Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên

111 1.3K 5
Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động   Tỉnh Hưng Yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lao động và việc làm luôn là một vấn đề mang tính chất xã hội quan trọng là nhiệm vụ cấp bách trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, với dân số đông, cơ cấu lao động trẻ thì vấn đề giải quyết việc làm là một trong những vấn đề đang rất được quan tâm. Để có thể phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng. Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và làm nghề nông. Hiện cả nước vẫn còn gần 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao động thiếu việc làm chung). Nguyên nhân do các ngành phi nông nghiệp đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn nhất định nhưng phần đông lao động ở nông thôn nước ta có năng suất lao động thấp, chưa được qua đào tạo do đó rất khó để tìm kiếm được việc làm. Thiếu việc làm, thất nghiệp sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Do đó giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu hiện nay. Huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên là một trong những huyện còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đa số người dân sống dựa vào nghề nông, diện tích canh tác và năng suất còn thấp, bên cạnh đó các ngành nghề cũng chưa thực sự phát triển, chất lượng dân số còn hạn chế, tình trạng thiếu việc làm còn nhiều, chưa phát huy hết thế mạnh sẵn có của huyện. Qua tìm hiểu sơ bộ các xã và tình hình chung của huyện tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu, xem xét thực trạng việc làm và giải quyết việc làm của các hộ nông dân như thế nào? Chính quyền và các cơ quan chức năng chuyên môn đã làm những gì để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn? Những giải pháp giải quyết việc làm đó đã thực sự hiệu quả hay chưa? Nếu chưa hiệu quả thì nguyên nhân do đâu và cần thực hiện những giải pháp nào để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động nông thôn trước mắt cũng như trong tương lai. Vì vậy, lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, cũng như là việc nâng cao chất lượng dân số lao động là vấn đề bức xúc, cần thiết phải nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động Tỉnh Hưng Yên”

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ cuộc bảo vệ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện trong khóa luận đều đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Đàm Thị Huyền i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài trường. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo - ThS Nguyễn Các Mác, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, các cán bộ và bà con TT Lương Bằng, xã Hùng An và xã Nhân La đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Đàm Thị Huyền ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên”. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là: Từ thực trạng lao động và vấn đề giải quyết việc làm trong nông thôn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện mà đề xuất những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm sử dụng lao động có hiệu quả và cải thiện đời sống đời sống của người dân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Để đạt được những mục tiêu đề ra, cần có những mục tiêu sau: - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về lao động, việc làmgiải quyết việc làm cho lao động nông thôn; - Phân tích thực trạng lao động trong nông thôngiải quyết việc làm của huyện Kim Độngtỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2013. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm có hiệu quả cho người lao động nông thôn tại huyện trong thời gian tới. Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao động, việc làm cho lao động trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về đối tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản về lao động nông thôn như sau: -Lao động -Nguồn lao động -Lao động nông thôn -Việc làm -Thất nghiệp -Đặc điểm của lao động nông thônviệc làm nông thôn -Ý nghĩa tạo việc làm cho lao động nông thôn -Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn -Các tính chất tạo điều kiện liên quan đến việc làm cho lao động nông thôn iii Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta tìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Chúng tôi đã đưa ra cơ sở thực tiễn như sau: - Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn - Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, qua đó có một số vấn đề nổi bật như sau: - Là một huyện nghèo, lao động nông nghiệp là chiếm chủ yếu và khá cao trong cơ cấu ngành nghề lao động - Chất lượng lao động của huyện hiện nay còn thấp, chủ yếu là lao động chỉ đạt trình độ trung học cơ sở, tỷ lệ lao động được tham gia vào các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có các bằng cấp là rất thấp. - Ngoài số lao động làm việc trong các ngành nghề kinh tế khác nhau ra thì số người trong độ tuổi lao động hiện là học sinh, sinh viên tham gia học tập tại các trường THPT, các trường đại học, cao đẳng… còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Những lao động này thì chưa tham gia bất kì vào một ngành nghề kinh tế nào cho nên khi nghiên cứu đề tài này thì chúng tôi không xét đến việc những lao động này tham gia vào ngành kinh tế nào hay là trình độ văn hóa, chuyên môn của họ mà chỉ đưa ra giải pháp giải quyết việc làm sau khi học tập xong. - Qua thực tế ở địa phương và khi tiến hành điều tra ở một số hộ gia đình chúng tôi nhận thấy số lao động trên độ tuổi lao động cũng tham gia lao động rất nhiều, chủ yếu là lao động nông nghiệp. Nhưng trong phạm vi của đề tài này chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu và đưa ra giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trong độ tuổi. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách phù hợp của Nhà Nước, huyện Kim Động đã tạo ra được sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, phương thức tạo mở việc làm, đã iv huy động được mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và việc làm. Chương trình giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện có hiệu quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể. Do vậy mà công tác giải quyết việc làm đã đạt được một số kết quả tích cực về số lượng, chất lượng cũng như mức ổn định việc làm. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại trong việc giải quyết việc làm như: - Một là, tỷ lệ lao động thiếu và không có việc làm ổn định còn cao - Hai là, cơ cấu lao độngviệc làm theo khu vực và ngành kinh tế chưa cân đối - Ba là, số lao động đi xuất khẩu lao động chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng - Bốn là, số lao động bị mất việc làm do mất đất là nhiều nhưng trong số đó thì lại rất ít lao động tìm được việc làm ổn định Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp: - Nhóm giải pháp thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế để giải quyết việc làm - Nhóm giải pháp thứ hai: Nâng cao trình độ lao động và đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Nhóm giải pháp thứ ba: Mở rộng các ngành nghề sản xuất, thương mại, dịch vụ trong nông thôn. - Nhóm giải pháp thứ tư: Thực hiện chính sách phát triển thị trường và xuất khẩu lao động - Nhóm giải pháp hỗ trợ khác: + Ứng dụng KHCN vào sản xuất + Về tài chính tín dụng Luận văn đưa ra 4 nhóm giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm tạo cơ hội có việc làm cho người lao động nông thôn trong huyện giai đoạn 2011 – 2013 và những năm tiếp theo. Những giải pháp này nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn lao động để họ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động trong và ngoài nước. v Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng và toàn dân, của các cấp, các ngành. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều những chính sách cũng như các biện pháp để giải quyết việc làm cho lao động hội, thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án giải quyết việc làm. Kim Động là một trong những huyện nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, mật độ dân số cao, tài nguyên có hạn, tốc độ phát triển kinh tế chậm, tình trạng thất nghiệp còn nhiều. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được vị trí, vai trò của vấn đề giải quyết việc làm, trong những năm qua, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó thì chúng tôi đưa ra kiến nghị đối với tỉnh và địa phương nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii MỤC LỤC vii DANH MỤC BẢNG x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.1 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II 4 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNGVIỆC LÀM 4 CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 4 2.1 Cơ sở lí luận 4 2.1.1 Lao độnglao động nông thôn 4 2.1.2 Việc làmgiải quyết việc làm cho lao động nông thôn 9 2.1.3 Ý nghĩa tạo việc làm cho lao động 17 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 19 2.2 Cơ sở thực tiễn 24 2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 24 vii 2.2.2 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 27 2.2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan 29 PHẦN III 31 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 31 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37 3.2 Phương pháp nghiên cứu 45 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra 45 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 46 3.2.3 Phương pháp xử lí thông tin 47 3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 47 PHẦN IV 51 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51 4.1 Thực trạng sử dụng lao độnggiải quyết việc làm cho người lao động nông thônhuyện Kim Động 51 4.1.1 Nguồn lao động của huyện 51 4.1.2 Thực trạng lao động của huyện theo ngành nghề và giới tính 53 4.1.3 Thực trạng lao động của huyện phân theo khu vực thành thị và nông thôn 57 4.1.4 Thực trạng chất lượng lao động nông thôn của huyện 57 4.1.5 Thực trạng thiếu việc làm và không có việc làm ổn định của người lao động nông thôn trong huyện 60 4.2 Thực trạng lao động, việc làm của các hộ điều tra 63 4.2.1 Đặc điểm về dân số, lao động của các hộ điều tra 63 4.2.2 Chất lượng của lao động của các hộ điều tra 63 4.2.3 Tình hình phân bổ lao động theo các ngành ở các hộ điều tra 65 viii 4.2.4 Tình hình sử dụng thời gian làm việc của các lao động nông thôn trong các hộ điều tra tại các xã 67 4.3 Đánh giá chung về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn của huyện Kim Động 69 4.3.1 Kết quả giải quyết việc làmhuyện Kim Động 69 4.3.3 Những nguyên nhân dấn đến các tồn tại trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện 78 4.4.1 Cơ sở đề xuất và phương hướng 81 4.4.2 Các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 86 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 5.1 Kết luận 95 5.2 Kiến nghị 96 5.2.1 Đối với tỉnh 96 5.2.2 Đối với địa phương 96 ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2011-2013 35 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện từ 2011 – 2013 39 Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất hạ tầng của huyện Kim Động năm 2013.41 Bảng 3.4: Tình hình phát triển kinh tế của huyện qua 3 năm (2011 – 2013) 44 Bảng 3.5: Số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu 46 Bảng 4.1: Lực lượng lao động của huyện phân theo độ tuổi (2011 – 2013) 52 Bảng 4.2: LLLĐ huyện chia theo ngành nghề và giới tính năm 2011 - 2013.54 Bảng 4.3: LLLĐ của huyện chia theo khu vực thành thị và nông thôn 56 Bảng 4.4: LLLĐ nông thôn của huyện chia theo trình độ học vấn, chuyên môn năm 2011-2013 59 Bảng 4.5: Lao động trong huyện thiếu việc làm và không có việc làm ổn định năm 2011 – 2013 61 Bảng 4.6: Lao động và cơ cấu về độ tuổi của hộ điều tra trong xã năm 2013 63 Bảng 4.7: Trình độ văn hóa, chuyên môn của người lao động tại các hộ điều tra năm 2013 64 Bảng 4.8 : Tình hình phân bổ lao động theo các ngành của các hộ năm 2013 66 Bảng 4.9: Tình hình sử dụng thời gian làm việc của lao động tại các hộ điều tra của xã phân theo ngành nghề năm 2013 68 Bảng 4.12: Kết quả giải quyết việc làm của huyện năm 2011 – 2013 75 Bảng 4.13: Số lao động được đưa đi xuất khẩu lao động của huyện năm 2011 – 2013 76 Bảng 4.14: Xếp hạng khó khăn trong sản xuất của hộ điều tra năm 2013 80 Bảng 4.15: Nội dung đào tạo nghề cơ bản năm 2014 90 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x [...]... trạng lao động trong nông thôn giải quyết việc làm của huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2013;  Đề xuất các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm có hiệu quả cho người lao động nông thôn tại huyện trong thời gian tới 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao động, việc làm cho lao động nông thôn và những giải pháp để giải quyết. .. quyết việc làm có hiệu quả ở huyện Kim Động Với chủ thể nghiên cứu trực tiếp là những lao động trong nông thôn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu  Nội dung: Đề tài tập chung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên Thực trạng vấn đề sử dụng lao động gắn với giải quyết việc làm của huyện. .. sống cho người lao động nông thôn trước mắt cũng như trong tương lai Vì vậy, lao động giải quyết việc làm cho người lao động, cũng như là việc nâng cao chất lượng dân số lao động là vấn đề bức xúc, cần thiết phải nghiên cứu Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Huyện Kim Động - Tỉnh Hưng Yên 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. .. chung Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; phân tích chỉ ra những kết quả, hạn chế từ cơ sở đó đề xuất những giải pháp tăng cường giải quyết việc làm nâng cao đời sống của người dân 1.2.1 Mục tiêu cụ thể  Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về lao động, việc làm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; ... đổi mới công nghệ  Giải quyết việc làm Mục đích cuối cùng của nghiên cứu vấn đề việc làm là đề xuất ra các giải pháp để giải quyết việc làm Giải quyết việc làm là nâng cao chất lượng việc làm và tạo việc làm thu hút người lao động vào guồng sản xuất của nền kinh tế, giải quyết việc làm nông thôn không chỉ nhằm tạo thêm về số lượng việc làm mà còn phải nâng cao chất lượng việc làm Do nhiều lí do khác... bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc người có sức khỏe sẽ kéo dài được tuổi lao động 6 2.1.1.3 Lao động nông thôn Lao động nông thôn là toàn bộ hoạt động lao động sản xuất tạo ra sản phẩm của những người sống ở nông thôn Do đó, lao động nông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn Cơ cấu lao động làm nông. .. phải nghiên cứu, xem xét thực trạng việc làm giải quyết việc làm của các hộ nông dân như thế nào? Chính quyền và các cơ quan chức năng chuyên môn đã làm những gì để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn? Những giải pháp giải quyết việc làm đó đã thực sự hiệu quả hay chưa? Nếu chưa hiệu quả thì nguyên nhân do đâu và cần thực hiện những giải pháp nào để giải quyết việc làm, ... của lao động nông thôn là tăng nhanh, ít qua đào tạo, đa dạng về lứa tuổi, sử dụng thời vụ, có nhiều cơ hội việc làm nhưng giá tiền công lại rẻ, di chuyển lao động và một bộ phận lao động 15 tự do Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giải quyết việc làm cho lao động đặc biệt là lao động nông thôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu 2.1.2.4 Nội dung giải quyết việc làm nông thôn Một là, giải quyết. .. cho đời sống dân cư nông thôn, là khu thu hút đáng kể lao động nông thôn và tạo ra thu nhập cho người lao động Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều lao động của cư dân nông thôn, nhưng diện tích đất đai canh tác có xu hướng giảm đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm trong nông thôn Hiện nay, những việc làm trong nông thôn chủ yếu là những công việc đơn giản, thủ... đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn nhất định nhưng phần đông lao động nông thôn nước ta có năng suất lao động thấp, chưa được qua đào tạo do đó rất khó để tìm kiếm được việc làm Thiếu việc làm, thất nghiệp sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn Do đó giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn . trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Đàm Thị Huyền i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình,. trình học tập và hoàn thành khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Đàm Thị Huyền ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông. đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trường

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan