch vụ ăn uống mang các đặc điểm của dịch vụ như sau: - Tính vô hình tương đối của dịch vụ ăn uống: Đối với các sản phẩm hàng hóa thông thường mang tính hữu hình ta đều có thể cầm, nắm, sờ thấy, còn với dịch vụ ăn uống là một loại hàng hóa đặc biệt, không có hình dạng cụ thể, không cầm, nắm, sờ thấy và không thể dùng thử được. Do dịch vụ mang tính vô hình nên việc kiểm tra, đo lường, đánh giá về chất lượng dịch vụ là rất khó khăn, khi tiêu dùng dịch vụ khách hàng gặp mức độ rủi ro lớn, họ thường phải dựa vào các nguồn thông tin cá nhân và cảm nhận làm cơ sở để đánh gia chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, dịch vụ ăn uống cũng mang tính hữu hình, được thể hiện qua món ăn, đồ uống, cơ sở vật chất, sự sang trọng, tiện nghi của các trang thiết bị, - Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ ăn uống: Dịch vụ ăn uống luôn diễn ra đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng. Khi khách hàng tới nhà hàng có nhu cầu và có yêu cầu cung cấp dịch vụ thì mới diễn ra việc sản xuất dịch vụ, họ là người tiêu dùng ngay dịch vụ. Chính vì vậy mà khó kiểm tra chất lượng dịch vụ ăn uống. Một số trường hợp các món ăn có thể làm trước, nhưng dịch vụ ăn uống mà khách tiêu dùng chỉ thực hiện khi có khách hàng tham gia đến cảm nhận dịch vụ. - Sự tham gia của khách hàng: Khách hàng là một thành phần quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ. Khách hàng vừa là người tiêu dùng dịch vụ vừa là một yếu tố đầu vào tạo ra sản phẩm dịch vụ. Khách hàng là người quyết định sản xuất dịch vụ chứ không phải doanh nghiệp. Các khách sạn không thể tạo ra dịch vụ khi mà không có khách hàng. Khi khách hàng đến nhà hàng ăn uống thì lúc ấy quá trình tạo ra dịch vụ mới được bắt đầu. Khách hàng đóng vai trò là người chỉ đạo chủng loại sản phẩm ăn uống sẽ được tạo ra. Mặt khác, mỗi khách hàng có sự trông đợi khác nhau về dịch vụ ăn uống; nếu sự trông đợi quá cao thì khi sử dụng dịch vụ đáp ứng dưới mức trông đợi thì khách hàng không thỏa mãn và ngược lại. Do vậy, các nhà cung ứng dịch vụ phải nắm bắt được sự trông đợi mà tập khách hàng mình đang hương tới để thiết kế chất lượng dịch vụ phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. - Tính không đồng nhất của dịch vụ ăn uống: Do dịch vụ nói chung và dịch vụ ăn uống nói riêng có mang tính cá nhân hóa rõ rệt, mỗi người khi đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng là một con người có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau về: độ tuổi, trình độ, khẩu vị, tâm lý, sở thích, mang tính cá nhân nên rất khó đưa ra các tiêu chuẩn chung đánh giá chất lượng dịch vụ. Điều đó cho thấy không có sự đồng nhất nào trong cung ứng dịch vụ cho tất cả đối tượng, đó cũng là lý do khiến dịch vụ ăn uống trở nên đa dạng, nên việc nghiên cứu kỹ để nắm bắt được tâm lý và thói quen của khách hàng là một yếu tố quan trọng để tạo nên sự đa dạng của sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu ăn uống của khách hàng. - Tính dễ hư hỏng và không cất trữ được của dịch vụ ăn uống: Do tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng của dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ ăn uống không cất trữ được và rất dễ bị hư hỏng. Mặt khác, các sản phẩm dịch vụ ăn uống như món ăn, đồ uống không thể sản xuất trước và bảo quản để khi nào có khách đem ra phục vụ mà nó phải được sản xuất chế biến ngay sau khi khách có nhu cầu. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng dịch vụ, nhà hàng luôn phải có sự chuẩn bị chính xác về nguyên vật liệu chế biến; đảm bảo đủ với nhu cầu của khách hàng và tránh lãng phí. - Tính không chuyển đổi quyền sở hữu: Đối với hàng hóa thông thường khi khách hàng mua thì khách hàng là chủ sở hữu của loại hàng hóa đóvà mặc nhiên sử dụng nó. Tuy nhiên đối với dịch vụ ăn uống thì không có quyền sở hữu chuyển giao giữa người mua và người bán mà người mua chỉ đang mua quyền sử dụng tiến trình dịch vụ ăn uống chứ không có quyền sở hữu những thứ tạo nên tiến trình đó. Ngoài ra, dịch vụ ăn uống còn có một số đặc điểm riêng. Đó là: - Mức độ sử dụng lao động trong kinh doanh dịch vụ là rất lớn: Dịch vụ ăn uống thỏa mãn nhu cầu ăn uống của con người nên nhu cầu sử dụng dịch vụ này là rất lớn, đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động nhiều phục vụ trong nhà hàng, khách sạn. Mặt khác, quá trình cung cấp dịch vụ ăn uống phức tạp, gồm nhiều khâu: chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, phục vụ, dọn dẹp, do vậy cần nhiều lao động trực tiếp và thường xuyên. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ: Nếu nhà hàng thiếu nhân viên thì sẽ không thể đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên, nếu nhà hàng có quá nhiều nhân viên sẽ dẫn đến lãng phí nhân công. - Thời gian làm việc phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng dịch vụ ăn uống của khách: Do tính đồng thời có mặt của người cung ứng và người tiêu dùng mà thời gian làm việc của nhân viên phục vụ phục thuộc vào thời gian khách hàng tới nhà hàng và sử dụng dịch vụ. Do đó, nhà hàng cần điều chỉnh số lượng nhân viên sao cho phù hợp với thời gian sử dụng dịch vụ của khách hàng; đảm bảo đủ lượng nhân viên cần thiết, phù hợp với lượng khách, từ đó đảm bảo chất lượng dịch vụ. - Kiểm tra chất lượng dịch vụ trước khi bán là rất khó: Do đặc điểm tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng của dịch vụ ăn uống nên dịch vụ ăn uống cũng gặp khó khăn trong kiểm tra chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách. - Tính đa dạng, sự trang trí đẹp mắt của món ăn, đảm bảo thẩm mỹ, vệ sinh an toàn thực phẩm: Sản phẩm chính của dịch vụ ăn uống là đồ ăn, thức uống. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu sinh học dịch vụ ăn uống còn được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực nên rất cần đảm bảo tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, dịch vụ ăn uống phục vụ tất cả mọi người. Mỗi khách hàng có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau nên nhu cầu về dịch vụ ăn uống cũng khách nhau tạo nên sự đa dạng cho loại hình dịch vụ này. Ngoài ra, đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được chú trọng. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành dịch vụ ăn uống. Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ gồm hai yếu tố chính là khách hàng và nhà cung ứng. Căn cứ vào khái niệm dịch vụ thì ta có mô hình cơ bản nhất trong ngành dịch vụ nói chung và khách sạn - du lịch nói riêng chỉ gồm hai yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đó là khách hàng và nhà cung ứng. Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cơ bản cấu thành Dịch vụ ăn uống Nhà cung ứng Khách hàng Sản phẩm dịch vụ ăn uống Thông tin phản hồi 1.1.2.1. Yếu tố khách hàng Đây là yếu tố trung tâm quyết định chất lượng sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ tiệc cưới nói riêng: Chỉ khi có sự tham gia của khách hàng thì dịch vụ mới được tạo ra. Vì vậy ta cần phải nắm vững tâm lý, nhu cầu và những trông đợi của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiệc cưới để thỏa mãn nhu cầu của họ. Sử dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow để nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tiệc cưới, ta có thể thấy nhu cầu của khách hàng được thể hiện theo mức độ từ thấp đến cao như sau: - Nhu cầu sinh lý: Đây là mức độ thấp nhất trong tháp nhu cầu của Maslow, đó là nhu cầu được ăn, được uống khi khách hàng thấy đói, khát. Các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải đặc biệt chú ý khi khách đói và mệt vì khi ấy khách hàng thường khó tính hơn và họ rất nhạy cảm với vấn đề được đối xử như thế nào. - Nhu cầu an toàn: Là nhu cầu được hưởng dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, an toàn tính mạng, đồng thời an toàn ở đây còn là nhu cầu an toàn về tài sản của họ. - Nhu cầu xã hội: Là nhu cầu được giao lưu với các đối tượng khác của khách hàng khi đang dùng bữa. Bữa ăn tại nhà hàng còn là nơi để khách hàng giao lưu, gặp gỡ, trao đổi nên nhà hàng cần chú ý bố trí khoảng cách giữa các bàn và số lượng người mỗi bàn nhằm đảm bảo nhu cầu được giao lưu, hay sự riêng tư của khách. - Nhu cầu được tôn trọng: Là nhu cầu thể hiện địa vụ, uy tín bản thân của khách hàng. Họ thường có nhu cầu được ăn món ăn ngon, phục vụ chu đáo, trang trí đẹp mắt, các dịch vụ bổ dung đa dạng và sinh động để khách thấy được sự tôn trọng và nâng cao vị thế bản thân. - Nhu cầu tự hoàn thiện: Nhu cầu của khách được sử dụng món ăn đẹp mắt, hoàn thiện từ sản phẩm tới chất lượng và thái độ phục vụ, đấy là lúc nhu cầu muốn khám phá của khách được thể hiện. 1.1.2.2. Yếu tố nhà cung ứng Trong dịch vụ ăn uống tại khách sạn, nhà cung ứng bao gồm nhiều đối tượng, trong đó phân thành hai loại chính là: Nhà cung ứng dịch vụ ăn uống trong nhà hàng thuộc khách sạn và các nhà cung ứng ngoài khách sạn. - Nhà cung ứng là khách sạn Bao gồm những nhân viên nhà hàng, đầu bếp và nhân viên của các bộ phận khác như: nhân viên lễ tân, nhân viên kỹ thuật, nhân viên bảo vệ, nhân viên buồng phòng và những nhân viên từ bộ phân khác được cử đến để giúp đỡ bộ phận bàn khi đông khách Những nhân viên này thực hiện những nhiệm vụ như sau: • Nhân viên bộ phận Bàn: Có trách nhiệm đón khách khi khách tham ăn uống tại khách sạn, xếp chỗ cho khách, phục vụ khách trong quá trình ăn uống, tiễn khách và thu dọn khi khách hàng ra về. Do đây là bộ phận trực tiếp phục vụ khách hàng và quyết định sự hài lòng của khách hàng về vấn đề phục vụ nên nhân viên thuộc bộ phận này cần phải cẩn thận, khéo léo trong ứng xử, nhanh nhạy, có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng. Họ cũng cần có vốn ngoại ngữ tốt. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải có vốn hiểu biết tốt về các món ăn được phục vụ tại nhà hàng. • Nhân viên bộ phận Bếp, Bar: có trách nhiệm nấu nướng, pha chế các đồ ăn, thức uống. Họ quyết định sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm chủ yếu mà khách hàng yêu cầu. Vì thế, yêu cầu đối với những nhân viên này là họ phải có hiểu biết và kinh nghiệm về việc chế biến món ăn/đồ uống. Đồng thời, họ cũng cần phải có tính tỉ mỉ, sạch sẽ và cẩn thận. • Nhân viên bộ phận Lễ tân: Họ là người có vai trò tiếp đón, chỉ dẫn khi khách hàng tới nhà hàng. Họ cũng có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin đặt chỗ từ phía khách hàng. Vì thế, đây thường là những nhân viên có ngoại hình tốt, khả năng giao tiếp và vốn ngoại ngữ tốt. • Nhân viên bộ phận Thu ngân: Họ có vai trò thanh toán cho khách hàng; là ấn tượng cuối cùng cho khách hàng về chất lượng của nhà hàng khi trước khi khách hàng ra về. Vì vậy, họ thường phải có tính cẩn thận và niềm nở. • Nhân viên bộ phận Kỹ thuật: Có nhiệm vụ đảm bảo kỹ thuật trong suốt quá trình khách ăn uống tại khách sạn. Họ là người đảm bảo quá trình phục vụ khách hàng được diễn ra suôn sẻ. Vì thế, họ cần phải có kinh nghiệm trong việc sửa chữa những cơ sở vật chất có trong nhà hàng. • Nhân viên Quản lý: Họ là người chịu trách nhiệm trong quá trình hoạt động của nhà hàng. Họ có nhiệm vụ đào tạo, sắp xếp, sử dụng cũng như đãi ngộ nhân viên để đảm bảo quá trình sản xuất và phục vụ dịch vụ diễn ra hoàn hảo nhất. Vì thế, những nhân viên quả lý là những người có khả năng nhìn nhận nhân viên tốt, có kinh nghiệm và nắm được quy trình trong quá trình phục vụ khách hàng. Họ cũng cần phải có tính linh hoạt, nhạy bén và khéo léo, cương quyết để có thể giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất trong nhà hàng. - Nhà cung ứng ngoài khách sạn Là những cơ sở cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dùng để chế biến các sản phẩm ăn uống như: thịt, rau, củ, quả Bên cạnh đó, còn có các đơn vị khác như: dịch vụ hoa, cung cấp điện, nước Muốn dịch vụ ăn uống có chất lượng cao cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa khách sạn và những nhà cung ứng này. 1.2. Chất lượng dịch vụ doanh ăn uống tại khách sạn 1.2.1. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn 1.2.2.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Nghiên cứu của Parasuraman (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ mà họ đang sử dụng với cảm nhận thực tế về dịch vụ mà họ hưởng thụ. Theo TCVN và ISO – 9000, “Chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua.” Theo đó, ta có thể hiểu: Chất lượng dịch vụ ăn uống là mức phù hợp của sản phẩm dịch vụ ăn uống thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người tiêu dùng dịch vụ ăn uống. 1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Dịch vụ ăn uống hay bất kỳ một loại dịch vụ nào cũng đều có chỉ tiêu đánh giá chung về chất lượng dịch vụ. Dựa theo nghiên cứu của hai tác giả Berry và Parasuraman, em xin đưa ra 5 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ được liệt kê theo tầm quan trọng giảm dần: Sự tin cậy, tinh thần trách nhiệm, sự đảm bảo, sự đồng cảm và tính hữu hình. - Sự tin cậy - Reliaility Là khả năng cung cấp dịch vụ như đã hứa một cách tin cậy và chính xác. Thực hiện dịch vụ tin cậy là một trong những trông đợi cơ bản của khách hàng. Trong dịch vụ ăn uống, khách hàng luôn đặt sự tin cậy và lời hứa của nhân viên, nhà quản lý như là chỉ tiêu đo lường chất lượng. Vì vậy khách sạn tuyệt đối tránh hứa vượt quá những gì có thể đáp ứng để tránh tạo cho khách hàng cảm giác bị lừa dối. - Tinh thần trách nhiệm - Responsiveness Là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng một cách tích cực và cung cấp dịch vụ một cách hăng hái. Trong trường hợp dịch vụ sai hỏng, khả năng khôi phục nhanh chóng có thể tạo ra cảm nhận tích cực về chất lượng. Đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, tinh thần trách nhiệm của nhân viên đối với khách hàng là vô cùng quan trọng. Tất cả nhân viên trong nhà hàng đều phải có tinh thần trách nhiệm nghiêm túc và quan tấm đến từng khách hàng mà mình trực tiếp phục vụ. Sự nhiệt tình, chân thành của nhân viên luôn muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Sự đảm bảo - Assurance Là việc thực hiện dịch vụ một cách lịch sự và kính trọng khách hàng, giao tiếp có kết quả với khách hàng, thực sự quan tâm và giữ bí mật cho họ. Đối với dịch vụ ăn uống, sự đảm bảo là việc thực hiện dịch vụ ăn uống một cách lịch sự và kính trọng dành cho khách hàng, giúp đỡ khách một cách hiệu quả và đặc biệt phải giữ bí mật cho khách. - Sự đồng cảm - Empathy Thể hiện việc chăm sóc chu đáo, chú ý tới cá nhân khách hàng. Sự đồng cảm bao gồm khả năng tiếp cận và nỗ lực tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Đây là trông đợi cơ bản của khách hàng khi đến tiêu dùng dịch vụ ăn uống tại khách sạn, họ luôn muốn nhân viên hiểu và đồng cảm với họ. Do đó, khi phục vụ khách hàng, các nhân viên phải hiểu được nhu cầu của khách hàng, phải có cách cư xử linh hoạt, khéo léo, đoán được nhu cầu của khách. Sự đồng cảm tạo cho khách hàng cảm nhận được sự sẵn sàng chia sẻ; do đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với khách sạn. - Tính hữu hình - Tangibles Là hiện diện của điều kiện làm việc, trang thiết bị, con người và các phương tiện thông tin. Do đặc điểm dịch vụ ăn uống có tính vô hình nên khách hàng dựa vào các yếu tố hữu hình để đánh giá. Đó là sự hiện diện của cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đội ngũ nhân viên, trình độ phục vụ của nhân viên, thực đơn món ăn, Tuy nhiên, từ 5 tiêu chí trên kết hợp với đánh giá của nhiều khách hàng thì thực tế chất lượng dịch vụ ăn uống thường được khách sạn đánh giá bởi các tiêu chí cụ thể như sau: đón tiễn khách, chất lượng món ăn đồ uống, sự đa dạng của các món ăn đồ uống, chất lượng phục vụ của nhân viên, cơ sở vật chất phòng ăn, vệ sinh ăn uống và cảm nhận chung. 1.2.2. Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Để đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống nói riêng và dịch vụ nói chung thì có nhiều phương pháp. Tuy nhiên việc đánh giá chất lượng dịch vụ phụ thuộc phần lớn vào tâm lý khách hàng. Nên việc đánh giá chất lượng dịch vụ rất quan trọng. Để đo lường chất lượng dịch vụ ăn uống, người ta thường sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp đo lường căn cứ sự thỏa mãn của khách hàng - Phương pháp đo lường căn cư sự đánh giá của nhà cung cấp - Phương pháp đo lường căn cứ vào đánh giá của các chuyên gia Ngoài ra còn có một số phương pháp như so sánh chất lượng dịch vụ ăn uống của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tốt nhất, tham dự giải thưởng trong nước và quốc tế Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nói riêng và kinh doanh dịch vụ tiệc cưới nói chung, phương pháp được dùng phổ biến hơn cả là phương pháp đánh giá căn cứ vào sự thoả mãn chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Hiện nay, trên thế giới vẫn sử dụng phương pháp đo lường căn cứ vào sự thỏa [...]... giá trị chung mà doan nghiệp đó vươn tới CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH - NỘI 2.1 Phương pháp nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Mường Thanh - Nội 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Để nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Mường Thanh - Nội, đối với dữ liệu... thuộc bộ phận Nhà hàng tăng 77,73 trđ/ng; tương ứng tăng 67,48% Như vậy, khách sạn đã biết tận dụng tốt nguồn nhân lực của mình 2.4 Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Mường Thanh Nội 2.4.1 Ưu điểm và nguyên nhân 2.4.1.1 Ưu điểm Trong số các khách sạn thuộc hệ thống khách sạn bốn sao trên địa bàn thành phố Nội, khách sạn Mường Thanh - Nội là một khách sạn mới và chưa... Tr.đ 3780 4446 666 17.6 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2010-2011, Khách sạn Mường Thanh) 2.2.1.2 Kết quả kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn Mường Thanh Nội Kết quả kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn Mường Thanh Nội trong năm 2011 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn Mường Thanh Nội năm 2010 – 2011 STT Các chỉ... khách hàng nội địa 3.1.2 Quan điểm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Mường Thanh Nội Được thành lập cuối năm 2009, khách sạn Mường Thanh là một khách sạn mới trên địa bàn Nội Vì vậy, trong giai đoạn này và giai đoạn sắp tới, khách sạn Mường Thanh hướng tới xây dựng định hướng tập trung phát triển thị trường, mở rộng và quảng bá các sản phẩm của mình cho các khách hàng tiền năng tại. .. nhà hàng để có thể đưa ra kết luận về chất lượng sản phẩm ăn uống của khách sạn 2.2 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Mường Thanh - Nội 2.2.1 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh Nội Được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 10.10.2009 Khách sạn 4 sao Mường Thanh Nội là một trong những khách. .. bỏ trống) Tiến hành tổng hợp các phiếu ta thu được kết quả mức chất lượng chỉ tiêu và mức chất lượng chung cho dịch vụ ăn uống tại khách sạn Mường Thanh - Nội theo đánh giá của khách hàng như sau: Bảng 2.4: Kết quả đánh giá của khách hàng về thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Mường Thanh Nội TT Mức chất lượng Chất lượng dịch vụ theo đánh giá của khách hàng KH Nội địa KH Quốc... phục vụ Tốc độ phục vụ chưa được đảm bảo theo đúng yêu cầu • Các món ăn được phục vụ trong khách sạn mặc dù đảm bảo về mặt chất lượng và vệ sinh nhưng chưa có sự đột phá; thay đổi nhiều trong thực đơn Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới sự hài lòng của khách hàng tham gia ăn uống • Phòng ăn tại khách sạn Mường Thanh chưa thực sự lớn Hiện tại, khách sạn Mường Thanh có 3 nhà hàng, sức chứa tối đa cho ăn. .. dịch vụ trong nhà hàng, khách sạn nói chung Do vây,việc tìm hiểu, đánh giá các nhân tố môi trường tác động đến chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Mường Thanh - Nội là cần thiết 2.2.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài - Môi trường kinh tế Đặc biệt đối với dịch vụ ăn uống, do chi phí cho một bữa ăn tại nhà hàng thuộc khách sạn cao cấp thường cao hơn nhiều so với các bữa ăn tại nhà hoặc nhà hàng... NỘI 3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết về vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Mường Thanh Nội 3.1.1 Dự báo triển vọng nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống Nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống của khách hàng nội địa và cả quốc tế ở các nhà hàng, khách sạn đã và đang tăng lên rất nhanh chóng, đặc biệt là vào các dịp lễ,lễ hội Trong đó, riêng đối với ngành dịch vụ Khách. .. Nội khoảng 319 ngàn lượt khách, tăng 12,2% so với 3 tháng đầu năm ngoái Khách nội địa khoảng 2.112 ngàn lượt khách, tăng 8,4% Doanh thu khách sạn, lữ hành tăng 22,5% Sự gia tăng về số lượt khách, doanh thu hoạt động kinh doanh khách sạn và lữ hành đã cho thấy sự phát triển của ngành Du Lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng Tại các nhà hàng thuộc khách sạn trong thành phố Nội . uống tại Khách sạn Mường Thanh - Hà Nội. - Về không gian: Tại bộ phận bàn thuộc Khách sạn Mường Thanh - Hà Nội. - Về thời gian khảo sát điều tra tại Khách sạn Mường Thanh - Hà Nội: Từ ngày 01/10/2012. 17.6 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 201 0-2 011, Khách sạn Mường Thanh) 2.2.1.2. Kết quả kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn Mường Thanh – Hà Nội Kết quả kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn Mường. doan nghiệp đó vươn tới. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH - HÀ NỘI 2.1. Phương pháp nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Mường

Ngày đăng: 29/06/2014, 17:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Theo Báo cáo về xu hướng toàn cầu do đơn vị tổ chức World Travel Market - hợp tác với Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Việt Nam đang dẫn đầu Châu Á về tăng trưởng khách sạn. Số lượng khách quốc tế tới Việt Nam ngày càng tăng, bất chấp sự khó khăn của nên kinh tế toàn cầu. Đây là một điều đáng mừng cho du lịch nước nhà. Mặt khác, nằm trong hệ thống các loại hình kinh doanh du lịch, khi du lịch phát triển kinh doanh khách sạn cũng theo đó mà phát triển, làm cho hệ thống các nhà hàng khách sạn cũng có nhiều đổi mới cả về chất cũng như về lượng.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan