HOÀNG THÚY NGÂN VÀ NHỮNG BỨC TRANH LỤA HỒN NHIÊN SIÊU THỰC pptx

5 357 0
HOÀNG THÚY NGÂN VÀ NHỮNG BỨC TRANH LỤA HỒN NHIÊN SIÊU THỰC pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HOÀNG THÚY NGÂNNHỮNG BỨC TRANH LỤA HỒN NHIÊN SIÊU THỰC HOÀNG THÚY NGÂN-Đôi bạn-2009 Thật sự hết sức ngạc nhiên ngỡ ngàng trước một phòng tranh đẹp bằng chất liệu lụa của họa sĩ trẻ Hoàng Thúy Ngân*. Tôi đã được quen biết Hoàng Thúy Ngân từ rất lâu - vì đó là vợ của nhà nghiên cứu mỹ thuật tên tuổi Quang Việt, là con dâu của họa sĩ danh tiếng vừa là nhà lý luận sắc sảo Quang Phòng. Ngạc nhiên ngỡ ngàng vì chị là một nữ họa sĩ tài năng. Những tranh lụa mà chị cho là những thể nghiệm về hội họa lụa ấy mang đầy tính nghệ thuật đích thực. Từng học ba năm về hội họa ở Nhà Văn hóa Trung tâm Hà Nội (1981 - 1983), song cái chất ngây thơ đến kỳ lạ của chị, đã toát lên từ bố cục tranh, nét vẽ, màu sắc chủ yếu là từ hình họa, chất gợi cảm, vừa hư lại vừa thực, vừa ảo lại vừa hiện. Tạo hình, diễn hình là của châu Âu nhưng cách biểu hiện lại rất ph ương Đông. Có nhiều bức tranh lụa theo tôi là rất đẹp rất hoàn chỉnh của tiêu chuẩn tác phẩm đẹp. Đó là: Khâu váy, Đợi mẹ về, Cu Tuấn, Đi hái nấm, Karaoke, ở cổng chùa, Đôi bạn, Ba cô bé dân tộc Sapa, Hai thiên thần, Bà Ngô, Thu Trang, Tam Mao - những bức tranh gây cho tôi sự xúc động mạnh phải tâm phục, khẩu phục nữ họa sĩ trẻ tài ba này. Hoàng Thúy Ngân có một kiểu vẽ lạ. Tuy vậy, ta vẫn thấy phảng phất trong tranh của chị, nghệ thuật tranh lụa đời Đường, nét thì từ Fujita tranh khắc gỗ màu Nhật Bản, nét rất mảnh nh ỏ mờ, hoặc nét từ tranh lụa của Lê Văn Đệ, màu xanh nhẹ ở nhiều tranh vẽ trẻ em của Mai Trung Thứ, một vài tranh diễn mảng bẹt như của Nguyễn Phan Chánh - nhưng vẫn là một Thúy Ngân, với cái nhìn, cách diễn hình, màu, chất lụa rất độc đáo. Chẳng phải các họa sĩ hồn nhiên ở Pháp, cũng không phải các họa sĩ hồn nhiên, tự học ở Việt Nam - ở chị - vừa “có học”, lại vừa “không có học”, vừa trực giác, lại vừa tài tử hòa quyện vào nhau, tạo ra một cá tính trong nghệ thuật: nhẹ nhõm, êm ái, thanh cao mà nhã nhặn, không có một cái gì dữ dằn, tìm kiếm ghê gớm trong nhiều bức bố cục rất lạ, cắt cúp rất “liều” mà ta thấy vẫn ổn. Phá hết cả môn giải phẫu người trong bài bản trường lớp mà vẫn không thấy chướng, cái được trong tranh của Hoàng Thúy Ngân có lẽ ở chỗ chị biết điều tiết về độ đậm nhạt của màu xa gần trong từng không gian của lụa. Bức tranh “Khâu váy” của chị, hoàn chỉnh đến mức như gợi nhớ đến một “Chơi ô ăn quan” của Nguyễn Phan Chánh, “Đợi mẹ về” như gợi nhớ đến những tranh lụa vẽ trẻ em đẹp của Mai Trung Thứ, “Cu Tuấn” vừa ngây thơ vừa tình cảm đáng yêu như gợi nhớ đến “Em Thuý” của Trần Văn Cẩn “Đi hái nấm” vừa hư vừa ảo làm ta so sánh tới tranh lụa của Lê Phổ Còn những bức như “Karaoke” chẳng khác gì của một họa sĩ giáo sư ở trường đại học mỹ thuật, rất bài bản hình họa không thể hoàn chỉnh hơn được nữa. Bức tranh “ở cổng chùa” thì có l ẽ một họa sĩ bậc thầy về lụa ở Việt Nam cũng chỉ có thể diễn tả được đến như vậy m à thôi. “Đôi bạn” thì cắt cúp đến phát sợ, cả hình người lẫn hình ngựa, nhưng nhờ cái phên mà chẳng thấy chướng, vẫn ổn. “Hai thiên thần” làm người ta nhớ đến những bức tranh của nữ họa sĩ Lê Thị Lựu, nh ưng Hoàng Thúy Ngân thông minh khôn khéo hơn, biết lấy biết bỏ nên tranh vẫn thoáng, đầy tính hồn nhiên siêu thực, không bị rơi vào hàn lâm. Hoàng Thúy Ngân có phong cách hồn nhiên, nhưng vì không hẳn vô thức, lại được gần gũi các họa sĩ, chịu nhiều ảnh hưởng, nên cái hồn nhiên này có tính siêu thực, tưởng vẽ “kỹ” (cổ điển) mà lại rất “sai” về hình (không phải cái “lệch lạc” của Nguyễn Tiến Chung, của Bùi Xuân Phái, của Matisse), quả thực, chị đã bắt được hình vào tâm điểm giống như Salvador Dalí, cái xa cái gần của siêu thực đã làm cho tranh chị không bị rắc rối, phức tạp, rườm rà như rất nhiều các họa sĩ Việt Nam khi vẽ lụa. Bức tranh lụa “Bà Ngô” rất ít màu, hình chắt lọc, có tình cảm trong nét màu nên thật dung dị đáng yêu. Bé “Ngô” có cái thật dễ thương, mềm mại, hóm hỉnh của một em bé Việt Nam, không khô cứng như hình vẽ của một số họa sĩ đi học ở Liên Xô về, gọt hình nhưng lại gỗ đẽo, trông mệt mỏi làm sao? Những thể nghiệm tranh lụa của Hoàng Thúy Ngân đã gợi mở ra một con đường nghệ thuật vẽ lụa Việt Nam có phần nào lạ mới - hé ra một cách biểu hiện, một phong cách tốt cho nghệ thuật Việt Nam (vốn xưa nay người ta vẫn cho lụa khó mà có thể bay xa được như sơn dầu, sơn mài, nó chỉ như một thứ “hàng lưu niệm” mà thôi). Con đường nghệ thuật của Hoàng Thúy Ngân còn rất dài, rất thênh thang. Những thể nghiệm lụa của chị sẽ là một cái mốc cho sự tiến nhanh trong tương lai. “Chị còn trẻ tâm hồn chị vẫn còn mát rượi” - như Delacroix đã từng nói. Tô Ngọc Thành * Triển lãm mang tiêu đề: “Hoàng Thúy Ngân- Những trải nghiệm về hội họa lụa. 2005-2009”, tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội, từ 26/11 đến 09/12/2009. . HOÀNG THÚY NGÂN VÀ NHỮNG BỨC TRANH LỤA HỒN NHIÊN SIÊU THỰC HOÀNG THÚY NGÂN-Đôi bạn-2009 Thật sự hết sức ngạc nhiên và ngỡ ngàng trước một phòng tranh đẹp bằng chất liệu lụa của. nhớ đến những bức tranh của nữ họa sĩ Lê Thị Lựu, nh ưng Hoàng Thúy Ngân thông minh và khôn khéo hơn, biết lấy biết bỏ nên tranh vẫn thoáng, đầy tính hồn nhiên và siêu thực, không bị rơi vào hàn. trong tranh của chị, nghệ thuật tranh lụa đời Đường, nét thì từ Fujita và tranh khắc gỗ màu Nhật Bản, nét rất mảnh và nh ỏ mờ, hoặc nét từ tranh lụa của Lê Văn Đệ, màu xanh nhẹ ở nhiều tranh

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan