tiểu luận quản trị rủi do dự án

8 790 15
tiểu luận quản trị rủi do dự án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong dự án 1. Khái niệm rủi ro Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc. Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro là sự không thể đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết quả dự đoán. Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro: + theo quan điểm rủi ro gắn với những điều không may người ta quan niệm rằng: rủi ro là sự không chắc chắn hoặc là các mối nguy hiểm, hay rủi ro là các kết quả thực tế chênh lệch so với dự báo, rủi ro cũng có thể là sự mất mát, thương tổn, sự bất lợi hay sự hủy diệt… + theo quan điểm rủi ro gắn với cả thiệt hại và may mán thì cho rằng rủi ro có thể là những điều xấu, điều không may và rủi ro cũng co thể là những điều tốt, điều may mắn, thuận lợi. theo cách đánh giá này thì rủi ro được nhìn nhận một cách khách quan hơn và đúng đăn hơn. 2. Rủi ro trong dự án Rủi ro trong dự án là tập hợp các yếu tố ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất. Đó là những rủi ro gây nên bất trắc và thiệt hại cho dự án. Theo định nghĩa này rủi ro hoàn toàn có thể đo lường. Các nhà quản lý dự án tiến hành lập kế hoạch phòng trừ rủi ro cho dự án của mình nhằm hạn chế những thiệt hại do yếu tố rủi ro gây ra. II. Đặc trưng của rủi ro. Khi đã xác định được các vấn đề tiềm ẩn đáng kể và hiển nhiên chúng ta không đủ tài nguyên để ứng phó với mọi vấn đề tiềm ẩn này. Vì vậy cần xác định được những vấn đề nào là lớn nhất có khả năng đe doạ dự án lớn nhất. Có nhiều phương pháp song có một phương pháp được sử dụng phổ biến và cũng là đơn giản nhất đó là đưa ra các phán đoán chủ quan về 2 đặc tính của vấn đề tiềm ẩn là tần số và biên độ. - Tần số: đồng nghĩa với việc thích rủi ro nhiều hay thích rủi ro ít. Được thể hiện bằng xác suất hoặc khả năng xuất hiện của biến cố. - Biên độ: mồi lần xảy ra có lớn hay không? Lớn bao nhiêu? Được thể hiện bằng giá trị của các biến cố hoặc tác động của các biến cố. Chúng ta có các rủi ro có tần suất lớn, biên độ lớn; tần suất nhỏ, biên độ nhỏ; tần suất lớn, biên độ nhỏ; và tần suất nhỏ, biên độ lớn. Nhưng đối với các nhà quản trị rủi ro họ chú trọng tần suất lớn, biên độ lớn của rủi ro. Vì Rủi ro = Tần suất * biên độ. Với những loại rủi ro này luôn được các nhà đầu tư để ý đến để có các biện pháp đề phòng rủi ro một cách có hiệu quả nhất. III. Rủi ro trong tiến trình dự án: Rủi ro trong dự án đầu tư có thể bao gồm rủi ro tốt và rủi ro xấu. Đối với các dự án đầu tư, rủi ro có thể bao gồm rủi ro ở pha lập dự án ( rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài), rủi ro liên quan đến dự báo sử dụng nguồn lực, rủi ro liên quan đến triển khai thực hiện dự án. 1. Rủi ro trong giai đoạn lập dự án:Vào thời điểm bắt đầu dự án, ta còn hiểu ít về dự án, và lúc đó tính bất định sẽ rất cao, chúng ta cần thận trọng nhận diện các rủi ro ở giai đoạn này để có biện pháp phòng tránh và đối phó với rủi ro khi bắt đầu thực hiện dự án vì các rủi ro này có thể ảnh hưởng đến dự án và làm nản lòng chúng ta khi nó xảy xa mà không có biện pháp phòng trừ. a) Rủi ro bên trong dự án: đó là: - Công việc chưa được xác định chính xác: trong quá trình nghiên cứu sơ bộ để lập dự án không phỉa bao giờ cũng thu được thông tin đầy đủ và chính xác về khối lượng công việc, thời gian thực hiện, mức tiêu hao các yếu tố đầu vào, tiêu chuẩn kỹ thuật,… - Mục tiêu và phương tiện không tương thích: thông thường vì muốn được xét duyệt dự án thuận lợi nên nhà lập dự án thường rất lạc quan khi đưa ra các số liệu về thời gian hoàn thành sớm, chi phí ít, tiêu chuẩn chất lượng bảo đảm,… nhưng thực tế không phải như vậy. Ở đây chính những người lập dự án đã tự lừa dối mình. - Rủi ro kỹ thuật và rủi ro công nghiệp hóa + Rủi ro kỹ thuật: là khả năng không thể chế tạo ra được sản phẩm với công nghệ đã cho và bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật. + Rủi ro công nghiệp hóa: là khả năng không thể chuyển từ sản xuất thử sang sản xuất hàng loạt nếu không có những thay đổi lớn và ngoài dự kiến về nguồn lực huy động. - Chưa nắm vững được quá trình phát triển và theo dõi dự án: hình thức dự án, quy trình lập dự án, phương thức kiểm soát… b) Rủi ro bên ngoài dự án - Sự lạc hậu thương mại: đó là + Sai lầm trong đánh giá nhu cầu thị trường. + Nhu cầu thị trường biến động nhanh do cạnh tranh hoặc do chính sách về giá cả nguyên vật liệu. - Rủi ro pháp chế: + Ngày bắt đầu có hiệu lực của một văn bản pháp chế chưa được công bố chính sách. + Nội dung văn bản không rõ. c) Rủi ro liên quan đến dự báo sử dụng nguồn lực Xác định nguồn lực cần huy động, khả năng thực tế của các nguồn lực đó. - Xác định nguồn lực đòi hỏi cần phải hết sức chú ý vì nó liên quan đến: +Vấn đề sử dụng lao động: thời gian, các quy ước tập thể, chăm sóc sức khỏe… +Vấn đề sử dụng trang thiết bị: các quy ước về bảo hộ, ô nhiễm môi trường + Thiếu hiểu biết về trang thiết bị và con người, về khả năng sử dụng và hoàn thành công việc. + Không có sự tương thích giữa các nguồn lực huy động. - Khă năng thực tế của các nguồn lực: + Công suất của máy móc thiết bị + Năng suất lao động của công nhân. 2. Rủi ro trong triển khai thực hiện dự án. - Phát hiện vấn đề quá muộn do: + Không có thông tin tốt hoặc xử lý thông tin không đúng, không kịp thời. + Cơ cấu tổ chức: ưu thế thống trị của một quan điểm nào đó hoặc ngược lại là sự phân tán trách nhiệm. + Họp hành, giấy tờ báo cáo quá phức tạp, thủ tục rườm rà… - Nhận thức sai vấn đề: quá trình phân tích thông tin không phải bao giờ cũng dẫn đến một đoán nhận đúng vì: + Cùng một kết quả có thể có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân mà ta chọn để phân tích xử lý chưa chắc đã là đúng. + Có thể ta mới chỉ dừng lại ở nguyên nhân bên ngoài mà chưa tìm các nguyên nhân sâu xa ở bên trong. + Sự trình bày chủ quan đối với một hiện thực khách quan có thể dẫn đến những giả thiết sai về mối quan hệ nhân quả. Do đó kéo theo những đoán nhận sai về nguồn gốc hay hiệu quả của vấn đề. Và một điều hiển nhiên là nhận thức sai vấn đề thì đề xuất giải pháp cũng rất có khả năng sai nhưng nhận thức đúng vấn đề chưa hẳn có nghĩa là giải pháp đề xuất sẽ đúng. - Giải pháp đề xuất không phù hợp do dựa trên những quan điểm không xuất phát từ cái chung của cả dự án, hoặc né tránh không muốn thay đổi, sợ thay đổi sẽ bất lợi cho mình. ⇒ Các rủi ro ở giai đoạn này xảy ra phần lớn là những rủi ro có mức độ nghiêm trọng nhưng nó đã được dự đoán trước trong giai đoạn lập dự án nên ít ảnh hưởng đến dự ánf do có những biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên cần phải khắc phục những rủi ro này để dự án được tiếp tục thực hiện mà không làm cản trở các giai đoạn khác của dự án. 3. Rủi ro khi kết thúc dự án Vào lúc dự án chấm dứt hoạt động tác động của rủi ro vẫn còn rất quan trọng. Có ít rủi ro ở giai đoạn kết thúc hơn ở các giai đoạn khác nhưng thời gian ở giai đoạn này thường ít và ngân sách cũng không còn nhiều chẳng hạn như chưa thanh toán hết nợ, chưa hoàn thành xong sản phẩm giao khác hàng…. Mặc rủi ro trong giai đoạn này không nghiêm trọng bằng rủi ro ở các giai đoạn khác, nhưng vì thời gian ngắn và ngân sách ít sẽ làm cho việc xử lý rủi ro trở nên phức tạp hơn nhiều. IV. Một số rủi ro thường gặp trong một dự án đầu tư. Một dự án đầu tư có thể gặp rất nhiều rủi ro khác nhau. Nếu liệt kê thì lượng rủi ro mà dự án có thể gặp phải là vô tận. Việc thực hiện dự án có thể gặp những vấn đề như: - Thời gian thực hiện dự án lâu hơn dự kiến( do chậm giải phóng mặt bằng, do không huy động đủ vốn, do mua thiết bị không đúng chủng loại, tiến độ đấu thầu bị kéo dài…) - Xảy ra khó khăn không cần thiết( ví dụ dịch SARS bùng nổ làm lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm đáng kể. Rất nhiều chương trình làm việc của các doanh nghiệp bị phá vỡ do đối tác nước ngoài không đến, các dự án hoạt động khó khăn). - Xảy ra các dự kiện bất ngờ: Một trận hỏa hoạn đã xảy ra và làm cháy một thiết bị quan trọng và khó kiếm. Do đó, tất cả các hoạt động của dự án liên quan đến thiết bị này đều phải hủy bỏ). - Xảy ra những biến động ngắn hạn và áp lực cạnh tranh sẽ gây xáo trộn hoạt động chung ( dự án sản xuất quần áo thời trang đang chuẩn bị tung ra một mầu quần áo mới cho giới thanh thiếu niên. Đột nhiên có một ngôi sao bóng đá đến du lịch tại Việt Nam. Và thế là nổi lên phong trào mặc quần áo có in hình ngôi sao này. Điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch giới thiệu sản phẩm của dự án). 1. Rủi ro chính trị Rủi ro này bao gồm bất ổn tài chính và bất ổn chính trị - Rủi ro thuế: Sự thay đổi về thuế đã làm cho dòng tiền hằng năm của dự án bị thay đổi từ đó NPV và IRR của dự án bị thay đổi theo. - Hạn nghạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: làm giảm sản lượng hoặc tăng chi phí của các dự án. - Chính sách tuyển dụng lao động: những thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động như thay đổi quy định về mức lương tối thiểu. chính sách với lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài… đều ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án. - Kiểm soát ngoại hối: hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng như quyền lợi của các nhà đầu tư. - Lãi suất: khi chính phủ đưa ra các chính sách lãi suất để kiểm soát lạm phát có thể làm cho hoạt động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi. - Độc quyền: sự độc quyền kinh doanh của Nhà nước ở một số lĩnh vực có thể làm hạn chế đầu tư cho các bộ phận khác trong xã hội và thường dẫn đến sự kém hiệu quả cảu đầu tư. - Môi trường, sức khỏe và an toàn: những quy định liên quan đến kiểm soát chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng có thể làm hạn chế nhiều dự án cũng như làm tăng chi phí của dự án. - Quốc hữu hóa. 2. Rủi ro xây dựng, hoàn thành công trình. - Chi phí xây dựng vượt quá dự toán. - Công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án. - Hoàn thành không đúng thời hạn. - Không giải tỏa được dân, phỉa thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án. 3. Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán. - Cầu không đủ: Q < công suất của dự án - Giá bán thấp. … Dẫn đến việc không có khả năng trả nợ 4. Rủi ro về cung cấp đầu vào - Đầu vào của dự án: nguyên vật liệu, vốn, lao động, máy móc thiết bị… + Không đảm bảo được các đầu vào quan trọng theo số lượng, giá cả, chất lượng đã dự kiến gây khó khăn trong việc vận hành, thanh toán các khoản nợ. + do sự cạnh tranh của các đối thủ dẫn đến các nhà cung cấp gây kho khăn trong việc cung cấp các nguồn nguyên vật liệu đầu vào. 5. Rủi ro về kỹ thuật và vận hành Khi các tiện ích( dây chuyền, công nghệ, thiết bị, hệ thống điều hành…) của dự án không thể vận hành và bảo dưỡng ở mức độ phù hợp với thiết kế ban đầu. 6. Rủi ro về môi trường xã hội Môi trường: bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nhưng không bị chi phối bởi người ra quyết định. Rủi ro về những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. 7. Rủi ro kinh tế vĩ mô Bao gồm: Tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất. V. ví dụ Công ty du lịch Miền Trung đang tiến hành triển khai xây dụng khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí … Với các dịch vụ kinh doanh chính thu lợi nhuận như: dịch vụ lưu trú, ngỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe; dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo; các hoạt động vui chơi giải trí hiện đại, dịch vụ du lịch sinh thái, tổ chức các hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống… Tổng mức đầu tư dự kiến là 120 tỷ đồng. dự án được xây dựng trong vòng 5 năm dự án được băt đầu xây dựng năm 2012, và đưa vào khai thác năm 2017.Doanh thu dự kiến mỗi năm đạt khoảng 300 triệu. * Trong quá trình thực hiện dự án có thể gặp phải những rủi ro sau: • Rủi ro về chính trị: - lãi suất dự kiến của dự án là 18%, nhưng do biến động của nền kinh tế , lạm phát cao khiến lãi suất tăng lên 24%. - Trong quá trình xây dựng dự án đã gây ra ô nhiễm môi trường nên chính quyền địa phương gây khó khăn làm chậm tiến độ thi công và làm tăng chi phi của dự án. • Rủi ro trong quá trình xây dựng dự án: - vấn đề giải phóng mặt bằng gặp phải khó khăn do một số hộ gia đình không chịu di dời, dẫn đến chậm tiến độ thi công. - Sự bất ổn về thời tiết khiến cho dự án hoàn thành không đúng thời hạn. • Rủi ro vế cung cấp yếu tố đầu vào: - lạm phát cao, dẫn đến giá của các vật liệu xây dựng tăng cao, chi phí cho xây dụng cơ bản cao. - Sự không đảm bảo về số lượng và chất lượng đầu vào của thiết bị phục vụ cho các chương trình vui chơi giải trí. - Do các đối thủ cạnh tranh nên nhà cung cấp gây khó khăn trong việc cung cấp các nguyên liệu đầu vào. • Rủi ro về kỹ thuật: - các máy móc, thiết bị mà công ty sử dụng đã quá lỗi thời. - trong quá trình vận hành một số máy sử dụng công nghệ hiện đại, nhưng không được bảo dưỡng thường xuyên. * các biện pháp phòng tránh rủi ro: - đối với các rủi ro về chính trị ta có thể phòng tránh bằng cách tránh đầu tư tràn lan dàn trải, tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm, dụ kiến trước mức lãi suất và những biến động của nền kinh tế và chính trị trong thời gian dai. - đối với rủi ro trong công tác giải phong mạt bằng ta có thể dung tới những biện pháp thương lượng hay dung tới công cụ pháp luật để cưỡng chế những hộ gia đình ngoan cố không chịu di dời. - chúng ta cũng phải có nững phương án phong tránh rủi ro về thời tiết, dự đoán được các tình huống thời tiêt xấu để khác phục hậu quả của nó. - với rủi ro về cung cấp yếu tố đầu vào công ty cần có biện pháp liên hệ với nhiều nhà cung cấp nguyên liệu, cần có các hợp đông rang buộc lâu dài về số lượng chất lượng và giá bán với các nhà cung cấp. - đối với các rủi ro về kỹ thuật ta co thể thường xuyên áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới nhất vào trong dự án. Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các loại máy móc. … . trình dự án: Rủi ro trong dự án đầu tư có thể bao gồm rủi ro tốt và rủi ro xấu. Đối với các dự án đầu tư, rủi ro có thể bao gồm rủi ro ở pha lập dự án ( rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài), rủi. cho dự án. Theo định nghĩa này rủi ro hoàn toàn có thể đo lường. Các nhà quản lý dự án tiến hành lập kế hoạch phòng trừ rủi ro cho dự án của mình nhằm hạn chế những thiệt hại do yếu tố rủi. liên quan đến dự báo sử dụng nguồn lực, rủi ro liên quan đến triển khai thực hiện dự án. 1. Rủi ro trong giai đoạn lập dự án: Vào thời điểm bắt đầu dự án, ta còn hiểu ít về dự án, và lúc đó tính

Ngày đăng: 29/06/2014, 09:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan