Giữ chân nhân tài: Cách nào? pptx

3 278 0
Giữ chân nhân tài: Cách nào? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giữ chân nhân tài: Cách nào? Nhân tài của doanh nghiệp không chỉ là những người giỏi chuyên môn, nhanh nhẹn, có sức thu hút mọi người mà còn có tính tích cực và tinh thần làm việc tập thể. Tuy nhiên, thu hút được nhân tài đã khó, giữ chân họ thế nào cũng càng không phải việc đơn giản. Có thể thấy, thị trường nhân sự cấp cao của VN đang đứng trước một nguy cơ khủng hoảng trầm trọng vì không đủ khả năng bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế. Theo các chuyên gia, nguồn nhân lực chất lượng cao có thể tham gia quản lý các doanh nghiệp lớn mới chỉ đáp ứng khoảng gần 40% nhu cầu về lượng. Nguy cơ khủng hoảng nhân sự Cuộc khủng hoảng về nhân sự sẽ làm giảm tốc độ phát triển, hội nhập và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, rất có thể dẫn đến tình trạng suy thoái mang tính dây chuyền. Khó khăn lớn nhất hiện nay là các doanh nghiệp không thể tuyển được người giỏi, không thể tuyển được lao động có chất xám vì không có để mà tuyển. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã đưa ra mức lương sau thuế rất cao, cùng hàng loạt các ưu đãi, phúc lợi để chiêu dụ nhân tài song cũng không hẳn đã tìm được người. Những nhân sự cấp cao trở thành “của hiếm”, được các doanh nghiệp dùng mọi cách để chiêu dụ. Điều này gây nên hệ lụy là tình trạng lao động cao cấp nhảy việc ngày càng phổ biến, và trong cuộc cạnh tranh thu hút nhân tài, các doanh nghiệp VN luôn tỏ ra yếu thế và bế tắc khi so sánh với điều kiện đãi ngộ cũng như văn hóa lãnh đạo tại các doanh nghiệp nước ngoài. Níu từ lúc vào cửa Theo các chuyên gia, để giữ chân nhân tài, trước hết cần tạo nguồn nhân tài. Mỗi doanh nghiệp có thể có cách làm riêng. Có doanh nghiệp thường xuyên cử người đến các lớp đào tạo nâng cao trình độ dành cho các giám đốc, các chuyên gia để tìm, gặp gỡ và phỏng vấn các ứng cử viên đạt yêu cầu. Có doanh nghiệp chú trọng tới việc đào tạo nhân tài bằng cách tuyển chọn và cử các cán bộ, nhân viên xuất sắc của mình đi đào tạo tại nước ngoài để hình thành lớp cán bộ nguồn, cán bộ kế cận Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm và sử dụng nhân tài cũng cần được chú ý thích đáng: thay vì đợi đến khi nhân tài nộp đơn xin nghỉ, doanh nghiệp mới tìm cách "níu chân", việc giữ người đúng phải bắt đầu ngay từ lúc nhân tài mới "bước vào cửa". Trong quá trình cộng tác, doanh nghiệp cần minh bạch, nhất quán trong chính sách nhân sự, công bằng trong đánh giá năng lực, tạo cơ hội phát triển như nhau, công việc thu hút và quan hệ làm việc tích cực. Điểm mấu chốt trong sử dụng nhân tài là phân quyền, tạo điều kiện cho nhân tài phát huy hết sở trường của mình. Các đối tượng được phân quyền sẽ hình thành nên các tầng nấc quản lý trong doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có chính sách khích lệ và duy trì nhân sự thích hợp thông qua việc xây dựng một quy chế lương thưởng hợp lý, đúng đối tượng. Thực hiện chính sách này, lãnh đạo doanh nghiệp không nên để cho nhân viên của mình cảm thấy rằng có sự không công bằng giữa những người lao động, có sự đãi ngộ chưa tương xứng với công sức của họ đóng góp cho doanh nghiệp. Song song với đó, các doanh nghiệp có thể phân loại rõ ràng hai nguồn nhân lực chính yếu: nhóm nhân sự nòng cốt và nhóm nhân sự bổ sung tạm thời để từ đó có chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực nòng cốt. Mặt khác, để giữ chân nhân tài, doanh nghiệp cần chú ý đạt được 5 chữ đồng: đồng tâm, đồng đức, đồng hướng, đồng lợi và đồng thuận. Đồng tâm xuất phát từ quan điểm “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”, nhân tài có Tâm và các thành viên của doanh nghiệp cũng cần đồng tâm, cùng chí hướng, trên dưới một lòng với doanh nghiệp và vì sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng đức có nghĩa là trong doanh nghiệp, cần có sự thống nhất từ trên xuống dưới về vấn đề đạo đức, đạo đức kinh doanh; cần đạt đến sự thống nhất về giá trị đạo đức. Đồng hướng là tuy mục tiêu phấn đấu và chí hướng của mỗi người là khác nhau nhưng doanh nghiệp cần đảm bảo sao cho có sự thống nhất về mục tiêu, hướng đi giữa các nhân viên. Đồng lợi về vật chất chính là sợi dây gắn bó nhân tài với doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần chú ý điều hòa, giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trong doanh nghiệp để đem lại sự đồng thuận cùng không khí làm việc vui vẻ, thoải mái. Nếu đạt được 5 chữ đồng trên, nhân tài chẳng cần dùng lương cao bổng hậu để giữ chân sẽ vẫn thấy gắn bó với doanh nghiệp vì tiền không phải là lý do duy nhất để nhân tài làm việc và thường đã là nhân tài thì cũng không thiếu tiền. . Giữ chân nhân tài: Cách nào? Nhân tài của doanh nghiệp không chỉ là những người giỏi chuyên môn, nhanh nhẹn,. nhân lực chính yếu: nhóm nhân sự nòng cốt và nhóm nhân sự bổ sung tạm thời để từ đó có chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực nòng cốt. Mặt khác, để giữ chân nhân tài, doanh nghiệp cần. ý thích đáng: thay vì đợi đến khi nhân tài nộp đơn xin nghỉ, doanh nghiệp mới tìm cách "níu chân& quot;, việc giữ người đúng phải bắt đầu ngay từ lúc nhân tài mới "bước vào cửa".

Ngày đăng: 28/06/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan