sự phát triển Kinh Tế Nhật Bản potx

6 895 5
sự phát triển Kinh Tế Nhật Bản potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHÓM 8 Sự phát triển KT Nhật Bản  !"# $%&#'$% #()&)*%+,-.+!-/ '%*0123&45 &36$%7#81&39 3:*3#&;#/70!%(< +819=.7#-/ 1/Thời kỳ Tokugawa Nhờ sự ổn định chính trị, kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa phát triển nhanh, tạo ra nhiều tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế ở các thời kỳ sau này. Nền kinh tế thời kỳ Tokugawa mặc dù là nền kinh tế nông nghiệp, song đã là một nền kinh tế hàng hóa phát triển tương đối rộng khắp. Thay vì một nền nông nghiệp để sống thuần túy, việc sản xuất cho thị trường đã dần dần trở thành tiêu chuẩn cho dân chúng làm nông nghiệp. Một phần khá đông dân số đã tham gia vào thương mại ở các mức độ khác nhau, nhất là ở vùng đô thị. Để có nguồn tài chính phục vụ cho nhu cầu chi tiêu xa xỉ, nhiều lãnh chú phong kiến (daimyo) đã khuyến khích dân chúng sản xuất thủ công và khai hoang. Họ cũng đi vay của các thương nhân giàu có. Các thương nhân không chỉ buôn bán, mà còn tiến hành các dịch vụ tài chính như tín dụng và các hoạt động đầu tư vào sản xuất. Sựtích lũy tư bản tăng lên nhanh chóng trong thời kỳ này. Hoạt động tiền tệ, tín dụng phát triển mạnh. Nhiều công cụ tín dụng được sử dụng phổ biến thay cho tiền mặt. Những hình thức sơ khai của ngân hàng đã ra đời. Do nhu cầu chế tạo vũ khí quân sự, nền công nghiệp nhỏ ở các lãnh địa cũng phát triển theo 2/Thời kỳ công nghiệp hóa  Thời kỳ 1870-1890 Năm 1868, sau chiến tranh Boshin, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cuộc Minh Trị Duy Tân, mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa đất nước. Chính phủ mới coi công nghiệp là một trong những trụ cột của một quốc gia hiện đại, và đã đề ra nhiều chính sách phát triển nền công nghiệp. Sau một loạt cải cách cho phép được tự do lựa chọn nghề nghiệp và nắm được cơ sở thuế vững chắc dựa trên thuế ruộng đất, chính phủ đã bắt tay vào công nghiệp hóa thông qua "Chính sách xúc tiến công nghiệp": • Chính phủ xây dựng hệ thống ngân hàng quốc gia, phát hành đồng Yên thay thế cho hệ thống tiền tệ phức tạp thời Tokugawa, phát triển các ngành khai mỏ và công nghiệp nặng, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sắt, đường bộ, ), thúc đẩy công nghiệp nhẹ. • Xúc tiến xây dựng hệ thống ngân hàng, cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng ngay từ đầu đã cho phép Nhật Bản rút ngắn thời gian, nhanh chóng hiện đại hóa, đi vào công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu hàng sơ cấp. • trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài, chính phủ khuyến khích thành lập các thương hội theo ngành nghề và địa phương để có điều kiện hướng dẫn kỹ thuật và giới thiệu chuyên gia cho các xí nghiệp. Đối với khu vực công nghiệp hiện đại, chính phủ trợ cho họ bằng cách cho vay dài hạn với lãi suất thấp. Năm 1898, Nhật Bản đã đóng được tàu thủy trọng tải trên 6 ngàn tấn.  Thời kỳ 1900-1919 Năm 1900, Nhật Bản hoàn thành giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng dệt và chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu hàng sơ cấp trong khi vẫn làm sâu thêm thay thế nhập khẩu hàng sơ cấp.  Thời kỳ 1920-1937 -Đầu thập niên 1920, công cuộc CNH của NB đã chuyển sang giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng thứ cấp. CNTBNN phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu CN thời kỳ này được xem là "nhân tạo" do có sự can thiệp mạnh mẽ của CP. -Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa việc bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, tiếp tục trợ cấp và giới thiệu những công nghệ tiên tiến của thế giới cho các ngành công nghiệp nặng và hóa chất.=> Ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, CN nặng của Nhật Bản đã thu hút tới 40% tổng số lao động và đóng góp 50% vàosản lượng CN của đất nước.  Tái thiết sau chiến tranh Thời kỳ khôi phục kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài từ 1945 đến 1953. Đây cũng là thời kỳ của những cuộc cải cách theo đề nghị của Lực lượng Đồng Minh đang quân quản Nhật Bản.  Những cải cách: Cuối năm 1945, Tư lệnh Lực lượng Đồng mình Quân quản ra lệnh cải cách ruộng đất ở nông thôn và lệnh giải tán các zaibatsu (các tập đoàn tài phiệt) được đưa ra. Năm 1947, Luật chống độc quyền được ban hành. và luật thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức sức mạnh kinh tế được ban hành bổ sung cho luật chống độc quyền. =>Những cải cách dân chủ hóa kinh tế này có tác dụng nâng cao vị trí của tư bản công nghiệp, khuyến khích tinh thần kinh doanh và đầu tư .  Ổn định kinh tế: Do chiến tranh KT NB suy sụp. =>Để khôi phục và ổn định kinh tế, chính phủ đã phải tiến hành phân phối lương thực, kiểm soát hành chính đối với giá cả, chống nạn đầu cơ, "đông lạnh" tiền gửi ngân hàng, đổi tiền, phát hành trái phiếu chính phủ, tập trung sức khôi phục và phát triển một số ngành ưu tiên như than, thép, phân bón, điện lực, v.v  Đường lối Dodge: Cuối năm 1948, Joseph Dodge chủ trương cân đối ngân sách thông qua hạn chế chi tiêu, ngừng kiểm soát giá, cố định tỷ giá hối đoái Yên Nhật/Dollar Mỹ là 360 : 1=> nền kinh tế tự do được khôi phục, năng suất lao động ở Nhật Bản được nâng lên, lạm phát được khống chế, thậm chí còn đưa tới nguy cơ giảm phát.  Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Triều Tiên (6 / 1950): Những đơn đặt hàng của lực lượng quân sự Mỹ để cung cấp cho mặt trận Triều Tiên gần đó đã làm tăng tổng cầu của Nhật Bản. Nó tạo điều kiện cho Nhật Bản khắc phục một số lệch lạc của nền kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng.  Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh So sánh tốc độ tăng GNP bình quân đầu người của Nhật Bản giữa các thời kỳ.  Thời kỳ gần 20 năm từ năm 1955 đến năm 1973 là thời kỳ mà nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng rất cao. GDP thực tế theo giá so sánh hàng năm (năm gốc là 1965) của Nhật Bản trong thời kỳ này hầu hết đều có tốc độ tăng lên tới hai chữ số, đuổi kịp các nền kinh tế tiên tiến của thế giới. Nếu vào năm 1950, GNP của Nhật còn nhỏ hơn của bất cứ nước phương Tây nào và chỉ bằng vài phần trăm so với của Mỹ, thì đến năm 1960 nó đã vượt qua Canada, giữa thập niên 1960 vượt quaAnh và Pháp, năm 1968 vượt Tây Đức. Năm 1973, GNP của Nhật Bản bằng một phần ba của Mỹ và lớn thứ hai trên thế giới. [3]  Trong kỷ nguyên tăng trưởng nhanh, Nhật Bản tiếp tục hoàn thành giai đoạn thay thế nhập khẩu tư liệu sản xuất trong khi vẫn đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng lâu bền và chuyển sang xuất khẩu máy móc như ô tô, thiết bị điện tử cao cấp như máy tính. Năm 1970, 72,4% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản là nhờ các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất. từ năm 1960, Nhật Bản bắt đầu tự do hóa thương mại. >?,<&(,@ABCDEABFD1ACBG@ABFAEABFB1AHCG13 ABFI8J#.73K8,513ABFB882!0.7 ,8FLAD3!882#&6ADDDDD;#3CDGM8 8K$%!# >,<NO8(%.%043!3#04P; >Q%.<82RSD882!0.7.8=0" >61%'%!13<13ABFT8S#13ABSD 8J#@ABCDEABSA366=1JC&28P;U1 HD&2U1JA&2  Năm 1963, Nhật Bản trở thành thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Năm 1964, Nhật Bản trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, câu lạc bộ của những quốc gia tiên tiến.  Năm 1971, cú sốc Nixon làm đồng yên tăng giá làm giảm thặng dư cán cân thanh toán của Nhật Bản. Năm 1973, chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 bùng nổ là một trong những nguyên nhân dẫn tới cú sốc dầu lửa. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm trong năm 1974. Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh chấm dứt. Nguyên nhân • cách mạng công nghệ, • LĐ rẻ lại có kỹ năng, khai thác được LĐ dư thừa ở khu vực NN • tỷ lệ để dành cao, đầu tư tư nhân cao, • đồng yên Nhật được cố định vào dollar Mỹ với tỷ giá 360JPY/USD có lợi cho xuất khẩu của NB • nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, giá dầu lửa hãy còn rẻ, • nguồn tài chính cho đầu tư ổn định nhờ chính sách của CP giữ cho các ngân hàng khỏi bị phá sản, • chính sách KT vĩ mô (chủ yếu là chính sách tài chính) và chính sách CN được sử dụng tích cực, • nhu cầu lớn từ Mỹ đối với hàng quân dụng do chiến tranh Việt Nam tạo ra. • Kết hợp cấu trúc nền KT 2 tầng Hn chế >7#!"3;8M*%!!.V*%?. >?' 18WXY% !"%$%7Z/ >[\PO:9%]/ >?^&(PO:;._33=%/ 3/Thời kỳ chuyển đổi Thời kỳ này có đặc trưng là tốc độ tăng GDP không ổn định và nhìn chung thấp bằng nửa thời kỳ tăng trưởng nhanh. Một loạt cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra vào các năm 1973- 1975, 1981-1982 và 1985-1986. Hai cuộc khủng hoảng đầu tiên có nguyên nhân chính là các cú sốc dầu lửa. Còn cuộc khủng hoảng thứ ba có nguyên nhân từ việc đồng Yên Nhật lên giá sau Thỏa ước Plaza. . [5] Nhờ những cải cách tích cực, Nhật Bản đã hồi phục sau khủng hoảng 1973-1975 và chị bị ảnh hưởng nhẹ trong cuộc khủng hoảng 1979-1981. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản vẫn cao hơn của các nước công nghiệp phát triển khác. 4/Thời kỳ bong bóng kinh tế và trì trệ kéo dài cho đến nay Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ này có những đặc điểm như đồng Yên cao giá so vớiDollar Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá tài sản (bất động sản lẫn tài sản tài chính) cao, tiêu dùng mạnh. .Năm 1989, Nhật Bản nâng thuế suất thuế tiêu dùng. Cùng năm Iraq xâm lược Kuwait dẫn đến Chiến tranh vùng Vịnh khiến giá dầu lửa tăng vọt. Tháng 10 năm 1990, Ngân hàng Nhật Bản thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Bong bóng kinh tế vỡ vào năm 1991 và bong bóng giá tài sản vỡ vào năm 1992. Thiểu phát và giảm phát trong thời kỳ trì trệ kinh tế kéo dài. Sau khi bong bóng kinh tế vỡ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật Bản chuyển sang thời kỳ trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của giai đoạn 1991-2000 chỉ là 0,5% [6] - thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ trước. Có sự tranh luận về nguyên nhân khiến kinh tế Nhật Bản trì trệ liên tục hơn 10 năm. Người ta cho rằng nguyên nhân nằm ở phía cung của nền kinh tế hoặc do có khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu khiến cho mức tăng trưởng thực tế thấp hơn mức tăng trưởng tiềm năng. Trì trệ kéo dài là vì nền kinh tế liên tục nằm trong các pha suy thoái của những chu kỳ kinh tế (pha suy thoái có xu hướng dài hơn trong khi pha phục hồi có xu hướng ngắn đi). Chính những chính sách tài chính và tiền tệ kích cầu của Nhật Bản được tiến hành không đủ mức và không kịp thời đã khiến cho nền kinh tế Nhật Bản không thoát ra hẳn khỏi suy thoái do bong bóng kinh tế tan vỡ, và tiếp theo là rơi vào một vòng xoáy ác tính mà hậu quả tai hại là mắc vào cái bẫy thanh khoản và giảm phát Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%  Sau năm 1973 mặc dù có những bước thăng trầm nhưng Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế, KHKT, tài chính thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ. . kỳ Tokugawa Nhờ sự ổn định chính trị, kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa phát triển nhanh, tạo ra nhiều tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế ở các thời kỳ sau này. Nền kinh tế thời kỳ Tokugawa. trưởng GDP thực tế của Nhật Bản vẫn cao hơn của các nước công nghiệp phát triển khác. 4/Thời kỳ bong bóng kinh tế và trì trệ kéo dài cho đến nay Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4. bóng kinh tế vỡ vào năm 1991 và bong bóng giá tài sản vỡ vào năm 1992. Thiểu phát và giảm phát trong thời kỳ trì trệ kinh tế kéo dài. Sau khi bong bóng kinh tế vỡ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

Mục lục

  • 2/Thời kỳ công nghiệp hóa

    • Thời kỳ 1870-1890

    • Tái thiết sau chiến tranh

    • Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh

    • 3/Thời kỳ chuyển đổi

    • 4/Thời kỳ bong bóng kinh tế và trì trệ kéo dài cho đến nay

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan