TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THUYẾT pdf

23 1.7K 33
TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THUYẾT pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THUYẾT Tìm hiểu về truyền thuyết Bởi: Đại học sư phạm Hà Nội Tìm hiểu về truyền thuyết Bởi: Đại học sư phạm Hà Nội Phiên bản trực tuyến: < http://voer.edu.vn/content/col10202/1.1/ > Hoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational Resources Tài liệu này và sự biên tập nội dung có bản quyền thuộc về Đại học sư phạm Hà Nội. Tài liệu này tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 (http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/). Tài liệu được hiệu đính bởi: August 4, 2010 Ngày tạo PDF: August 29, 2010 Để biết thông tin về đóng góp cho các module có trong tài liệu này, xem tr. 15. Nội dung 1 Những vấn đề chung về truyền thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . 1 2 Những đặc điểm chung của truyền thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 3 Nội dung của truyền thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 4 Nghệ thuật truyền thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 Attributions . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .15 iv Chương 1 Những vấn đề chung về truyền thuyết 1 1.1 Truyền thuyết 1.1.1 Thời điểm ra đời của truyền thuyết Truyền thuyết Việt Nam ra đời và phát triển trong thời đại anh hùng Việt Nam, thời đại mà những yếu tố xã hội – lịch sử của nó mang đặc trưng chung của thời đại anh hùng trong lịch sử nhân loại: Đó là thời kỳ con người bứt ra khỏi đời sống dã man, bước vào chế độ văn minh đầu tiên. Thời kỳ được đánh dấu bằng những chiến công lao động và những biến đổi xã hội sâu sắc, nên còn được gọi là thời kỳ của “thanh kiếm sắt, cái cày và cái rìu bằng sắt”. Ở Việt Nam, nó được đánh dấu bằng sự kết thúc của thời kì tiền sử, sự khởi đầu của thời kì sơ sử, với sự hình thành của nhà nước Văn Lang đầu tiên, thuộc thời kì văn hoá kim khí mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn. + Việc sử dụng công cụkim loại được coi như một cuộc cách mạng kỹ thuật. Đồ đồng cực kỳ phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, thể hiện trình độ cao về kỹ thuật chế tác và năng khiếu thẩm mỹ dồi dào của chủ nhân nó như những chiếc rìu, lưỡi cày đồng, xẻng, cuốc đồng, dao gặt. . . Công cụ sản xuất vô cùng phong phú và tiến bộ đã dẫn đến thành quả lao động được nâng cao, đời sống con người được cải thiện. Bên cạnh nhu cầu ăn, ở, người ta đã có nhu cầu thẩm mĩ, không chỉ là ăn no mặc ấm mà còn là ăn ngon, mặc đẹp, và sinh hoạt tiện lợi. Con người đã phần nào khám phá một số bí ẩn của thiên nhiên để phục vụ cộng đồng: sản xuất một số cây trồng theo mùa vụ, tìm ra một số giống cây quý, nhiều giống lúa nước và chế biến một số món ăn từ gạo. . . + Nhu cầu mở rộng thêm các vùng định cư và sản xuất, khai thác thêm các thị trường mới để trao đổi sản phẩm, khám phá đất hoang. . . ngày càng dâng cao trong cộng đồng. Chiến tranh giữa các bộ tộc xảy ra liên miên nhằm xâm lấn đất đai, mở rộng địa bàn, thôn tính lẫn nhau (dẫn đến sự hình thành nhà nước đầu tiên). Các bộ lạc có xu hướng: hoặc là thâu tóm lẫn nhau hoặc đoàn kết để chống lại các bộ lạc lớn mạnh khác. + Hoàn cảnh đó đã tạo nên một Không khí hào hùng cho thời đại mà Ăngnghen nhận xét là: “thời đại mà mỗi thành viên nam giới của bộ lạc đến tuổi thành niên đều là những chiến binh. . .”. Các thành viên trong cộng đồng có điều kiện bộc lộ phẩm chất anh hùng của mình, ý thức về lịch sử, dân tộc, chủ quyền lãnh thổ được nuôi dưỡng. Xuất hiện các cá nhân anh hùng và tập thể anh hùng. Và truyền thuyết ra đời nhằm tôn vinh sức mạnh, phẩm chất người anh hùng của mình, cộng đồng của mình. Tóm lại: Thời đại truyền thuyết: Đó là bước tiến vọt từ đồ đá sang đồ đồng sắt, từ hái lượm săn bắt sang trồng trọt lúa nước và định cư nông nghiệp, từ lối sống thô sơ đến sự ra đời của “nghề khéo” và “của ngon vật lạ”, từ mẫu hệ sang phụ quyền, từ bộ lạc sang liên minh bộ tộc và nhà nước phôi thai, tóm lại từ dã man sang văn minh, ở trên vùng châu thổ sông Hồng [1]. Và nếu như thần thoại ra đời từ nhu cầu nhận thức của người nguyên thuỷ thì truyền thuyết ra đời từ nhu cầu tôn vinh, nhu cầu được tự hào về những chiến công vĩ đại cả về làm ăn, cả về chiến đấu của con người thời đại anh hùng. 1 This content is available online at <http://voer.edu.vn/content/m16399/1.2/>. 1 2 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT 1.1.2 Quan niệm về truyền thuyết - Truyền thuyết tương đương với thuật ngữ "legend" của tiếng Anh hay "légende" của tiếng Pháp - Khái niệm truyền thuyết được dùng với nội hàm như ngày nay đã trải qua nhiều tranh luận, bàn cãi của các nhà nghiên cứu, học giả để định hình khái niệm. - Một số tác giả phủ nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là thể loại văn học dân gian độc lập như Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh - Ngược lại, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và nhiều nhà nghiên cứu khác quan niệm truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian - Đỗ Bình Trị: Trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (Bùi Văn Nguyên chủ biên) ông xếp truyền thuyết bên cạnh thần thoại, và định nghĩa: Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại có sự kỳ diệu – là lịch sử hoang đường – hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử. Tính chất thể loại của truyền thuyết bắt đầu được khẳng định rõ. - Năm 1971, trong cuốn sách Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam có tới ba bài viết khẳng định truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian. Tác giả Kiều Thu Hoạch nhận định: Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật theo quan niệm nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại. . . * Vào đầu những năm 80, mục từ TRUYỀN THUYẾT do Chu Xuân Diên chấp bút có mặt trong Từ điển văn học. Truyền thuyết được khẳng định là một trong những thể loại tự sự dân gian, có quan hệ gần gũi với các thể loại tự sự dân gian khác như thần thoại và truyện cổ tích. * Các cuốn giáo trình Văn học dân gian VN tập II – Hoàng Tiến Tựu viết, Văn học dân gian VN – Lê Chí Quế chủ biên, Văn học dân gian (dành cho tại chức và từ xa) – Phạm Thu Yến chủ biên. . . đều dành một chương cho việc nghiên cứu truyền thuyết với tư cách là một thể loại độc lập. Định nghĩa truyền thuyết của Lê Chí Quế:Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình từ sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ [3]. [1]Đinh Gia Khánh (chủ biên) – Văn học dân gian Việt Nam – NXB Giáo dục – H.2003 (tái bản lần thứ bảy). [2] Nguyễn Đổng Chí – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – NXB Giáo dục – H.2000 [3] Lê Chí Quế (chủ biên) – Văn học dân gian Việt Nam – NXB Đại học Quốc gia HN – H.1998 1.1.3 Phân loại truyền thuyết Vấn đề phân loại truyền thuyết được đặt ra ngay từ buổi đầu lịch sử sưu tầm,những truyền thuyết. Có rất nhiều cách phân loại truyền thuyết tuỳ theo các tiêu chí phân loại. + Phân loại căn cứ vào nội dung của thời kì lịch sử được truyền thuyết phản ánh 1. Truyền thuyết về “Họ Hồng Bàng” và thời kì Văn Lang - ˆ Au Lạc 2. Truyền thuyết về thời Bắc thuộc 3. Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ 4. Truyền thuyết thời kì cận hiện đại + Phân loại truyền thuyết theo tiêu chí những chủ đề nội dung phản ánh, nhân vật, kết cấu. . ., có cách phân loại sau: 1. Truyền thuyết địa danh (về tên gọi của các địa danh) 2. Truyền thuyết lịch sử (về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử) 3. Truyền thuyết phổ hệ (về nguồn gốc lịch sử của các dòng họ, các ngành nghề, các tôn giáo. . .) Hoặc cụ thể hơn 1. Truyền thuyết về sự hình thành dân tộc 2. Truyền thuyết về các vị anh hùng trong chiến đấu 3. Truyền thuyết về những vị anh hùng trong lao động và sáng tạo văn hoá. 4. Truyền thuyết về địa danh và đền chùa - Truyền thuyết của dân tộc đã được ghi thành văn bản từ rất sớm 3 + Ngay từ thời Bắc thuộc, các học giả phương Bắc đã ghi lại truyền thuyết về thời Hùng Vương qua các sách: Giao châu ngoại vực kí (thế kỉ IV), Việt Nam chí (thế kỉ V). Khoảng thế kỷ X đến thế kỉ XIV có các sách ghi chép truyền thuyết như Báo cực truyện, Ngoại sử kí của Đỗ Thiện, Việt điện u linh của Lí Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh. . . Hai cuốn trên chỉ còn tên, hai cuốn dưới sách không còn nguyên vẹn. + Đến thế kỉ thứ XV thì truyền thuyết dân gian mới được ghi chép nhiều hơn. Cuốn Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên có vai trò quan trọng trong việc sưu tầm, ghi chép truyền thuyết. Truyền thuyết được ghi lại ở phần ngoại kỉ, được sắp xếp và hệ thống hóa lại. + Năm 1996, Lê Văn Kỳ tổng kết việc sưu tầm, biên soạn truyền thuyết nhận xét: Cho đến nay ít nhất cũng đã có 15 cuốn truyền thuyết với vài trăm truyện lớn nhỏ đủ để khẳng định nó là một thể loại văn học dân gian độc lập [1] - Có nhiều cách phân loại truyền thuyết tuỳ thuộc vào những tiêu chí khác nhau, nhưng cách phân loại căn cứ vào nội dung của thời kỳ lịch sử được truyền thuyết phản ánh là hợp lý hơn cả vì tránh được trùng lặp và thích hợp với đặc trưng phản ánh lịch sử của truyền thuyết. [...]... VỀ TRUYỀN THUYẾT Chương 2 Những đặc điểm chung của truyền thuyết 1 2.1 Những đặc trưng của truyền thuyết 2.1.1 Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo - Truyền thuyết luôn gắn bó với sự thật, với lịch sử, phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc, nhiều nhân vật trong truyền thuyết cũng là nhân vật trong chính sử, trong sự nghiệp chung được nhiều người thừa nhận, noi theo - Mặc dù vậy, truyền. .. .còn thời gian trong truyền thuyết là thời quá khứ xác định Truyền thuyết kể chuyện đã xảy ra và vào một thời kì nhất định Truyền thuyết luôn mang tính thời đại - Tuy nhiên, thời gian truyền thuyết ra đời và thời gian lịch sử mà truyền thuyết phản ánh không phải bao giờ cũng đồng nhất 4.2 Kết cấu - Khác với thần thoại chỉ có kết cấu đơn, mỗi truyện kể về một thần, một việc thì truyền thuyết chủ yếu là... (hoặc liên làng) 8 CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TRUYỀN THUYẾT Chương 3 Nội dung của truyền thuyết 1 ˆ 3.1 Tóm tắt về "Họ Hồng Bàng" và thời kì Văn Lang - Au Lạc TT thời Hồng Bàng thể hiện niềm tự hào của nhân dân về tổ tiên, giống nòi, về nguồn gốc các dân tộc người Truyền thuyết là sự thể hiện sự trưởng thành về ý thức con người Đó là ý thức về quốc gia, dân tộc đồng thời với nó là ý thức cội... Kỳ – Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng – NXB KHXH – HN 1996 2.1.3 Truyền thuyết có tính dân tộc và tính địa phương sâu sắc - Truyền thuyết bao giờ cũng phải gắn với không gian-thời gian cố định, không- thời gian lịch sử cụ thể Một truyện kể dân gian nếu không gắn với không- thời gian cố định thì không thể là truyền thuyết được Một nhân vật truyền thuyết nổi tiếng được... http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: "Nghệ thuật truyền thuyết" Tác giả: Đại học sư phạm Hà Nội URL: http://voer.edu.vn/content/m16404/1.2/ Trang: 13-14 Bản quyền: Đại học sư phạm Hà Nội Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ 15 Tìm hiểu về truyền thuyết - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức khái quát về thể loại truyền thuyết trên các phương diện: Thời đại sản sinh, quan niệm,... tiêu diệt .Như vậy, càng về sau nhân dân càng đề cao mưu trí và sự dũng cảm tự thân của người anh hùng, hơn là nhờ vào phép lạ Tham gia đóng góp Tham gia đóng góp Tài liệu: Tìm hiểu về truyền thuyết Biên soạn bởi: Đại học sư phạm Hà Nội URL: http://voer.edu.vn/content/col10202/1.1/ Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: "Những vấn đề chung về truyền thuyết" Tác giả: Đại học... dung, nghệ thuật - Giúp cho sinh viên đánh giá được vị trí quan trọng của truyền thuyết nhìn từ hệ thống thể loại - Trên cơ sở bài giảng, sinh viên có khả năng tự nghiên cứu , tìm hiểu thêm về truyền thuyết - Trên cơ sở bài gảng, sinh viên có thể áp dụng các kiến thức và kĩ năng được học phục vụ cho việc giảng dạy thể loại truyền thuyết trong chương trình phổ thông Hoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational... và đến Đại Than (huyện Gia Lương – Hà Bắc) lập đền thờ ông - Truyền thuyết cũng không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về mặt thời gian, không gian, diễn biến, nguyên nhân và kết quả của các sự kiện lịch sử - Và truyền thuyết thường chú ý nhiều hơn đến những nhân vật có xuất thân nông dân hoặc gần dân Truyền thuyết dân gian thường kể về người anh hùng trong mối quan hệ với dân, trong đó nhân dân... Truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội This media object is a Flash object Please view or download it at Figure 2.1 Phân tích mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội trong đoạn phim trên? - Mối quan hệ truyền thuyết và lễ hội là quan hệ có tính chất qua lại, bổ sung lẫn nhau: Truyền thuyết là cốt lõi của lễ hội, khiến cho lễ hội có nội dung thiêng liêng, còn lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền. .. Đó chính là hình thức địa phương hoá các truyền thuyết dân gian Ví dụ : Truyền thuyết về Xuân Nương công chúa (nữ tướng của Hai Bà Trưng) trải qua các vùng Hương Nha, Hương Nộn, Nam Cường, Man Châu Mỗi địa phương lưu giữ một sự tích về nàng Riêng vùng Nam Cường (Tam Nông, Phú Thọ) là nơi Xuân Nương đã bị đoạ thai trên một tảng đá bằng nửa chiếc chiếu, tục truyền là đá cấm, vẫn để thờ trong miếu Trước . TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THUYẾT Tìm hiểu về truyền thuyết Bởi: Đại học sư phạm Hà Nội Tìm hiểu về truyền thuyết Bởi: Đại học sư phạm Hà Nội Phiên. sử được truyền thuyết phản ánh 1. Truyền thuyết về “Họ Hồng Bàng” và thời kì Văn Lang - ˆ Au Lạc 2. Truyền thuyết về thời Bắc thuộc 3. Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ 4. Truyền thuyết thời. ánh lịch sử của truyền thuyết. 4 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT Chương 2 Những đặc điểm chung của truyền thuyết 1 2.1 Những đặc trưng của truyền thuyết 2.1.1 Truyền thuyết phản ánh

Ngày đăng: 29/06/2014, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan