VỊ TRÍ CỦA TRANH IN HIỆN NAY pptx

6 214 1
VỊ TRÍ CỦA TRANH IN HIỆN NAY pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VỊ TRÍ CỦA TRANH IN HIỆN NAY Một tác phẩm của George Wellows (1882-1925) Từ lời phàn nàn của người trong cuộc Sáng chế xe điện của Edison năm 1879 chính là k ết quả bất ngờ sau khi nghe được lời phàn nàn của một bà già trong đêm khánh thành mạng đèn điện chiếu sáng đầu tiên ở một thị trấn ngoại ô của New York: “Cái ông Edison làm ra đèn điện mà không làm được cái xe điện cho người già đi đây đó”. ở Việt Nam, cách đây chưa lâu, một nghệ sĩ đồ họa phàn nàn, tranh in bị đối xử bất bình đẳng so với vị thế các thể loại tranh khác trong những triển lãm mỹ thuật. Mới đây, cũng nghệ sĩ này khi đề cập đến thực trạng tranh in đã nhận định rằng Việt Nam thiếu nghệ sĩ sáng tác tranh in chuyên nghiệp. Li ên tưởng đến trường hợp sáng chế xe điện của Edison, ta có th ể đặt câu hỏi, liệu tranh in Việt Nam sẽ tạo được bất ngờ từ lời phàn nàn của chính những người trong cuộc ngày hôm nay? Việt Nam đã có hơn hai mươi năm đổi mới tạo điều kiện cho mỹ thuật mở rộng về phong cách và đề tài. Trên thực tế, các thể loại tranh như sơn dầu, sơn mài đã có những thay đổi rõ rệt. Song, cái mới của tranh in lại chưa nhiều. Thật khác với vài chục năm trước, tranh khắc gỗ cùng với sơn mài, lụa đã được coi là đậm đà bản sắc dân tộc, đại diện cho mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Bức tranh toàn c ảnh về tranh in trong những năm qua cho thấy diễn biến như sau: Số lượng tranh in tham gia các triển lãm mỹ thuật không nhiều. Tranh in đẹp ngày một hiếm. Nó phản ánh sự chưa đột phá về kỹ thuật, hình thức, cũng như chưa có những thay đổi trong đề tài để chuy ển tảI vấn đề xã hội của thời đại. Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần nào cũng có giải thưởng trao cho đồ họa, tuy là những tranh có chất lượng so với tương quan chung trong triển lãm, nhưng về mặt giá trị sáng tạo đóng góp cho sự phát triển tranh in Việt Nam lại không có gì đáng bàn. Các nghệ sĩ đã khẳng định phong cách vẫn tiếp tục sáng tác theo hình thức và cách làm cũ. Xét về mặt nghệ thuật, chất lượng tranh in hiện nay của những nghệ sĩ này lại không bằng tranh của chính họ sáng tác trong thời kỳ trước. Mặc dầu, hội nhập quốc tế đã đem đến cơ hội biết thêm về kỹ thuật in hiện đại của thế giới như in độc bản hay in cảm quang. Song tranh in Việt Nam vẫn ít thấy có sự cách tân cả về hình thức và nội dung để phản ánh những vấn đề xã hội đương đại. Cả in độc bản cũng như in cảm quang có những ưu điểm riêng của mỗi kỹ thuật. Trong in độc bản, người vẽ sử dụng mika, kính hay tấm kẽm phẳng… như một bề mặt chế bản. Phối hợp nhiều chất liệu, nhiều thủ pháp kỹ thuật khác nhau sẽ cho ra một bản tranh in duy nhất. dụ, in chồng nhiều lần hoặc một lần thông qua việc che chắn một phần các lớp in tạo ra hiệu quả về tầng lớp độ sâu. Kết hợp in với vẽ bằng tay, in và vẽ chồng chéo các chất liệu khác nhau, sử dụng vật dụng thật đặt lên… để chế bản in. In độc bản được khá nhiều nghệ sĩ thể nghiệm, tuy nhiên rất ít người chuyên sâu về kỹ thuật này. In cảm quang với đặc trưng là dùng cảm quang để phơi chụp ảnh chế bản in, được dùng trên nhiều bề mặt như đá, kim loại, lưới, plastic… Nghệ sĩ có thể chế bản phim trên vi tính. Nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ mà có thể tạo nên những chế bản tạo hiệu quả ảnh. Nhưng kỹ thuật này lại không phát triển ở Việt Nam do sự hạn chế về chất liệu. Việt Nam không sản xuất tấm nhựa cảm quang chuyên dùng trong đồ họa và cũng không nhập khẩu chất liệu này để bán trên thị trường. Nếu muốn sáng tác chất liệu này, thì nghệ sĩ phải tự chế cho mình bản in cảm quang. thế, tuy có điều kiện biết thêm về kỹ thuật in cảm quang nhưng l ại không có ai ứng dụng nó trong sáng tác tranh in. Bên cạnh đó, nếu trên thế giới các tranh in đá, in kẽm, in đồng… có mực in chuyên dùng cho t ừng chất liệu, thì ở Việt Nam điều kiện kinh tế không dễ để mua mực in đắt. Đồng thời, do bản tính hay thích cải tiến của người Việt mà tất cả các chất liệu in đều sử dụng mực in ốp sét trong in công nghiệp. Việc chấp nhận hoàn cảnh theo tính tương đối đã giúp nghệ sĩ làm tranh in theo điều kiện phương ti ện ở Việt Nam. Song, cũng chính điều này làm các tranh in Vi ệt Nam khó đạt đến hiệu quả hoàn chỉnh. Tìm nguyên nhân về thực trạng tranh in là cả một vấn đề. Trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Mỗi năm, số lượng sinh viên tuyển sinh vào học khoa đồ họa của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đội ngũ nghệ sĩ đồ họa vốn đã mỏng lại càng trở nên mỏng hơn bởi chính những người trong nghề cũng không dấn thân chuyên nghiệp cho chất liệu này mà lại rẽ ngang sáng tác sang thể loại khác. Ngay trong lĩnh vực đồ họa hiện nay nhiều người lại thiên về chọn đồ họa ứng dụng hơn là đồ họa tạo hình. Bởi Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu về đồ họa ứng dụng là rất cao. Số sinh viên theo h ọc đồ họa ứng dụng như thiết kế đồ họa ngày càng nhiều. Đã có dự đoán rằng, đến năm 2010 nước ta sẽ cần khoảng 1 triệu nhân lực liên quan đến thiết kế đồ họa như quảng cáo trên báo in, truyền hình, internet, sản xuất game, web, sản xuất phim… Nhiều sinh viên khoa đồ họa sau khi tốt nghiệp đã chuyển luôn sang làm việc thiết kế đồ họa mà bỏ đồ họa tạo hình. Số ít tuy làm ngh ề khác nhưng vẫn thỉnh thoảng làm tranh in để tham gia triển lãm. Trong bối cảnh ấy, thì việc thiếu nghệ sĩ tranh in chuyên nghiệp là điều tất yếu. Bên c ạnh đó, khi cơ chế thị trường bùng phát cũng là lúc bắt đầu của loại tranh in phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Đa số khách ngoại quốc thường tìm mua sản phẩm có hương sắc Việt để làm quà tặng. Họ thích những tranh theo phong cách hiện thực mô tả cuộc sống, sinh hoạt, con người Việt Nam… Từ đó, đã dẫn đến một loại tranh in thị trường với hình thức trang trí nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Có người biện minh cho sự thiếu vắng nghệ sĩ chuyên nghiệp là do sáng tác tranh in có những yêu cầu đặc thù về phương tiện chất liệu in ấn chuyên ngành, thiết bị và phòng xưởng in tranh chuyên nghiệp… Trong khi ấy, những máy in hiện đại cũng như các chất liệu in đắt tiền thì cá nhân người nghệ sĩ khó có thể có được. ở góc độ khác, có người lại nói, đúng là phương tiện in, chất liệu in có vai trò quan trọng đối với đồ họa, song không thể lấy đó làm cái cớ để đổ lỗi cho việc đồ họa tạo hình chưa phát triển. Suy cho cùng, điều quan trọng quyết định sự thăng hoa của một thể loại hay chất liệu vẫn là vai trò người nghệ sĩ - chủ thể sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Tương lai của tranh in Việt Nam phụ thuộc ở chính người sáng tác, đặc biệt là thế hệ nghệ sĩ trẻ. Điều cốt yếu là sự đam mê yêu nghề. Chất liệu và kỹ thuật chỉ là những phương tiện chuyển tải ý tưởng tạo hình của nghệ sĩ. Tranh in có vẻ đẹp riêng không thể lẫn với bất cứ thể loại tranh nào khác. Nhiều danh họa nổi tiếng thế giới như Durer, Rembrant, Goya, Picasso… bên cạnh sáng tác hội họa còn dùng đồ họa để thể hiện những trạng thái tâm hồn, khám phá các số phận, hay làm phương tiện để đấu tranh tư tưởng xã hội vào thời đại của mình. Sêri “Những thảm họa chiến tranh” của Goya là cả phóng sự về thời kỳ đau thương của Tây Ban Nha, phơi bày thực trạng tàn bạo của những cuộc chinh phạt xâm lược. Gần đây, đã có những nghệ sĩ đồ họa quan tâm thử nghiệm chất liệu in theo xu hướng phi hóa chất trong chuyên ngành in. Cũng đã có người thử tìm hình thức mới bằng cách kết hợp đồ họa với thể loại nghệ thuật khác, hoặc phá cách trong kiểu thức trình bày tranh in thông thư ờng. Những dấu hiệu ấy khiến chúng ta có thể lạc quan rằng, một lúc nào đó, tranh in cũng như nhi ều lĩnh vực ngành nghề khác của Việt Nam sẽ tạo được bất ngờ từ những lời phàn nàn của ngày hôm nay. Bùi Thị Thanh Mai . VỊ TRÍ CỦA TRANH IN HIỆN NAY Một tác phẩm của George Wellows (1882-1925) Từ lời phàn nàn của người trong cuộc Sáng chế xe điện của Edison năm 1879 chính là. bằng tranh của chính họ sáng tác trong thời kỳ trước. Mặc dầu, hội nhập quốc tế đã đem đến cơ hội biết thêm về kỹ thuật in hiện đại của thế giới như in độc bản hay in cảm quang. Song tranh in. tác tranh in có những yêu cầu đặc thù về phương tiện chất liệu in ấn chuyên ngành, thiết bị và phòng xưởng in tranh chuyên nghiệp… Trong khi ấy, những máy in hiện đại cũng như các chất liệu in

Ngày đăng: 28/06/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan