chiến lược kinh doanh quốc tế của kfc tại việt nam pptx

40 8.7K 45
chiến lược kinh doanh quốc tế của kfc tại việt nam pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Sau một loạt thành công của hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh với hơn 10.000 nhà hàng phục vụ gà rán tại hơn 100 quốc gia của thương hiệu KFC(Kentucky freid chicken), LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page1 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM KFC và hệ thống nhượng quyền của mình đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người và phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà hằng năm và khoảng 7 triệu thực khách mỗi ngày trên toàn thế giới . Tại Việt Nam KFC đã tham gia thị trường lần đầu tiên vào tháng 12/1997 tại trung tâm thương mại SaiGon Super Bowl. Giờ đây hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh này đã có mặt ở hầu hết các đường phố của Việt Nam. Trong những bước đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam khi mà người dân còn quá xa lạ với thức ăn nhanh cùng mùi vị của nó vậy để có được thành công như hiện tại của KFC câu hỏi đặt ra là tại sao KFC có thể thành công đến như vậy? Chiến lược phát triển kinh doanh quốc tế của KFC như thế nào ? Để trả lời các câu hỏi này, nhóm 4 đã chọn đề tài “Chiến lược kinh doanh quốc tế của KFC tại Việt Nam” làm đề tài cho bài tập nhóm của mình. Nội dung của đề tài gồm 5 phần: Phần ITổng quan về KFC Phần IIPhân tích môi trường kinh doanh Phần IIIPhân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp Phần IVPhân tích chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt Nam Phần VĐánh giá chiến lược kinh doanh của KFC áp dụng tại Việt Nam. Phần VIKiến nghị, đề xuất PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ KFC 1.1 VÀI NÉT VỀ KFC KFC Corporation, có trụ sở tại Louisville, Kentucky, là chuỗi nhà hàng chuyên về gà nổi tiếng nhất thế giới, đặc biệt về Original Recipe®, Extra Crispy®, Kentucky LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page2 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM Grilled Chicken™ and Original Recipe KFC là nổi tiếng thế giới về công thức rán gà Original Recipe® - được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật của 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước. Khách hàng trên toàn cầu cũng có thể thưởng thức hơn 300 sản phẩm khác nhau từ 16.500 của hàng trên toàn thế giới, Biến động giá cổ phiếu hằng năm: +15,24 (37,84%), Doanh thu toàn thệ thống 2010: Trên 15 tỷ USD, KFC chiếm 45% tổng doanh thu của Yum Brand (Trên 34,2 tỷ USD năm 2010). Năm 2011, giá trị thương hiệu của KFC là 5,844 tỷ USD, Tổng doanh thu thương hiệu công ty mẹ Yum! Brands: 11,343 tỷ USD, hiện nay KFC là một trong những thương hiệu lớn nhất của công ty này. 1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN - Năm 1939: Ông Sanders đưa ra món gà rán cho thực khách với một loại gia vị mới pha trộn 11 nguyên liệu khác nhau. Ông nói: "Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay". - Năm 1950: Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 65, với $105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ. - Năm 1964: John Y. Brown và Jack Massey mua lại nhãn hiệu "Kentucky Fried Chicken" với giá 2 triệu USD. Mời "Colonel" Sanders làm "Đại sứ Thiện chí" và đã có 638 nhà hàng. - Năm 1969: Tham gia Thị trường chứng khoán New York, "Colonel" Sanders mua 100 cổ phần đầu tiên. - Năm 1986: Nhãn hiệu "Kentucky Fried Chicken" được Pepsi Co mua lại vào ngày 1 tháng 10. - Năm 1991: Ra mắt logo mới, thay thế "Kentucky Fried Chicken" bằng "KFC". - Năm 1992: KFC khai trương nhà hàng thứ 1.000 tại Nhật Bản. - Năm 1994: KFC khai trương nhà hàng thứ 9.000 tại Thượng Hải (Trung Quốc). - Năm 1997: "Tricon Global Restaurants" và "Tricon Restaurants International" (TRI) được thành lập ngày 7 tháng 10. - Năm 2002: Tricon mua lại A&W All American Food và Long John Silver's (LJS) từ Yorkshire Global Restaurants và thành lập YUM! Restaurants International (YRI). LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page3 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM - Ngày nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 15.000 nhà hàng tại 110 quốc gia. KFC và hệ thống nhượng quyền đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới. - KFC phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà hằng năm và khoảng 7 triệu thực khách một ngày trên toàn thế giới (dữ liệu năm 1998) - KFC thuộc YUM! Restaurants International (YRI) với các nhãn hiệu khác phục vụ các sản phẩm riêng biệt. Doanh thu của KFC toàn cầu theo Interbrand (top 100 brands): Year Brand value Change Rank 2011 5,902 1% 62 2010 5,844 2% 60 2009 5,722 3% 61 2008 5,582 -2% 64 2007 5,682 6% 60 2006 5,350 5% 60 2005 5,112 0% 61 2004 5,118 -8% 54 2003 5,576 4% 49 2002 5,346 2% 49 2001 5,261 NA 51 1.3 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM KFC KFC là nhà hàng thức ăn nhanh chuyên về gà. Các sản phẩm tuy có cùng nguyên liệu nhưng lại được đa dạng hóa tốt tạo nên nhiều nhóm, loại và món ăn khác nhau. KFC chia thực đơn ra thành 10 mục với các món gà, cơm và rau trộn đa dạng phong phú. - Các món gà: Đây chính là thứ đã làm cho Colonel và KFC nổi tiếng. Từ những phần truyền thống cho đến những cải biến thì đều có đủ loại cho mọi người - Plated meals: Món ăn phục vụ theo kiểu gia đình - Flavors & snacks: Phần gà rán có phủ sốt chua cay tao nên sực khác biệt với các món truyền thống. - Bowls: thức ăn đựng trong tô - Sandwiches: Nếu bạn không có đủ thời gian đề thưởng thức tại quán và muốn dung trên đường đi, hãy thử một phần sandwish ngon tuyệt. - Desserts: Sau khi thỏa mãn cơn đói theo kiểu gia đình, hãy tự thưởng cho mình một bữa tráng miệng theo phong cách của KFC. - Sides: KFC không chỉ phục vụ một chủng loại thức ăn duy nhất mà còn cung cấp các loại khác nhau cũng như những mòn kèm theo cho bữa ăn của thực khách thêm đa dạng và phong phú. LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page4 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM - Thức ăn cho trẻ em. - Salads: Đôi khi cũng cần chút “xanh” cho bữa ăn thêm dinh dưỡng. Món rau trộn làm đa dạng thêm một hương vị mới cho thực đơn của KFC - Các loại hộp phần khác nhau. Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Nhưng vào năm 2001 KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó. Với những món chính yếu như trên, khẩu phần và hương vị của món ăn sẽ được thay đổi theo từng quốc gia với từng phong tục tập quán cũng như văn hóa khác nhau. 1.4 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU Năm 2011, Giá trị thương hiệu của KFC là 5,844 tỷ USD. Mục tiêu của thương hiệu KFC là mang đến với người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay KFC được hiểu như là một nhãn hiệu vui nhộn và bao hàm nhiều ý nghĩa. Giá trị chính của chiến lược “Soul Food” đã được khách hàng hiểu và chấp nhận. Triết lý của “Soul Food” đã tạo nên một tác động thực sự trên toàn bộ hệ thống cửa hàng của KFC. Các cửa hàng được thiết kế theo nguyên lý triết học, “Soul Food” đã thể hiện chính nó trong tất cả mọi khía cạnh truyền thông, từ cửa sổ, áp phích quảng cáo đến bảng thực đơn và đồng phục của nhân viên. Các cửa hàng và thực đơn đã được chuẩn hóa, những màu đỏ tươi, xanh và vàng được thay thế bằng những màu sắc tự nhiên. 1.5 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN Mục tiêu: - Xây dựng một tổ chức với sự tận tâm vượt trội. - Luôn mang lại chất lượng cao và giá trị trong các sản phẩm và dịch vụ. - Duy trì cam kết cải tiến liên tục cho sự đổi mới và phát triển, phấn đấu luôn là nhà lãnh đạo trong thị trường thường xuyên thay đổi. - Tạo được nguồn tài chính và lợi nhuận vững chắc cho chủ đầu tư cũng như nhân viên của công ty. Giá trị: LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page5 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM - Tập trung mọi nguồn lực cho việc hoạt động nhà hàng vì đây là nơi mà chúng tôi phục vụ khách hàng. - Khen thưởng, trân trọng và ghi nhận các đóng góp của mỗi cá nhân tại KFC PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI VIỆT NAM 2.1.1 Môi trường thể chế, luật pháp Bằng sự phối hợp nhịp nhàng, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội đã cùng nhau mang lại cho tình hình chính trị Việt Nam một sự ổn định, bền vững. Việt Nam đang được các nhà đẩu tư quốc tế đánh giá rất cao ở khía cạnh này so với các nước khác trong khu vực. Ngày 17/11, Grant Thomton Việt Nam đã công bố kết quả cuộc khảo sát tháng 11/2012 lấy ý kiến từ hơn 200 đại diện các nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn đầu tư tại Việt Nam. Kết quả là 59% số người được hỏi có cái nhìn tích cực về tình hình kinh tế LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page6 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM Việt Nam trong 12 tháng tới. Thêm vào đó, 67% người trả lời đã tỏ ra tin tưởng rằng Việt Nam hiện đang là điểm đầu tư hấp dẫn hơn các điểm đầu tư khác. Cụ thể trích dẫn lời của ông Katsuto Momi - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, công ty Nihon Unisys và Nihon Unisys Solution Nhật Bản : “Tôi nhận thấy môi trường tại Việt Nam rất ổn định, an bình, Đảng cộng sản Việt Nam đã đảm nhận vai trò lãnh đạo đất nước rất tốt và bầu không khí chính trị ổn định là một trong những động lực để chúng tôi không phải lo lắng khi kinh doanh.” Với một nền chính trị ổn định được các nhà đầu tư đánh giá rất cao trên thế giới thực sự là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư thâm nhập và phát triển thị trường tại Việt Nam ở tất cả các ngành hàng. Pháp luật và hiến pháp nước ta cho phép, tôn trọng và khuyến khích mọi hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật.  Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm. Pháp lệnh được công bố ngày 19/8/2003 thống nhất vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, khắc phục tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dân.  Luật an toàn thực phẩm. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, tháng 10-2009 vừa qua, Chính phủ đã trình lên Quốc Hội bản dư thảo Luật vế An toàn thức phẩm. Và tại kỳ họp thứ 7 được chính thức thông qua. An toàn thực phẩm là vấn đề liền quan đến nhiều điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tếViệt Nam đã ký kết, gia nhập. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến an toàn thực phẩm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội, sức khoẻ cộng đồng, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Luật an toàn thực phẩm đã được thông qua ngày 16 tháng 06 năm 2010, quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm, hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn về thực phẩm; thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ứng phó, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thẩm quyền, hổ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page7 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM đủ điều kiện sản xuất thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; thông tín, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm. Việc ban hành Luật An toàn Thực phẩm là phù hợp trong bối cảnh Việt Nam ngày càng gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và nhằm tạo cơ chế pháp lý để nước ta và các nước trên thế giới thừa nhận hệ thống tiêu chuẩn của nhau, trong đó có những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.  Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại Nghị định của Chính Phủ số 35/2006/NĐ-CP ngày 31.3.2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với nhũng mặt hàng mà doanh nghiệp đó được kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam. Việt Nam đã, đang và sẽ cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đẩu tư đổng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2.1.2 Môi trường kinh tế  Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng mạnh và cao. Từ năm 2000 đến 2006 tốc độ tăng trưởng nền kinh tăng đều qua các năm và luôn ở mức cao từ 7%-8%/ năm. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra những năm 2007 - 2008 nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Khi đó tốc độ tăng trưởng đã sụt giảm đến mức báo động. Xuất khẩu bị hạn chế bởi những ngành kinh tế mũi nhọn như dệt may bị ảnh hưởng nặng nề. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 còn 6.78%. Đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cũng chỉ còn là 5,89% . Hiện nay, bước vào năm 2012 nền kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn vào nửa sau năm 2012 nhờ hiệu ứng của việc cải thiện nền kinh tế vĩ mô. Tổng hợp các yếu tố cấu phần GDP như tiêu dùng nội địa, xuất nhập khẩu và đầu tư, với giả định các nhân tố LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page8 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM khác không đổi, tính toán cho thấy với tổng mức đầu tư toàn xã hội tương đương 33,5-33,9% GDP (mức kế hoạch đã được phê chuẩn), tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ 6-6,3% nếu hiệu suất đầu tư của nền kinh tế có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc tăng trưởng chậm lại này là hoàn toàn cần thiết cho việc tạo đà tăng tốc cho các năm tiếp theo. Lý giải điều này bởi lẽ chính phủ đã cải thiện được các con số thống kê kinh tế trong vài tháng gần đây, nhưng xét giá trị tuyệt đối thì lạm phát và nhập siêu vẫn còn rất cao. Và việc hình ổn kinh tế đối với Việt Nam không thể một sớm một chiều, mà phải mất một thời gian nữa. Thống kê cho thấy, cùng vối Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP so với cùng kỳ năm trước vì vậy Việt Nam được dự đoán sẽ đạt mức GDP năm 2012 là 6,3%. Một dấu hiệu hết sức đáng mừng và khả quan cho nền kinh tế.  Tốc độ lạm phát. Từ trước đến giờ lạm phát luôn là yếu tố làm các nhà quản lý phải đau đầu. Việt Nam cũng đang cố gắng để kiểm soát và ổn định lạm phát. Bước vào đà tăng trưởng đã có lúc Việt Nam lâm vào tình trạng lạm phát tăng cao đột biến tới 2 con số và đã làm các nhà quản lý phải chóng mặt và nhà nước đã phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất. Tuy nhiên bước sang năm 2011, lạm phát đã liên tục gia tăng trong nửa đầu năm, làm mất ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ lạm phát 2011 đã lên tới 18,6%, cao hơn mức lạm phát 17,5% của năm 2008. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/02/2011), đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào kiềm chế lạm phát. Nhờ thực hiện quyết liệt những giải pháp trên, tình hình lạm phát đã được cải thiện trong cuối quý 3/2011 khi tốc độ tăng CPI hàng tháng bắt đầu giảm từ tháng 8/2011 và duy trì ở mức dưới 1% cho đến cuối năm. Sang tháng 1/2012, mặc dù là tháng Tết, chỉ số giá CPI cũng chỉ tăng 1% so với tháng trước. Nếu loại trừ nhóm lương thực thực phẩm, CPI tháng 1/2012 chỉ tăng là 0,99% so với tháng trước (thấp hơn mức 1,31% của tháng 1/2011). Dự báo lạm phát trong năm 2012 sẽ giảm so với năm 2011 do: (i) ảnh hưởng của chính sách tiền tệtài khóa chặt chẽ trong năm 2011 và (ii) giá dầu trong năm 2012 được dự báo chỉ tăng 0,3%, so với mức 13,4% của năm 2011 (IMF). Tuy nhiên, tỷ lệ LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page9 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM lạm phát trong năm 2012 sẽ chưa thể giảm mạnh so với năm 2010 do áp lực của lộ trình điều chỉnh tăng giá điện, điều hành giá xăng dầu theo thị trường và tỷ giá tăng cũng như yếu tố tâm lí của người dân. Do đó, mục tiêu lạm phát dưới 10% trong năm 2012 sẽ đòi hỏi nỗ lực rất lớn và chính sách tiền tệtài khóa chặt chẽ cần tiếp tục trong năm 2012, với sáu nhóm giải pháp đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Các chuyên gia cũng dự đoán, Chính phủ sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cho công tác chống lạm phát cao hơn mục tiêu kích thích tăng trưởng cho tới khi lạm phát giảm và được kiềm chế ở mức một con số. Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng: với dự báo về sự giảm tốc của áp lực giá, cộng thêm tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhập siêu giảm, có thể khiến Chính phủ nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ để đẩy mạnh đầu tư công nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra tăng trưởng GDP và lạm phát năm 2012 sẽ cao hơn so với kịch bản gốc Với một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và khá ổn định cùng với việc nhà nước đang thực hiện tốt việc kiểm soát lạm phát đã và đang thúc đẩy các nhà đầu tư quan tâm đến Việt Nam khi mà nhu cầu tiêu dùng đang có xu hướng gia tăng khi GDP tăng và lạm phát đang ở mức thấp.  Chỉ số giá tiêu dùng: Theo báo cáo của tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng của quý I năm 2012 tăng 15,95% so với cùng kỳ năm 2011. Tháng 02 năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam tăng 2,38% so với tháng 12 năm 2011 và tăng 16,44% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó mặt hàng thực phẩm đồ ăn đã dẫn đầu cho sự tăng trưởng này, mức giá mới được thiết lập sau dịp Tết Nguyên Đán. - Thực phẩm +2,73% - Nhà và vật liệu xây dựng +2,47% - Đồ ăn và dịch vụ liên quan +2,11% - Các loại mặt hàng khác tăng trưởng dưới 1% hoặc giảm  Chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ Năm 2012 vẫn đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam. Do đó, Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội. Đổng thời, một quyết tầm mới cũng được đặt ra là chủ động ngăn chặn suy giảm của nền kinh tế và duy trì tăng trưởng hợp lý khoảng 6,0% - 6,5%. LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page10 [...]... của KFC hay của Lotteria hay bất cứ một thương hiệu nào khác… Những kinh nghiệm Marketing đó đã được xây dựng và đúc kết qua năm tháng KFC kinh doanh tại hàng trăm quốc gia trên thế giới và khi đến Việt Nam, nó cũng đã góp phần rất lớn vào thành công của KFC tại thị trường này PHẦN 4 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM 4.1 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA KFC 4.1.1 Điểm... lễ hội, Tết mang nhiều ý nghĩa 4.3.4 Chiến lược phân phối Như đã phân tích ở trên, KFC vào Việt Nam bằng Master Franchise thông qua thành lập công ty liên doanh KFC Việt Nam, do đó việc mở các cửa hàng phân phối tại Việt Nam sẽ do công ty KFC Việt Nam bỏ vốn ra Điều này ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống và chiến lược phân phối của KFC? Đầu tiên, KFC sẽ linh hoạt hơn trong việc mở các nhà hàng tại các... cạnh đó KFC cũng thành lập đội tình nguyện KFC Team tham gia các hoạt động từ thiện, giúp các trẻ em mồ côi, tàn tật…Tài trợ các giải thi đấu thể thao trong nước 4.4 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CẤP CÔNG TY Qua những phân tích ở trên thì hiện nay chiến lượcKFC đang sử dụng tại Việt Nam cũng như tại các thị trường quốc tế khác đó là chiến lược xuyên quốc gia KFC đang theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia... doanh số 4.2 MÔ HÌNH ĐẦU TƯ CỦA KFC VÀO VIỆT NAM KFC được coi là một trong những thương hiệu gạo cội, điển hình trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh với hình thức kinh doanh Franchise trên toàn thế giới Và khi đến Việt Nam vào cuối năm 1997, nó cũng đã đem đến hình thức kinh doanh rất mới này LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page27 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM Trước tiên, về cơ bản... những chiến lược của họ để thiết lập các nhà hàng phù hợp với văn hóa LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page21 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM của một quốc gia bởi vì những người nước ngoài quen thuộc với văn hóa được xem là một lợi thế để thâm nhập vào thị trường mục tiêu hiệu quả hơn Tại Việt Nam, từ ngày đầu tiên KFC tiến hành kinh doanh vào năm 1997 với nhà hàng đầu tiên tại Sài... TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA KFC Như đã phân tích ở trên, phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC chính là hình thức nhượng quyền thương mại(Franchise) Năm 1997, Công ty liên doanh KFC Việt Nam đã được thành lập cùng với đó là các cửa hàng kinh doanh đầu tiên Trước tiên, KFC chọn thành phố Hổ Chí Minh là điểm đến đầu tiên, cũng dễ hiểu vì đây là thành phố thuận tiện nhất cho việc kinh doanh của KFC, dân... đậm hương vị là của quê hương địa phương nơi mà KFC có mặt Điều đó đã làm nên những thành công đáng kể của KFC trên toàn cầu từ khi thâm nhập trên thị trường thế giới bằng chiến lược xuyên quốc gia, như một mình chứng cho một thương hiệu toàn cầu: Gà rán Kentucky LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page35 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM Điểm qua một số thành công của KFC trên thị trường... 40 của thế kỷ 20, cho đến nay KFC đã trở thành một thương hiệu gạo cội điển hình trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh với hình thức kinh doanh Franchise trên toàn thế giới Đạt được điều đó là nhờ sự phấn đấu không ngừng nghỉ của chủ nhân KFC và toàn bộ đội ngũ nhân viên, bên cạnh đó không thể phủ nhận tầm quan trọng trong chiến lược kinh doanh quốc tế của KFC 4.5 PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT... hoạch kinh doanh của KFC tại Việt Nam Trong thời kỳ đầu xâm nhập thị trường, KFC gặp phải một thách thức rất lớn, đó là thói quen ăn uống của người Việt Nam KFC là loại thức ăn nhanh mang phong cách phương Tây với mùi vị rất khác với mùi vị của thức ăn truyền thống ở Việt Nam như bún, xôi, chè, phở; thêm vào đó khẩu vị ở ba miền Bắc, Trung, Nam cũng khác nhau Đây trở thành rào cản lớn đối với KFC trong... một điểm mạnh của KFC Việt Nam với sự hậu thuẫn của Yum! Mà đã được kiểm chứng trên thực tế khi tập đoàn mẹ phải bù lỗ liên tục trong vòng 7 năm trước khi KFC Việt Nam đạt được thành công như hiện nay KFC Việt Nam đang phát triển không ngừng, tiếp tục chinh phục các thị trường tiềm năng trên khắp các tỉnh, thành của cả nước Riêng đối với thương hiệu KFC, năm 2010 doanh thu toàn hệ thống KFC là trên 15 . tích chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt Nam Phần VĐánh giá chiến lược kinh doanh của KFC áp dụng tại Việt Nam. Phần VIKiến nghị, đề xuất PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ KFC 1.1 VÀI NÉT VỀ KFC KFC Corporation,. là tại sao KFC có thể thành công đến như vậy? Chiến lược phát triển kinh doanh quốc tế của KFC như thế nào ? Để trả lời các câu hỏi này, nhóm 4 đã chọn đề tài Chiến lược kinh doanh quốc tế của. hình kinh tế LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page6 CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM Việt Nam trong 12 tháng tới. Thêm vào đó, 67% người trả lời đã tỏ ra tin tưởng rằng Việt Nam

Ngày đăng: 29/06/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ KFC

    • 1.1 VÀI NÉT VỀ KFC

    • 1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

    • 1.3 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM KFC

    • 1.4 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

    • 1.5 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

    • PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

      • 2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

        • 2.1.1 Môi trường thể chế, luật pháp

        • 2.1.2 Môi trường kinh tế

        • 2.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội

        • 2.1.4 Môi trường khoa học, công nghệ

        • 2.2 CÁC LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM(MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA M.PORTER)

          • 2.2.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

          • 2.2.2 Áp lực từ phía khách hàng

          • 2.2.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế

          • 2.2.4 Áp lực từ các nhà cung cấp

          • 2.2.5 Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn

          • PHẦN 3. PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP KFC

            • 3.1 NĂNG LỰC SẢN XUẤT

            • 3.2 NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

            • 3.3 NGUỒN NHÂN LỰC, TỔ CHỨC

            • 3.4 NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN(R&D)

            • 3.5 NĂNG LỰC MARKETING

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan