báo cáo khoa học 'kinh doanh logistics với các doanh nghiệp giao nhận và vận tải hàng hóa tại việt nam'

7 379 0
báo cáo khoa học  'kinh doanh logistics với các doanh nghiệp giao nhận và vận tải hàng hóa tại việt nam'

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KINH DOANH LOGISTICS VỚI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG MAI KS. NGUYỄN VÂN ANH Bộ môn Vận tải đường bộ thành phố Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Trên thế giới hoạt động Logistics đang phát triển mạnh mẽ mang lại những lợi ích to lớn cho con người. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây logistics phát triển với tốc độ rất nhanh, tuy nhiên nó đã bộc lộ rõ năng lực yếu kém kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO. Cần thiết phải có sự thay đổi trong công tác tổ chức, phối hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý, người cung cấp dịch vụ các chủ hàng. Nội dung bài báo đề cập đến hiện trạng hoạt động logistics đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóaViệt Nam. Summary: Logistics is strongly developing and giving human great advantage in the world. Logistics operation in Viet Nam develope faster and faster in recent year. However, it had been exposed clearly weakness ability since Viet Nam joined WTO. It’s necessary to innovate assignment organzation, co-ordinate closely between manager’s service-provider and owners of bonded goods. This article is concerned with reality logistics operation and proposes some solutions to improve effectively logistics in Vietnamese enterprises which trade in sector of merchandise exchange and transport of goods. VTKT I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự tác động của tự do hóa thương mại quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngày càng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, đã góp phần tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu quốc tế, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong nước, giữa trong nước với nước ngoài làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động này cần có sự liên kết các khâu, các dịch vụ đơn lẻ thành một chuỗi dịch vụ liên tục nhịp nhàng, từ đó có thể tiết kiệm được thời gian chi phí lưu thông hàng hóa. II. NỘI DUNG Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại theo đó thương nhân tổ chức thực hiện 1 hay nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu hàng hóa, giao hàng hay các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao. Các bộ phận cơ bản của logistics được thể hiện qua sơ đồ sau: Phụ tùng Máy móc thiết bị Bán thành phẩm Dịch vụ Quá trính sản xuất Bao đóng gói Trung tâm phân phối Khách hàng Người cung ứng Quản lý vật tư Phân phối Logistics Nguyên vật liệu …. Dòng thông tin lưu thông Dòn g chu chu y ể n vận tải Dịch vụ giao nhận vận tải là một trong những khâu của logistics, bao gồm những dịch vụ có liên quan đến vận chuyển gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phố hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). VTKT Theo dự báo, trong tương lai không xa, dịch vụ giao nhận kho vận (logistics) sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lại càng lớn. Việc dịch chuyển cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ nơi khác đến Việt Nam đã tạo ra cơ hội rất lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giao nhận kho vận hoạt động hiệu quả. Có thể nói, cơ hội trên sân nhà cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Logistics là rất lớn. Tuy nhiên, hạn định 2009 mở cửa lĩnh vực logistic không còn xa. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ hàng hải, logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức cạnh tranh gay gắt trên sân nhà. Áp lực cạnh tranh rất lớn từ việc hội nhập quốc tế, sự lớn mạnh không ngừng của thị trường cũng như những đòi hỏi ngày càng tăng từ phía khách hàng cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Logistics. Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước tuy quy mô nhỏ, manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, mà kinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để giành được hợp đồng. Trong khi đó thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics , những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Quản lý chuỗi logistics hiệu quả là một yêu cầu rất cơ bản đối với hầu hết các công ty lớn nhỏ trên thế giới. Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có doanh nghiệp nào đủ tầm kinh doanh logistics theo đúng nghĩa, mới ở mức manh mún, chắp vá, phân tán, họ mới chỉ tham gia được một số công đoạn của cả chuỗi hoạt động logistics, mà chúng ta thấy phổ biến là hình thức giao nhận cho thuê kho bãi vận chuyển nội địa. Ngay trong mảng thị trường giao nhận vận tải nội địa thì các công ty Việt Nam cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong mảng thị trường đầy tiềm năng này. Nguyên nhân sâu xa của tất cả các của vấn đề trên là: - Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn. Cho đến nay, nước ta đã có trên một ngàn doanh nghiệp đăng ký làm logistics, nhưng chỉ có khoảng 800 doanh nghiệp thực sự có tham gia hoạt động, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 20%, Công ty TNHH, doanh nghiệp cổ phần chiếm 70%, còn 10% là các công ty gia đình, tư nhân làm nhỏ lẻ, tham gia làm từng phần, từng công đoạn… Số lượng doanh nghiệp tuy nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, kinh doanh logistics phân tán, nên chưa kết nối được một cách đầy đủ giữa thị trường trong nước với các thương cảng lớn trên thế giới các quốc gia mà Việt Nam có quan hệ xuất khẩu lớn về thương mại. Các doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động còn độc lập thiếu hẳn sự liên kết. Do vốn ít nên tổ chức doanh nghiệp đơn giản, không chuyên sâu, không có văn phòng đại diện ở các nước khác, nên không có thông tin, công việc phải giải quyết thông qua các đại lý của các công ty nước ngoài. Chính vì vậy nên cả thời gian chi phí giao hàng đều vẫn còn rất cao. Khả năng liên kết hợp tác là một điểm rất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Logistics nước ngoài vào chiếm thị phần. Ngay cả những doanh nghiệp lớn trong hoạt động giao nhận vận tải lớn như tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans), mới chỉ trong phạm vi nội địa hoặc một vài nước trong khu vực. Điều này là một trong những cản trở khi các doanh nghiệp đưa ra các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Một yếu tố hết sức yếu kém nữa là nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn, có trình độ chuyên nghiệp cao trong các doanh nghiệp hoạt động logisticsViệt Nam hết sức bất cập, hầu hết nhân lực làm theo kinh nghiệm là chính, nên chưa đủ khả năng làm trọn vẹn cả chuỗi Logistics khép kín. VTKT - Một vấn đề nữa là lâu nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà sản xuất của Việt Nam do nhiều nguyên nhân cả khách quan chủ quan, nhưng nguyên nhân chính là nắm không vững các luật lệ của các quốc gia có quan hệ thương mại lớn với chúng ta, cho nên thường mua thì phải mua CIF, còn bán thì chỉ bán FOB. Vì vậy quyền được thuê tàu, thuê vận tải, rồi mua bảo hiểm đều thuộc về đối tác nước ngoài. Chính vì thế các doanh nghiệpViệt Nam chưa có cơ hội phát triển các dịch vụ logistics. - Hiện nay, hạ tầng cơ sở logistics tại Việt Nam nói chung còn nghèo nàn, qui mô nhỏ, bố trí bất hợp lý . Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thuỷ, 266 cảng biển 20 sân bay. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có những chỗ chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ chưa dược trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container. Đường hàng không hiện nay chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được các máy bay chở hàng quốc tế. Các sân bay quốc tế như Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực họat động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng khai quan như các nước trong khu vực đang làm. Khả năng bảo trì phát triển đường bộ còn thấp, đường không được thiết kế để vận chuyển container. Hệ thống đường sắt chưa kết nối được nhiều với các cảng biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp… Chính vì vậy mà việc kết nối khai thác vận tải đa phương thức trong chuỗi dịch vụ logistics tại nước ta còn rất hạn chế. - Việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản trị điều hành, cung cấp thông tin, giao dịch điện tử quản lý hoạt động Logistics của chúng ta chưa đáp ứng được, đây là điểm yếu của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Mặc dù các doanh nghiệp logistics đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình nhưng điều này còn hạn chế. Ví dụ như các webssite của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần là giới thiệu về mình các dịch vụ của mình nhưng thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ theo dõi đơn hàng, lịch tàu, theo dõi chứng từ chúng ta biết khả năng nhìn thấy kiểm soát đơn hàng là một yếu tố được chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình. VTKT - Về mặt chính sách, môi trường pháp lý, hay nói khác đi là về vai trò của nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ hoạt động Logistics. Những năm qua nước ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật các bộ luật. Cho nên tính đồng bộ (còn gọi là hành lang pháp lý) để thỏa mãn yêu cầu phát triển dịch vụ Logistics theo một chuẩn mực chưa đáp ứng được. Tới nay chúng ta chỉ mới có hiệp hội giao nhận Việt Nam (VIFFAS) nhưng bản thân hiệp hội này cũng cũng không đủ khả năng thẩm quyền để quản lý hoạt động Logistics. Từ những phân tích trên đây, để nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics nói chung hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nói riêng nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp định hướng cơ bản sau: 1. Các giải pháp vĩ mô a. Về cơ chế chính sách của nhà nước Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hoạt động Logistics, nhà nước cần tạo một hành lang để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển. Một “hành lang” bao gồm các quy định pháp luật cụ thể rõ ràng, sự quan tâm của nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo… là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam phát triển. Về hành lang pháp lý, thực ra Logistics mới chỉ được công nhận là một hành vi thương mại trong Luật Thương mại sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2006. Tháng 9-2007 vừa qua, Chính phủ mới ban hành Nghị định 140 “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics”, nhưng theo những người am hiểu về lĩnh vực này thì Nghị định 140 còn sơ sài đối với một lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ như Logistics. Bên cạnh đó cần thiết lập các mục tiêu phấn đấu trong logistics để nâng cao chất lượng dịch vụ hạ chi phí logistics đồng thời nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ,ngành có liên quan. b. Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho Logistics Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển khu vực. - Hiện đại hóa hải quan Trong những năm gần đây, thủ tục hải quan của Việt Nam đã có những cải cách nhằm thu hút sự đầu tư thương mại từ nước ngoài phát triển ngành giao thông, du lịch. Luật hải quan có hiệu lực từ tháng 1 năm 2002. Dây truyền cung ứng hiện đại nhấn mạnh việc vận chuyển thông suốt, liên hoàn từ nhà máy đến trung tâm phân phối ở nước ngoài. Vì vậy ngành hải quan cũng cần được hiện đại hóa cụ thể như sau: VTKT . Đơn giản hóa các thủ tục chứng từ cho việc thông quan hàng nhập khẩu; . Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc để cung cấp việc tiếp cận thuận lợi cho người sử dụng khi trình nộp danh mục hàng hóa của tàu chứng từ hàng hóa qua điện toán; . Phát triển hệ thống rủi ro cho kiểm tra hàng hóa bao gồm các quy trình lấy mẫu thu thập thông tin; . Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu điện tử để trao đổi thông tin về tình trạng hàng hóa giữa các cảng chủ hàng hải quan để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan khác nhau kể cả việc giữ bí mật thương mại; . Phối kết hợp sự phát triển với hệ thống thông quan hải quan, lắp đặt hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử tại hải quan kết hợp với việc lắp đặt tương tự bởi các bên tư nhân. 2. Các giải pháp vi mô đối với doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nói chung đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải nói riêng, để có thể cung cấp dịch vụ logistics theo đúng nghĩa, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu rõ nhận thức đúng về quy trình cung cấp các dịch vụ logistics, đặc biệt là trong quá trình vận tải, đồng thời cần áp dụng một số giải pháp sau: - Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Đầu tư, nâng cấp mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng các dịch vụ hỗ trợ khác. Thành lập các trung tâm tư vấn về Logistics hoạt động độc lập (tương tự như các trung tâm tư vấn về quản trị hệ thống chất lượng ISO). Chuẩn bị đầy đủ cơ sở, điều kiện phương tiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động Logistics. - Về mặt nhân lực: Đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước quốc tế. Cần có những chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ trong hoạt động Logistics cho các nhân viên trong công ty. Để có thể phát triển lâu dài có thể cử một vài nhân viên đi học về Logistics ở nước ngoài. Thuê các chuyên gia không chỉ trong nước mà cả chuyên gia quốc tế để cố vấn cho công ty trong việc tổ chức hoạt động Logistics. - Về tổ chức hoạt động bộ máy của doanh nghiệp: Cần thay đổi hoạt động của công ty theo yêu cầu hoạt động Logistics. Trước tiên để thay đổi từ những hoạt động giao nhận truyền thống sang hoạt động Logistics, công ty phải có chiến lược Logistics cho riêng mình. Các công ty phải xây dựng kết hợp các hoạt động Logistics rời rạc, phân mảnh, thành hoạt động chuỗi Logistics. Thay đổi trong từng hoạt động của các bộ phận để tạo sự thống nhất trong hoạt động Logistics. Mở rộng củng cố hệ thống đại lý, xây dựng các đại lý độc quyền, tiến tới đặt văn phòng đại diện chi nhánh ở các nước. Với việc mở rộng củng cố hệ thống đại lý, hay mở văn phòng đại diện ở các chi nhánh nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp dễ nắm bắt hơn về tình hình hàng hóa hay nhu cầu của các khách hàng nước ngoài, khiến cho doanh nghiệp chủ động hơn trong các tình huống sự cố xảy ra tại nước ngoài như tranh chấp, kiện tụng, cũng như dễ nắm bắt, hiểu được rõ hơn về các tập tục thương mại của các nước sở tại. Doanh nghiệp có thể xúc tiến mở văn phòng đại diện của mình thông qua việc liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp trong ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới dịch vụ trong cả nước trên thế giới để nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Ngoài sự hợp tác giữa các doanh nghiệp giao nhận, vận tải với nhau thì cũng cần có sự trao đổi qua lại giữa các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics, hay giữa các cơ quan hữu quan với các doanh nghiệp này. VTKT Về phía Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), là hiệp hội hiện tại có tới 97 công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực Logistics làm hội viên (77 hội viên chính thức 20 hội viên liên kết) cần năng động hơn trong việc quản lý bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong việc đào tạo, gắn kết, thông tin, điều phối, hướng dẫn các thành viên tiếp cận xâm nhập các thị trường nước ngoài. Đặc biệt, các đơn vị trong ngành cần xem xét khả năng sáp nhập thành lập các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics theo nhóm 3 - 4 đơn vị để đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia. - Ứng dụng tin học trong quản trị Logistics: Công nghệ thông tin cần phải được sử dụng khai thác trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp cần làm quen với việc sử dụng những phần mềm hỗ trợ trong việc phát hành chứng từ vận chuyển hàng hóa, theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, quản lý container, tiến tới sử dụng vận đơn điện tử… Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS giúp nắm được thời hạn về địa điểm nguồn hàng hóa, qua đó nâng cao hiệu quả của việc gửi hàng tính chính xác trong việc kiểm kê hàng hóa. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử làm tăng độ chính xác của thông tin, dòng thông tin được truyền nhanh hơn, suôn sẻ hơn nhưng lại không tốn giấy tờ. Hệ thống giao thông thông minh sẽ hợp nhất các yếu tố vận tải, cơ sở hạ tầng, người sử dụng kết hợp các yếu tố này thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin trong một hệ thống. Sử dụng hệ thống Internet: Phương thức này khá phù hợp trong giai đoạn hiện tại với đa số khách hàng vừa nhỏ của công ty giao nhận Việt Nam. Đây là một xu hướng mà các công ty Logistics trên thế giới đang hướng tới như là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động Logistics. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange – EDI). Hệ thống này cho phép trao đổi thông tin dữ liệu từ máy tính qua máy tính của các bộ phận trong hệ thống với nhau. EDI đầu tư khá tốn kém tuy nhiên rất tiện ích đạt độ an toàn cao. EDI thực sự hữu ích cho những khách hàng lớn của công ty trao đổi dữ liệu giữa các chi nhánh, đại lý trong hệ thống Logistics toàn cầu. Tại Việt Nam hãng tàu ATM đã phối hợp với cảng Hải Phòng đưa vào ứng dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử, mở ra một bước phát triển mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào vận tải của Việt Nam. VTKT III. KẾT LUẬN Trên đây là một số vấn đề về thực trạng hoạt động logistics tại Việt Nam một số giải pháp đề xuất mang tính định hướng của nhóm tác giả để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Có thể nói ngành Logistics còn non trẻ ở Việt Nam cần được quan tâm đầu tư một cách thích đáng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO, thời hạn mở cửa ngành logistics trong lộ trình gia nhập WTO đang đến gần, nếu không mất thị trường ngay trên sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở nguy cơ nữa mà có thể sẽ trở thành sự thật. Tài liệu tham khảo [1]. Báo Diễn dàn doanh nghiệp - Ngành Logistic - Trước giờ mở cửa - Ngày 12/06/2007. [2]. PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân. Quản trị logistics. Nhà xuất bản Thống kê - 2006. [3]. Người dịch - ThS. Trần Hữu Minh - Hiệu đính - PGS.TS Từ Sỹ Sùa. Quản lý logistics toàn cầu. Trường đại học Giao thông vận tải. [4]. PGS.TS. Đinh Ngọc Viện. Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế. Tổng công ty hàng hải Việt Nam♦ . KINH DOANH LOGISTICS VỚI CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG MAI KS. NGUYỄN VÂN ANH Bộ môn Vận tải đường bộ và thành phố Trường Đại học Giao. kinh doanh. Ngoài sự hợp tác giữa các doanh nghiệp giao nhận, vận tải với nhau thì cũng cần có sự trao đổi qua lại giữa các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics, . yếu của các doanh nghiệp Việt Nam và đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Logistics nước ngoài vào chiếm thị phần. Ngay cả những doanh nghiệp lớn trong hoạt động giao nhận vận tải lớn như

Ngày đăng: 29/06/2014, 12:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan