Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm lúc giao mùa doc

6 768 0
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm lúc giao mùa doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm lúc giao mùa Thời tiết giao mùa cũng là lúc xuất hiện nhiều bệnh dịch, và ngộ độc thực phẩm cũng rất dễ xảy ra. Để phòng tránh và ngăn ngừa ngộ độc cần có những giải pháp thì mới có hiệu quả. Dưới đây là một số cách phòng ngừa ngộ độc trong thời tiết giao mùa. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm trong thời tiết giao mùa, mọi người cần tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách ăn uống đủ chất, có chế độ làm việc, sinh hoạt, luyện tập thể thao, nghỉ ngơi hợp lý và đặc biệt chú ý quan tâm đến việc thực hành các nguyên tắc trong sử dụng và chế biến thực phẩm để giúp bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta có một mùa hè vui khỏe hạnh phúc. NĐTP và các bệnh truyền qua đường thực phẩm có thể phòng ngừa được nếu chúng ta áp dụng những nguyên tắc sau trong quá trình lựa chọn, bảo quản và chế biến, sử dụng thực phẩm: 1. Lựa chọn thực phẩm an toàn Nên đi chợ vào buổi sáng sớm vì có nhiều thực phẩm tươi mới dễ lựa chọn. Chọn thực phẩm tươi sống, mua ở các cửa hàng tin cậy, uy tín, đảm bảo chất lượng. Không nên mua các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. (Ảnh minh họa) 2. Bảo quản thực phẩm Khi mua về nên chế biến và sử dụng ngay, nếu dự trữ thì phải bảo quản đúng cách, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để riêng thực phẩm chín và thực phẩm sống. Cụ thể: Thịt gia cầm, thịt gia súc chưa dùng ngay, để trong tủ lạnh thì phải được cách ly hoàn toàn với thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến (để trong hộp, bao ni lông kín). Nếu bảo quản ở nhiệt độ 0-2 độ C, thịt gia súc sẽ giữ được tối đa 3 ngày, thịt gia cầm (0-4 độ C) giữ được 5 ngày, thủy- hải sản (3-5 độ C) không quá 2 ngày. Nên cho thực phẩm vào túi nilon, hoặc hộp có nắp đậy trước khi cho vào tủ lạnh. Nên để ở dưới cùng ngăn bảo quản lạnh, vì nếu có dịch chảy ra sẽ không làm ướt các thực phẩm khác. Rau củ quả rửa sạch cho vào túi ni lon, hộp có nắp đậy để vào ngăn mát của tủ lạnh bảo quản ở nhiệt độ (8-12 độ C) giữ trong vòng 2 ngày. Thức ăn thừa hãy đun sôi diệt khuẩn, để nguội mới cất vào tủ lạnh sớm trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Trước khi ăn phải hâm lại kỹ lưỡng ở nhiệt độ 70 – 100 độ C mới an toàn. Không lưu lại thực phẩm thừa quá lâu, vì vi khuẩn có thể phát triển hoặc sâu bọ có thể gây nhiễm khuẩn vào thực phẩm. 3. Chế biến thực phẩm Vệ sinh bàn tay trước khi chế biến. Rửa tay cẩn thận với xà phòng và nước sạch, rồi lau khô trước khi chế biến. Sử dụng thớt riêng để chế biến thực phẩm chín và thực phẩm sống. Không dùng những chén, đĩa, dụng cụ đã đựng thức ăn sống để đựng thức ăn đã nấu chín. Vệ sinh dụng cụ trước và ngay sau khi chế biến. Đun nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là thịt, gia cầm, trứng và hải sản. Nấu kỹ, đun sôi và bảo đảm thực phẩm được nấu kỹ, đúng cách. Đối với các món chiên rán, không dùng dầu đã chiên rán nhiều lần hoặc cháy khét. Để tránh và hạn chế các loại thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản, trứng giun sán tốt nhất rau sống hoặc hoa quả trước khi ăn cần phải ngâm vào nước gạo, hoặc nước sạch trong 30 phút để làm loãng nồng độ hóa chất, sau đó rửa sạch dưới vòi nước nhẹ nhiều lần. Rau xanh cần rửa sạch rồi mới thái nhỏ tránh mất các dưỡng chất. 4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà bếp và vệ sinh môi trường tại gia đình hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Vệ sinh cá nhân: Nên rửa tay với xà phòng trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Việc rửa tay có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan các vi khuẩn có hại qua đường ăn uống. Vệ sinh nhà bếp, thiết bị dụng cụ: Thường xuyên giặt sạch khăn lau bát đĩa, lau tay, lau bếp. Có chế độ thường xuyên lau rửa vệ sinh kệ bếp, xoong nồi, thớt, dụng cụ, thiết bị bằng xà phòng tiệt trùng hoặc nước rửa chén bát. Giữ nhà bếp, khu nấu nướng chế biến sạch sẽ, khô ráo tránh ruồi, gián, chuột, côn trùng. Vệ sinh môi trường: Có thùng chứa đựng rác thải có nắp đậy kín và thường xuyên vận chuyển rác đến nơi quy định không để lưu rác. Có hệ thống cống rãnh đảm bảo vệ sinh, thông thoáng không để đọng nước thải, chất thải Sử dụng nước sạch, có đủ bồn rửa tay, nhà vệ sinh theo quy định. Ăn chín, uống chín, ăn ngay khi nấu xong: Ăn chín, uống chín, không dùng những món ăn có thịt cá sống hoặc tái, gỏi, không ăn tiết canh. Nên ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín xong. Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm đường phố chế biến ở ngoài có thể không thường xuyên được chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận. Đặc biệt có thể gây rủi ro. Vì vậy khi ăn ở ngoài nên thường xuyên lưu ý là thực phẩm phải được chuẩn bị ở nơi đảm bảo vệ sinh môi trường, được nấu chín và ăn nóng; thức ăn phải đựng ở bát, đĩa và dụng cụ nấu ăn sạch sẽ. Trong trường hợp nếu phát hiện sau ăn có dấu hiệu bất thường (nôn, đau đầu, tiêu chảy. v.v) chúng ta hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám điều trị. . Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm lúc giao mùa Thời tiết giao mùa cũng là lúc xuất hiện nhiều bệnh dịch, và ngộ độc thực phẩm cũng rất dễ xảy ra. Để phòng tránh và ngăn ngừa ngộ độc. Dưới đây là một số cách phòng ngừa ngộ độc trong thời tiết giao mùa. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm trong thời tiết giao mùa, mọi người cần. chọn, bảo quản và chế biến, sử dụng thực phẩm: 1. Lựa chọn thực phẩm an toàn Nên đi chợ vào buổi sáng sớm vì có nhiều thực phẩm tươi mới dễ lựa chọn. Chọn thực phẩm tươi sống, mua ở các cửa hàng

Ngày đăng: 29/06/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan