TRẠI SÁNG TÁC ĐỒ HOẠ HUẾ LẦN THỨ NHẤT - 2011 doc

9 319 0
TRẠI SÁNG TÁC ĐỒ HOẠ HUẾ LẦN THỨ NHẤT - 2011 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRẠI SÁNG TÁC ĐỒ HOẠ HUẾ LẦN THỨ NHẤT - 2011 Hoạt động trại sáng tác là một trong những cách th ức khá hiệu quả trong việc phát triển nghệ thuật. Các trại sáng tác đồ họa diễn ra ở nước ta trong thời gian qua đã đem lại những kết quả không thể phủ nhận trong việc phổ biến, cập nhật kỹ thuật tranh in cho các họa sỹ. Tuy nhiên, b ởi những giới hạn đối tượng tham gia và cách thức tổ chức, nên các trại sáng tác ấy chủ yếu là hoạt động nội bộ của các hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam hay các Hội Văn học nghệ thuật địa phương. Chính vì vậy mà việc mang lại quan niệm đúng và phổ biến rộng rãi cho số đông về loại hình nghệ thuật này vẫn còn những hạn chế nhất định. Là bước đi tiếp nối cho hoạt động trại sáng tác đồ họa ở Việt Nam, Tr ại sáng tác Đồ họa Huế lần Thứ Nhất (The 1st Hue Printmaking Workshop, viết tắt: 1st HPW) đã được tổ chức bởi Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế. Sự kiện này được hình thành từ mong ước và nỗ lực của một số cá nhân họa sỹ tâm huyết với nghệ thuật đồ họa. Sự khác biệt của trại sáng tác này nằm ở thành phần tham gia (chủ yếu là các họa sỹ trẻ hoạt động tự do của ba Không khí làm việc tại các xưởng thành phố Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh và một số họa sỹ Thái Lan); ở mục đích và chương trình hoạt động riêng, cụ thể, được cân nhắc trước một cách khoa học, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí (chủ động từ phía thành viên tham gia), có tiêu chí, biểu trưng và giấy chứng nhận riêng. Trại sáng tác Đồ họa Huế lần Thứ Nhất có mục đích hướng tới góp phần mang lại những thông tin và mở rộng một số vấn đề như: - Thực hành nghệ thuật đồ họa là công việc không chỉ dành cho những họa sỹ được đào tạo chuyên nghiệp, mà còn dành cho tất cả những ai yêu thích, do bởi sự đa dạng, dễ kiếm, dễ thích nghi của các kỹ thuật, chất liệu đã có cũng như mới được mở rộng. Từ đó để mọi ngư ời không còn e dè hoặc xa lạ với nghệ thuật đồ họa như trước đây. - Ngoài tính chất tinh xảo, tỉ mỉ trong ngôn ngữ biểu hiện, nghệ thuật tranh in còn có thể mang hơi thở tươi rói của cuộc sống bằng những hình thức thể hiện nhanh chóng, mạnh mẽ, cập nhật… với những kỹ thuật đơn giản, nhanh gọn hay với những kỹ thuật thuộc nền công nghệ cao. - Nghệ thuật tranh in không chỉ khép kín trong ý niệm về khuôn in, bản in tĩnh… hay trong giá trị tự thân của nó, mà còn là phương tiện hoặc trực tiếp tham gia vào cuộc chơi nghệ thuật đương đại một cách tự nhiên, thông qua các hình thức: đồ họa ba chiều, sắp đặt tranh in (print installation)… - Đồ họa cũng như các loại hình nghệ thuật thị giác khác, không còn khu biệt trong một khái niệm chuyên ngành nữa, mà là một giá trị sẵn sàng nối kết để tạo nên giá trị tổng hòa cho cuộc chơi nghệ thuật thị giác. Để đạt được mục tiêu trên, ban điều hành đã thiết kế và tiến hành triệt để lịch trình hoạt động bao gồm: trại sáng tác, triển lãm và tọa đàm. Trại sáng tác diễn ra từ 29-8-2011 đến 03-9-2011 tại các xưởng thực hành của bộ môn đồ họa, Trường ĐH Nghệ thuật Huế. Các phương tiện, kỹ thuật do một số họa sỹ tham gia đã nghiên cứu và ứng dụng thành công trong sáng tác tranh in trên các chất liệu đồ họa truyền thống đã được giới thiệu và thực hành tại trại sáng tác như: kh ắc gỗ phá bản (Nguyễn Nghĩa Phương, Phạm Khắc Quang), in bìa giấy (paperblock print– Adisak Phupa). Ngoài hai k ỹ thuật, chất liệu tranh in có truyền thống lâu đời kể trên, hai họa sỹ Huế đã giới thiệu các kỹ thuật, chất liệu ứng biến từ loại hình khác vào nghệ thuật đồ họa như: Batik (Nguyễn Hữu Trâm Kha), Papermaking (tạm dịch là nghệ thuật tạo hình giấy – Phan Hải Bằng). Triển lãm đồ họa “Dấu ấn cuộc sống” (từ 1 đến 17 – 9 – 2011 tại New Space Arts Foundation, 15 Lê Lợi, tp. Huế) trưng bày 51 tác phẩm mới được sáng tác và được thực hiện trong thời gian workshop của các thành viên tham gia trên các chất liệu, kỹ thuật từ đồ họa vẽ tay đến tranh in hay tranh đồ họa đa kỹ thuật, bằng nhiều phương thức thể hiện từ truyền thống đến đương đại: tranh trong khung kính, tranh treo kẹp trực tiếp trên các sợi dây… và sắp đặt tranh in. Một số tác phẩm đã để lại ấn tượng mạnh cho người xem về cách trưng bày như: “Nhật ký du học” - khắc gỗ, in kỹ thuật số của Nguyễn Quang Vinh và bộ tranh khắc gỗ màu “Ngẫu” của Phan Hải Bằng. Tác phẩm có dáng vẻ của một tấm rèm vải nhẹ nhàng, lãng mạn với phong vị thẩm mỹ ngọt ngào của Nguyễn Hữu Trâm Kha (“Tôi” - batik, in lưới, rubbing1 trên vải mỏng) và sắp đặt tranh in trổ giấy của Adisak Phupa có tên “Just Strong” (Thật mạnh mẽ) đã cho người xem thấy rõ cách thực hành tranh in đương đại vốn chưa được biết đến nhiều ở nước ta, mặc dù kỹ thuật thể hiện các chi tiết cũng như toàn bộ hai tác phẩm này đều hết sức đơn giản. Các bộ tranh khắc gỗ phá bản của Phạm Khắc Quang, Phan Hữu Sang, Nguyễn Nghĩa Phương đã mang lại cái nhìn mới về tranh khắc gỗ Việt Nam ở cả hai phương diện: kỹ thuật và cách đặt vấn đề. Tranh in đá màu của Nguyễn Thị Hải Hòa, tranh khắc gỗ đen trắng của Nguyễn Khắc Hân, tranh in kỹ thuật số của Võ Duy Đôn, Nguyễn Thiện Đức, tranh in lưới kết hợp dán “vàng giật” (loại vật liệu dùng trong hội họa sơn mài ngày nay) của Nguyễn Kim Tố Lan là những tác phẩm góp phần hình thành bộ mặt mới, đa dạng của đồ họa tạo hình… đồng thời minh chứng rằng nghệ thuật đồ họa luôn rất gần với cuộc sống. Tọa đàm được tiến hành theo 4 chủ đề xung quanh việc mở rộng quan niệm về đồ họa, trong đó 2 chủ đề liên quan trực tiếp đến tranh in: “Tranh khắc gỗ mới – phương tiện mở rộng thực hành nghệ thuật đương đại”, “Print Installation” và 2 chủ đề về đồ họa mở rộng – ứng dụng các chất liệu, kỹ thuật của loại hình nghệ thuật khác vào đồ họa: “Batik như một nghệ thuật”, “Papermaking - Nghệ thuật tạo hình gi ấy”. Tổng kết các hoạt động nói trên, mọi người nhận ra rằng, nghệ thuật tranh in đã thay đổi và mở rộng rất nhiều. Nếu như trước đây, khi nói đến tranh khắc gỗ, chúng ta đều hình dung tới loại tranh in trên giấy có kích thước khiêm tốn, có ngôn ngữ tạo hình đường nét và mảng phẳng đơn giản, thô mộc, chắc khỏe mang nhiều tính trang trí và thường được trưng bày trong khung kính… Nhưng những hình dung đó đã và đang bị thách thức bởi các điều kiện và kh ả năng sáng tạo mới trong sáng tác tranh khắc gỗ ngày nay. Với gỗ công nghiệp khuôn khổ lớn, với các thiết bị và kỹ thuật chế ván in mới, tranh khắc gỗ có thể truyền tải đư ợc hầu hết những gì mà họa sỹ mong muốn. Để chế bản ván in khắc gỗ, bên cạnh việc sử dụng các loại dao khắc truyền thống, họa sỹ còn sử dụng tất cả những dụng cụ dùng trong sinh hoạt đời sống hàng ngày như các loại dao, kéo chế biến thực phẩm, cọ và bàn chải sắt, đinh nhọn…dụng cụ tự chế hay máy khoan và thi ết bị cắt khắc tự động (máy CNC) v.v… Sự mở rộng phương tiện, chất liệu, kỹ thuật đã đem lại hiệu quả tạo hình rất phong phú và tinh tế cho tranh khắc gỗ. Từ bút pháp tả thực thâm diễn đến bút pháp biểu hiện, ấn tượng…, từ phong cách hiện thực đến trừu tượng…, từ những ý tưởng giản dị đến các ý tưởng phức tạp nhất của nghệ thuật chúng ta đều có thể thấy trên các bản in tranh khắc gỗ nhiều màu cỡ lớn. Bên c ạnh sự thay đổi sâu sắc về thẩm mỹ, tranh khắc gỗ không chỉ được chiêm ngưỡng như một tác phẩm độc lập trong khung kính. Nó đã thực sự “lột xác” trong các sắp đặt trong nhà hay ngoài trời. Khi kết hợp với môi trường xung quanh v à với các yếu tố khác, hình ảnh in từ ván gỗ đã có một đời sống mới, đa dạng và đa nghĩa, có thể kể câu chuyện rộng hơn, sinh động hơn. Qua phần giới thiệu một số sắp đặt tranh in tiêu biểu ở Thái Lan của Adisak Phupa, cùng với tranh khắc gỗ, tranh in kim loại, tranh in độc bản, in lưới đã được phát triển xa hơn những gì chúng ta đã và đang nghĩ về chúng. Những sắp đặt được giới thiệu chiếm một không gian lớn và kể những câu chuyện hết sức đầy đủ và giàu xúc cảm về cuộc sống lao động, về đời sống tinh thần của người dân Thái Lan. Thưởng thức một sắp đặt tranh in, chúng ta không chỉ thấy được ý nghĩa bao trùm mà tác giả muốn chia sẻ, chúng ta còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế của từng chi tiết được chế bản và in ấn công phu. Hai câu chuyện chia sẻ về batik và tạo hình giấy cho thấy khả năng mở rộng cách nhìn về nghệ thuật đồ họa của các họa sỹ Huế. Nguyễn Hữu Trâm Kha có lẽ là họa sỹ đầu tiên thực hành nghệ thuật batik (batik art hay fine art batik) ở nước ta. Tuy nhiên, là một người được đào tạo về tranh in, chị đã ứng dụng các kỹ thuật như in lưới, in nổi, rubbing (kỹ thuật cà hay rập) để đưa sáp nến (một chất liệu đặc trưng của batik) hoặc in trực tiếp lên mặt vải, từ đó tạo ra các tác phẩm batik rất riêng. Ngoài ra, trong câu chuyện của mình, chị cũng giới thiệu một số nghệ sỹ thế giới nổi tiếng với các tác phẩm sắp đặt nghệ thuật batik như Hadassah Emmerich, Natsuki Otake, qua đó nh ằm khẳng định với nghệ sỹ và công chúng Việt Nam rằng, từ một loại hình thủ công, ngày nay batik đã trở thành một loại hình nghệ thuật thị giác nhờ vào sự sáng tạo không ngừng của nghệ sĩ. Họa sỹ đồ họa Phan Hải Bằng với hơn mười năm nghiên cứu, thử nghiệm kỹ thuật làm giấy và nghệ thuật giấy đã làm các thành viên tham gia trại sáng tác và công chúng bất ngờ qua những tác phẩm của anh. Sự bất ngờ nằm ở chính quan niệm về đồ họa của anh và việc vận dụng nguyên lý chế bản in lõm vào sáng tác tác phẩm từ bột giấy do anh tự chế bằng các nguyên liệu tại địa phương như tre, rơm, chuối, mía. Các hình ảnh trong tác phẩm được anh tạo ra thông qua quá trình “ăn mòn” bột giấy. Kỹ thuật này cũng cho phép họa sỹ thực hiện nhiều tiêu bản của một bố cục, tương tự như nhân bản tranh in. Cả hai họa sỹ Huế nói trên đều sáng tạo nghệ thuật dựa trên thành t ựu của các nghề thủ công kết hợp với những hiểu biết căn bản về đồ họa tranh in. Những nghiên cứu của cá nhân từng người đã tạo ra thay đổi nhất định trong nhận thức về nghệ thuật nói chung và đồ họa nói riêng. Những phương cách nói trên trong thực hành nghệ thuật đồ họa ngày nay, một mặt là biện pháp giải tỏa nhu cầu sáng tạo trong bối cảnh mới của nghệ thuật; mặt khác – tạo ra thẩm mỹ mới cũng như sự thay đổi lớn trong quan niệm và cách đánh giá nó. Thực chất, nh ững mở rộng về chất liệu, phương thức thể hiện nghệ thuật nói trên đều hướng tới mục tiêu đáp ứng tính đa nguyên trong quan niệm nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu biểu lộ nội dung, ý tưởng đa chiều, đa nghĩa và không ít phức tạp trong thực hành nghệ thuật đương đại. Đồ họa cũng như các loại hình nghệ thuật thị giác khác, không còn khu biệt trong một khái niệm chuyên ngành nữa, mà là một giá trị sẵn sàng nối kết để tạo nên giá trị tổng hòa cho cuộc chơi nghệ thuật thị giác đương đại. Hai mươi bốn nghệ sỹ đến từ Hà nội, Tp. HCM, Huế và Thái Lan tụ hội trong Workshop này và cùng nhau trưng bày tác phẩm với hy vọng tạo bước khởi đầu cho: - Sự kết nối giữa các nghệ sỹ đồ họa 3 miền và nghệ sỹ quốc tế; - Hoạt động workshop đồ họa chuyên nghiệp có tính chất định kỳ (hàng năm, 2 năm một…); - Cập nhật và thực hành các quan niệm về đồ họa một cách cởi mở và phóng khoáng trong xu thế đương đại; - Các dự án nghệ thuật đồ họa trong thời gian tiếp theo. Trong buổi bế mạc trại sáng tác, họa sỹ Adisak Phupa cho biết ở Thái Lan, các nghệ sĩ chuyên về đồ họa thường xuyên cập nhật và h ọc hỏi về nghệ thuật đồ họa của thế giới để tự làm mới mình nên bộ môn nghệ thuật này ở Thái phát triển rất mạnh. Còn ông Đặng Mậu Tựu, họa sỹ, chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế và tiến sỹ Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật Huế đều nhận định rằng, môi trường để phát triển đồ họa ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, quá ít những hoạt động, trưng bày về đồ họa, do đó công chúng còn xa lạ với nghệ thuật này, số đông họa sỹ và công chúng hiện nay thường xem tác phẩm đồ họa chẳng khác các tác phẩm hội họa hay nhiếp ảnh. Chính vì vậy hoạt động trại sáng tác và triển lãm đồ họa nh ư sự kiện này là hết sức cần thiết và cần được duy trì, phát triển hơn nữa. 1. Rubbing là tên gọi kỹ thuật in, theo đó các hình được in trên gi ấy hay vải mỏng bằng cách đặt các vật chất này lên bề mặt không phẳng nhẵn của những đồ vật có độ cứng, đanh nhất định như gỗ, đá, kim loại hay đồ đan thêu như mây, tre đan, đăng - ten…rồi cà hay rập bằng bút chì hay loại màu nào đó. Kỹ thuật này dùng nhiều trong việc lấy bản rập mẫu hình điêu khắc, bia ký của giới nghiên cứu mỹ thuật cổ nước ta hay nó còn biểu hiện trong trò chơi dùng bút chì cà hình đồng tiền kim loại để nó in ra giấy mà rất nhiều người từng trải qua. NGUYỄN NGHĨA PHƯƠNG . TRẠI SÁNG TÁC ĐỒ HOẠ HUẾ LẦN THỨ NHẤT - 2011 Hoạt động trại sáng tác là một trong những cách th ức khá hiệu quả trong việc phát triển nghệ thuật. Các trại sáng tác đồ họa diễn. lịch trình hoạt động bao gồm: trại sáng tác, triển lãm và tọa đàm. Trại sáng tác diễn ra từ 2 9-8 -2 011 đến 0 3-9 -2 011 tại các xưởng thực hành của bộ môn đồ họa, Trường ĐH Nghệ thuật Huế. Các phương. nghệ thuật này vẫn còn những hạn chế nhất định. Là bước đi tiếp nối cho hoạt động trại sáng tác đồ họa ở Việt Nam, Tr ại sáng tác Đồ họa Huế lần Thứ Nhất (The 1st Hue Printmaking Workshop,

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan