Rũ bỏ “hình con buôn” trong ứng xử với doanh nhân. docx

17 249 0
Rũ bỏ “hình con buôn” trong ứng xử với doanh nhân. docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bỏ “hình con buôn” trong ứng xử với doanh nhân. Trong những bước gập ghềnh của lịch sử, thân phận của tầng lớp doanh nhân nước ta là nhiều uẩn khúc nhất thì cuối cùng vai trò của họ cũng đã được khẳng định. Ngày doanh nhân Việt Nam là một minh chứng sống động. Gập ghềnh phận "con buôn" Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì: "thương mại là yếu tố có tính chất sống còn trong bất kỳ một chương trình phát triển nào, vì thương mại có thể mang lại những lợi ích cho các nước đang phát triển cao hơn gấp nhiều lần so với bất kỳ một sự viện trợ phát triển nào mà các nước này nhận được"*. Các cụ ta thì diễn đạt ý tứ này trong mệnh đề súc tích "phi thương bất hoạt". Mệnh đề mang tính đúc kết kinh nghiệm lịch sử này nằm trong mối liên hệ với "phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi trí bất hưng" mà nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng dẫn dụ. Đây là sự khái quát mang tính quy luật về những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của mọi xã hội trong lịch sử cổ kim đông tây. Vì thế, nhân ngày doanh nhân Việt Nam, có lẽ "đưa chuyện muôn năm trở lại bàn" chắc cũng gợi lên được đôi điều để suy ngẫm. "Phi thương bất hoạt", [cũng có người cho rằng "phi thương bất phú"], đây không chỉ là câu chữ trong sách "thánh hiền" mà cũng là kinh nghiệm dân gian "giàu nhà quê không bằng ngồi lê kẻ chợ". Phải đi buôn mới có đồng ra đồng vào và rồi mới giàu lên được. Thế nhưng tại sao nghề buôn, người đi buôn vẫn cứ bị xếp thấp nhất trong thang bậc giá trị xã hội. Tại sao tâm lý "trọng nông ức thương" vẫn chiếm lĩnh đời sống tinh thần xã hội ta trong suốt chiều dài lịch sử? Phải chăng tâm lý ấy khởi nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kéo dài triền miên. Nhà nước chuyên chế Phương Đông chủ trương trói chặt người nông dân vào mảnh ruộng làng để đóng thuế, đi phu, đi lính cho nên luôn luôn đề cao tư tưởng "nông vi bản", ngăn chặn việc bỏ ruộng đất để đi buôn. Thêm vào đó, việc đạo đức học Nho giáo đem "nghĩa" đối lập với "lợi", đã góp phần củng cố tâm lý xã hội nói trên. Việc coi khinh chữ "lợi" dẫn đến sự miệt thị nghề buôn, hình ảnh "ngồi lê kẻ chợ" cũng hàm chứa ý này, tuy rủng rỉnh tiền trong túi đấy, nhưng vẫn không sang, "ngồi lê kẻ chợ" thì còn sang nỗi gì, vì thế mà đặt thương nhân đứng cuối hạng trong bảng "tứ dân". Trong những bước gập ghềnh của lịch sử, thân phận của tầng lớp doanh nhân nước ta là nhi ều uẩn khúc nhất thì cuối cùng vai trò c ủa họ cũng đã được khẳng định. Ngày doanh nhân Việt Nam là một minh chứng sống động. Cách ứng xử này đã để lại một vết hằn rất sâu trong kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội . Rõ nhất là định kiến về vai trò và giá trị của tầng lớp doanh nhân trong xã hội. Nhà buôn, dù có giàu thì cũng chỉ là hạng trọc phú, vẫn bị coi thường. Chẳng thế mà diện mạo của họ đã từng được khắc họa một cách nghiệt ngã trong hình ảnh "Khác màu kẻ quý người thanh, Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn" **. Cái từ "con buôn" trong tuyệt tác của thi hào Nguyễn Du là lấy từ cửa miệng của quần chúng hay ngược lại, ngôn từ của tác giả Truyện Kiều đã đi vào đời sống, trở thành ngôn từ của đại chúng, đóng đinh diện mạo nhà buôn trên đài dư luận? Chẳng những thế, thuật ngữ "con buôn" từng chễm chệ trong "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du dường như đã "định hướng" cho cách nhìn của xã hội một thời. Muốn được trọng vọng và danh giá thì "phú" phải đi kèm với "quý", mặc dầu cái danh giá do quý đem lại cũng chỉ là cái phải đem tiền đi mua. Tệ "mua quan bán tước" này càng làm trầm trọng thêm tâm lý trọng danh hơn thực, dẫn đến tình trạng kém tinh thần thực nghiệp, ít đầu tư trí tuệ và tài năng cho việc làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất, mà lại dồn sức cho việc chạy theo hư danh, phù phiếm. Xã hội "nông vi bản" ì ạch phát triển theo tốc độ của bước chân trâu bì bõm trên ruộng lúa nước. Đến thế kỷ thứ XVIII ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện thành thị với tư cách là trung tâm công thương nghiệp Chưa có đời sống thành thị thực thụ phân biệt hẳn với đời sống nông thôn. Thị dân được coi là dân tứ xứ, "năm người mười phường", không họp lại thành một lớp thị dân với tính chất là một nhóm xã hội đặc thù phân biệt với người nông thôn. Cho đến thế kỷ XIX, buôn bán ở một số đô thị đã sầm uất, nhưng kinh tế hàng hóa vẫn không thu hút được người sản xuất tiểu nông, không dẫn tới được sự thay đổi cơ cấu và tổ chức sản xuất, không sao chuyển nổi sang nền kinh tế hàng hóa. Nhưng có lẽ oái oăm nhất cho thân phận của họ là chặng đường hơn nửa thế kỷ trước Đổi Mới, khi ta khước từ kinh tế thị trường, đương nhiên là kẻ đại diện cho kinh tế thị trường bị xem là đối tượng của cách mạng XHCN. Cái từ "con buôn" mang tính miệt thị trong Truyện Kiều lại xuống cấp một bậc nữa với tên gọi "lũ con phe" thuộc loại "nhân vật xã hội đáng ngờ" trong ánh mắt soi mói của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, bác bỏ kinh tế thị trường ở Miền Bắc sau năm 1954. Quãng đường này không chỉ là "vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh"** mà quả thật là "đùng đùng gió giật mây vần"** khiến cho doanh nhân điêu đứng, tối tăm mặt mũi chẳng biết "ăn làm sao, nói làm sao bây giờ"**! Nhưng kìa, sao lại cứ giở dói "sự muôn năm cũ kể chi bây giờ" **? Phải kể, vì lịch sử là liền mạch. Hơn nữa, để thông tỏ lịch sử thì cần phải tìm về những tọa độ cũ có khả năng chuyển tải những thông điệp cho thế hệ đang sống. Nhắc lại quá khứ nhằm tạo thêm động lực để lịch sử được viết tiếp. Quan trọng hơn, để tin rằng, cho dù có "khấp khểnh, gập ghềnh" thì rồi cuối cùng sự thật lịch sử vẫn được trả về cho cuộc sống như chính nó cần phải như vậy. Cho dù trong những bước gập ghềnh của lịch sử, thân phận của tầng lớp doanh nhân nước ta là nhiều uẩn khúc nhất. thì cuối cùng vai trò của họ cũng đã được khẳng định. Ngày doanh nhân Việt Nam là một minh chứng sống động. Nhìn nhận cho công bằng Đây là một cột mốc đáng ghi nhớ trên những chặng đường lịch sử cho dù, "ngẫm ra cho kỹ", chắc cũng hiểu được rằng, chưa thể một sớm một chiều bỏ được "hình con buôn" trong ứng xử đối với doanh nhân ở một bộ phận không nhỏ của xã hội ta hôm nay. Chẳng thế mà cách đây chưa lâu lắm, ông Bảy Nhị, khi ấy là Chủ tịch An Giang đã viết lên báo: Chúng ta phải nhìn nhận vai trò thương nhân cho thật công bằng, phải biểu dương họ bởi bao đời nay, nông dân không bán nông sản cho thương nhân thì bán cho ai, trước đây làm gì đã có doanh nghiệp nhà nước? Ấy thế mà thật lạ là vẫn tồn tại một cách gọi tỏ ý miệt thị họ, nào là đầu nậu, nào là tư thương ép giá mà rồi báo chí vẫn cứ xài cách gọi ấy!". Nhưng vấn đề không chỉ ở chỗ ấy. Mọi người đều biết rằng, ngày "Doanh nhân Việt Nam" xuất phát từ "Thư gửi các giới công thương Việt Nam" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 13.10.1945, nghĩa là bốn mươi ngày sau Tuyên ngôn Độc lập 2 tháng 9 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở đây, Hồ Chí Minh nói về việc "xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng", mà "nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp thương nghiệp, thịnh vượng". Thế nhưng có thể ít người biết rằng, ý tưởng về mục tiêu kinh tế của xã hội: "Nghèo trở nên đủ, đủ trở nên giàu và giàu thì giàu thêm"; "Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm" được đặt ra vào thời điểm nào. Biết rõ, sẽ gợi lên những điều đáng suy ngẫm. Đó là vào tháng 2 năm 1947 trong buổi nói chuyện với đồng bào và cán bộ, chiến sĩ ở Thanh Hóa. Đây là lúc Trung ương và Chính phủ đang [...]... nhiều chướng ngại phải vượt qua để doanh nhân thật sự giữ được vai trò của họ trong nền kinh tế thị trường đích thực và trong sự nghiệp phát triển đất nước Vấn đề là nhà doanh nghiệp chân chính phải tự nâng mình lên cho xứng với tầm vóc của một nhân vật xã hội giữ vị trí xung kích trong nền kinh tế thị trường đúng như nó cần phải có Bởi vậy, cùng với tài năng kinh doanh năng động, sáng tạo là trách... giản dị ấy mới định hình trong khẩu hiệu dễ hiểu: "dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" Trước những thách đố của lịch sử Nhắc lại chuyện đã qua để tìm cảm hứng cho việc dũng cảm và kiên trì đẩy lùi những vật cản đang níu kéo bước phát triển của lịch sử Riêng với doanh nhân, vấn đề đặt ra hiện nay đối với họ không chỉ là bỏ gánh nặng của quá khứ, cho dù trong kết cấu hạ tầng tâm... "hùng tâm sinh kế" không còn "lưỡng man nhiên" nữa, mà với những ai mang trong mình một hoài bão cống hiến, thì sự nghiệp kinh doanh của họ được thúc đẩy và thăng hoa bởi cái "hùng tâm" của họ Trong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu và những khó khăn chồng chất của nền kinh tế nước ta cần biết bao những "hùng tâm tráng khí" của cả dân tộc, trong đó, doanh nhân đang giữ vị thế là người lính xung kích, thì... trở giữa "hùng tâm" và "sinh kế" cũng không xa lạ với doanh nhân thời nay Trong mối trăn trở ấy thì "hùng tâm" vẫn chiếm lĩnh một vị trí sâu kín và dằn vặt trong những tâm hồn hướng về một lẽ sống có ý nghĩa: họ không chỉ biết lo toan làm giàu mà luôn trăn trở về trách nhiệm xã hội của họ Có lẽ cái tâm thế "bạch đầu bi hướng thiên" vẫn còn day dứt trong lòng ai đó, song hình như lịch sử đã sang trang,... thị xã Thanh Hóa Tại đây, ngày 20.2 1947 Bác làm việc với cán bộ rồi sau đó, nói chuyện với "các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa" Cùng với việc nhắc nhở đồng bào tổ chức và tham gia kháng chiến như thế nào, Bác dành nhiều thì giờ nói về việc xây dựng xã hội mới Chính tại đây, hai lần Bác nhăc đến mục tiêu kinh tế của xã hội mới trong những câu vừa dẫn ra ở trên Thế nhưng phải ngót... dẫn ra ở trên Thế nhưng phải ngót nửa thế kỷ trôi qua, ý tưởng đúng đắn và giản dị đó, sau khi trải qua những "khấp khểnh, gập ghềnh", với bao cơn "gió giật mây vần" mới định hình được trong mục tiêu kinh tế của xã hội Và, chính trong sự định hình đó mới có được ngày "Doanh nhân Việt Nam" hôm nay! Vấn đề đáng suy ngẫm chính là ở chỗ đó Vì rằng, mục tiêu ấy đâu có gì khó hiểu? Hiến pháp năm 1946 do Hồ... trường đúng như nó cần phải có Bởi vậy, cùng với tài năng kinh doanh năng động, sáng tạo là trách nhiệm xã hội của họ cần phải được nâng cao trong một xã hội mà sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng đậm nét Nếu tính tình nguyện xã hội cao được xem là một phẩm tính doanh nhân hiện đại được phát huy mạnh mẽ thì đó là một lực tác động mạnh mẽ góp phần cải thiện bất bình đẳng, từng bước thực hiện công bằng... còn đúng nữa: cái bạn cho là tốt thực ra là tệ hại, cái mà bạn tưởng là thận trọng thực ra lại đầy rủi ro, và sự khôn ngoan lại hóa ra là dại dột" Phải chăng đấy là một thách đố nghiệt ngã đặt ra trong ngày "Doanh nhân Việt Nam" năm nay? ... thêm", "người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm" Vấn đề đặt ra chính là để đạt được mục tiêu giản dị đó thì phải đặt dân tộc lên trên giai cấp, phải đưa tinh thần khoan dung hòa hợp vào trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Đã có một thời, cách đặt vấn đề trên được quy cho là tư tưởng cải lương, thậm chí là phản cách mạng! Cần lưu ý là Hồ Chí Minh nêu lên mục tiêu đó chỉ gần hai tháng . Rũ bỏ “hình con buôn” trong ứng xử với doanh nhân. Trong những bước gập ghềnh của lịch sử, thân phận của tầng lớp doanh nhân nước ta là nhiều uẩn khúc nhất. kỹ", chắc cũng hiểu được rằng, chưa thể một sớm một chiều rũ bỏ được "hình con buôn" trong ứng xử đối với doanh nhân ở một bộ phận không nhỏ của xã hội ta hôm nay. Chẳng thế mà. với doanh nhân, vấn đề đặt ra hiện nay đối với họ không chỉ là rũ bỏ gánh nặng của quá khứ, cho dù trong kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội vẫn đang tồn đọng nhiều chướng ngại phải vượt qua để doanh

Ngày đăng: 28/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan