hàng không dân dụng quốc tế

11 4.1K 7
hàng không dân dụng quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luật hàng không dân dụng quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế. Ngành luật này điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế trong quá trình khai thác và sử dụng khoảng không gian các đường bay, sân bay quốc tế và hoạt động của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. Luật hàng không quốc tế là ngành luật có quan hệ với nhiều những ngành luật khác như Hiến pháp, dân sự, hình sự, hành chính… hay những ngành luật cũng mang tính quốc tế như tư pháp quốc tế, công pháp quốc tế. Pháp luật hàng không dân dụng Việt Nam là một bộ phận của pháp luật hàng không dân dụng quốc tế, những quy định trong pháp luật HKDDVN là sự cụ thể hóa các quy định trong pháp luật quốc tế từ các quy định trong Điều ước quốc tế về hàng không mà VN là thành viên hay gia nhập, tới những thỏa thuận của VN là các nước khác về hàng không. Tất cả những quy định đó đã tạo khung pháp lí vững chắc cho pháp luật về hàng không VN. Bên cạnh những quy định về hàng không quy định trong các Điều ước quốc tế thì các quy định cụ thể trong pháp luật chuyên ngành cũng được áp dụng triệt để trong lĩnh vực hàng không. Vậy giữa Luật hàng không dân dụng quốc tế và các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật VN có mối quan hệ nào? Chúng tác động qua lại với nhau ra sao? Bài thuyết trình sẽ giải quyết các vấn đề đó.

Câu 3: Nếu bạn là một hành khách đi trên chuyến bay của hãng hàng không Vietnamairlines và bị thiệt hại về sức khỏe, hành lý… dựa vào các quy định của Luật hàng không dân dụng VN và Điều lệ vận chuyển của hãng này, hãy trình bày trình tự thủ tục khiếu nại và khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại và cho biết mức tối đa có thể được bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? Bài làm: Một điều mà không ai trong chúng ta có thể chối cải là vận chuyển bằng đường hàng không có những lợi ích rất ưu việt đó là thời gian vận chuyển nhanh, việc di chuyển rất thoải mái và dịch vụ rất tốt. Tuy nhiên, để được thụ hưởng những tiện ích đó thì khách hàng phải bỏ ra một khoảng chi phí không nhỏ. Bên cạnh đó không có bất kì hình thức vận chuyển nào là an toàn tuyệt đối, ngành hàng không cũng vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ, các sơ suất hoặc rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng và làm thiệt hại đến tinh thần, sức khỏe và tài sản cho khách hàng. Do đó, để có thể gầy dựng lòng tin cho khách hàng đối với dịch vụ mà mình cung cấp, cũng như tạo cảm giác an tâm cho khách hàng trong quá trình di chuyển thì các hãng hàng không phải đưa ra những đảm bảo nhất định, ràng buộc trách nhiệm với khách hàng trong suốt thời gian cung cấp dịch vụ, trong đó quan trọng nhất có thể kể đến là trách nhiệm bổi thường thiệt hại. Vậy khi có những tổn thất về tinh thần, sức khỏe và tài sản xảy trong chuyến bay, chúng ta phải làm những gì để nhận được sự bồi thường từ hãng hàng không mà chúng ta đang sử dụng. Trình tự thủ tục khiếu nại và khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại là thế nào và mức tối đối đa được bồi thường là bao nhiêu? Nhóm sẽ tiến hành phân tích dựa trên Luật hàng không dân dụng Việt Nam và Điều lệ vận chuyển của Việt Nam Airline để giải quyết vấn đề. 1. Trình tự thủ tục khiếu nại và khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại 1.1. Theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam Vấn đề bồi thường thiệt hại xảy ra khi nào? Căn cứ vào Điều 160, Điều 161 và Điều 164 Luật hàng không dân dụng VN và Điều 16.2 Điều lệ vận chuyển của hãng Vietnam airline thì người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp: - Hành khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay. - Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao hàng hoá, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hoá, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hoá, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay. - Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại. - Trường hợp hàng hoá, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hoá, hành lý lại đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hoá, hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển. - Trường hợp hàng hoá đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng khôngkhông phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. - Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do vận chuyển chậm, trừ trường hợp chứng minh được mình, nhân viên và đại lý của mình không thể áp dụng hoặc đã áp dụng mọi biện pháp để tránh thiệt hại nhưng thiệt hại vẫn xảy ra. Căn cứ theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (Điều 170) và Điều lệ của hãng hàng không Vietnamairlines (Điều 17.1) việc khiếu nại được thực hiện như sau: Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại. Về nguyên tắc trước khi khiếu kiện hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc đại diện hợp pháp của họ phải làm văn bản khiếu nại đến người vận chuyển – trong trường hợp này là hãng hàng không Vietnam airlines. Về thời hạn thì tùy theo trường hợp pháp luật sẽ quy định thời hạn khác nhau: - Trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý: 07 ngày kể từ ngày nhận được hành lý. - Trường hợp thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa: 14 ngày kể từ ngày nhận hàng hóa; - Trường hợp mất mát hàng hóa: 21 ngày kể từ ngày phải trả hàng hóa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi khiếu nại, hãng hàng không Vietnamairlines có nghĩa vụ phải thông báo cho người khiếu nại biết là chấp nhận hay không chấp nhận đơn khiếu nại. Trường hợp, hãng hàng không Vietnam airlines không chấp nhận đơn khiếu nại hoặc quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đợn khiếu nại mà không nhận đươc thông báo trả lời của hãng thì người khiếu nại có quyền khởi kiện Lưu ý: Nếu người khởi kiện không thực hiện thủ tục khiếu nại trong thời hạn như trên thì việc khởi kiện không có giá trị trừ trường hợp vì có sự lừa dối từ người vận chuyển hoặc người khiếu nại có lý do chính đáng. 30 ngày Văn bản khiếu nại 07 ngày từ ngày nhận được hành lý thiếu hụt, hư hỏng, mất mát. 14 ngày kể từ ngày nhận hàng hóa thiếu hụt, hư hỏng 21 ngày kể từ ngày phải được nhận hàng hóa bị mất mát. Vietnamairlines Khởi kiện Không nhận được thông báo trả lời. Không chấp nhận đơn khiếu nại Chấp nhận đơn khiếu nại Do đây là hoạt động hàng không dân dụng nên nó có thể là hoạt động nội địa và cũng có thể là hoạt động quốc tế, chính vì vậy để xác định được trình tự thủ tục khởi kiện ta phải xét các trường hợp: Nếu là hoạt động hàng không dân dụng nội địa (tức hợp đồng vận chuyển mà theo thỏa thuận của các bên địa điểm xuất phát và địa điểm đến trên lãnh thổ của một quốc gia và không có điểm dừng thỏa thuận trên lãnh thổ một quốc gia khác) thì pháp luật áp dụng là pháp luật việt nam và trình tự thủ tục khởi kiện tuân theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam. Nếu là hoạt động hàng không dân dụng quốc tế (tức hợp đồng vận chuyển mà theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, địa điểm xuất phát và địa điểm đến trên lãnh thổ của hai quốc gia hoặc trên lãnh thổ của cùng một quốc gia nhưng có điểm dừng thỏa thuận trên lãnh thổ của một quốc gia khác không kể có gián đoạn trong quá trình vận chuyể hoặc chuyển tải) thì trình tự thủ tục sẽ do pháp luật của nước được các quy tắc tư pháp của nước có tòa án dẫn chiếu tới. Theo quy định tại Điều 172 của luật hàng không dân dụng việt nam Tòa án Việt Vam sẽ có thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp sau đây: - Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam; - Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển tại Việt Nam; - Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển. Đối với những tranh chấp về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách bị chết hoặc bị thương thì ngoài những trường hợp trên Tòa án Việt Vam còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi hành khách có nơi cư trú chính và thường xuyên tại Việt Nam và thời điểm xảy ra tai nạn, với điều kiện: - Người vận chuyển có hoạt động khai thác vận chuyển hành khách trực tiếp bằng tàu bay của mình hoặc bằng tàu bay của người vận chuyển khác theo hợp đồng giao kết giữa những người vận chuyển về việc liên danh khai thác các chuyến bay vận chuyển hành khách; - Người vận chuyển sử dụng trụ sở của mình hoặc trụ sở của người vận chuyển khác có hợp đồng liên danh giao kết với mình để kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không tại Việt Nam. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và pháp luật về tố tụng dân sự của Việt Nam như sau: 1. Nộp đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền; 2. Tòa án xem xét đơn khởi kiên và ra quyết định thụ lí hoặc không thụ lí vụ án. Nếu tòa án thụ lí vụ án thì: tòa sẽ thông báo cho người khởi kiện 3. Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí. Đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Trong tài tại Việt Nam chỉ được giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển khi: - Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam; - Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển tại Việt Nam; - Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển. Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển đối với thiệt hại xảy ra cho hành khách, hành lý, hàng hoá là hai năm, kể từ ngày tàu bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất (Điều 173 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam). 1.2. Theo Điều lệ vận chuyển hành khách và hành lý của Vietnam Airlines Thời hạn khiếu nại đối với hành lý: - Hành khách nhận hành lý phải khiếu nại tại nơi giao nhận hành lý nếu không sẽ bị xem là hành lý đã được giao trả nguyên vẹn và phù hợp với hợp đồng vận chuyển trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng để chứng minh. - Thông báo khiếu nại phải được gửi bằng văn bản cho người vận chuyển trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được hành lý trong trường hợp thiếu hụt, hư hỏng hành lý,bảy ngày kể từ ngày lẽ ra phải nhận được hành lý trong trường hợp mất một hay nhiều kiện hành lý, hai mươi mốt ngày kể từ ngày đã nhận được hành lý trong trường hợp hành lý bị vận chuyển chậm. Thời hiệu khởi kiện: Trong vòng hai năm kể từ ngày tàu bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận chuyển bị chấm dứt về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành khách và hành lý. 2. Mức bồi thường có thể được nhận: 1.1. Theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (Điều 160, 162, 166) Luật Hàng không dân dụng Việt Nam không quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp có sự thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách. Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý: - Theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng không được quá giá trị thiệt hại thực tế. - Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại điểm đến nhưng không vượt quá giá trị thiệt hai thực tế trong trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế. - Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý không kê khai hoặc đối vơi hành lý xách tay. Trong trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba thì được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại: - Đối với vận chuyển hành khách có thiệt hại về tính mạng về tính mạng, sức khỏe là một trăm nghìn đơn vị tính toán; thiệt hại do vận chuyển chậm là bốn nghìn một trăm năm mươi đơn vị tính toán. - Đối với vận chuyển hành lý là một nghìn đơn vị tính toán. Trường hợp có kê khai hành lý ký gởi và trả khoản phí bổ sung thì được bồi thường theo mức giá trị đã kê khai trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị kê khai lớn hơn giá trị thực tế. - Đối với vận chuyển hàng hóa là mười bảy đơn vị tính toán cho mỗi kilogam hàng hóa. Trường hợp có kê khai giá trị hàng hóa cộng với trả khoản phí bổ sung thì bồi thường theo mức giá kê khai trừ trường hợp chứng minh được giá trị kê khai lớn hơn giá trị thực tế. 2.1. Quy định của Điều lệ vận chuyển hành khách và hành lý của Vietnam Airlines (Điều 16) Trách nhiệm đối với hành khách bị chết hoặc bị thương thân thể: - 100.000 SDR cho mỗi hành khách, kể cả chi phí pháp lý. - Đối với vận chuyển quốc tế do Công ước điều chỉnh là 100.000 SDR kể cả chi phí pháp lý. - Hành trình có điểm đi, đên hoặc tạm dừng thỏa thuận tại Mỹ là 100.000 SDR. - Vận chuyển liên quan đến Mỹ phù hợp với Điều 22 (1) của Công ước được ấn định ở mức 75.000 USD kể cả chi phí pháp lý hoặc là 58.000 USD không kể chi phí pháp lý. Trách nhiệm đối với thiệt hại về hành lý: - Đối với khiếu nại được điều chỉnh bởi công ước thì trách nhiệm thiệt hại về hành lý ký gửi là 20 Đô-la Mỹ một kilogam, đối với hành lý xách tay là 400 Đô-la Mỹ môt hành khách. - Đối với khiếu nại áp dụng luật hàng không dân dụng việt nam thì trách nhiệm thiệt hại về hành lý nói chung là 1.000 SDR - Nếu hành khách có kê khai giá trị của hành lý ký gởi khi làm thủ tục chuyến bay và đã trả khoản phí áp dụng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được giới hạn trong giá trị kê khai. Theo Điều 162 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý được tính như sau: - Theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế; - Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế; - Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị; - Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay. Theo Điều 16.3.5. Điều lệ vận chuyển hành khách và hành lý của Vietnamairlines, “Chúng tôi bồi thường Thiệt hại về Hành lý cho Hành khách dựa trên nguyên tắc chung là bồi thường theo thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của chúng tôi. Hành khách có trách nhiệm chứng minh thiệt hại thực tế đối với hành lý của mình. Trong trường hợp Điều 16.3.4 được áp dụng, vì bất kỳ lý do nào, hành khách không thể chứng minh được thiệt hại thực tế hoặc không thể cung cấp các bằng chứng liên quan đến thiệt hại về hành lý để làm căn cứ đòi bồi thường, chúng tôi áp dụng mức giới hạn trách nhiệm được qui định ở Điều 16.3.3”. Như vậy, đối với bồi thường đối với hàng hóa, mức tối đa có thể được bồi thường là giá trị thiệt hại thực tế của bên được vận chuyển. Còn bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay thì Luật Hàng không dân dụng Việt Nam không quy định mức bồi thường cao nhất là bao nhiêu.Vì thế , mức bồi thường thiệt hại tối đa sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xác định. Còn theo Điều lệ vận chuyển hành khách và hành lý của Vietnam airlines mức bồi thường cao nhất là 100.000 SDR cho mỗi Hành khách, kể cả các chi phí pháp lý theo mục 16.2 Điều 16. Bảng chuyển đổi đơn vị tính toán: coinmill.com SDR tỷ lệ 30 tháng Năm 2014 SDR USD 0.50 1.00 2.00 5.00 10.00 20.00 50.00 100.0 200.00 500.00 1000.00 100,000.00 5000.00 10,000.00 20,000.00 50,000.00 2000.00 0.77 1.54 3.08 7.70 15.40 30.81 77.02 154.05 308.09 770.24 1540.47 3080.94 7702.36 15,404.71 30,809.43 77,023.56 154,047.13 coinmill.com SDR tỷ lệ 30 tháng Năm 2014 SDR VND 0.50 1.00 2.00 5.00 16,200 32,600 65,200 162,800 10.00 20.00 50.00 100.00 200.00 100,000.00 1000.00 2000.00 5000.00 10,000.00 20,000.00 50,000.00 500.00 325,600 651,400 1,628,200 3,256,600 6,513,200 16,283,000 32,565,800 65,131,800 162,829,400 325,658,600 651,317,200 1,628,293,200 3,256,586,400 3. Ví dụ: Trên chuyến bay VN956 chặng Yangon (Myanmar - Hà Nội) khởi hành lúc 19h10’ về đến Nội Bài vào 21h20’ tối 26/3, khi các hành khách khác đã nhận được hành lý thì chị Ngô Thị Hằng (nhân viên một công ty viễn thông trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội) vẫn chưa thấy bóng dáng của chiếc vali nhãn hiệu Lacoste của mình. Chiếc vali nhãn hiệu Lacoste của chị Hằng bị bẻ khóa tại sân bay Nội Bài. Chị Hằng đi cùng với nhóm bạn, có ký gửi 11 chiếc vali, trong đó, chiếc vali của chị Hằng là có giá trị nhất. Đợi đến 30 phút sau vẫn không thấy vali của mình chạy trên băng chuyền, chị Hằng mới lập tức thông báo cho nhân viên của VNA tại sân bay để hỗ trợ tìm kiếm. Lúc 22h, chiếc vali của chị Hằng mới xuất hiện trên băng chuyền nhưng trong tình trạng bị lật nắp ngăn bên ngoài và chiếc khoá số có hiện tượng bị bẻ gãy. Đến 22h30’, đại diện của Vietnam Airlines là ông Vũ Phi Long đã lập biên bản vụ việc. Điều đặc biệt là sau khi cân lại, trọng lượng hành lý của đoàn chị Hằng ký gửi đã… tăng 7kg so với số cân nặng đo được ở phía sân bay Myanmar. Đại diện của Vietnam Airlines không giải thích được về điều này. Cũng theo thông tin từ phía chị Hằng, đây không phải lần duy nhất chị Hằng bị bẻ khoá vali trên các chuyến bay của Vietnam Airlines. Hai lần khác, trên các chuyến bay từ Mỹ về, hành lý của chị đều có dấu hiệu bị xáo trộn, lục tung, mất khoá, mất hàng. Tới tối 27/3, đại diện của Vietnam Airlines đã liên hệ với chị Ngô Thị Hằng để xin lỗi và hứa sẽ bồi thường 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, nguyên nhân vụ việc không được đề cập khiến chị Hằng cảm thấy rất bức xúc. Chị Hằng cho rằng, vấn đề không nằm ở khoản bồi thường mà là ở việc giải quyết triệt để vấn nạn này trên các chuyến bay của Vietnam Airlines. Hãng hàng không Quốc gia đang có dấu hiệu bao che hay lấp liếm vụ việc, chỉ gọi là đền bù cho xong? Nhân viên sân bay và chị Ngô Thị Hằng cùng mở va li bị bẻ khóa kiểm tra lại hành lý. Về trường hợp chị Ngô Thị Hằng gặp phải trên chuyến bay VN956 tối ngày 26/3 vừa qua, luật sư Giang Hồng Thanh, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, theo quy định của pháp luật, việc bồi thường thiệt hại đầu tiên được thực hiện trên nguyên tắc thoả thuận giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại về mức bồi thường, phương thức bồi thường. [...]... của khách hàng gặp sự cố là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan Nếu do nguyên nhân chủ quan thì hoàn toàn có thể xác định được cá nhân nào đã thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của khách hàng, qua đó có biện pháp xử lý nghiêm khắc Nếu Vietnam Airlines cương quyết, họ sẽ hạn chế, ngăn chặn được ý đồ xấu của những cá nhân này “Vấn đề đặt ra là Vietnam Airlines có muốn làm rõ vụ việc hay không mà thôi... hay không mà thôi Uy tín của Vietnam Airlines phụ thuộc rất lớn vào đường lối giải quyết của họ trong vụ việc này”, luật sư Thanh nói Nhận xét: tuy trong trường hợp này, tài sản của chị Hằng không bị thiệt hại thực tế nhưng việc vali của chị bị bẻ khóa đã gây ra thiệt hại về mặt tinh thần cho chị Hằng và xâm phạm tới quyền riêng tư của chị Nguồn tham khảo: http://kienthuc.net.vn/diem-nong/vietnam-airlines-dang-dung-tung-cho-nhieu-nhan-vienxau-326825.html...Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì một bên có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường Như vậy, nếu chị Hằng chưa hài lòng với phương thức xử lý của Vietnam

Ngày đăng: 28/06/2014, 22:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan