Luận văn: Tìm hiểu máy biến áp pdf

23 681 1
Luận văn: Tìm hiểu máy biến áp pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam Luận văn Tìm hiểu máy biến áp 1 Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam MỤC LỤC 2 Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam LỜI NÓI ĐẦU Máy biến áp là một hệ thống biến đổi cảm ứng điện từ dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều từ điện áp này thành dòng điện xoay chiều có điện áp khác. Các dây quấn và mạch từ của nó đứng yên và quá trình biến đổi từ trường để sinh ra sức điện động cảm ứng trong dây quấn thực hiện bằng phương pháp điện. Mặt khác máy biến áp nó còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, các hệ điều khiển. Máy biến áp được sử dụng quan trọng trong việc truyền tải điện năng đi xa. Ngoài ra còn có các máy biến thế có công suất nhỏ hơn, máy biến áp (ổn áp) dùng để ổn định điện áp trong nhà hay các cục biến thế, cục xạc… dùng cho các thiết bị điện với hiệu điện thế nhỏ (220V sang 24V, 12V, 3V,…) Trong quá trình làm đề tài môn học không tránh khỏi thiếu xót, mong các thầy cô và bạn bè nhận xét để đồ án môn học này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho bọn em để hoàn thành tốt đề tài này và cho em học hỏi nhiều vẫn đề về máy biến áp trong thời gian làm đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày … tháng … năm 2012 3 Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam PHẦN I: VAI TRÒ CỦA MBA TRONG TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN NĂNG 1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ MÁY BIẾN ÁP. Để dẫn điện từ các trạm phát điện đến hộ tiêu thụ cần phải có đường dây tải điện nếu khoảng cách giữa nơi sản xuất điện và nơi tiêu thụ điện lớn, một vấn đề lớn đặt ra và cần được giải quyết là việc truyền tải điện năng đi xa làm sao cho kinh tế nhất và đảm bảo được các chỉ tiêu kỹ thuật. Hình 1: Sơ đồ truyền tải điện năng. Như ta đã biết, cùng một công suất truyền tải trên đường dây, nếu điện áp được tăng cao thì dòng điện chạy trên đường dây sẽ giảm xuống, như vậy có thể làm tiết diện ấy nhỏ đi. do đó trọng lượng và chi phí dây dẫn sẽ giảm xuống, đồng thời tổn hao năng lượng trên đường dây cũng sẽ giảm xuống. Vì thế muốn truyền tải công suất lớn đi xa, ít tổn hao và tiết kiệm kim loại màu trên đường dây người ta phải dùng điện cao áp, dẫn điện bằng các đường dây cao thế, thường là 35, 110, 220, và 500 kv. Trên thực tế các máy phát điện thường không phát ra những điện áp như vậy vì lí do an toàn, mà chỉ phát ra điện áp từ 3 đến 21 kv, do đó phải có thiết bị để tăng điện áp đầu đường dây lên, mặt khác các hộ tiêu thụ thường chỉ sử 4 Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam dụng điện áp thấp từ 127v, 500v hay cùng lắm đến 6 kv, do đó thường khi sử dụng điện năng ở đây cần phải có thiết bị giảm điện áp xuống. Những thiết bị dùng để tăng điện áp ra của máy phát điện tức đầu đường dây dẫn và những thiết bị giảm điện áp trước khi đến hộ tiêu thu gọi là các máy biến áp ( MBA). Thực ra trong hệ thống điện lực, muốn truyền tải và phân phối công suất từ nhà máy điện đến tất cả các hộ tiêu thụ một cách hợp lý, thường phải qua ba, bốn lần tăng và giảm điện áp như vậy. Do đó tổng công suất của các MBA trong hệ thống điện lực thường gấp ba, bốn công suất của trạm phát điện. Những máy biến áp dùng trong hệ thống điện lực gọi là máy biến áp điện lực, hay máy biến áp công suất. Từ đó ta cũng thấy rõ, MBA chỉ làm nhiệm vụ truyền tải hoặc phân phối năng lượng chứ không chuyển hóa năng lượng. Ngày nay khuynh hướng phát triển của MBA điện lực là thết kế chế tạo những MBA có dung lượng thật lớn, điện áp thật cao, dùng nguyên liệu mới chế tạo để giảm trọng lượng và kích thước máy. ` Nước ta hiện nay ngành chế tạo MBA đã thực sự có một chỗ đứng trong việc đáp ứng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hiện đại hóa nước nhà. Hiện nay chúng ta đã sản xuất được những MBA có dung lượng 630000kV với điện áp 110kV. 2. ĐỊNH NGHĨA MÁY BIẾN ÁP Máy biến áp là một thiết bị điện từ đứng yên, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi. Đầu vào của MBA được nối với nguồn điện, được gọi là sơ cấp. Đầu ra của máy biến áp được nối với tải gọi là thứ cấp, khi điện áp đầu ra thứ cấp lớn hơn điện áp đầu vào sơ cấp ta có MBA tăng áp. Khi điện áp đầu ra thứ cấp nhỏ hơn điện áp đầu vào ta có MB hạ áp. Các đại lượng và thông số của đầu sơ cấp. 2.1 Công dụng của máy biến áp. Máy biến áp được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống. Ở mỗi lĩnh vực, mục đích sử dụng của máy biến áp khác nhau dẫn đến kết cấu của máy biến áp cũng khác nhau. 5 Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam Trong truyền tải và phân phối điện năng, để dẫn điện từ nhà máy đến nơi tiêu thụ phải có đường dây tải điện. Khoảng cách từ nhà máy điện đến hộ tiêu thụ thương rất lớn, do việc truyền tải điện năng phải được tính toán sao cho kinh tế. Cùng một công suất truyền tải trên đường dây, nếu tăng được điện áp thì dòng điện đến tải sẽ giảm xuống, từ đó có thể giảm tiết diện và trọng lượng dây dẫn, dẫn đến hạ đường dây truyền tải, đồng thời tổn hao năng lượng trên đường dây cũng tốn. Vì vậy muốn truyền tải công suất lớn đi xa, ít tổn hao và tiết kiệm kim loại màu, trên đường dây người ta phải dùng điện áp cao. 2.2 Phân loại máy biến áp. Có nhiều loại máy biến áp và nhiều cách phân loại khác nhau: Theo công dụng, máy biến áp gồm những loại chính sau. - Máy biến áp điện lực dùng để truyền tải và phân phối điện năng - Máy biến áp điều chỉnh công suất nhỏ ( phổ biến trong các gia đình ) có khả năng điều chỉnh để giữ cho điện áp thứ cấp phù hợp với đồ dùng điện khi điện áp sơ cấp thay đổi. - Máy biến áp công suất nhỏ dùng cho các thiết bị đóng cắt, các thiết bị điện tử và trong gia đình. - Các máy biến áp đặc biệt, máy biến áp đo lường máy biến áp làm nguồn cho lò luyện kim hoặc dùng chỉnh lưu, điện phân, máy biến áp hàn điện, máy biến áp dùng thí nghiệm … Theo số pha của dòng điện được biến đổi, máy biến áp được chia thành loại một pha và loại ba pha. Theo vật liệu làm lõi, người ta chia ra máy biến áp lõi thép và máy biến áp lõi không khí. Theo phương pháp làm mát, người ta chia ra máy biến áp làm mát bằng dầu, máy biến áp làm mát bằng không khí ( biến áp khô) 3. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY BIẾN ÁP 3.1 Cấu tạo máy biến áp. 6 Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam Máy biến áp gồm ba bộ phận chính: lõi thép ( bộ phận dẫn từ), dây quấn ( bộ phận dẫn điện) và vỏ máy. Ngoài ra máy còn có các bộ phận khác như: cách điện, đồng hồ đo, bộ phận điều chỉnh, bảo vệ… a) Lõi thép Lõi thép được làm từ lá thép kỹ thuật điện, được cán thành các lá thép dày 0,3; 0,35; 0,5 mm, hai mặt có phủ cách điện để giảm tổn hao do dòng điện xoáy ( dòng Phucô). Thép kỹ thuật là thép hợp kim silic, tính chất của thép kỹ thuật điện thay đổi tùy theo hàm lượng silic. Nếu hàm lượng silic càng nhiều thì tổn thất càng ít nhưng giòn, cứng khó gia công. Theo hình dáng, lõi thép máy biến áp thường được chia làm hai loại: kiểu lõi (kiểu trụ) và kiểu bọc ( kiểu vỏ). Ngoài ra lõi thép còn có một số kiểu khác. Lõi thép gồm hai phần: trụ và gông. Trụ là phần trên đó có quấn dây quấn, gông là phần lõi thép nối các trụ với nhau để khép kính mạch từ. Tiết diện ngang của trụ có thể là hình vuông, hình chữ nhật, hay hình tròn có bậc. Loại hình tròn có bậc thường dùng cho máy biến áp công suất lớn, tiết diện ngang của gông có thể là hình chữ nhật, hình chữ thập hay hình chữ T. b) Dây quấn Dây quấn mày biến áp thường được làm bằng đồng hoặc băng nhôm, có tiết diện hình tròn hay hình chữ nhật, xung quanh dây dẫn có bọc cách điện bằng emay hoặc sợi amiang hay cotông. Dây quấn máy biến áp gồm dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp. Dây quấn nối với nguồn nhận năng lượng từ nguồn vào gọi là dây quấn sơ cấp. Dây quấn nối với phụ tải, cung cấp điện cho phụ tải gọi là dây quấn thứ cấp. Ở các máy biến áp lực dùng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, dây quấn có điện áp cao gọi là dây quấn cao áp (CA), dây quấn có điện áp thấp gọi là dây quấn hạ áp (HA). Ngoài ra, ở các máy biến áp có dây quấn thứ ba có cấp điện áp trung gian giữa CA và HA gọi là dây quấn trung áp ( TA). Dây quấn sơ cấp và thứ cấp thường không nối điện với nhau, máy biến áp có hai như vậy gọi là máy biến áp phân ly hay máy biến áp cảm ứng. 7 Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam Nếu máy biến áp có hai dây quấn nối điện với nhau và có phần chung gọi là máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp tự ngẫu có phần dây quấn nối chung nên tiết kiệm được lõi thép, dây quấn và tổn hao công suất nhỏ hơn máy biến áp phân ly( có cùng công suất thiết kế). Nhưng máy biến áp tự ngẫu có nhược điểm là hai dây quấn nối điện với nhau nên ít an toàn. Hình 2: Cấu tạo máy biến áp, có một cuộn dây sơ cấp,cuộn dây thứ cấp và lõi thép. + Thứ nhất: Nó có một cuộn dây sơ cấp, đây là cuộn dây đầu vào. Điện áp đầu vào được đưa vào cuộn dây này. + Thứ hai: Cuộn dây sơ cấp, đây là cuộn dây đầu ra. Điện áp đầu ra được lấy từ cuộn dây này. + Thứ ba: Lõi sắt, đây cũng là gông đỡ cho biến áp và là phần cảm ứng giữa hai cuộn sơ cấp và thứ cấp. c) Vỏ máy vỏ máy được làm bằng thép, dùng để bảo vệ máy. Với các máy biến áp dùng để truyền tải và phân phối điện năng, vỏ máy gồm hai bộ phận: thùng và nắp thùng. Thùng máy làm bằng thép, tùy theo công suất mà hình dáng và kết cấu vỏ máy có khác nhau, có loại thùng phẳng, có loại thùng có ống hoặc cánh tản nhiệt. 8 Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam Nắp thùng dùng để đậy thùng và trên đó đặt các chi tiết quan trọng của máy như: các sứ đầu ra của dây quấn cao áp và hạ áp, bình giãn dầu, ống bảo hiểm, bộ phận truyền động của bộ điều chỉnh điện áp… 3.2 Nguyên lý làm việc của máy biến áp. Máy biến áp làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Xét máy biến áp một pha hai dây quấn, dây quấn sơ cấp 1 có W 1 vòng dây, dây quấn thứ cấp 2 có W 2 vòng dây. Hai dây quấn được quấn trên lõi thép 3 Đặt vào dây quấn sơ cấp một điện áp xoay chiều hình sin U 1 , trong cuộn dây sơ cấp có dòng điện xoay chiều I 1 . Dòng I 1 sinh ra trong lõi thép từ thông biến thiên. Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng qua cả hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, cảm ứng nên trong chúng các sức điện động cảm ứng E 1 và E 2 Nên máy biến áp không tải (thứ cấp hở mạch ) thì điện áp tại hai đầu cuộn thứ cấp bằng sức điện động E 2 : U 20 = E 2 Nếu thứ cấp được nối với phụ tải Z t trong cuộn dây thứ cấp có dòng điện I 2 , dòng I 2 lại sinh ra từ thông thứ cấp chạy trong mạch từ, từ thông này có khuynh hướng chống lại từ thông do dòng sơ cấp tạo nên, làm cho từ thông sơ cấp ( còn gọi là từ thông chính) giảm biên độ. Để giữ cho từ thông chính không đổi, dòng sơ cấp phải tăng lên một lượng khá lớn để từ thông chính tăng thêm bù vào sự suy giảm do từ thông thứ cấp gây nên. Điện áp thứ cấp khi máy có tải là U 2 . Như vậy năng lượng điện đã được truyền từ sơ cấp sang thứ cấp. Nếu bỏ qua tổn thất điện áp trong các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp ( thường tổn hao này rất nhỏ) thì ta có: U 1 ≈E 1 và U 2 ≈E 2 Trong đó: E 1 = 4,44fW 1 φ m là trị số hiệu dụng của sức điện động sơ cấp; E 2 =4,44 fW 2 Φ m là trị số hiệu dụng của sức điện động thứ cấp; U 1 và U 2 là trị số hiệu dụng của điện áp sơ cấp và thứ cấp máy biến áp (v,kv); f tần số của điện áp đặt vào cuộn sơ cấp; W 1 và W 2 là số vòng của cuộn dây sơ cấp và thứ cấp; 9 Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam Φ m: biên độ từ thông chính trong lõi thép. do đó ta có: 2 1 u u ≈ 2 1 E E = 2 1 W W =k k gọi là tỉ số biến đổi của máy biến áp ( tỉ số biến áp). Máy biến áp có k > 1 ( U 1 > U 2 ) gọi là máy biến áp giảm áp. Máy biến áp có k < 1 (U 1 < U 2 ) gọi là máy biến áp tăng áp. Công suất máy biến áp nhận từ nguồn là S 1 =U 1 .I 1 Công suất máy biến áp cấp cho phụ tải là S 2 = U 2 .I 2 S 1 ,S 2 là công suất toàn phần (công suất biểu kiến) của máy biến áp đơn vị là voltampe (VA). Nếu bỏ qua tổn hao công suất trong máy biến áp thì S 1 = S 2 . và ta có: U 1 .I 1 = U 2 .I 2 hay 2 1 u u = 2 1 i i =k Tức là tăng điện áp k lần thì đồng thời giảm dòng điện k lần. Ngược lại, máy biến áp giảm k lần thì dòng điện tăng k lần. 3.3. Các số liệu định mức của máy biến áp Các đại lượng định mức của máy biến áp quy định điều kiện kỹ thuật của máy. Các đại lượng này do nhà máy chế tạo quy định và thường được ghi trên nhãn máy biến áp. Dung lượng hay công suất định mức S đm : là công suất toàn phần( hay biểu kiến) đưa ra ở dây quấn thứ cấp của máy biến áp, tính bằng kilo voltampe (KVA) hay volt ampe (VA) Điện áp dây sơ cấp định mức U 1đm : là điện áp của dây quấn sơ cấp tính bằng kilo volt (KV) hay volt (V). Nếu dây quấn sơ cấp có các đầu phân nhánh thì người ta ghi cả điện áp định mức của từng đầu phân nhánh. Điện áp dây thứ cấp định mức U 2đm : là điện áp dây của dây quấn thứ cấp khi máy biến áp không tải và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp là định mức, tính bằng kilo volt (KV) hay volt (V) 10 [...]... với máy biến áp một pha và ba pha có sự khác nhau Đối với máy biến áp ba pha ảnh hưởng của hiện tượng bão hòa mạch từ còn phụ thuộc vào kiểu dáng mạch từ và tổ nối dây của máy biến áp 2 CÁC LOẠI MÁY BIẾN ÁP 2.1 Máy biến áp một pha Điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp sẽ sinh ra dòng điện không tải I 0 chạy trong nó, dòng điện không tải I0 sinh ra từ thông Φ chạy trong lõi thép máy biến áp Giả sử điện áp. .. xuống Do đó phương phá đấu Y/Y đối với máy biến áp 3 pha ba trụ cũng chỉ dùng cho máy biến áp công suất hạn chế từ 5600kVA trở xuống 2.3 Sử dụng, bảo dưỡng máy biến áp Khi sử dụng máy biến áp cần đọc kỹ các số liệu ghi trên thẻ máy, đó là các đặc trưng cho tính năng kỹ thuật của máy mà nhà chế tạo đã ghi lại nhằm thông báo cho người sử dụng Nếu sử dụng máy biến áp đúng tính năng kỹ thuật của nó và bảo... giữa chúng là 30, 60,… 360 Như vậy theo cách ký hiệu này thì máy biến áp ba pha sẽ có 12 tổ nối dây Trong thực tế sản xuất nhiều máy biến áp có tổ nối dây khác nhau rất bất tiện cho việc vận hành và chế tạo, vì thế ở nước ta chỉ sản xuất máy biến áp điện lực có tổ nối dây như sau Đối với máy biến áp một pha có tổ I/I-12, đối với máy biến áp ba pha có các tổ nối dây Y/Yo12, Y/d-11/ Yo/d-11 1.3 Những... công suất và điện áp định mức, tính bằng kilo ampe (KA) hay ampe (A) Tần số định mức fđm: tính bằng Hz, thường máy biến áp điện lực có tần số công nghiệp là 50Hz hay 60 Hz Ngoài ra trên máy biến áp còn ghi những số liệu khác nhau: như số pha m, sơ đồ và tổ nối dây quấn, điện áp ngắn mạch u n% chế độ làm việc ( dài hạn hay ngắn hạn) PHẦN II: TỔ NỐI DÂY CỦA MÁY BIẾN ÁP Để máy biến áp có thể làm việc... máy không được lớn hơn điện áp sơ cấp định mức ghi trên thẻ máy Điện áp thứ cấp phải thích ứng với nhu cầu của phụ tải, khi đóng điện cần lưu ý nấc đặt của chuyển mạch 3 Phía sơ cấp của máy biến áp phải được nối với các thiết bị bảo vệ, đơn giản là dùng cầu chì, cầu dao hoặc áptômát 4 Chỗ đặt máy biến áp phải khô ráo, thoáng, ít bụi, xa nơi có hóa chất, không có vật nặng đè lên máy, không đặt máy biến. .. các đầu đầu và đầu cuối của dây quấn máy biến áp Điện áp dây không đối xứng khi ký hiệu ngược Để thuận tiện cho việc nghiên cứu người ta thường đánh dấu lên sơ đồ dây quấn của máy biến áp với quy ước như sau Các đầu tận cùng Dây quấn cao áp( CA) Dây quấn hạ áp( HA) Đầu đầu A, B, C a, b, c Đầu cuối X, Y, Z x, y, z Đầu dây trung tính O hay N o hay n Đối với máy biến áp ba dây quấn ngoài hai dây quấn sơ... xuyên, máy bị phát nóng nhiều, cách điện bị già hóa dẫn đến tuổi thọ của máy giảm, thậm chí gây cháy máy Nếu công suất phụ tải thường xuyên nhỏ hơn công suất máy biến áp, máy làm việc non tải, trường hợp này cũng không có lợi vì tổn hao vốn đầu tư ban đầu Tốt nhất là công suất phụ tải xấp xỉ hoặc bằng công suất định mức của máy biến áp 16 Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam 2 Điện áp nguồn... dài tuổi thọ), nếu không tuổi thọ của máy sẽ giảm hoặc hỏng tức thời Khi lắp đặt, sử dụng máy biến áp cần lưu ý các điểm sau: 1 Công suất tiêu thụ của phụ tải không được lớn hơn công suất định mức của máy biến áp Ngoài ra khi điện áp nguồn giảm quá thấp máy dễ bị quá tải ( quá dòng), nếu thấy máy nóng cần giảm bớt phụ tải Nếu công suất phụ tải lớn hơn công suất MBA, máy phải làm việc quá tải, dòng điện... máy biến áp gần các thiết bị vô tuyến vì máy sẽ gây nhiễu cho các thiết bị đó 5 Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo rõi sự làm việc của máy như nhiệt độ của máy, tiếng kêu…, nếu thấy hiện tượng lạ phải kiểm tra xem máy có bị quá tải hoặc hư hỏng gì không 6 Chỉ được phép thay đổi nấc điện áp, lau chùi máy khi chắc chắn đã ngắt điện vào máy 7 Định kì sau một thời gian sử dụng máy biến áp phải... thông tin Bởi những lý do dó, trên thực tế người ta không dùng kiểu nối Y/Y cho tổ máy ba pha đối với máy biến áp ba pha 5 trụ thành phần từ thông bậc cao cũng dễ dàng 15 Trường ĐH Điện Lực GVHD: Th.s Nguyễn Văn Nam khép mạch trong lõi thép nên những hiện tượng xuất hiện cũng tương tụ tổ máy biến áp ba pha Đối với máy biến áp ba pha trụ vì thuộc hệ thống mạch từ chung nên hiện tượng sẽ khác đi Từ thông . biến đổi của máy biến áp ( tỉ số biến áp) . Máy biến áp có k > 1 ( U 1 > U 2 ) gọi là máy biến áp giảm áp. Máy biến áp có k < 1 (U 1 < U 2 ) gọi là máy biến áp tăng áp. Công suất máy. và trong gia đình. - Các máy biến áp đặc biệt, máy biến áp đo lường máy biến áp làm nguồn cho lò luyện kim hoặc dùng chỉnh lưu, điện phân, máy biến áp hàn điện, máy biến áp dùng thí nghiệm … Theo. mát, người ta chia ra máy biến áp làm mát bằng dầu, máy biến áp làm mát bằng không khí ( biến áp khô) 3. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY BIẾN ÁP 3.1 Cấu tạo máy biến áp. 6 Trường ĐH Điện Lực

Ngày đăng: 28/06/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan