MỘT SUY NGHĨ KHÁC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM ppt

22 568 0
MỘT SUY NGHĨ KHÁC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SUY NGHĨ KHÁC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM PHAN BẢO Mỗi khi bàn về một cái gì có tính lịch sử và khu vực như nền mỹ thuật Việt Nam chẳng hạn, chúng ta thường có băn khoăn trước tiên là liệu những ý nghĩ về toàn cầu và địa phương hay quốc tế và dân tộc có khiến cho mọi vấn đề trở nên khó nắm bắt hay không và sẽ khó đến mức độ nào khi biết rằng, không thể có cái gì đó phát sinh và phát triển nằm ngoài những tác động của môi trường. Sự thể hiện này còn gay go hơn nếu những tình cảm hướng nội hoặc hướng ngoại quá mạnh luôn chi phối chúng ta, hoặc giả tất cả chúng ta đều bị hàng loạt các định chế nào đấy bó buộc. Tuy thế, có lẽ khổ ải hơn hết vẫn là tình cảnh mà trong khi bàn luận như vậy, với tư cách là các nghệ sĩ, các họa sĩ, chúng ta phải tranh cãi và định giá về cái nguồn cội mà từ đó chúng ta đã sinh thành. Sự thực, suy nghĩ về mỹ thuật cổ truyền Việt Nam (MTCTVN) là một việc khó. Phải hỏi rằng: cái đó là cái gì? và ta là ai và kẻ khác là ai? và chính đó là câu hỏi, theo Tahar Benn Jelloun (1), người Ả Rập, trong 3/4 thế kỷ XX, chỉ đặt ra duy nhất, rồi sau 25 năm nữa vẫn còn tìm câu trả lời. Câu hỏi dường như không thể giải được bởi vì chúng ta, những người đang hỏi, không hề muốn từ bỏ bản thân mình đã đành mà cũng không hề muốn từ bỏ cả kẻ khác ấy nữa. Trong cái thế lưỡng lập được hình dung ra này, bên nào đối với chúng ta cũng là quyền lợi sống còn. MTCTVN là giấy phẩm, là gỗ sơn chăng, là đơn tuyến bình đồ chăng và dàn tãi ra chăng, là thuyết âm dương ngũ hành hay biểu tượng hóa những mặc cảm ân và uy, là những nghi thức được hiện hình hoặc đơn giản chỉ là những ẩn dụ về sinh hoạt hồn nhiên chăng? Là những gì thì chưa khẳng định vì ngay cả cái nguồn dòng ấy có còn chảy nữa hay không cũng chưa rõ. Không chảy nữa thì khơi ra có ích gì? Tuy nhiên, sự lầm lẫn có thể có nhưng đã có sự cố tình lầm lẫn ở đây. Ở các ngành khác như âm nhạc và sân khấu chẳng hạn, người ta vẫn tổ chức biểu diễn ngang hàng cho cả nghệ thuật cổ truyền và nghệ thuật hiện đại. Họ cũng có cả việc đào tạo chính quy cho nghệ thuật cổ truyền. Bên mỹ thuật thì không, chưa bao giờ có triển lãm rộng lớn và chính thức cho mỹ thuật cổ truyền, cũng chưa bao giờ có một giải thưởng quốc gia dành cho tác phẩm sáng tác theo lối cổ truyền. Không tổ chức triển lãm các tác phẩm theo lối cổ truyền nên tất nhiên, không thể biết ngày nay, có còn ai sáng tác như vậy không, nhưng tai hại nhất là việc đào tạo mỹ thuật cổ truyền cũng không. Chính sự đối xử bất công này khiến cho trong sinh hoạt mỹ thuật của chúng ta, nảy sinh một cuộc đấu tranh ngấm ngầm. Nói đấu tranh vì có dè bỉu, có châm chọc, và có bác bỏ lẫn nhau; nói ngấm ngầm vì không sử dụng diễn đàn và không hình thành các trận tuyến. Đương nhiên, bên phía cổ truyền lép vế hơn như đã nói. Có điều, có tín hiệu ấm ức đó tức là có tồn tại nỗi ám ảnh của cổ truyền vậy. Lẽ ra không nên có cuộc đấu tranh đó nếu không muốn nói thẳng ra rằng cuộc đấu tranh đó thật là lố bịch. Đáng lý cần phải sung sướng vì có được một di sản cổ truyền để phát huy và hiện đại hóa, tức là đem những giá trị dị biệt nâng lên tầm phổ quát chứ không phải từ những ý niệm phổ quát chiếu cố đến các trường hợp dị biệt. Tuy nhiên, gạt ra một bên các kèn cựa vì quyền và lợi ấy ra, thì phân vân chính của tất cả chúng ta vẫn là: Được coi là hiện đại phải chăng là bởi sử dụng tốt các kỹ thuật hiện đại trong bất kỳ miêu tả nội dung nào, kể cả những nội dung truyền thống hay là bởi chỉ chứa đựng những gì không phải là cổ truyền?; Nếu không có gì dính líu tới cổ truyền thì có được coi là giai đoạn phát triển mới chăng trong khi mà bất kỳ sự phát triển nào cũng chỉ là sự lớn mạnh của chính cái cũ đã có?; Nếu không phân định những khía cạnh nội dung và kỹ thuật thì những gì là cổ truyền phải được duy trì ở chỗ nào? Phân vân như vậy bởi vì rút cục, chúng ta vẫn là hiện đại, không bao giờ trở lui về thời cổ truyền được nữa. Nói ra thì dài nhưng trong nỗi day dứt này, thực ra, chỉ có một câu hỏi mà thôi, đó là: truyền thống mỹ thuật Việt Nam thật sự là như thế nào và cần phải hiện đại hóa nó ra sao, bởi lẽ điều cốt tử mà ai cũng phải đặt ra, càng nhân danh văn hóa càng phải đặt ra, là ta là ai và ta sẽ tham gia vào thế giới này như thế nào? 1. Quan niệm về mỹ thuật cổ truyền Việt Nam Cách nói khác đưa ra có thể là quan niệm về mỹ thuật truyền thống Việt Nam hoặc là quan niệm về truyền thống trong hội họa Việt Nam, nhưng tôi muốn phân biệt di sản mỹ thuật của tổ tiên chúng ta để lại với một truyền thống nào đó mà chúng ta rút ra được từ nó hoặc chúng ta mới tổng kết vì một lợi ích nhất định gần đây, cho nên tôi thay ý nghĩa truyền thống bằng khái niệm cổ truyền. Như thế, theo tôi nội hàm về thời gian của từ truyền thống không có nghĩa xưa cũ mà chỉ có nghĩa kế thừa, trong khi từ cổ truyền vừa có nghĩa kế thừa vừa có nghĩa xưa cũ và rất xưa cũ hơn nữa. Tôi cũng giới hạn vấn đề mỹ thuật đem ra bàn trong phạm vi hội họa và điêu khắc. 1.1. Di sản mỹ thuật cổ truyền Việt Nam Di sản mỹ thuật, mà ở đây chỉ nói tới điêu khắc và hội họa, bao gồm các tác phẩm tượng, phù điêu và tranh vẽ do người Việt Nam sáng tạo không chịu ảnh hưởng của các lý thuyết tạo hình châu Âu đã có từ xưa đến nay, kể cả các lý thuyết tạo hình đúc rút ra được từ toàn bộ các tác phẩm nói trên. Vì sao lại lấy tiêu chí phi Âu châu ra để phân loại? Bởi vì xã hội cổ truyền Việt Nam tương đối thuần nhất và khép kín. Trong những luồng giao lưu chủng tộc văn hóa, chính trị và kinh tế công khai và trực tiếp từ trước cho đến thế kỷ XIX, Việt Nam chưa có quan hệ gì với châu Âu cả. Những tiếp xúc với một số thương nhân và giáo sĩ Cơ đốc giáo là chưa đáng kể. Thế thì người Việt Nam có thuần khiết không và có ảnh hưởng của ai? Xét riêng về mặt văn hóa, Việt Nam cổ xưa chỉ có ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa bởi người Hán và văn hóa Ấn Độ bởi người Chăm và Khơme. Di sản của chúng ta gồm rất nhiều tượng và phù điêu, một số ít hơn là tranh lụa và giấy hầu hết thể hiện tín ngưỡng và tôn giáo, còn lại ít hơn hết là tranh chơi, những thể loại khác chưa có. Di sản ấy chứng tỏ MTCTVN chậm phát triển. Tuy nhiên, dù chậm phát triển, MTCTVN đã có nền tảng lý thuyết của nó, đó chính là vai trò của hai nền văn hóa lớn trên thế giới là Trung - Ấn. Mỹ thuật chậm phát triển là do sinh hoạt xã hội tiểu nông nghèo nàn tự cung tự cấp kìm hãm mà thôi. Tất cả các tác phẩm nói trên đều nhỏ bé, thậm chí rất nhỏ nữa, càng chứng tỏ khả năng kinh tế nghèo nàn của Việt Nam . Cái gì nhỏ bé cá lẻ là không gây nổi cảm xúc chung cho xã hội, do đó khó mà khiến xã hội quan tâm. Và chậm phát triển đến mức buồn tẻ nhất là những nghệ sĩ tạo hình Việt Nam xưa chưa bao giờ trở thành một tầng lớp xã hội nào đó. Trước thế kỷ XX, từ vựng Việt Nam chưa có danh xưng họa sĩ. 1.2. Tính lý thuyết của MTCTVN Các tranh tượng Việt Nam xưa hầu hết có đề tài tín ngưỡng hoặc tôn giáo, còn tín ngưỡng tự nhiên như tôtem hoặc ngẫu tượng hầu như vắng bóng. Như vậy, MTCTVN đã có một nền tảng tư tưởng cao. Tôn giáo ở Việt Nam cũng tương đối thuần nhất, không có phe phái gì lắm, chỉ có Đạo giáo, Nho giáo (một học thuyết chính trị, xét về mặt hoạt động thực tiễn, vẫn quen gọi là một Đạo) và Phật giáo của Trung Hoa, còn Ấn Độ giáo ở mức cục bộ; về sau, có thêm Cơ Đốc giáo nhưng cũng giống như Ấn Độ giáo đang còn ở mức cục bộ, các thứ đạo giáo như Cao Đài, Hòa Hảo chỉ ở mức địa phương. Đạo giáo và Nho giáo là văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ giáo là văn hóa Ấn Độ, còn Phật giáo vừa thuộc văn hóa Trung Hoa vừa thuộc văn hóa Ấn Độ. Thành tựu của văn hóa Trung Hoa về mặt triết học là "con người - tiểu vũ trụ", và cùng với nó có thêm thuyết "luân hồi" của Ấn Độ; về mặt xã hội là "cương thường"(2). Có thể nhận thấy thành tựu ấy trong văn học nghệ thuật Trung Hoa là cảm nhận về "bản thể thiên nhiên và bổn phận của con người ta". Riêng trong nghệ thuật tạo hình thì "bản thể thiên nhiên" này được nhận biết thông qua cái "văn" của nó (3). Cái "văn" đó là dấu hiệu đặc trưng bên ngoài mà các phẩm chất riêng biệt có nội lực ở bên trong phát lộ ra. Cái "văn" dấu hiệu hoàn toàn không phải là hình thức của cấu tạo hoặc tổ chức của sự vật. Chẳng hạn, chúng ta thấy phong cảnh trong hội họa Trung Hoa là cái "văn" của không thời gian chứ không phải là diện mạo của hoàn cảnh, và không gian trong kỹ thuật hội họa Trung Hoa là khoảng chứa đựng cái "văn" ấy chứ không phải là một trường nhìn thấy được của thị giác, do đó không có luật thấu thị trong đó. Ý nghĩ về bổn phận khiến cho người ta yên vui, nếu như người ta buồn phiền thì chính là do các bổn phận nhất định không được thực hiện thuận lợi, và cần phải cầu chúc một điều gì thì cũng lại là cầu chúc cho các bổn phận được bảo đảm tốt hơn. Trong văn học nghệ thuật Trung Hoa, không có sự xung đột nội tâm của bổn phận, nếu có cái gì đó vượt phận thì nó sẽ bị trả giá tàn khốc. Hội họa và điêu khắc càng đậm đà cái vẻ an nhiên của bổn phận, có sự đau thương của bổn phận không gặp thời nhưng nó tao nhã vì tinh thần chịu đựng nỗi bất hạnh không tránh khỏi. Tuy nhiên, những điều nói trên không phải là bản năng tự nhiên của con người mà là cần phải được giáo dục mới có, là kết quả của một quá trình rèn luyện nhận thức. Những người bình dân cũng phải được giáo dục và rèn luyện như thế nhưng khác với các kẻ sĩ, bình dân chỉ có khả năng thu nhận ít hơn. Người Trung Hoa gọi quá trình này là giáo hóa, chữ hóa đó mới là bản nghĩa của khái niệm văn hóa (4) của họ chứ không phải là gieo trồng - culture. Do đó, nghệ thuật là kết quả của giáo hóa, tấm gương thông qua nghệ thuậtmột công cụ tốt của giáo hóa này đã làm nên phương thức tượng trưng độc đáo ý tại ngôn ngoại của nghệ thuật; tượng trưng nhưng không dùng biểu tượng hoặc cách biểu hiện chung chung mà bằng các hình tượng cụ thể đầy đặc trưng nhưng phiếm chỉ và phổ biến. Nhưng không thể giáo hóa được gì nếu trước tiên không giáo hóa ngay chính mình. Giáo hóa bản thân như vậy gọi là tu và tề (trong đạo tu tề trị bình), tu là sửa sang bản thân theo đạo Trời, từ bỏ những gì là tư là đen tối, tề là khiến cho những người thân và người gần mình cũng đạt phẩm chất như mình đã tu. Hành pháp của tu tề trị bình đó về thao tác tư duy là cầm kỳ thi họa. Về sau, cầm kỳ thi họa là bốn phẩm cách của tao nhân mặc khách, nhưng xét cho cùng thì người ta cũng phải hành tạo tu tề mới có được. Do đó suy ra, họa nói riêng và mỹ thuật nói chung không chỉ là hoạt động sản xuất tạo hình mà còn luôn luôn là một hành pháp của sự tu dưỡng trí tuệ và nhân cách của con người có văn hóa cao. Nói cách khác, nó là một trong những phương thức tự biểu hiện phương diện nhân văn của con người. MTCTVN không thể khác mỹ thuật Trung Hoa bởi vì có chung một nền tảng tư tưởng và bởi vì đã có một quá trình hòa huyết khá dài lâu, thực tế ngôn ngữ (tức các thao tác tư duy) và chữ viết Hán Việt (tức các hồ sơ lưu trữ) minh chứng như vậy. Và ta thấy, điêu khắc tôn giáo đã lặp lại hình mẫu của Trung Hoa hoàn toàn, thậm chí tranh Tết dân gian Hàng Trống và Đông Hồ cũng lặp lại tranh vẽ Trung Hoa (5). Chỗ khác biệt rất ít ỏi, có chăng chỉ ở khía cạnh kỹ thuật vật liệu và hoàn cảnh sống của riêng Việt Nam mà thôi. Và hoàn cảnh sống đó còn giới hạn tư duy Việt Nam trong phạm vi thực dụng, không quan tâm đến phương diện siêu hình của lý luận nữa. Tình trạng hạn hẹp này cũng không đáng buồn lắm bởi vì trên thế giới, những trung tâm phát ra tư tưởng của nhân loại chỉ có một vài nơi. Có điều, đã thực dụng thì mọi cái đều làm tắt, đều triệt để khai thác những gì đã có sẵn và yên trí rằng mất công sáng tạo hay cải thiện là những cố gắng thiếu khôn ngoan. Người Việt Nam ta chẳng dại gì xông vào những khoảng trống mịt mù của trí tuệ. Vì thế, MTCTVN không quen miêu tả, không quen đặt vấn đề, không quen ám tượng, mà chỉ cần làm hiện hình những ý niệm về ước vọng của người mình là đủ, những ước vọng ấy là những món hàng rất dễ bán. 1.3. Những tiêu chí về mặt phương pháp của MTCTVN Phương pháp tả thực: Cách tạo hình đơn tuyến bình đồ và bố cục tẩu mã khiến tưởng là bút pháp tượng trưng hay biểu ý nhưng đọc trong Giới Tử viên thì té ra đó là tả thực. Sách này viết: "Cổ nhân họa pháp đa trọng tả sinh, Cố Khải Chi, Ngô Đạo Tử giai dĩ thị trứ danh" (Phép vẽ của người xưa phần nhiều nặng về miêu tả vật sống, Cố Khải Chi và Ngô Đạo Tử đều vì vậy mà rất có danh tiếng)(6). Cách vẽ tả sinh động đó đại khái có thể hình dung qua cách Lý Công Lân vẽ ngựa, họa sĩ suốt ngày đến chuồng ngựa quan sát về nhà vẽ đi vẽ lại cho kỳ giống, thậm chí khi ốm, ông ta cứ vạch vạch lên chăn đắp những con ngựa ấy (7). Sách Giới Tử Viên lại viết: "Truyền nhi bất chân vô quý truyền kỹ" (vẽ lại mà chẳng đúng thì cái vẽ ấy đáng rẻ rúng). Tuy nhiên sau khi quan sát kỹ lưỡng như thế, họa sĩ phải rút ra được đặc trưng phổ biến của đối tượng vẽ, chẳng hạn khớp chân ngựa nào cũng giống khớp chân ngựa nào, chỉ có loại dữ tợn khác loại hiền lành, nhưng trong loại hiền lành thì các khớp chân hiền lành lại giống nhau Những quan sát này đã tạo nên phép xem tướng ngựa hoặc tướng người rất huyền diệu. Cho đến mãi thời Dân Quốc đầu thế kỷ XX, người Trung Hoa vẫn vẽ như vậy (8), và các biện pháp tướng học vẫn được duy trì. Cách vẽ phong [...]... mẫu thật vậy 1.4 Ý nghĩa thực tiễn và giá trị mỹ học của MTCTVN Giá trị mỹ học của mỹ thuật phương Đông nói chung và của Trung Hoa nói riêng thì bao la không kể nữa, ở đây chỉ nói trong phạm vi thực dụng của MTCTVN, chính là khía cạnh thực tiễn của mỹ thuật ở xã hội Việt Nam Thời nhà Trần, Việt Nam từng có phái Thiền đạo Trúc Lâm rất cao cách, nhưng quả thực bi minh kệ của nó, thuyết về sắc không, để... mình suy diễn hồ đồ, song cứ xem bảo tàng Huế, cành vàng lá ngọc còn đủ thứ mà cũng không có thư họa gì thì đủ biết Mặt khác, các vựng tập về mỹ thuật cổ Việt Nam được xuất bản cũng đã nhiều cả trong và ngoài nước, nhưng tác phẩm trong đó thì không nhiều, nếu không nói là hơi ít, in đi in lại đến nỗi có thể kể hết theo trí nhớ một cách dễ dàng Hơn nữa, có nhận xét rằng "chỉ tìm thấy ở nghệ thuật Việt Nam. .. cục đã mai một từ lâu Trong Phật tử chỉ còn lại đạo A Di Đà giản đơn hơn cả cho những ai cúng dường chỉ vì muốn cầu cạnh, cúng một ít để xin một ít và lời một ít Xem thế, đủ biết người Việt Nam ta ưa thực dụng và chấp nhận đời thường Mỹ thuật đã đáp ứng tâm tính đó rất đắc lực Thậm chí, những tiên đồng ngọc nữ, Phật Quan Âm Bồ Tát, Thánh Mẫu, nhìn khá giống thanh niên và đàn bà bình dân Việt Nam Như... trưng của một khung cảnh nào đó mà nội dung bức tranh cần phải có nhưng không nhằm miêu tả một khung cảnh thuộc một địa bàn nhất định, thí dụ người ta có thể đặt vào cùng một bức họa một vách núi bất kỳ, một thân cây bất kỳ, thậm chí một con người bất kỳ miễn là các hình tượng có cùng một tính hay cùng một trạng thái nhằm làm nổi bật chủ đề Trong việc vẽ người, đó cũng là những đặc trưng của một hình... thuật Việt Nam một dạng thức thứ yếu của nghệ thuật Trung Hoa" và "các tác phẩm thường cho thấy một cảm thức của một kiểu quan sát và một cách diễn tả độc nhất"(13), tuy hơi quá đáng nhưng không phải là không có căn cứ 1.6 Tổng kết về MTCTVN Trên đây tôi đã thử nêu ra những tiêu chí của MTCTVN thông qua việc đề cập đến tư tưởng thẩm mỹ và mục tiêu nghệ thuật của nó Có nhiều người cho là nghệ thuật Trung... cũ Những tư tưởng thẩm mỹ cơ bản của dân tộc ta hàng nghìn năm đã chọn và giữ gìn, đã đúc kết và truyền đời thì có lẽ không cần thay đổi, không nên thay đổi Mỹ cảm cũng như tình thương yêu, niềm sung sướng và nỗi sợ hãi vẫn không có gì khác đi kể từ thời sơ sử cho đến nay Tôi nghĩ rằng, chính MTCTVN đã để lại một truyền thống nghệ thuật rõ ràng, đó là: Cảm nhận của người mình về bản thể thiên nhiên... tích ở Lam Kinh (Thanh Hóa), chúng ta ngạc nhiên vì cấu kiện kiến trúc rất hùng vĩ nhưng các thành phần mỹ thuật lắp đặt ở đây lại rất nhỏ bé Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) cho thấy các kỹ thuật chế tác và xây dựng đã đạt tầm cỡ cao của thế giới nhưng chẳng có dấu vết gì của các tác phẩm mỹ thuật (trừ một đôi rồng làm bức chắn cho bậc thềm) Ngược lại, tượng Phật A Di Đà ở di tích Phật Tích (Bắc Ninh) và... thân chủ của chúng ta chỉ dám đặt hàng vừa vừa phải phải mà thôi, khiến cho cánh công tượng mỹ thuật cũng chỉ vừa đủ hơi sức làm ra một thứ tác phẩm qua bữa vậy Cách làm ấy không thể trở thành một phương pháp được Ngoài ra, tranh tượng của ta nhất thiết phải có tính lưỡng dụng, một mặt tải nội dung giáo hóa và một mặt có thể trang hoàng, ít thấy các tác phẩm độc lập, ngay cả chẳng hạn thể loại chân dung... Thầy của họa sĩ Nam Sơn (Nguyễn Văn Thọ): trong bức tranh này rõ ràng là vách núi và bốn cây to là do họa sĩ vẽ từ đâu đó vào, thấy rõ là những cây đại và cây thông rất đặc trưng theo công thức, các tự thất vẽ như đồ họa kiến trúc cho thấy một mặt bằng ước lệ Tác giả nêu lên một nơi đẹp đẽ thích hợp với thiền viện và lý tưởng của các tăng ni phật tử Một bức khắc gỗ khác cũng của họa sĩ Nam Sơn là Thuyền... họa lớn cổ đại Trung Quốc, Trung Quốc Nhân dân họa báo, 1958 8 Tương Huân, Trung Quốc mỹ thuật sử, Bắc Kinh, 1999 9 Đỗ Phủ, Đan thanh dẫn tặng Tào tướng quân Bá 10 Mười danh họa lớn , đã dẫn 11 Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, Nxb Văn hóa, Viện văn học, 1961 12 Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút 13 Mỹ thuật châu Á, Nxb Mỹ thuật, 1995 . MỘT SUY NGHĨ KHÁC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM PHAN BẢO Mỗi khi bàn về một cái gì có tính lịch sử và khu vực như nền mỹ thuật Việt Nam chẳng hạn, chúng ta thường. 1. Quan niệm về mỹ thuật cổ truyền Việt Nam Cách nói khác đưa ra có thể là quan niệm về mỹ thuật truyền thống Việt Nam hoặc là quan niệm về truyền thống trong hội họa Việt Nam, nhưng tôi. định giá về cái nguồn cội mà từ đó chúng ta đã sinh thành. Sự thực, suy nghĩ về mỹ thuật cổ truyền Việt Nam (MTCTVN) là một việc khó. Phải hỏi rằng: cái đó là cái gì? và ta là ai và kẻ khác

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan