VICTOR TARDIEU (1867-1937) NGƯỜI NỐI NHỊP CẦU HAI NỀN MỸ THUẬT VIỆT-PHÁP doc

8 366 2
VICTOR TARDIEU (1867-1937) NGƯỜI NỐI NHỊP CẦU HAI NỀN MỸ THUẬT VIỆT-PHÁP doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VICTOR TARDIEU (1867- 1937) NGƯỜI NỐI NHỊP CẦU HAI NỀN MỸ THUẬT VIỆT-PHÁP Họa sĩ Victor Tardieu Nhân xem tập sách của tiến sĩ James P.Moras người Mỹ viết về MTVN và T/L tranh họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp (1918-1999), cựu sinh viên Trư ờng Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (1925-1945). Tiến sĩ, nhà sưu tập nghệ thuật người Mỹ, James P.Moras, tác giả hai tập xuất bản phẩm mỹ thuật, tạm dịch Trường phái Dã thú và nghệ thuật Hà Nội: Tầm nhìn (thấu thị) phối cảnh hiện đại (Fauvism and the Art of Hanoi: A contemporary Perspective)2. Công trình gồm 11 phần, kể cả phần dẫn luận mở đầu và kết thúc. Tác giả dành một chương trang tr ọng nói về cố họa sĩ V. Tardieu, người sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương; Ngư ời nối nhịp cầu nghệ thuật giữa hai dân tộc Việt - Pháp. James P. Moras nhấn mạnh về mĩ thuật sơn dầu với hai trường phái Dã thú và ấn tượng đã có sự gặp gỡ và tác động qua lại theo chiều dài lịch sử, đầy tâm đắc với mỹ thuật Việt Nam. Cụ thể là với tranh sơn mài những màu s ắc lộng lẫy, rực rỡ của chợ hoa Việt Nam ngày Tết; những màu sắc giàu chất trang trí lộng lẫy của đồ Hàng Mã cổ truyền Hà thành. Ngoài phần khảo cứu, sách còn in nhiều tranh hoa rực rỡ, hiện đại, của họa sĩ Trịnh Khoa và tranh chân dung bóp méo, cách điệu cao, màu sắc mạnh, chói chang của họa sĩ Văn Thơ làm dẫn chứng. Cùng với tranh, là hai tác phẩm sơn dầu giầu chất ấn tượng của V.Tardieu: Chiếc dù đỏ, Mẹ con sáng tác năm 1912. Tiếp theo là một loạt ảnh Chân dung V. Tardieu, V. Tardieu với xưởng họa, V. Tardieu với hội nghệ thuật - kỹ nghệ Annam, V. Tardieu với sinh viên mỹ thuật khoá đầu, Phòng triển lãm mĩ thuật đầu tiên của trường, Chân dung cựu sinh viên - họa sĩ Tô Ngọc Vân và bằng danh dự của Hội Nghệ sĩ Pháp trao tặng (1932); Chân dung Nguyễn Gia Trí thời sinh viên; Hai tác phẩm Chợ Gạo bên sông Hồng và Chân dung nhà sư của cố họa sĩ, trợ giáo Nam Sơn (năm 1930, 1943); Ký họa người nông dân đang quẩy gánh của Giáo sư khoa Sơn Dầu Inguimberty (1940) Tiếp đến là ảnh hai danh họa Tô Ngọc Vân và Trần Văn Cẩn với học sinh khoá đầu tại trường mỹ thuật Việt Nam của Nhà nước mới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở chiến khu Việt Bắc, cho tới thời Việt Nam Đổi mới. Rõ ràng, V.Tardieu đã giữ một vai trò lịch sử của ngư ời khởi đầu, đặt nền móng cho nền mỹ thuật Việt Nam cận - hiện đại trong cuộc giao lưu, tiếp bi ến giữa hai nền văn hoá Việt - Pháp Năm 1923, V. Tardieu đến Hà N ội bằng vé du lịch hạng sang của giải thưởng Đông Dương, H ội thuộc địa các nghệ sĩ Pháp do phòng triển lãm Paris trao tặng. Thăm thú, quan sát say sưa “Hà Nội 36 phố phường”, không phải chờ lâu mầu sắc, âm thanh, “văn hoá, con người xứ An Nam nhiệt đới” đã có sức hấp dẫn mê hồn với người nghệ sĩ Pháp, bạn đồng môn với danh họa H. Matisse. Nhờ thân quen một số nhân vật có thế lực trong chính quyền thuộc địa, V.Tardieu được hưởng nhiều điều kiện rộng rãi của giải thưởng trong chuyến du khảo - kéo dài thời gian lưu tại Việt Nam; tiếp xúc với giới cầm quyền cao cấp như: Baudouin, Robin, Merlin; và với giám đốc nha học chính Đông Pháp. V.Tardieu đã nhận được sự ưu tiên, trợ giúp từ nhiều phía. Được lưu lại dài ngày trong chuyến đi, V. Tardieu được mời ký hợp đồng vẽ cho trường Đại học Tổng hợp Hà N ội một bức tranh tường lớn trang trí cho sảnh đường nhà trường. Đề tài được ông thực hiện là Sỹ - Nông - Công - Thương nói về xứ An Nam đang trên đường canh tân hoá thời tiền tư bản bản xứ. Hoàn thành bức tranh tốt đẹp, vì tình yêu văn hoá Việt Nam, ngay từ buổi đầu ông đã không ng ần ngại đề xuất với chính quyền bảo hộ cho ông được mở một ngôi trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội, với lý do: “Xứ Đông Dương có nhiều nghệ nhân t ài năng, họ không bị lệ thuộc vào Trung Hoa nên nếu mở được trường mỹ thuật, thì không những giúp cho mỹ thuật xứ này có nhiều tiềm năng, mà còn có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm mỹ thuật đưa về chính quốc nữa.” 3 Ngoài việc vận động chính quyền thuộc địa, ông còn vận động với người anh em thân quyến là André Tardieu đang là Thủ tướng nư ớc Pháp. Kết quả nguyện vọng của ông đã được đáp ứng tốt đẹp. Nghị định thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ký ngày 27/10/1924. Ngay năm sau, 1925 trường tuyển sinh khai giảng khoá đầu, V.Tardieu giữ quyền giám đốc. Trường được mở, nhưng không phải đã “xuôi chèo mát mái” như các trường cao đẳng, đại học khác - như Đại học Luật, Đại học Y Dư ợc, Đại học Canh Nông, Đại học Cầu Đường, Cao đẳng Sư phạm. Chỉ mới sau 3 năm hoạt động, đến năm 1928 - 1931 trường đã bị đặt trong tình trạng lo âu, dễ dàng bị đóng cửa. Lý do mà đại hội nghị kinh tế (grand conseil économique) đưa ra là: “Trư ờng Mỹ thuật chỉ làm tốn tiền ngân sách, chẳng mang lại cho Chính phủ một lợi ích gì thiết thực.” 4 Nhưng với nghị lực, lòng kiên nhẫn, đức hy sinh, tận tụy và nhất là với tình yêu cái đẹp. V.Tardieu đã vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững hoạt động bình thường của trường để không bị ảnh hưởng, dao động tới các sinh viên, nhân viên các phòng ban nhà trường do ông điều hành. V. Tardieu đã chứng minh với giới cầm quyền thực dân vốn xem nhẹ văn hoá, nặng đầu óc kinh tế - chính trị, bằng cách đẩy mạnh hoạt động lao động - sáng tạo, song song với việc giới thiệu thành tựu của nhà trường ra thế giới bên ngoài - đặc biệt với chính quốc nước Pháp. Hàng chục cuộc triển lãm mĩ thuật và các giải thưởng từ nhiều nước đã liên tiếp đem về vinh quang không ít cho trường: - 1931 triển lãm đấu xảo thuộc địa tại Paris: “Các tác phẩm của trường Mĩ thuật Đông Dương làm cho hết thảy các báo chí ở Paris phải lớn tiếng khen tụng. Bên chính quốc (Pháp) phải nhìn các nghệ sĩ Việt Nam bằng cặp mắt khác thường.5 - 1932 triển lãm tại Thủ Rome (ý). - 1934 triển lãm ở đấu xảo quốc tế Milan (ý). - 1934 triển lãm ở triển lãm thuộc địa tại Naples (ý). - 1392 triển lãm tại Bruxelle (Bỉ). - 1937 triển lãm tại San-Francisco (Mỹ). - 1937 tại triển lãm Paris (Pháp). Đ ặc biệt họa sĩ Lê Văn Đệ được kết nạp là Hội viên Hội nghệ sĩ Pháp, lại được giáo hoàng Pie XI tín nhiệm, giao cho trang hoàng cung điện Vatican, nhân dịp triển lãm đấu xảo Paris 1937. Cũng là năm cuối trước khi họa sĩ giám đốc V. Tardieu qua đời. Giao lưu và tiếp biến giữa hai nềnthuật Việt - Pháp, Âu - á luôn là mục tiêu chính hướng tới trong nội dung giảng dạy của nhà trường Mĩ thuật Đông Dương mà V. Tardieu chủ trì. Cùng với hình họa cổ điển, tân cổ điển và các xu hướng Lãng mạn, ấn tượng, Dã thú, Modern Châu Âu, cộng với họa pháp đường viền mảng phẳng - ước lệ Việt Nam - Châu á, luôn được nhà trường nghiên cứu, tiếp nhận nghiêm túc. Các khoa sơn dầu, mầu nước, mầu bột, sáp mầu, phấn mầu phương Tây luôn tồn tại song song với các chất liệu sơn mài, khắc gỗ, lụa, mầu nước - giấy dó, gốm, đồ gỗ của Việt Nam truyền thống. Những tranh lụa của Phan Chánh, Lê Ph ổ, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Lương Xuân Nhị Sơn mài của Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Quang Trân, Trần Văn Cẩn với bảng mầu và họa pháp á - Âu kết hợp nhuần nhuyễn, đã t ạo ra một thế giới mới về phong cách hội họa Việt Nam truyền thống - hiện đại, có diện mạo và phong cách riêng của từng tác giả. Tác phẩm thực sự đã có sức thuyết phục công chúng và giới yêu nghệ thuật phương Tây. Chúng được chào đón nhiệt liệt mỗi khi ra mắt tại các cuộc triển lãm đấu xảo hay triển lãm mĩ thuật đơn thuần. Cũng như vậy, sau đó được chào đón tại Tokyo - Nh ật Bản năm 1940. Đặc biệt tác phẩm sơn mài của Nguyễn Gia Trí rất thành công ở buổi đầu ra mắt. Tất cả, ngoài cố gắng bản thân mỗi người nghệ sĩ, không thể không tri ân người họa sĩ - giám đốc, đứng đầu trung tâm đào tạo là V. Tardieu. Ông đã truyền lửa và lòng tự tin tới từng sinh viên mỗi khoa trong khi còn ngồi trên ghế điều hành nhà trường. Năm 1937 ông qua đời, sau 12 năm đảm trách công việc nặng nề, đầy tâm huyết và cũng không ít thử thách. Tưởng nhớ và tri ân người đã góp nhiều công sức với ngôi trường, nhà điêu khắc George Khánh đã tạc chân dung bán thân ông đặt trên bục cao, trang trọng tại ngôi trường. Hàng năm, nhớ ngày mất, sinh viên - họa sĩ từ bốn phương trời kéo về tụ họp, tưởng nhớ người thầy kính mến, đã góp nhiều tâm lực cho ngôi trường. Xin đọc ít dòng về lễ kỷ niệm V. Tardieu cách đây 68 năm về trước: “Chủ nhật, 14 Juin 1942, tại gian khánh tiết phòng Thương mại (nhà trường) lễ kỷ niệm lần thứ 5 Tardieu, họa sư đã cử hành trọng thể. Giữa những tác phẩm do các môn sinh của cụ được trưng bày, trên (bàn thờ) một bó hoa sen tươi và một lư trầm tỏa khói bên bức tượng bán thân của họa sư V. Tardieu, khiến mọi người ngưỡng mộ thương tiếc. Hầu hết các họa sĩ có mặt ở Hà Nội đều đến chiêm bái trong một bầu không khí thân mật và cảm động. Mặc dầu trời vẫn mưa tầm tã, số đông quan khách hâm mộ tài nghệ tỏ lòng nhớ thương đều đến dự lễ. Ông Charles Lacollonge, hội trưởng Việt Nam mĩ thuật kỹ nghệ hội, thay mặt các giới đón tiếp quan khách. Chúng tôi nhận thấy có: Thống sứ Douguet; Cụ Võ Hiển Hoàng Trọng Phu; quan Deligne thay mặt quan đốc lý; Ông Coldes chánh giám đốc trường viễn đông Bắc Cổ, ông bà Valette, thanh tra hồi hưu; giáo sư Lebas; ông Gouloubev, nhà khảo cổ học; ông Bezacier, giáo sư lịch sử mĩ thuật kiêm kiến trúc sư trùng tu các di tích cổ đều là nhân viên trường Bác Cổ, ông Roger, giáo sư ban kiến trúc trường mĩ thuật và nhiều quan khách khác. Đúng 10h, trong khi mọi người đang trang nghiêm dự lễ, ông Lacollonge cất l ời, nhắc lại thân thế sự nghiệp của V. Tardieu tiên sinh, người dã có công cải tạo nền mĩ thuật Việt Nam. Sau đó họa sĩ Lê Văn Đệ nối lời, nhắc lại chút ít kỷ niệm của cụ, và tỏ lòng biết ơn của nhóm môn sinh đã được hưởng cái công ơn đào t ạo tốt đẹp của họa sư Hương trầm bay / Hương trầm nhè nhẹ dâng bay/ Xiết bao cảm động phút này thiêng liêng / Bùi ngùi tỏ giãi niềm riêng / Môn đồ tư ởng nhớ triền miên quanh hình / Tâm thành ghi chút tâm tình / Gánh ân, b ể nghĩa muôn nghìn tiếc thương / Tượng mờ khói tỏa mùi hương ” (Họa sĩ Trịnh Vân. Tri Tân. Số 51 - Đã dẫn) . ảnh hưởng của sự nghiệp to lớn, tốt đẹp mà V. Tardieu đã để lại với ngôi trường, đến nay vẫn là những dấu ấn sâu đậm không dễ phai mờ. Giờ đây, mỗi khi chúng ta có dịp tới tham quan Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, nhìn lại những tác phẩm của các họa sĩ - sinh viên trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương như Tô Ngọc Vân với Thiếu nữ bên hoa huệ (sơn dầu 1942), Hai thiếu nữ và em bé (Sơn dầu 1944); Nguyễn Gia Trí với Thiếu nữ trong vườn xuân (sơn mài 1940); Trần Văn Cẩn với Em Thúy (sơn dầu 1943); Nguyễn Phan Chánh với Chơi Ô ăn quan (lụa 1931); Nguyễn Văn Tỵ với Thiếu nữ và biển (Sơn mài 1940); Nguyễn Khang với Đánh cá đêm trăng (Sơn mài 1942 - 1943); Lương Xuân Nhị với Thiếu nữ Hà Nội (Lụa 1940); Lưu Văn Sìn với Phong cảnh bản Muôn Lạng Sơn (sơn dầu 1940); Đỗ Đức Thuận với Thuyền trên bến sông Hồng (Khắc gỗ màu 1930) ai cũng cảm động, bồi hồi! Còn biết bao nhiêu tác ph ẩm đẹp nữa của các thế hệ họa sĩ Mĩ thuật Đông Dương nối tiếp nhau với 18 khoá đào tạo trong 20 năm tồn tại (1925 - 1946) không thể dẫn ra đủ. Cuộc triển l ãm tranh Nguyễn Trọng Hợp, họa sĩ - cựu sinh viên của trường (tốt nghiệp khoá 1939 - 1944) tại Hà N ội vừa khai mạc đầu tháng 11 năm 2010 với đủ các chất liệu - sơn mài, lụa, sơn dầu, màu nước, khắc gỗ là dẫn chứng điển hình về dấu ấn đậm nét của phong cách mĩ thuật Đông Dương, mà ai cũng thấy, cũng xúc động với bao hoài niệm về người sáng lập. Đúng như V. Tardieu đã từng ca ngợi và biện hộ cho sinh viên - họa sĩ của mình khi Chính phủ Pháp nhiều lần toan đóng cửa trường mĩ thuật: “Người An Nam ho àn toàn có năng khiếu trở thành nghệ sĩ tài năng. Và họ có quyền được như vậy (Nghiên cứu mĩ thuật - Tư liệu đã dẫn - TT). Một cây cổ thụ cành lá xum xuê đã trường tồn, báo hiệu cái gốc vững vàng có bộ rễ khỏe, đã ăn sâu vào lòng đất nghệ thuật. Lịch sử đã đủ độ lùi và độ lắng cho giới mĩ thuật nhìn nhận đúng vai trò lịch sử của người sáng lập ngôi trường. Quan hệ hữu nghị Việt - Pháp đã có những đổi thay mới trong thời đại giao lưu - phát triển toàn cầu hoá giữa các dân tộc. Lịch sử đã sang trang. Tầm nhìn lịch sử đã được mở rộng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội V. Tardieu thực sự là tác nhân chính, đã xúc tác, thúc đẩy tích cực cho sự ra đời và tồn tại đầy tự hào của ngôi trường. Nhưng quan trọng hơn cả là ông đã xác định đư ợc nội dung giảng dạy qua cuộc gian lưu - tiếp biến - phát triển tốt đẹp giữa hai nền văn minh Âu - á qua cái đẹp. V.Tardieu xứng đáng được lịch sử mĩ thuật cận hiện đại Việt Nam vinh danh, ghi nhận. Ông đã đến Việt Nam với tình yêu cái đẹp để xây dựng một nền giáo dục nghệ thuật mới tại Hà Nội - Đông Dương, rồi đến phút cuối cùng ra đi phải xa vợ con, gia đình, vẫn chính là mảnh đất Hà Thành mà ông đã từng yêu quý, ấp ủ với biết bao kỷ niệm vui buồn, trọn đời giành cho nghệ thuật. Trần Thức 1. Triển lãm khai mạc đầu tháng 11, 2010 tại 29 Hàng Bài, Hà Nội. 2. Xuất bản phẩm của Đông D ương nghệ thuật, Anchorage, Alaska, Mỹ (Indochine Arts of Anchorage, Alaska, US). 3. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Nghiên cứu Mỹ thuật, Viện Mỹ thuật, 1992, tr 308 4. Từ Mỹ thuật Đông Dương đến Mỹ thuật Việt truyền thống. Trần Thức, NXB Mỹ thuật 2010, tr 16 5. Báo Tri Tân. Số 51, từ 17-23 Juin 1942 . VICTOR TARDIEU (1867- 1937) NGƯỜI NỐI NHỊP CẦU HAI NỀN MỸ THUẬT VIỆT-PHÁP Họa sĩ Victor Tardieu Nhân xem tập sách của tiến sĩ James P.Moras người Mỹ viết về MTVN và. US). 3. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Nghiên cứu Mỹ thuật, Viện Mỹ thuật, 1992, tr 308 4. Từ Mỹ thuật Đông Dương đến Mỹ thuật Việt truyền thống. Trần Thức, NXB Mỹ thuật 2010, tr 16 5. Báo. cố họa sĩ V. Tardieu, người sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương; Ngư ời nối nhịp cầu nghệ thuật giữa hai dân tộc Việt - Pháp. James P. Moras nhấn mạnh về mĩ thuật sơn dầu với hai trường phái

Ngày đăng: 28/06/2014, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan