TRẠI SÁNG TÁC HỘI HỌA NHA TRANG 2008 docx

6 358 0
TRẠI SÁNG TÁC HỘI HỌA NHA TRANG 2008 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRẠI SÁNG TÁC HỘI HỌA NHA TRANG 2008 Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Khu sáng tác - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trại sáng tác hội họa chất liệu sơn dầu cho 15 họahội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Kế họach là vậy nhưng chỉ có 13 họa sĩ đến dự trại. Khu vực Hà Nội có họa sĩ Lê Huy Tiếp, Trịnh Thái; Khu vực TP. Hồ Chí Minh có họa sĩ Nguyễn Thanh Châu, Phạm Đỗ Đồng, Nguyễn Thế Cường, Lê Thánh Thư; Khu vực Khánh Hòa có Bùi Văn Quang, Văn Vết; B ình Thuận có Nguyễn Kha Nhi; Quảng Trị có họa sĩ Trương Minh D ự, Họa sĩ Vũ Dương (Đà Nẵng), Họa sĩ Nguyễn Duy Phương (Long An), Họa sĩ Nguyễn Hữu Nguyên (Đồng Tháp). Điều kiện vật chất và tinh thần cho các hội viên dự trại được Ban tổ chức đáp ứng đầy đủ, tuy nhiên kết thúc trại mỗi hội viên để lại cho VŨ DƯƠNG-Nét phố-sơn dầu Hội 1 tác phẩm tốt để bổ sung cho bộ sưu tập của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Còn họa sĩ dự trại được gì? Vật chất ư? Vui vẻ, trao đổi nghệ thuật, bầu bạn tâm giao ư? Hẳn nhiên là chưa đủ sức thuyết phục, có lẽ cái thuyết phục lớn nhất để 13 họa sĩ khăn gói lên đường là h ọ thích vẽ, bởi vẽ là nguồn sáng tạo bất tận không ai có thể ngăn cản được. Và chính việc 13 họa sĩ đa phần có tiếng tăm hội tụ nơi đây - Nhà sáng tác Nha Trang thời gian 15 ngày (16/6/- 30/6/2008) để xây dựng tác phẩm mới quả thực là một điều hết sức vui mừng cho Ban tổ chức. Những bức tranh sáng tác tại trại có bức vẽ dở dang ở nhà đem đến để tiếp tục hoàn thiện. Có những tác phẩm vẽ trực tiếp ở trại nhưng chưa tương xứng với tầm vóc của tác giả. Vì vậy, người viết bài này chỉ mong muốn được nêu lên cái chung và cái riêng của một số tác phẩm. Việc kết hợp tính cảm xúc và trí tu ệ có thể thấy trong tác phẩm của họa sĩ Lê Huy Tiếp. Bức tranh Trông ra biển được ông hoàn thiện tại trại là một minh chứng. Sự biến hóa và biến đổi trong h ành trình cá nhân, ông đã sáng tạo trong mối tương ứng linh biến, tư duy một hình tượng nghệ thuật khác biệt. Nhân vật trong tranh là chú chó được vẽ rất sống động, hình ảnh con vật trở về tại nền của ngôi nhà cũ còn trơ lại những cột kèo xiêu vẹo, đá sỏi ngổn ngang chất chồng, một tờ báo thanh niên nhăn nhúm, chiếc vỏ bia sót lại, những chiếc thuyền không bóng người neo đậu sát bờ biển là những hình ảnh buồn đến nao lòng. Dõi theo hướng nhìn của chú chó có thể những ngôi nhà ngói trên biển đảo. Tất cả hằn lên quá khứ, hiện tại và một chút hy vọng vào tương lai. Không phải ngẫu nhiên mà bức tranh Trông ra biển của họa sĩ Lê Huy Tiếp như vang vọng điệp khúc đi tìm lại một niềm khắc khoải thời gian. Đam mê khám phá không gian siêu thực, giàu sức tưởng tượng dẫn dắt ông chảy theo miền suy tưởng để tìm tới nguồn cội. ông bắt thời gian ngừng trôi, như ẩn chứa sự nuối tiếc sóng sánh một nỗi buồn, cái không thể quay về nhưng mỗi khi sống dậy trong ký ức thì lại thành dòng thời gian tâm tưởng, chứa đựng bao nhiêu kỷ niệm của đời người. Tất cả hình tượng trong tranh có sự lô-gich, được ông đúc kết từ những điều giản dị nhất của đời thường, để hướng cái nhìn trầm tích sâu sắc, bỗng hóa thành da diết, man mác và lấp lánh bao điều đáng suy nghĩ. Tác phẩm mới của họa sĩ Lê Huy Tiếp đọng lại một cảm xúc và một phong cách nghệ thuật ấn tượng, suy tưởng đậm chất triết lý. Nghệ thuật của Lê Thánh Thư có sự khác biệt so với thời kỳ trước đó của anh và đã riêng mình rẽ sang một hướng khác trong cảm nhận về nghệ thuật. Trong tranh Nhịp sống I, Nhịp sống II, màu sắc và bố cục dường như không được anh chú ý mà ch ỉ mang tính khái quát đến nhức nhối. Tư duy nghệ thuật là kích tấc duy nhất để anh đối diện với chính mình trong một chiều kích khác. Đó là những số phận nhân vật, những ký hiệu đỏ đen, những ngôi nhà không có thực, hình ảnh con người kỳ lạ, vài chiếc áo mang hình ngôi sao. Nét cọ chấm phá dày mỏng xoay chiều, vô định khác nhau tạo thành sắc độ đậm nhạt. Tác giả như hóa thân vào tác phẩm để được sống tận cùng ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ và bấy giờ không gian và thời gian không còn khoảng cách nữa. Tất cả hòa trộn đồng hiện trong niềm tin dữ dội và định phận. Tác phẩm Sắc rừng của họa sĩ Phạm Đỗ Đồng như là sự chuyển động của thiên nhiên cây cỏ, màu sắc tung hoành cuồng phong nổi gió. Thi ên nhiên như vỡ òa rực rỡ, sung mãn bằng vô số ánh sáng trong sự sử dụng phong phú các hiệu quả của màu sắc. Có thể thấy mục đích của ông là thể hiện một thiên nhiên kỳ ảo giữa khái niệm và hình ảnh. Đề tài và trạng thái cảm xúc phải là những yếu tố quyết định sự lựa chọn dạng thức kỹ thuật. Một bức tranh khác của họa sĩ Phạm Đỗ Đồng là cả một thế giới ồn ào náo nhiệt khắp nơi. Đó là nếp sống đô thị Sài Gòn ngày nay với lưu thông quay cuồng, phát triển thành thị ít chịu theo quy luật, dân số đông đúc. Đời sống thành phố như một ngọn sóng tràn vỡ, phố xá dọc bờ sông chuyển động bằng sự năng nổ ngày càng gia tốc, như thể lạnh giá không sức sống, rồi bỗng chốc tất cả lại náo nhiệt và kích động. Về phần mình, họa sĩ Nguyễn Thanh Châu vẫn nặng tình với phong cảnh sông nước quê hương, đắm mình bãng lãng đầy thi vị với mây trời, ấm áp khói lam chiều. Có thể nhìn thấy chân trời, màu xanh xoắn xuýt trầm lắng của cây, sông nước yên t ĩnh gợi cảm. Tác phẩm mới của ông là sự giao cảm giữa thẩm mỹ của hình họa và giao thoa của màu sắc. Họa sĩ Trương Minh Dự đi từ hương sắc quê hương đến sắc màu của biển. Một số tác phẩm về biển được anh thể hiện trong trại này. Nghệ thuật của anh mang dấu ấn khác biệt, nhiều ngẫu hứng. Hơn nữa chất đắm đuối trong tâm hồn cũng làm cho anh đong đầy trạng thái cảm xúc bao điều đẹp đẽ. Bức tranh Mắt biển có vẻ đẹp trữ tình, vang vọng dư âm lời ru, bằng tình yêu thương và trăn trở. Họa sĩ Vũ Dương với cách phối màu đẹp, bảng màu xanh xám, nâu xám, vàng xám là những màu chủ đạo trong tranh của anh. Anh phối hợp hình tượng với ý niệm cùng các biểu tượng riêng để hướng tới tìm kiếm một thông cảm tinh thần. Bức tranh Nét phố là sự thinh lặng, nhưng đó không phải là sự im lặng của thoái thác và an phận. Đó là sự thinh lặng đón mời của một di sản cổ. Anh quan tâm đến việc làm nổi lên nhiều thứ ánh sáng ngóc ngách trên bờ tường của phố cổ Hội An, cánh cửa đỏ nung nấu ý tưởng, vệt cắt cố tình, đường sáng trắng nhiều gợi ý, và con người cũng mơ hồ. Tranh của anh sống động và cảm thấy chúng tạo ra vẻ tao nhã ẩn tàng. Tác phẩm mới của Văn Vết thể hiện cuộc sống thường nhật của các cô gái dân tộc vùng cao. Điều đáng nói ở đây là cảnh sắc vàng óng, đỏ cam rực nắng của cây cối trông lạ hẳn. Hình thể các nhân vật nữ dân tộc vùng cao bên dòng suối được diễn tả tự nhiên, có tính điển hình, làm cho người ta có một ấn tượng về thời gian và không gian nhất định. Họa sĩ Nguyễn Kha Nhi rừng rực với mô thức hình tượng những nhân vật nữ như đang múa, hoặc như đang hành trình theo nhịp điệu chuyển động xoay tròn, thêm vào đó là dùng cách biến hóa màu sắc, phá vỡ tổng thể để tăng cảm giác dâng cao, tuy nhiên tác phẩm này chưa thực sự thành công. 13 họa sĩ ở trại sáng tác hội họa thành phố biển Nha Trang năm 2008 phản ánh năng lực và phong cách nghệ thuật phong phú, là khởi nguồn cho hành trình tiếp tục khai mở những tác phẩm mới sau này. Trịnh Hoàng Tân . TRẠI SÁNG TÁC HỘI HỌA NHA TRANG 2008 Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Khu sáng tác - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trại sáng tác hội họa chất liệu sơn dầu cho 15 họa sĩ hội. tổng thể để tăng cảm giác dâng cao, tuy nhiên tác phẩm này chưa thực sự thành công. 13 họa sĩ ở trại sáng tác hội họa thành phố biển Nha Trang năm 2008 phản ánh năng lực và phong cách nghệ thuật. 13 họa sĩ khăn gói lên đường là h ọ thích vẽ, bởi vẽ là nguồn sáng tạo bất tận không ai có thể ngăn cản được. Và chính việc 13 họa sĩ đa phần có tiếng tăm hội tụ nơi đây - Nhà sáng tác Nha Trang

Ngày đăng: 29/06/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan