Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

96 916 5
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chăn nuôi là một ngành quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù chăn nuôi rắn chưa phải là phổ biến ở khắp mọi nơi nhưng xã Vĩnh Sơn đã lấy đây là điểm mạnh của riêng mình, với lịch sử nghề nuôi rắn có tuổi đời lên đến vài trăm năm thì người dân nơi đây đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm đối với việc chăn nuôi loài động vật hoang dã nguy hiểm này. Do vậy, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi rắn nói riêng có một ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn cũng như đối với nền kinh tế. Xã Vĩnh Sơn hiện nay trong cơ cấu ngành kinh tế nông thôn thì nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong đó chăn nuôi chiếm một vị trí rất quan trọng trên địa bàn xã đặc biệt là nghề nuôi rắn truyền thống. Trong chăn nuôi rắn hiện nay thì người dân nơi đây tập trung vào nuôi rắn thương phẩm chiếm tỷ trọng cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường về sản phẩm này. Tuy nhiên, trong thực tế một vài năm trở lại đây thì nghề nuôi rắn cũng gặp phải không ít khó khăn, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.” Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể là: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn nói riêng. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ nông dân tại xã Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ nông dân tại xã Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường – Vĩnh Tường trong thời gian tới. Thông qua tìm hiểu các khái niệm về hộ nông dân, kinh tế nông hộ, khái niệm về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế, tìm hiểu các quan điểm về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm nói riêng; tìm hiểu về tình hình phát triển chăn rắn thương phẩm trên thế giới và ở trong nước…để làm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài. Qua tìm hiểu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy Vĩnh Sơn là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi rắn thương phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như thu thập và phân tích các thông tin, số liệu. Các thông tin thứ cấp được chúng tôi thu thập qua sách, báo, các báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của UBND xã Vĩnh Sơn. Để thu thập các thông tin sơ cấp chúng tôi đã sử dụng bộ phiếu điều tra kết hợp sử dụng hai công cụ trong bộ công cụ PRA, đó là công cụ phỏng vấn sâu và công cụ quan sát trực tiếp. Chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ nông dân chăn nuôi rắn thương phẩm trên địa bàn xã, tiến hành phỏng vấn các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm có kinh nghiệm và đồng thời tiến hành khảo sát kênh tiêu thụ rắn tại địa phương. Các thông tin thu thập được chúng tôi tổng hợp và tính toán bằng bảng tính Excel theo các mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê kinh tế, sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình chăn nuôi rắn nói chung và chăn nuôi rắn thương phẩm nói riêng của xã Vĩnh Sơn có xu hướng tăng qua các năm nhưng mức tăng còn rất chậm. Chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp đã được nhiều hộ áp dụng vào những quy mô chăn nuôi vừa và lớn, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi theo hướng tận dụng, truyền thống, chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư về vốn cũng như kỹ thuật. Kết quả điều tra 60 hộ chăn nuôi cho thấy: Xét về quy mô chăn nuôi, hộ chăn nuôi quy mô lớn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó đến nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ. Xét về phương thức chăn nuôi, thì nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó là nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống. Bên cạnh những kết quả đạt được thì các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm trên địa bàn xã còn gặp một số khó khăn về các mặt như: vốn đầu tư cho chăn nuôi, con giống, giá thức ăn tăng cao, mức độ cập nhật thông tin liên quan đến chăn nuôi còn ít và chậm…bên cạnh đó các hộ chưa được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, về cách phòng và đối mặt với rủi ro trong chăn nuôi, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, tập trung với quy mô gia trại, trang trại chưa nhiều dẫn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm chưa cao. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm cho các hộ nông dân trên địa bàn xã cần thực hiện một số biện pháp: Tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi được vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi; Các trung tâm, huyện, xã cần cung cấp cho người chăn nuôi giống tốt có nguồn gốc rõ ràng; Giảm chi phí thức ăn cho người chăn nuôi; Nâng cao ý thức về phòng tránh dịch bệnh cho người chăn nuôi…

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Ngô Văn Tuấn i LỜI CẢM ƠN! Trong suốt quá trình thực hiện đề tài thực tập cuối khóa, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ cơ sở, nhân dân địa phương, gia đình và bạn bè. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo – Tiến sỹ Nguyễn Viết Đăng đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn nhân dân địa phương, ban lãnh đạo và cán bộ UBND Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc đã tạo kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ quản lý thư viện khoa KT&PTNT, cán bộ quản lý thư viện trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi sử dụng tài liệu tham khảo. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo khoa KT&PTNT, các thầy cô trong bộ môn kinh tế nông nghiệp và chính sách, các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài và báo cáo thực tập cuối khóa. Trong quá trình nghiên cứu có nhiều lí do chủ quan, khách quan. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các Thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Ngô Văn Tuấn ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Có nghĩa là 1 BCN Bán công nghiệp 2 BQ Bình quân 3 CN Công nghiệp 4 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 5 ĐVHD Động vật hoang dã 6 ĐVT Đơn vị tính 7 GTSX Giá trị sản xuất 8 HQKT Hiệu quả kinh tế 9 LĐGĐ Lao động gia đình 10 NN Nông nghiệp 11 QML Quy mô lớn 12 QMN Quy mô nhỏ 13 QMV Quy mô vừa 14 TH Tiểu học 15 THCS Trung học cơ sở 16 TM – DV Thương mại – dịch vụ 17 TSCĐ Tài sản cố định 18 TT Truyền thống 19 TW Trung ương 20 UBND Ủy ban nhân dân 21 VH Văn hóa iii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Chăn nuôi là một ngành quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù chăn nuôi rắn chưa phải là phổ biến khắp mọi nơi nhưng Vĩnh Sơn đã lấy đây là điểm mạnh của riêng mình, với lịch sử nghề nuôi rắn có tuổi đời lên đến vài trăm năm thì người dân nơi đây đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm đối với việc chăn nuôi loài động vật hoang dã nguy hiểm này. Do vậy, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi rắn nói riêng có một ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dânnông thôn cũng như đối với nền kinh tế. Vĩnh Sơn hiện nay trong cơ cấu ngành kinh tế nông thôn thì nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong đó chăn nuôi chiếm một vị trí rất quan trọng trên địa bàn đặc biệt là nghề nuôi rắn truyền thống. Trong chăn nuôi rắn hiện nay thì người dân nơi đây tập trung vào nuôi rắn thương phẩm chiếm tỷ trọng cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường về sản phẩm này. Tuy nhiên, trong thực tế một vài năm trở lại đây thì nghề nuôi rắn cũng gặp phải không ít khó khăn, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.” Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể là: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn nói riêng. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ nông dân tại Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ nông dân tại Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường – Vĩnh Tường trong thời gian tới. Thông qua tìm hiểu các khái niệm về hộ nông dân, kinh tế nông hộ, khái niệm về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế, tìm hiểu iv các quan điểm về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm nói riêng; tìm hiểu về tình hình phát triển chăn rắn thương phẩm trên thế giới và trong nước…để làm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài. Qua tìm hiểu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy Vĩnh Sơn là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi rắn thương phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như thu thập và phân tích các thông tin, số liệu. Các thông tin thứ cấp được chúng tôi thu thập qua sách, báo, các báo cáo kinh tế - hội hàng năm của UBND Vĩnh Sơn. Để thu thập các thông tin sơ cấp chúng tôi đã sử dụng bộ phiếu điều tra kết hợp sử dụng hai công cụ trong bộ công cụ PRA, đó là công cụ phỏng vấn sâu và công cụ quan sát trực tiếp. Chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ nông dân chăn nuôi rắn thương phẩm trên địa bàn xã, tiến hành phỏng vấn các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm có kinh nghiệm và đồng thời tiến hành khảo sát kênh tiêu thụ rắn tại địa phương. Các thông tin thu thập được chúng tôi tổng hợp và tính toán bằng bảng tính Excel theo các mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê kinh tế, sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình chăn nuôi rắn nói chung và chăn nuôi rắn thương phẩm nói riêng của Vĩnh Sơn có xu hướng tăng qua các năm nhưng mức tăng còn rất chậm. Chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp đã được nhiều hộ áp dụng vào những quy mô chăn nuôi vừa và lớn, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi theo hướng tận dụng, truyền thống, chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư về vốn cũng như kỹ thuật. v Kết quả điều tra 60 hộ chăn nuôi cho thấy: Xét về quy mô chăn nuôi, hộ chăn nuôi quy mô lớn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó đến nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ. Xét về phương thức chăn nuôi, thì nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó là nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống. Bên cạnh những kết quả đạt được thì các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm trên địa bàn còn gặp một số khó khăn về các mặt như: vốn đầu tư cho chăn nuôi, con giống, giá thức ăn tăng cao, mức độ cập nhật thông tin liên quan đến chăn nuôi còn ít và chậm…bên cạnh đó các hộ chưa được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, về cách phòng và đối mặt với rủi ro trong chăn nuôi, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, tập trung với quy mô gia trại, trang trại chưa nhiều dẫn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm chưa cao. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn thương phẩm cho các hộ nông dân trên địa bàn cần thực hiện một số biện pháp: Tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi được vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi; Các trung tâm, huyện, cần cung cấp cho người chăn nuôi giống tốt có nguồn gốc rõ ràng; Giảm chi phí thức ăn cho người chăn nuôi; Nâng cao ý thức về phòng tránh dịch bệnh cho người chăn nuôi… Như vậy qua tìm hiểu thực tế tại Vĩnh Sơn và cùng với việc phân tích, tổng hợp số liệu điều tra, chúng tôi rút ra kết luận như sau: Chăn nuôi là ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi rắn thương phẩm chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi của xã; Trong chăn nuôi rắn thương phẩm, hiệu quả kinh tế theo quy mô lớn và theo phương thức công nghiệp là vượt trội hơn cả. Do đó cần có sự đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi trong nông hộ, loại bỏ dần phương thức nuôi nhỏ lẻ, tận dụng. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN! ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv MỤC LỤC vii DANH MỤC BẢNG x DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi PHẦN I 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II 4 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 2.1 Cơ sở lí luận của đề tài 4 2.1.1 Khái niệm về hộ nông dânkinh tế hộ 4 2.1.2 Khái niệm về hiệu quả 6 2.1.3 Hiệu quả kinh tế, hiệu quả hội, hiệu quả môi trường 8 2.1.4 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế 8 2.1.5 Vai trò, bản chất của hiệu quả kinh tế 10 vii 2.1.6 Lí luận về rắn và nghề nuôi rắn 12 2.2 Cơ sở thực tiễn 19 2.2.1 Tình hình nuôi và tiêu thụ sản phẩm rắn trong khu vực và trên thế giới 19 2.2.2 Tình hình nuôi và tiêu thụ rắn Việt Nam 20 2.2.3 Những nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu 21 PHẦN III 23 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23 3.1.2 Đặc điểm hội 27 3.1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn của Vĩnh Sơn 35 3.2 Phương pháp nghiên cứu 36 3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 36 3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 37 3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin số liệu 40 3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 40 3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh 40 3.2.3.3 Phương pháp phân tích chi phí hiệu quả 40 3.2.4 Phương pháp hạch toán chi phí, tính giá thành 40 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 42 3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất của hộ 42 3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh quy mô chăn nuôi 42 3.3.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quảhiệu quả 42 PHẦN IV 44 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44 4.1 Thực trạng chăn nuôi rắn thương phẩm trên địa bàn Vĩnh Sơn 44 4.1.1 Khái quát về thực trạng nuôi và tiêu thụ rắn thương phẩm Vĩnh Sơn 44 4.1.2 Thực trạng nghề nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra 45 4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm trong các hộ điều tra 54 viii 4.2.1 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra 54 4.2.1.1 Xét theo quy mô chăn nuôi 54 4.2.2 Kết quảhiệu quả của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm xét theo quy mô và theo phương thức chăn nuôi 58 4.2.3 Thị trường tiêu thụ rắn thương phẩm của các hộ điều tra 62 4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quảhiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn 65 4.2.5 Thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi rắn tại Vĩnh Sơn 68 4.3 Một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn Vĩnh Sơn 70 4.3.1 Định hướng chung về phát triển chăn nuôi rắn thương phẩm của Vĩnh Sơn 70 4.3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp 70 4.3.3 Các giải pháp chính 73 PHẦN V 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76 5.1 Kết luận 76 5.2 Kiến nghị 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình đất đai của Vĩnh Sơn qua 3 năm ( 2011-2013 ) 26 Bảng 3.2: Dân số và lao động Vĩnh Sơn qua 3 năm (2011-2013) 27 Bảng 3.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng của Vĩnh Sơn năm 2013 29 Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Vĩnh Sơn 3 năm qua 31 Bảng 3.5: Tình hình chăn nuôi của 3 năm qua ( 2011 – 2013) 32 Bảng 3.6 Phân chia quy mô chăn nuôi theo hộ 37 Bảng 3.7 Phân chia nhóm hộ theo quy mô và phương thức chăn nuôi 38 Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra Vĩnh Sơn 47 Bảng 4.2 Tình hình các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi của các hộ điều tra 49 Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra xét theo quy mô ( tính bình quân 1 hộ) 52 Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra xét theo phương thức chăn nuôi ( tính bình quân 1 hộ) 53 Bảng 4.5 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm Vĩnh Sơn theo quy mô( tính BQ/hộ) năm 2013 54 Bảng 4.6 Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm Vĩnh Sơn xét theo phương thức chăn nuôi ( tính BQ/hộ) năm 2013 57 Bảng 4.7 Kết quảhiệu quả chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi 59 Bảng 4.8 Kết quảhiệu quả chăn nuôi rắn thương phẩm của các hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi 62 x [...]... cho các hộ gây nuôi rắn như thế nào? Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi rắn của các hộ nông dân Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. ” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng chăn nuôihiệu quả kinh tế của các hộ nông dân nuôi rắn Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc và từ đó đưa ra các. .. cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi rắn trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn nói riêng; - Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn của các hộ nuôi rắn Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng... nghề, các đầu mối thu mua, tiêu thụ rắn của làng nghề truyền thống nuôi rắn Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng chăn nuôi và đánh giá hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn và nguyên nhân của thực trạng đó Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra các giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả kinh tế của. .. gây nuôi rắn đã đạt được hiệu quả kinh tế như thế nào? Để đánh giá được hiệu quả kinh tế đó cần phải làm gì? - Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả kinh tế gây nuôi rắn cho các hộ Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập chung vào các hộ gây nuôi rắncác đối tượng liên quan tới việc gây nuôi rắn làng... nhiều hộ gia đình nuôi rắn lâu năm cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc gây nuôi con rắnhiệu quả kinh tế không được cao Từ thực tế trên đặt ra câu hỏi là: Chăn nuôi rắn mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Các hộ chăn nuôi rắn hiện nay đang gặp phải những khó khăn gì? Làm thế nào để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn? Để làm rõ và đánh giá được hiệu quả kinh tế mà con rắn mang... tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rắn Vĩnh Sơn trong thời gian qua; 2 - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi rắn trong làng nghề truyền thống Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết vấn đề nghiên cứu trên, câu hỏi đặt ra là: - Tình hình chăn nuôi rắn của các hộ hiện nay diễn ra như thế nào? - Các hộ gây... Từ các khía niệm, đặc điểm trên cho thấy hộ nông dân là những hộ sống nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân còn tha gia hoạt động phi nông nghiệp các mức độ khác nhau, hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng b) Khái niệm kinh tế hộ nông dân Tchayanov nhà nông học người Nga vào những năm 20 cho rằng: Kinh tế hộ nông dân. .. gia đình nông dân Có ý kiến khác lại cho rằng kinh tế hộ nông dân bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng Kinh tế hộ thể hiện được các hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ 5 nông nghiệp, hộ nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp Theo Frank Ellis (1988): Kinh tế hộ nông dânkinh tế của những hộ gia đình... niệm hộ nông dân Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp nông thôn chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân Nhà nông học người Nga Tchayanov cho rằng : Hộ nông dân là một đơn vị sản xuất ổn định” và ông cũng coi Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp” Luận điểm của. .. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để xác định giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm về đầu vào Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu vào và giá của đầu ra, vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá c) Hiệu quả kinh tế (HQKT) Farell (1957) đã khẳng định rằng: Hiệu quả kinh tế . này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Ngô Văn Tuấn i LỜI CẢM ƠN! Trong suốt quá trình thực hiện đề tài thực. giáo và các bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Ngô Văn Tuấn ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Có nghĩa là 1 BCN Bán công nghiệp 2 BQ Bình. báo cáo thực tập cuối khóa. Trong quá trình nghiên cứu có nhiều lí do chủ quan, khách quan. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chỉ tiêu

    • TT

    • Hạng mục

    • ĐVT

    • Số lượng

    • Quy mô chăn nuôi

    • QMN

    • QMV

    • QML

    • 1. Giống

    • Tr.đ

    • 27,67

    • 59,36

    • 97,25

    • 61,42

    • 2. Thức ăn

    • Tr.đ

    • 53,53

    • 108,45

    • 193,93

    • 118,64

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan