phong tri benh cho Lon pdf

2 362 0
phong tri benh cho Lon pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng và điều trị một số bệnh cho lợn 1/ Phân biệt lợn ốm và lợn khoẻ. */ Lợn khoẻ mạnh - Có dáng nhanh nhẹn, mắt sáng, da hồng hào, lông bóng mượ, mũi ướt, đuôi luôn ve vẩy linh hoạt. - Phân mềm, dẻo, có khuôn, nước tiểu trong, không màu. - Nhiệt độ cơ thể: 38.5 độ C. */ Lợn ốm: - Dáng lờ đờ, mắt đỏ, ( có thể có nhử), gương mũi khô, thích nằm hoặc chui rúc đầu vào góc tối, chất độn lót. - Đuôi bỏ thõng, lông xù, phân táo bón hoặc ỉa chảy, có mùi tanh hoặc thối khắm. Nước tiểu màu vàng hoặc đỏ nâu. Nhịp thở, mạch tim đập chậm hoặc nhanh hơn bình thường. - Lợn ăn ít hoặc bỏ ăn. Nhiệt đô cơ thể trên 39 độ C. */ Chăm sóc lợn ốm. - Nhốt riêng ngay để tránh lây lan sang con khác. - Lợn chua bỏ ăn hoàn toàn thi cho ăn cháo loãng, rau non, kích thích sự thèm ăn bằng cáh cho ăn cám, goạ rang, đầu cá băm nhỏ nấu chín hoặc cua sống. - Mời cán bộ thú y xem xét, chữa trị kịp thời. 2. Tiêm phòng. - Lịch tiêm phòng cho lợn nái sinh sản. Ngày tiêm Vaccin tiêm 15 ngày trước khi phối giống Phó thương hàn ( lần 1) Dịch tả ( lần 1) 10 ngày trước khi phối giống Tự huyết trùng ( lần 1) Từ ngày 60 - 80 quá trình mang thai Phó thương hàn (lần 2) 40 ngày sau khi đẻ Phó thương hàn ( lần 3) Dịch tả ( lần 2) 45 ngày sau khi đẻ Tụ huyết trùng ( lần 2) - Lịch tiêm phòng cho con, lợn nuôi thịt. Ngày tuổi Thuốc/ Vaccin 2 - 3 Sắt ( lần 1) 10-12 Sắt ( lần 2) 21 Phó thương hàn lần 1 28 Phó thương hàn lần 2 30 Phù đầu lợn con 40 Tụ dấu lần 1 45 Dịch tả lần 1 58 Phó thương hàn lần 3 70 Tụ dấu lần 2 75 Dịch tả lần 2 Lưu ý: Đối với những cơ sở giống chưa tiêm phòng các loại vacin trên thì khi mua lợn giống về nuôi chúng ta phải tiêm đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh, đối với các bệnh phó thương hàn, đóng dấu, tụ huyết trung. Nếu cơ sở giống đã tiêm phòng nhưng chưa đủ thì chúng ta phải tiêm tiếp những mũi còn lại. Chỉ tiêm vaccin phòng bệnh khi cơ thể lợn đang trong trạng thái khoẻ mạnh. Bệnh truyền nhiễm. 3. Bệnh dịch tả lợn ( DTL) */ Triệu chứng: Lợn bị bệnh sốt cao 41 - 42 độ, bỏ ăn, khát nước, phân táo bón, thích nằm chỗ tối, trên da mỏng và niêm mạc có nhiều nốt đỏ lấm tấm như muỗi đốt. Bệnh kèo dài, nhiệt độ hạ dần, lợn bắt đầu ỉa chảy, phân loãng mùi tanh khắm, niêm mạc miệng. lợi, ruột viêm, xuất huyết, có những vết loét hình cúc áo phủ bựa trắng ( vùng van hồi manh tràng ) Bệnh lây lan rất nhanh, lợn ở các lứa tuổi đều mắc. */ Phòng bệnh: Cần thực hiện đúng những quy định phòng bệnh cho các cơ sở chăn nuôi lợn như sau: - Kiểm dịch thật tốt việc nhập lợn từ ngoài vào trại, lợn mới mua về phải nhốt riêng ít nhất 15 ngày rồi mới đưa vào khu vực nuôi chính thức. - Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. - Thực hiện tiêm phòng định kỳ và bổ sung: Dùng vaccin nhược độc DTL, tiêm 1ml/ con. Sau khi tiêm từ 3 - 5 ngày đã có miễn dịch và kéo dài được 1 năm. Những nơi có dịch, có thể tiêm thẳng vaccin DTL vào ổ dịchvới liều 2ml/ con ( gấp đôi liều bình thường ). - Lợn ốm phải nhốt cách ly, xử lý triệt để. */ Điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi lợn mới ốm sốt chưa cao chữa bằng khánh huyết thanh 1 ml/ con liều tối đa 80 ml, liều tối thiểu 15 ml. 4/ Bệnh đóng dấu lợn ( ĐDL) */ Triệu chứng: Lợn sốt cao 40 - 40.5 độ C, bỏ ăn. Thể cấp tính chết nhanh. Ở thể kéo dài, hai mắt đỏ nhưng có ít nhử, mình nóng, da khô, trên da xuất hiện những đám xuất huyết hình vuông, chữ nhật, bầu dục Sau vài ngày , da ở những chỗ tụ huyết dần tróc ra từng mảng và quăn lại như mo nang. */ Phòng bệnh Tiêm phòng triệt để hai vụ Thu và Đông. Có thể sử dụng 1 trong 2 loại vaccin sau: - Vaccin ĐDL có keo phèn formon. Đối với lợn dưới 25 kg tiêm 3 ml/ con, với lợn trên 30 kg tiêm 5 ml/ con. Sau khi tiêm 5-7 ngày có miễn dịch và kéo dài được 6 - 8 tháng. */ Điều trị: Có thể dùng 1 trong 2 loại thuốc sau: */ Cách 1: + Penicillin: 50.000 I/ kgP + Streptomicin: 30 mg/ kg thể trọng. + Tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: cafein 0.2 - 1 g/ ngày, vitamin B1: 5 - 10 cg/ con / ngày, vitamin C: 0.2 - 1 g/ con / ngày. */ Cách 2 + Spectilin 1 ml / 10 kg P. Tiêm bắp, ngày 2 lần. + Tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: Cafein 0.2 - 1 g/ ngày, vitamin B1: 5 - 10cg/ con / ngày, vitamin C: 0.2 - 1 g/ con/ ngày. - Ngoài ra phải chữa triệu chứng, bằng cách cho uống thuốc nhuận tràng, hạ sốt. Kinh nghiệm của nhân dân ta cho ăn rau muống, rau má, cua đồng. - Tắm xà phòng ngày 2 - 3 lần đến khi khỏi. - Tiêm lòng trắng trứng gà, với liều 5 - 10 ml/ con, tiêm bắt thịt. 5/ Bệnh tụ huyết trung lợn ( THT) */ Triệu chứng: Lợn sốt cao 40 - 41 độ bỏ ăn, phân táo bón, nước tiểu vàng, thích chui vào chỗ tối, trên da xuất huyết hoặc tụ huyết tím bầm, chảy nước mắt, nước mũi, cổ sưng ( thuỷ thũng ). Lợn thở khó, ho khan, ho từng cơn nghe có tiếng khò khè trong phế quản. Phân lúc đầu táo bón, rồi đi lỏng, có thể lẫn máu. Lợn bị thể cấp tính chết nhanh. Lây lan mạnh, thường xảy ra vào mùa hè. */ Phòng bệnh: Tiêm bằng 1 trong các vaccin sau: - Vaccin tụ huyết trùng ( THT ) keo phèn, tiêm 5 ml/ con, sau 21 ngày có miễn dịch và kéo dài từ 3 - 6 tháng. - Vaccin tụ huyết trùng lợn chủng Fg He, tiêm2 ml/ con. - Vaccin tụ dấu 3 - 2 ( phòng được cả hai bệnh Đóng dấu và tụ huyết trung ), tiêm 3 ml/ con. */ Điều trị: Cách 1: - Streptomycin, tiêm 20 - 50 mg/ kg P. Liệu trình điều trị 3 - 4 ngày. - Penicilin: 30.000 - 50.000 UI/ Kg P. - Tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: Cafein 0.2 - 1 g/ ngày, vitamin B1: 5 - 10 cg/ con/ ngày, vitamin C: 0.2 - 1 g/ con/ ngày. - Kết hợp chữa triệu chứng hô hấp, tiêu hoá. Cách 2: - Apicillin: 20 - 25 mg/ kg P - Kanamycin, tiêm với liều 30 - 50 mg/ kg P. Liệu trình điều trị 3 - 4 ngày. - Tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: Cafein 0.2 - 1 g/ ngày, vitamin B1: 5 - 10cg/ con/ ngày, vitamin C: 0.2-1g/ con/ ngày. 6/ Bệnh suyễn lợn. */ Triệu chứng: Lợn bị bệnh kém ăn, thường ho vào ban đêm, bệnh kèo dài có hiện tượng thở bụng, thở gấp, lợn gầy yếu. Bệnh lây lan ở thể ẩn tính khi thay đổi môi trường sống, vận chuyển đi xa. Phòng bệnh: Đảm bảo khẩu phần ăn cho lợn, thực hiện tốt vệ sinh thú y. - Phòng bệnh bằng vaccin là biện pháp hữu hiệu nhất. Dùng vaccin Respisure với liều 2 ml/ con cho các loại lợn như sau: Loại lợn Lần 1 Lần 2 Lợn thịt 7 ngày tuổi 21 ngày tuổi Lợn nái đẻ lứa đầu 6 tuần trước khi đẻ 2 tuần trước khi đẻ Lợn nái đẻ từ lứa 2 trở đi Tiêm 1 lần 2 tuần trước khi đẻ . vitamin C: 0.2 - 1 g/ con/ ngày. - Ngoài ra phải chữa tri u chứng, bằng cách cho uống thuốc nhuận tràng, hạ sốt. Kinh nghiệm của nhân dân ta cho ăn rau muống, rau má, cua đồng. - Tắm xà phòng. ngay để tránh lây lan sang con khác. - Lợn chua bỏ ăn hoàn toàn thi cho ăn cháo loãng, rau non, kích thích sự thèm ăn bằng cáh cho ăn cám, goạ rang, đầu cá băm nhỏ nấu chín hoặc cua sống. - Mời. Phòng bệnh: Đảm bảo khẩu phần ăn cho lợn, thực hiện tốt vệ sinh thú y. - Phòng bệnh bằng vaccin là biện pháp hữu hiệu nhất. Dùng vaccin Respisure với liều 2 ml/ con cho các loại lợn như sau: Loại

Ngày đăng: 29/06/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan