Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

91 913 1
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank

Trang 1

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dựán tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi : Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa : Đầu tư

Tên em là : Dương Văn Trường Sinh viên lớp : Đầu tư 48 C

Em xin cam đoan toàn bộ nội dung trong bài viết này là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Lương Hương Giang Hoàn toàn không có sự sao chép từ bất kì một tài liệu nào, nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Tất cả những trích dẫn, tham khảo đều ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2010 Kí tên

Trang 3

Chương I: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đông Nam Á 8

1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 8

1.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 8

1.2 Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 10

2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng trong những năm gần đây 12

2.1 Hoạt động huy động vốn 12

2.2 Hoạt động tín dụng 14

2.3 Hoạt động đầu tư và kinh doanh khác 17

Thanh toán Quốc tế: 17

Thanh toán thẻ ATM 19

Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank 21

1 Khái quát về hoạt động thẩm định tại ngân hàng TMCP SeAbank 21

1.1 Số lượng dự án đầu tư đã được thẩm định 21

1.2 Đặc điểm dự án đầu tư đã được thẩm định 22

1.3 Nguyên tắc và các quy định với hoạt động thẩm định dự án tại ngân hàng 22

2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng 23

2.1 Tiếp nhận_luân chuyển hồ sơ 23

2.2 Tổ chức thẩm định dự án 24

2.3 Quyết định cho vay 24

2.4 Quy định thời gian thẩm định tại ngân hàng 25

3 Phương pháp thẩm định dự án 27

4 Nội dung thẩm định 29

4.1 Thẩm định tính hợp lệ tính đầy đủ của hồ sơ dự án, hồ sơ xin vay vốn29 4.1.1 Các tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự của khách hàng: 29

4.1.2 Tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có) 30

4.2 Thẩm định chủ đầu tư dự án 31

4.2.1 Năng lực tài chính và pháp lý của chủ đầu tư 31

Trang 4

4.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng 31

4.2.3 Uy tín của chủ đầu tư trong qua hệ tín dụng với ngân hàng 32

4.3 Thẩm định dự án đầu tư 32

4.3.1 Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án 33

4.3.2 Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm: 33

4.3.3 Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án: 33

4.3.4 Phân tích rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro: 33

4.3.5 Phân tích về phương diện tài chính và tính hiệu quả của dự án: 33

4.3.6 Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay: 39

5 Nghiên cứu tình huống thẩm định dự án đầu tư cụ thể “Dự án bổ sung vốn nhập khẩu máy móc và xây dựng nhà xưởng thực hiện dự án đầu tư Nhà máy dây và cáp diện của Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên” 40

5.1 Quy trình thẩm định : 40

5.2 Phương pháp thẩm định 40

5.3 Nội dung thẩm định : 40

5.3.1 Thẩm định khách hàng vay vốn 41

5.3.1.1 Hồ sơ chủ đầu tư 41

5.3.1.2 Năng lực pháp lí và uy tín của chủ đầu tư 42

5.3.1.3 Năng lực tài chính và báo cáo kết quả hoạt động SXKD của

5.3.2.6 Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án 53

5.3.2.7 Đánh giá rủi ro của dự án 62

5.3.2.8 Kết luận với dự án 62

5.3.2.9 Đánh giá về kết quả thẩm định dự án “bổ sung vốn nhập khẩu máy móc và xây dựng nhà xưởng thực hiện dự án đầu tư Nhà máy dây và cáp diện của Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên" 66

5.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác thẩm định dự án 68

5.4.1 Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn 68

5.4.2 Thời gian thẩm định/dự án 69

5.5 Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP SeAbank 70

Trang 5

5.5.1 Kết quả đạt được 70

5.5.2 Nguyên nhân và hạn chế 71

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tại ngân hàng TMCP SeAbank 74

3.1 Mục tiêu và phương hướng đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng trong thời gian tới 74

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tại Ngân hàng TMCP SeAbank 75

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định 75

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định 77

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định 78

3.2.4 Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định 81

3.2.5 Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ thẩm định 82

3.2.6 Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát kết quả công tác thẩm định dự án 84

3.2.7 Giải pháp khác 85

3.3 Những kiến nghị 86

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 86

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 87

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP SeAbank 90

Kết Luận 91

Tài liệu tham khảo 92

Trang 6

Danh mục các bảngTên bảng

Biểu đồ 1 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2003-2006 12

Biểu đồ 3

Tổng dư nợ ngân hàng SeAbank giai đoạn 2003- 2008 16

Biểu đồ 4 Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng SeAbank giai đoạn

Bảng 6 Bảng chỉ số tài chính phản ánh hiệu quả và khả thi của dự án 37

Lời mở đầu

Tín dụng là hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, cũng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất của ngân hàng Song cũng mang lại nhiều rủi ro nhất cho

Trang 7

các ngân hàng thương mại Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất làm giảm thu nhập, gây thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của cả ngân hàng cũng như doanh nghiệp Chính vì vậy, vấn đề chất lượng thẩm định tín dụng và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng.

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á, em đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank” làm báo cáo thực tập tổng hợp Báo cáo này gồm 3 phần :

Chương I: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tại ngân hàng TMCP SeAbank

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn Lương Hương Giang, cùng sự giúp đỡ của các anh chị phòng tái thẩm định – Hội sở chính ngân hàng SeAbank để em có thể xây dựng và hoàn thiện đề tài này.

Chương I: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Đông Nam Á

1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng1.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Trụ sở chính: 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Trang 8

Tổng Giám đốc: Ông Lê Văn Chí

Giải thưởng, danh hiệu thi đua tiêu biểu của Ngân hàng:

Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2007).

Giải thương Sao Vàng đất Việt - Top 200 thương hiệu Việt Nam (2008)

Ngân hàng Đông Nam Á tên giao dịch quốc tế là Southeast Asia Bank (SeABank) được thành lập từ năm 1994, Hội sở chính đặt tại 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Là một trong những Ngân hàng TMCP có mặt sớm nhất tại Việt Nam, SeABank đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện để cùng phát triển với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với mong muốn trở thành một tập đoàn ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại.

Trong thời gian qua, ngân hàng SeAbank đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển lâu dài, hiệu quả Đó là việc hiện đại hóa phần mềm quản trị ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, tái cấu trúc , đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khác hàng Cam kết không ngừng phát triển, xây dựng hình ảnh nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế sẽ luôn là tiêu chí hoạt động của Ngân hàng.

Từ năm 2001, SeAbank đã thực hiên tái cơ cấu ngân hàng với những định hướng rất rõ ràng về tài chính, nhân lực công nghệ… bằng việc tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng cho đến nay cơ cấu cổ đông của SeA bank đã có sự thay đổi cơ bản, đó là sự tham gia của các nhà đầu tư, các tổ chức pháp nhân có tiềm lực tài chính mạnh và lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh của mình tại Việt Nam.

Năm 2005 là một mốc rất quan trọng trong lịch sử phát triển của ngân hàng SeA bank thực hiện cùng lúc 2 bước đi chiến lược, đó là chuyển hội sở từ Hải Phòng về thủ đô Hà Nội và đặt bước chân vào thị trường giàu tiềm năng nhất – Thành phố Hồ Chí Minh Sau thời điểm này, SeAbank đã có bước chuyển mình mạnh mẽ với những chỉ

Trang 9

số tài chính nhảy vọt một cách ấn tượng và chất lượng hoạt động bền vững Đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2005 ngân hàng đã không phát sinh nợ quá hạn và là ngân hàng có chất lượng tín dụng lành mạnh nhất với tỷ lệ nợ xấu (VPL) luôn được khống chế dưới mức 0.3% Với những hệ số an toàn luôn đạt mức quy định nên trong 4 năm liên tiếp từ 2003 đến năm 2007 SeAbank được ngân hàng Nhà Nước xếp loại A và được đánh giá là ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất và bền vững nhất Trong năm 2007, SeAbank đã có nhiều thành tựu đáng chú ý, thể hiện rõ nét mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, khi cùng lúc thực hiên thành công giai đoạn 1: phần mềm quản trị Ngân hàng T24 của hãng Temenos Thụy Sỹ và ký kết hợp đồng hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật toàn diện với cổ đông chiến lược trong nước là công ty Thông tin di động VMS-MobiFone.

Bên cạnh đó SeAbank tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động, áp dụng mô hình quản trị hiện đại để từng bước tái cấu trúc đổi mới quan niệm kinh doanh, tập trung nhiều hơn vào công tác chăm sóc khách hàng Mạng lưới hoạt động của SeAbank bao gồm các chi nhánh, phòng giao dịch không ngừng được thành lập mới, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động và khả năng quản lý Trong năm 2007 bên cạnh viêc tiếp tục mở rộng mạng lưới tại các địa bàn có sẵn, SeAbank tập trung phát triển mạng lưới đồng đều cả 3 vùng miền Bắc- Trung – Nam ở các tỉnh Quảng Ninh Bắc Ninh, Hải Dương, Nha Trang,Vũng Tàu, với 50 điểm giao dịch hiện tại, trong năm 2008, SeAbank dự kiến phát triển thêm mạng lưới hoạt động tại các vùng miền mới như: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,Thái Nguyên, Ninh Bình… nâng số điểm giao dịch cả nước lên 85 điểm.

SeAbank sẽ phấn đấu trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng (SeAbank Group) với các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng tài sản tại thị trường Việt Nam và từng bước vươn ra thị trường khu vực Theo đó SeA bank cam kết cung cấp một tập hợp sản phẩm có tính chyên nghiệp cao, từ ngân hàng thương mại truyền thống đến các sản phẩm ngân hàng đầu tư và dịch vụ tài chính cao cấp cho các phân khúc khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa các gía trị cho khách hàng, lợi ích cổ đông và sự phát triển bền vững của tập đoàn, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội

Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty - Huy động, cho vay, trung và dài hạn;

Trang 10

- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư;

- Vay vốn Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng khác bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ;

- Chiết khấu thương, trái phiếu, hùn vốn liên doanh;

- Dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế;

- Hoạt động bao thanh toán (bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.)

1.2 Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban

Giấy phép hoạt động của ngân hàng SeAbank số 0051/NH-Gp ngày 25/03/1994 do ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày cấp Hội đồng quản trị : Chủ tịch : bà Nguyễn Thị Nga

Phó chỉ tịch: ông Hoàng Minh Tân Uỷ viên : ông Đoàn Văn Tiến Ban kiểm soát : Trưởng ban : Bùi Trung Kiên

Kiểm soát viên: Nguyễn Thị Ngọc Anh Kiểm soát viên: Nguyên Thị Phượng Ban tổng giám đốc: Tổng giám đốc Lê Văn Chí

Phó tổng giám đốc: Lê Văn Tuấn Phó tổng giám đốc: Lê mạnh Quân Phó tổng giám đốc Lê Quốc Long

Trang 12

2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng trong những năm gần đây2.1 Hoạt động huy động vốn

Năm 2005, Ngân hàng Đông Nam Á đã có những bước tiến lớn trong việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước, doanh nghiệp và cá nhân Tổng nguồn vốn huy động đạt giá trị 5117 tỷ đồng tăng 3109 tỷ đồng so với năm 2004 Trong đó 2312 tỷ đồng được huy động từ các doanh nghiệp và cá nhân, tăng 1318 tỷ đồng so với năm 2004 ( tương đương 363%); từ các tổ chức tín dụng trong nước là 2805 tỷ đồng tăng 1297 tỷ đồng so với năm 2004 ( tương đương 86%) Những kết quả trên đã cho thấy phần nào nỗ lực của ban lãnh đạo ngân hàng và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong việc tăng quy mô tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động và đa dạng hoá loại hình

(Nguồn: báo cáo thường niên ngân hàng SeAbank 2006)

Năm 2006 trong bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt mở rộng mạng lưới để thu hút vốn và thị trường chứng khoán sôi động trong những tháng cuối năm công tác huy động vốn SeAbank vẫn thu được nhũng kết quả khả quan : tổng nguồn vốn huy động đạt 8346 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2005

Đến ngày 31/12/2006 tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt mức 3511,6 tỷ đồng tăng 52% so với năm 2005, hoạt động thu hút vốn trên thị trường

Trang 13

liên ngân hàng đạt mức tăng trưởng lớn, số dư huy động đạt 4834 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2005 so với mức độ tăng trưởng nguồn vốn của các năm trước, mức tăng trưởng của năm 2006 chứng tỏ sự nỗ lực rất nhiều của Ban lãnh đạo ngân hàng cùng toàn thể nhân viên Đây cũng là kết quả tổng hợp các giải pháp về công tác huy động vốn từ các chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp diễn biến thị trường với hàng chục kì hạn tiền gửi, chính sách khuyến mại hấp dẫn như: tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất bậc thang, đặc biệt dịch vụ Home Teller với việc đưa dịch vụ về tận nhà tận văn phòng theo đề nghị , đã thoả mãn yêu cầu của khách hàng khó tính nhất.

Trong năm 2007 công tác huy động vốn của SeAbank có tốc độ tăng trưởng đáng kể tính đến ngày 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động đạt 20249 tỷ đồng tăng 243% so với năm 2006, đạt 110% kế hoạch năm 2007 trong đó phần vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng tương đối đạt 10744 tỷ đồng, gấp 244% so với năm 2006 hoạt động kinh doanh liên ngân hàng cũng có bước phát triển mạnh mẽ, số dư trên thị trường liên ngân hàng đạt 9509 tỷ đồng tăng 197% so với năm 2006 so với mức tăng trưởng năm 2006 và kế hoạch đề ra trong năm 2007, hoạt động huy động vốn năm 2007 đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và loại hình, hoàn thiện vượt mức kế hoạch được giao.

Với các chương trình khuyến mại trong năm như: “ lời cảm ơn đầu năm”, “bảo an mỗi ngày nhận ngay quà tặng”, “ lãi suất bậc thang”…SeAbank đã nhiều lần tăng lãi suất huy động vốn nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng đồng thời tạo nguồn vốn dồi dào cho hoạt động tín dụng không ngừng gia tăng trên toàn hệ thống với các quà tặng hấp dẫn như : mũ bảo hiểm Protec, (kèm khoá chống mất mũ), áo mưa, ô cá nhân, móc đeo chìa khoá…cùng lãi suất tiết kiệm ưu đãi, các chương trình huy động vốn đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của khách hàng.

Đóng góp vào thành công chung trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng là sự phát triển vượt bậc của các chi nhánh trong toàn hệ thống đặc biệt, các chi nhánh mới thành lập cũng nỗ lực thu hút khách hàng như chi nhánh Bắc Ninh, Quản Ninh ,Nha Trang…bên cạnh việc đa dạng hoá sản phẩm SeAbank cũng thường xuyên mở rộng quan hệ với các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước nhằm tiếp cận nguồn vốn mới, tăng lượng vốn huy động cho ngân hàng

Trang 14

2.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của SeAbank năm 2005 đạt nhiều thành tựu khả quan, tổng dư nợ quy đổi đến ngày 31/12/2005 là 1349 tỷ đồng, tăng 817 tỷ đồng so với năm 2004 trong đó dư nợ Việt Nam đồng là 1146 tỷ đồng, ngoại tệ quy đổi là 200 tỷ đồng, và chiết khấu gấy tờ có giá là 2.4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0.42% tổng dư nợ, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu hướng dẫn (5%).

Trong năm 2005, ngân hàng chú trọng phát triển nhóm khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực thương mại hoặc các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng bởi đây là những ngành hoạt động có hiệu quả và ít rủi ro Bên cạnh đó, các sản phẩm tín dụng bán lẻ như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng, cho vay du học cũng được ưu tiên phát triển

Biểu đồ 2: dự nợ phân chia theo nghành kinh tế 2005

Trang 15

Năm 2006, Ban lãnh đạo ngân hàng SeA bank đã đặt trọng tâm vào hoạt động tín dụng cho các phân đoạn thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân có nhu cầu sản suất kinh doanh, tiêu dùng Đây là nhóm khách hàng phù hợp với năng lực cũng như khả năng đáp ứng dịch vụ của SeAbank Nhờ sự định hướng đúng đắn này mà hoạt động cho vay của SeAbank đạt những kết quả hết sức ấn tượng, nhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát hết sức chặt chẽ Tổng dư nợ quy đổi đến ngày 31/12/2006 đạt 3363 tỷ đồng, tăng 149% so với năm 2005.

Sự linh hoạt trong chính sách cho vay kết hợp với sự tận tìnhchuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được với vốn vay với mức chi phí hợp lí để đầu tư tăng năng suất lao động, mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Từ chỗ chỉ đơn thuần là huy động và cho vay, đến nay SeAbank đã có thể cung cấp tất cả các dịch vụ Ngân hàng đang có mặt tại Việt Nam Các hoạt động cho vay đa dạng gắn với hoạt động xuất nhập khẩu như cho vay tài trợ xuất khẩu, cho vay chiết khấu Bộ chứng từ XK, L/C đã được đẩy mạnh Các sản phẩm tín dụng của SeAbank ngày càng được nâng cao đa dạng và chuyên môn hoá; thủ tục cho vay được đơn giản hoá, nhanh chóng, với mức lãi suất thích hợp, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng Bên cạnh việc đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, SeA bank còn chú trọng các hoạt động cho vay tiêu dùng với các sản phẩm chiến lược như : cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô trả góp, và một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường như : Đồng hành cùng HonDa, Doanh nghiệp vàng, Nguồn năng lượng vàng từ SeAbank, Tiêu dùng cùng doanh nhân Đặc biệt hoà chung với sự sôi động của các Trung tâm giao dịch và thị trường chứng khoán OTC, SeAbank đã triển khá thành công sản phẩm mới cho vay cầm cố cổ phiếu chưa niêm yết các ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu đông đảo các nhà đầu tư Trong suốt quá trình hoạt động, SeAbank luôn tuân thủ tuyệt đối các quy định về hoạt động tín dụng do Ngân hàng Nhà Nước ban hành và các quy chế của SeAbank về cho vay và bảo đảm tiền vay Công tác phân loại đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng được ban lãnh đạo ngân hàng cực kì chú trọng các công cụ để kiểm soát tín dụng cũng được tăng cường hiện đại hoá Hệ thống xếp hạng tín dụng đã được triển khai cho tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng với SeAbank Hệ thống này là công cụ đắc lực hỗ trợ sự chuẩn hoá

Trang 16

việc phân loại, xếp loại khách hàng, quản lý chất lượng ,dự báo rủi ro Vì vậy chất lượng tín dụng của SeAbank luôn ở mức an toàn với tỷ lệ nợ quá hạn là nhỏ chỉ chiếm 0.23% trên tổng số dư nợ SeAbank đã trích lập 100% số nợ xấu.

Biểu đồ 3: Tổng dư nợ ngân hàng SeAbank giai đoạn 2003- 2008

(Nguồn: báo cáo thường niên ngân hàng SeAbank 2008)

Tính đến hêt 31/12/2007 tổng dư nợ của SeAbank đạt hơn 11041 tỷ đồng, tăng hơn 325% so với năm 2006 và đạt 106% kế hoạch năm 2007.Seabank cung cấp đa dạng các sản phẩm vay theo hình thức khác nhau về thời hạn, mục đích vay như: tiêu dùng, sửa chữa nhà cửa, vay mua ô tô, vay sản xuất kinh doanh cá thể, vay bổ sung vốn lưư động doanh nghiệp, vay tài trợ xuất nhập khảu, vay tài trợ dự án… bên cạnh đó SeAbank cũng tổ chức nhiều chương trình tín dụng khuyến mại, giảm giá lãi suất, cho vay để thu hút thêm nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với nguồn vốn và chi phí hợp lí để tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống và đầu tư tăng năng suất lao động, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp…Đặc biệt trong năm 2007, giám đốc Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị số 03 về viêc yêu cầu các ngân hàng khống chế số dư nợ vốn cho vay đầu tư chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng, đã ảnh hưỏng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng Khi chỉ thị 03 có hiệu lực, SeAbank đã thực hiện nghiêm túc chỉ thị trên và cố gắng khống chế tỷ lệ cho vay chứng khoán cũng như thu hồi các khoản vay để đảm bảo đúng yêu cầu và thời gian quy định Đến thời điểm 10/12/2007 tỉ lệ cho vay đầu tư chứng khoán đã khống chế ở mức 2.78% và đây chính là một thành công lớn của SeAbank.Cũng trong năm 2007 SeAbank bắt đầu xu hướng cho vay bán lẻ tiêu dùng, các sản phẩm mới đã đáp

Trang 17

ứng nhu cầu của xã hội, bên cạnh các sản phẩm truyền thống luôn được làm mới và rất thành công trong thời gian qua

2.3 Hoạt động đầu tư và kinh doanh khác

Đầu tư chứng khoán

Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABS) được thành lập vào tháng 12 năm 2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, hiện tại điều lệ của Công ty là 200 tỷ đồng Cổ đông sáng lập của SeABS là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) - một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam.

SeABS có trụ sở chính tại số 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội và Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh tại 81-83 đường Cách mạng tháng Tám, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh, cùng rất nhiều đại lý nhận đặt lệnh tại các tỉnh thành phố lớn trên cả nước Ngày 10/5/2008, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) cho biết, tổng trị giá “chứng khoán đầu tư” của ngân hàng này trong năm 2007 đã được kiểm toán là 3.968 tỷ đồng.

Trong đó, “chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán” là 1.820 tỷ đồng, “chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn” là 2.148 tỷ đồng

Trong tổng giá trị đầu tư (3.968 tỷ đồng) nói trên là chứng khoán nợ (được hạch toán vào TK 141) và cơ cấu như sau: 150 tỷ đồng trái phiếu chính phủ; 2.898 tỷ đồng là kỳ phiếu, trái phiếu của các tổ chức tài chính tín dụng khác và 920 tỷ đồng là trái phiếu do các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước phát hành

SeABank khẳng định nguồn vốn đầu tư vào chứng khoán nợ của ngân hàng mình gần như không có rủi ro và nếu có thì rất thấp.

Thanh toán Quốc tế:

Qua 2 năm (2004-2005), hoạt động thanh toán quốc tế đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tốc đọ tăng trưởng đạt 532%, thiết lập được các mối quan hệ đại lí với các ngân hàng lớn, uy tín trên thế giới như : Citibank (NA, New York), Commonwealth Bank of Australia, Union Bank of California, Standard Chartered Bank, HSBC…xây dựng được đội ngũ nhân viên nghiệp vụ thanh toán quốc tế chuyên nghiệp; phát triển thêm một số chương trình như thu đổi ngoại tệ, triển khai chương trình kiều hối và du học cùng với sự lớn mạnh chung cuả Ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ

Trang 18

Biểu đồ 4 : Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng SeAbank giai đoạn

( Nguồn: báo cáo thường niên ngân hàng SeAbank 2008)

Sự tăng tốc của hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những điểm sáng thành công trong nỗ lực vượt bậc của toàn thể cán bộ công nhân viên của SeAbank cũng như đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thanh toán quốc tế sự tăng tốc đó ở cả quy mô giao dịch, số lượng và khách hàng cũng đa dạng hơn.ngày càng có nhiều khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đánh giá cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế do SeAbank đáp ứng tính đến hết 31/12/2006 doanh số thanh toán quốc tế đạt 1285 tỷ đồng tăng 1,855 tỷ đồng so với năm 2005, thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 1,5 lần so với năm 2005 những lời khen của khách hàng là động viên cần thiết để SeAbank hoàn thiện hơn nữa dịch vụ cung cấp.

Cùng với sự phát triển đa dạng của các sản phẩm thanh toán quốc tế, uy tín của SeAbank ngày càng được nâng cao thể hiện ở số lượng các ngân hàng có quan hệ đại lí tăng nhanh, nhiều ngân hàng nước ngoài đã chủ động liên hệ với SeAbank để thiết lập mối quan hệ đại lí như Fortis bank (Bỉ), Banco De Sabadel (Tây Ban Nha)…

Năm 2007 là năm ghi nhận nhiều thành công của SeABank trong đó có hoạt động t h a n h t o á n Quốc tế Thành công đó không chỉ dừng lại ở kết quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ mà còn được khẳng định ở uy tín của SeABank trên trường Quốc tế.

Tính đến hết ngày 31/12/2007 doanh số thanh toán quốc tế của SeAbank đạt 4.026 tỷ đồng, tăng 213% so với năm 2006, trong đó L/C nhập khẩu là hơn

Trang 19

2000 tỷ đồng và doanh thu phí đạt gần 7 tỷ đồng, tăng 180% so với năm 2006, tỷ lệ điện chuẩn của SeAbank đạt hơn 95% Các điều kiện về cơ sở hạ tầng như: mạng thanh toán, hệ thống tài khoản Nostro, nhân sự cũng như mạng lưới ngân hàng đại lý của SeAbank không ngừng mở rộng ra khắp các nước trên thế giới và hạn mức tín dụng cấp cho SeAbank liên tục được nâng lên, trong đó món chuyển tiền có giá trị lớn nhất lên tới 16 triệu USD, mở L/C nhập khẩu trị giá gần 6 triệu USD… chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của SeAbank luôn được khách hàng tin cậy và đánh giá cao.

Cùng với sự tăng trưởng cả về số lượng và quy mô của giao dịch thanh toán quốc tế là sự củng cố vững chắc niềm tin của các khách hàng trong nước và của các Ngân hàng đại lý nước ngoài đối với SeAbank Ngân hàng đã có những khách hàng lớn với những giao dịch Thanh toán Quốc tế lên tới hàng chục triệu USD Thêm vào đó, hàng loạt các ngân hàng hàng đầu thế giới như CitiBank UsA, Wachovia UsA, Bank of Nova scotia,… đã tự đề xuất tăng hạn mức tín dụng (Clean line) cho SeAbank để có thể mở được những L/C xác nhận lên tới gần chục triệu USD với những thành công đó, SeAbank đã được Wachovia, một trong 4 ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao giải thưởng “Ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế xuất sắc nhất năm 2007”, tiếp đó Ngân hàng đã ký thỏa thuận hợp tác trong hoạt động thanh toán quốc tế với Bank of China, một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc và tiếp tục nhận “ Giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2007” do HSBC trao tặng… Hiện nay SeAbank đã có quan hệ đại lý với hàng trăm ngân hàng và các chi nhánh của họ trên khắp thế giới đồng thời mở rộng sang cả những nước châu Phi… Trong thời gian tới SeAbank sẽ tiếp tục mở rộng thêm quan hệ đại lý với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng bản địa ở các quốc gia trên thế giới.

Thanh toán thẻ ATM

Thị trường thẻ thanh toán đang ngày càng khởi sắc và đầy tính cạnh tranh Theo thống kê của ngân hàng nhà nước, đến cuối tháng 8/2007 cả nước có trên 6 triệu tài khoản thẻ thanh toán do trên 20 ngân hàng phát hành, gần 4000 máy ATM và 21000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên cả nước tốc độ phát triển luôn đạt trên 100% mỗi năm Với định hướng cả nước có trên 1,5 triệu thẻ vào năm 2010 và với trên 70% địa điểm thương mại dịch vụ sử dụng thẻ thanh toán phi tiền mặt và lần lựot là 30 triệu thẻ và

Trang 20

95% địa điểm chấp nhận thẻ vào năm 2020, một lần nữa khẳng định tốc độ phát triển đầy tiềm năng trong thời gian tới của thẻ thanh toán

Trong bối cảnh đó SeAbank đã có bước đi nhanh chóng mạnh mẽ để tham gia tích cực vào thị trường thẻ đầy sôi nổi và tiềm năng này Với việc thành lập trung tâm thẻ trong năm 2007 và đẩy nhanh tiến độ đầu tư hệ thống công nghệ thẻ hiện địa với nhièu tính năng ưu việt cho thấy một hướng đi đúng đắn có định hướng rõ ràng của SeAbank Năm 2008 sẽ là năm bản lề cho hoạt động kinh doanh thẻ, góp phần xây dựng hình ảnh và đem lại lợi ích cho khách hàng của SeAbank.

Ngày 07/12/2007 vừa qua SeAbank đã kí hợp đồng mua công nghệ thẻ Way4 của công ty OpenWay (Bỉ) một nhà cung cấp có uy tín và kinh nghiệm đã triển khai thành công tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới phàn mềm này cho phép SeAbank linh hoạt trong việc thiết kế các loại sản phẩm thẻ và cho phép khách hàng có thể chuyển tiền ngay giữa các tài khoản trong SeAbank cũng như với các tài khoản trong ngân hàng khác trong thời gian sắp tới Với phương châm tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng , với mức độ an toàn cao đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể các sản phẩm dịch vụ thẻ cuả SeAbank sẽ được triển khai xuyên suốt từ các dòng sản phẩm dành cho sinh viên học sinh đến những sản phẩm đặc thù hướng đến đối tượng như phụ nữ doanh nhân, những cá nhân thành đạt trong xã hội từ các sản phẩm thẻ từ cho đến các dòng sản phẩm EMV với đọ bảo mật cao cho phép tích hợp nhiều ứng dụng tiên tiến đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong quá trình sử dụng Bên cạnh việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ thẻ, SeAbank cũng đã và đang tích cực xây dựng hệ thống hạ tầng sử dụng thẻ bằng việc tham gia kết nối với các liên minh tổ chức thẻ trong và ngoài nước song song với việc triển khai hệ thống ATM và POS của riêng mình Ngân hàng cũng định hướng cùng kết hợp với các cá nhân , tổ chức doanh nghiệp khác mở ra các điểm cung cấp dịch vụ ưu đãi dành cho các chủ thẻ cuả SeAbank Ngay tiếp sau, SeAbank sẽ phát hành thẻ tín dụng quốc tế để thoả mãn nhu cầu của khách hàng giao dịch với ngân hàng cũng như xây dựng một kế hoạch hợp tác với các trung tâm phân phối và bán lẻ trên cả nước nhằm phát triển doanh thu từ các hoạt động tín dụng

Trang 21

Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP SeAbank1 Khái quát về hoạt động thẩm định tại ngân hàng TMCP SeAbank

1.1 Số lượng dự án đầu tư đã được thẩm định

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của ngân hàng SeAbank Công tác thẩm định của SeAbank đã hỗ trợ cho hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả cao nhất.

Ngân hàng SeAbank đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, số dự án xin vay vốn,cũng như số dự án được cho vay đều có sự tăng trưởng vượt bậc.

Bảng 1: Số lượng dự án đầu tư được thẩm định giai đọan 2005-2008

(Nguồn tài liệu từ phòng thẩm định dự án ngân hàng SeAbank)

Nhận thấy số dự án ngân hàng cho vay ngày càng tăng theo thời gian Năm 2005 ngân hàng mới có 29 dự án được cho vay thì đến năm 2006 đã là 46 dự án, và đến năm 2007 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngân hàng về mọi mặt thì số dự án cho vay cũng tăng lên 133 dự án Tốc độ tăng so với năm 2006 là 289% Không những sự tăng trưởng về số lượng dự án mà bên cạnh đó còn có sự tăng trưởng về chất lượng, quy mô các khoản cho vay Năm 2007 tổng số tiền cho vay gần gấp 4 lần số tiền cho vay năm 2006 và tính đến hết ngày 31/12/2008 số dự án cho vay của ngân hàng là 252 dựu án,vứi tổng số tiền cho vay là 7506 tỷ đồng Tuy số dự án cho vay tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng hiệu quả công tác cho vay vẫn được đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng SeAbank luôn được duy trì trong hạn mức <5%.

Trang 22

1.2 Đặc điểm dự án đầu tư đã được thẩm định

Các dự án được hội sở SeAbank xem xét thẩm định đều là dự án trung và dài hạn do vậy các dự án này mang đầy đủ đặc điểm của dự án đầu tư phát triển.

Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho dự án đầu tư thường rất lớn Như trong năm 2007 số dự án là 133 nhưng đã cho vay hơn 4000 tỷ đồng, và đến năm 2008 thì con số này đã là 252 dự án với tổng quy mô vốn cho vay lên đến 7.506 tỷ đồng Tính trung bình thì gần 30 tỷ đồng trên 1 dự án SeAbank đang có sự phát triển vượt bậc, trong thời gian ngắn tới chắc chắn tổng số vốn cho vay sẽ còn cao hơn rất nhiều.

Với thời gian hoạt động của các dự án thường là trên 15, 20 năm Trong số các khách hàng là doanh nghiệp vay vốn có không ít các tập đoàn lớn, các tổng công ty với số vốn cho vay hàng trăm tỷ đồng Không thể không nhắc đến hợp đồng tín dụng của ngân hàng SeAbank với nhà máy xi măng Chinfon Hải Phòng (do ngân hàng Vietcombank đầu mối tài trợ) có trị giá 120 triệu USD, khoản vay này được dùng để đầu tư xây dựng dây chuyền II (tổng mức đầu tư là 160,5 triệu USD), dự án nằm trong quy hoạch phát triển ngành xi măng đến năm 2010 do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Dự án đầu tư có độ rủi ro cao Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế…

Do các dự án đầu tư đều mang rất nhiều tiềm ẩn rủi ro vậy nên mỗi dự án ngân hàng quyết định cho vay đều phải hết sức thận trọng và phải được thẩm định cẩn thận.

1.3 Nguyên tắc và các quy định với hoạt động thẩm định dự án tại ngân hàng Tài liệu sử dụng để phân tích về phương diện tài chính của khách hàng:

- Báo cáo tài chính, gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) của 02 năm gần nhất và số liệu về tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại - Tài liệu tham khảo khác: Báo cáo tình hình công nợ, các khoản phải thu, các

khoản phải trả, hàng tồn kho

Trang 23

Nguyên tắc thẩm định, phân tích

Việc thẩm định và phân tích tài chính của khách hàng chủ yếu dựa trên cơ sở các số liệu do khách hàng cung cấp Do đó, cần phải thẩm tra căn cứ lập báo cáo tài chính và tính xác thực của các thông tin, số liệu được cung cấp, cụ thể:

+ Chế độ kế toán áp dụng, nguyên tắc hạch toán.

+ Nguồn số liệu: Được kiểm toán độc lập? Được cơ quan thuế chấp thuận? Do doanh nghiệp tự lập?

+ Nội dung, số liệu khớp đúng của Báo cáo tài chính.

+ Kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng: Trị giá hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả (cho ai? ở đâu?), tài sản cố định hữu hình, để so sánh với số liệu trong Báo cáo tài chính.

- Việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng được dựa trên cơ sở nhiều năm (thường là 02 năm gần nhất), so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối, số tương đối giữa các năm, từ đó rút ra những nhận xét về xu hướng tăng trưởng, phát triển và tính ổn định, an toàn Phân tích các tồn tại và biện pháp khắc phục Đối với khách hàng chưa đủ 02 năm hoạt động, việc phân tích dựa vào các số liệu tài chính đầu kỳ và cuối kỳ

- Khi đánh giá, nhận xét, cần phải nhìn một cách tổng thể về các chỉ tiêu đánh giá, so sánh với thực tế cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng để đảm bảo tính khách quan, chính xác và toàn diện.

2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng2.1 Tiếp nhận_luân chuyển hồ sơ

Cán bộ tín dụng vào sổ theo dõi khách hàng Thu thập các thông tin về khách hàng như tên, địa chỉ, số điện thoại, ngành nghề…

Tìm hiểu sơ bộ khách hàng: cán bộ trực tiếp thẩm định sẽ tìm hiểu mục đích vay vốn, phương án, dự án sản xuất kinh doanh, số tiền vay , thời hạn vay, kế hoạch trả nợ, tài sản bảo đảm tiền vay…

Hướng dẫn khách hàng vay vốn làm thủ tục: cán bộ trực tiếp thẩm định bộ phân khách hàng doanh nghiệp đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác Bộ phận khách hàng cá nhân đối với các đối tượng khách hàng còn lại.

Trang 24

Kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ, phù hợp nội dung gồm : hồ sơ pháp lí, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay.

2.2 Tổ chức thẩm định dự án

Thẩm định các điều kiện tín dụng: cán bộ thẩm định nghiên cứu thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau:

- đánh giá chung về khách hàng ( năng lực pháp lí, mô hình tổ chức quản lý hoạt động, quản trị điều hành của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, rủi rô chủ yếu).

- tình hình tài chính của khách hàng (đánh giá tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính, phân tích đánh giá chỉ tiêu kinh tế tài chính; phân tích các tồn tại nguyên nhân)

- Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả - Bảo đảm tiền vay

- Xác định phương thức và nhu cầu vay.

- Mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chyển đổi để thanh toán nước ngoài

- Lãi suất áp dụng cho khoản vay - Xem xét điều kiên thanh toán.

2.3 Quyết định cho vay

Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, cán bộ thẩm định lập tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng.

Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng, kèm hồ sơ vay vốn,xem xét kiểm tra, thẩm định lại ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo

Lãnh đạo (tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền) xem xét lại hồ sơ do trưởng phòng thẩm định trình để quyết định :

- Duyệt đồng ý cho vay - Duyệt cho vay có điều kiện - Không đồng ý.

- Đưa ra Hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quy định chi nhánh

Trang 25

- Trình hội sở chính với trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh

Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có).

Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định : cán bộ tín dụng căn cứ nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành các thủ tục sau

- yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ , tài liệu với trường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn.

- thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu - Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối vay.

Sau đó trưởng phòng thẩm định kiểm soát nội dung, có ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình lãnh đạo quyết định.

Kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

2.4 Quy định thời gian thẩm định tại ngân hàng

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, cán bộ tín dụng của ngân hàng phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định của mình Hồ sơ chuyển sang phòng nào phải có kí giao nhận : danh mục hồ sơ và thời điểm giao nhận

Trang 26

Chưa đủ điều kiện thẩm định

Phòng tín dụng Phòng tín dụng Trưởng phòng thẩm định

Trang 27

3 Phương pháp thẩm định dự án

Tùy thuộc vào nội dung cần thẩm định và yêu cầu đặt ra đối với việc phân tích dự án mà sử dụng các phương pháp thẩm định khác nhau Việc vận dụng các phương pháp nào và hiệu quả của việc vận dụng đến đâu lại phụ thuộc vào trình độ và khả năng của cán bộ thực hiện Khi xem xét về các phương pháp thẩm định dự án có thể chia thành phương pháp chung và phương pháp cụ thể

Phương pháp chung để thẩm định dự án là tiến hành so sánh, đối chiếu nội dung

dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế Tùy theo nội dung và yêu cầu đối với mỗi dự án mà có các phương pháp thẩm định cụ thể thích hợp Ngoại trừ các nội dung có quy định pháp luật, đối với các nội dung khác đều có những phương pháp cụ thể trong quá trình thẩm định dự án

Các phương pháp thẩm định dự án cụ thể: Có nhiều phương pháp tuỳ thuộc

vào từng nội dung thẩm định Xem xét một cách khái quát có 4 phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình thẩm định dự án Các phương pháp này bao gồm:

Phương pháp 1: Thẩm định dự án theo trình tự

Thẩm định dự án tiến hành theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề kết luận sau.

Thẩm định tổng quát : xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định cảu dự án, qua đó đánh giá một cách khái quát các nội dung cần thẩm định, tính đầy đủ hợp lệ như : hồ sơ dự án, tư cách pháp lí…thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô tầm quan trọng của dự án Do vậy ở giai đoạn này khó phát hiện vấn đề cần bác bỏ, cần bổ sung, hoặc sửa đổi chỉ khi thẩm định chi tiết những sai sót dự án mới được phát hiện

Thẩm định chi tiết : tiến hành sau thẩm định tổng quát Thẩm định tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung dự án từ thẩm định các điều kiện pháp lí , đến thẩm định thị trường, kĩ thuật, tổ chức quản lý, tài chính kinh tế xã hội của dự án Mỗi nội dung đều cần đưa ra ý kiến đồng ý hay không thể chấp nhận được hay phải sửa đổi tuy nhiên mức độ tập trung của các nội dung có thể khác nhau Như trogn ngân hàng thì thường sẽ tập trung vào phân tích các chỉ tiêu tài chính nhiều hơn như hoàn trả vốn vay, chỉ tiêu lợi nhuận…

Trang 28

Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện tiếp tục nghiên cứu nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần thẩm định các nội dung tiếp theo.

Phương pháp 2: So sánh các chỉ tiêu.

Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản và rất hay dùng trong thực tế Các chỉ tiêu của dự án được đưa ra so sánh với các quy định, các tiêu chuẩn, định mức, các dự án đã và đang hoạt động Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác về các chỉ tiêu của dự án Trên cơ sở đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án, là cơ sở để ra quyết định đầu tư Sử dụng phương pháp này, các chỉ tiêu được so sánh với các tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng, về sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi, với các định mức sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý của ngành theo định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư, về các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo của nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phương pháp này, cán bộ thẩm định cần lưu ý: các chỉ tiêu dùng để so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và của doanh

nghiệp, tránh khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc

Phương pháp 3: Thẩm định dựa trên sự phân tích độ nhạy của dự án

Phương pháp này thường được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp Đây là một phương pháp hiện đại được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư Mục đích khi sử dụng phương pháp này là nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cảm, có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính hay những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá các nguyên liệu đầu vào tăng, sản phẩm khó tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm hoặc có thể thay đổi chính sách của Nhà nước theo hướng bất lợi cho dự án Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án khi có những tình huống bất lợi có thể xảy ra Sau đó, khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như NPV (Giá trị hiện tại ròng), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian thu hồi vốn (T), khả năng hòa vốn từ đó có thể kết luận được về tính vững chắc và ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý và phòng

Trang 29

ngừa những rủi ro nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án Phương pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.

Phương pháp 4: Thẩm định dự án trên cơ sở của kết quả dự báo.

Phương pháp này sử dụng các số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả, chất lượng công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án Để sử dụng tốt phương pháp này, yêu cầu những nhà phân tích cần có các kỹ năng tổng hợp (tổng hợp các số liệu từ điều tra trực tiếp, gián tiếp hoặc thông qua các thông tin đã thu thập trên báo chí, tạp chí, Internet, hội thảo, đề án phát triển ngành, quy hoạch địa phương ) sau đó phải biết phân tích và có thể phải sử dụng các mô hình toán, thống kê để dự báo Phương pháp này nếu được sử dụng tốt trong công tác lập và thẩm định dự án sẽ nâng cao mức độ chuẩn xác của những kết quả tính toán Phương pháp dự báo có thể áp dụng tương tự như phương pháp phân tích độ nhạy tuy nhiên các số liệu trong phân tích độ nhạy được giả định trên cơ sở chủ quan thì các số liệu trong phương pháp này mang tính khách quan.

4 Nội dung thẩm định

4.1 Thẩm định tính hợp lệ tính đầy đủ của hồ sơ dự án, hồ sơ xin vay vốn

Danh mục hồ sơ vay vốn tại SeABank:

Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của SeABank.

4.1.1 Các tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dânsự của khách hàng:

a Đối với tổ chức :

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp; + Đăng ký kinh doanh;

+ Giấy phép hành nghề (nếu có); + Điều lệ tổ chức và hoạt động;

+ Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng;

+ Quy chế tài chính (đối với Tổng công ty và các đơn vị thành viên);

Trang 30

+ Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên giao quyền cho Tổng Giám đốc/Giám đốc ký kết các tài liệu, thủ tục liên quan đến vay vốn, thế chấp, cầm cố cho SeABank;

+ Giấy chứng nhận mã số doanh nghiệp xuất, nhập khẩu; + Giấy phép hoặc hạn ngạch XNK (nếu có);

b Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác:

+ Đăng ký kinh doanh (đối với những trường hợp pháp luật có quy định phải đăng ký kinh doanh);

+ Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác); + Chứng chỉ hành nghề (nếu có);

+ Xuất trình chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (cán bộ tín dụng đối chiếu và lưu bản photo trong hồ sơ).

Các tài liệu trên áp dụng đối với những khách hàng vay vốn lần đầu tại SeABank hoặc khách hàng có sự thay đổi năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự, đăng ký kinh doanh trong quá trình vay vốn.

4.1.2 Tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có)

Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) của ít nhất 02 năm gần nhất đối với khách hàng là pháp nhân Trường hợp pháp nhân mới thành lập thì phải có bảng báo cáo các số liệu tài chính chi tiết tại thời điểm vay vốn.

- Tài liệu hoặc bản thuyết trình khả năng tài chính đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân.

- Đối với vay trung dài hạn: Hồ sơ dự án đầu tư và các tài liệu liên quan đến dự án: Báo cáo nghiên cứu khả thi (luận chứng KTKT hoặc Báo cáo KTKT, văn bản quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền (nếu có), Quyết định phê duyệt tổng dự toán của cấp có thẩm quyền (nếu có), hồ sơ thiết kế, các hợp đồng kinh tế liên quan đến cung cấp thiết bị, tiêu thụ sản phẩm; Quyết dịnh kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu; các loại giấy phép: Quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án, Giấy phép xây dựng, giấy phép hoặc văn bản thoả thuận sử dụng các công trình hạ tầng, Văn bản chấp thuận của Bộ, Sở Khoa học công nghệ môi trường (nếu có) ….

Trang 31

- Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ đối với tài sản đảm bảo nợ vay; quyền sở hữu tài sản hợp pháp, hợp lệ của bên thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay đủ lớn so với mức tiền vay theo quy định của SeABank.

4.2 Thẩm định chủ đầu tư dự án

4.2.1 Năng lực tài chính và pháp lý của chủ đầu tư

Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh: - Cá nhân vay vốn là công dân Việt Nam có đủ từ 18 tuổi trở lên.

- Không bị mất hoặc hạn chế năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự (Theo quy định của Bộ luật dân dự).

- Căn cứ xác định nhân thân: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ về nhân thân khác như Hộ chiếu, Giấy phép lái xe hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền

- Giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp pháp luật quy định phải có).

Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp vay vốn phải có đầy đủ tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân) theo quy định của pháp luật.

- Xem xét điều lệ, quy chế về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp để nắm rõ phương thức quản trị, điều hành, xác định người đại diện theo pháp luật trong quan hệ với các cá nhân, tổ chức (Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc) Trường hợp trong điều lệ không quy định thì phải có Nghị quyết của HĐQT/HĐTV giao quyền cho người đại diện ký kết các tài liệu, hợp đồng liên quan đến việc vay vốn tại SeABank.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các giấy tờ về sự uỷ quyền vay vốn , phải còn hiệu lực trong thời hạn cho vay.

4.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng

Mô hình tổ chức hoạt động, cơ cấu lao động:

- Quy mô và cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (các xí nghiệp, chi nhánh, đơn vị trực thuộc ).

Trang 32

- Số lượng lao động, trình độ lao động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp, lao động thường xuyên và không thường xuyên

- Thu nhập bình quân của người lao động (lương, các khoản phụ cấp, thưởng )

Ngành nghề kinh doanh:

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành.

- Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại, phương án hay dự án dự kiến đầu tư.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Các sản phẩm chủ yếu, thị phần của từng loại sản phẩm, thương hiệu của sản phẩm trên thị trường.

- Mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm.

- Đối thủ cạnh tranh chủ yếu và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp - Chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing

- Các khách hàng thường xuyên và quan hệ giao dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4.2.3 Uy tín của chủ đầu tư trong qua hệ tín dụng với ngân hàng

Quan hệ với SeABank và các Tổ chức tín dụng khác Quan hệ với SeABank:

- Dư nợ tín dụng ngắn, trung và dài hạn - Mục đích sử dụng các khoản vay - Doanh số cho vay, thu nợ.

- Số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu - Mức độ tín nhiệm.

- Quan hệ với các Tổ chức tín dụng khác: - Thông tin từ CIC

- Các nguồn thông tin khác.

4.3 Thẩm định dự án đầu tư

Các nội dung chính khi thẩm định dự án đầu tư, bao gồm:

Trang 33

4.3.1 Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án.

Mục tiêu của dự án và sự cần thiết đầu tư dự án Quy mô vốn đầu tư:

+ Tổng vốn đầu tư hoặc tổng dự toán và cơ cấu phân bổ tổng vốn đầu tư (xây lắp, máy móc thiết bị, chi phí khác …).

+ Nguồn vốn đầu tư (vốn chủ sở hữu, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết, vốn huy động khác …) Cần lưu ý tính khả thi của từng nguồn vốn hợp thành và tiến độ tham gia của các nguồn vốn vào giai đoạn nào của dự án.

4.3.2 Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm:

Nhu cầu cung cấp sản phẩm, dự báo nhu cầu tương lai Nguồn cung cấp đầu vào của dự án.

Khả năng cạnh tranh sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.

4.3.3 Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án:

Quy mô sản xuất: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm Dự kiến tiến độ triển khai dự án và tính hợp lý về việc thực hiện.

4.3.4 Phân tích rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro:

Khả năng rủi ro:

+ Rủi ro cơ chế chính sách và môi trường kinh tế vĩ mô: Ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, lạm phát, tỷ giá

+ Rủi ro trong quá trình xây dựng, hoàn thiện: Không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số tiêu chuẩn

+ Rủi ro thị trường và nhà cung cấp + Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì + Các loại rủi ro khác.

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro

4.3.5 Phân tích về phương diện tài chính và tính hiệu quả của dự án:Thẩm định về phương diện tài chính:

Trang 34

Thẩm định về phương diện tài chính thực chất là thẩm định về chi phí sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án, từ đó đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư.

Việc xác định giá thành sản phẩm của dự án trước hết căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm Cán bộ thẩm định cần đi sâu kiểm tra tính đầy đủ của các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm Các định mức sản xuất, mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, đơn giá … có hợp lý không?

Đối với doanh thu của dự án, cũng cần xác định rõ theo từng năm dự kiến Lưu ý cần tính toán đầy đủ các nguồn thu như: Doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, các nguồn thu khác.

Trên cơ sở các số liệu tài chính về chi phí cũng như doanh thu dự tính, Cán bộ tín dụng lập bảng thông số và các bản tính trung gian (bảng tính doanh thu, bảng tính chi phí và bảng tính khấu hao) để thuận tiện cho việc theo dõi và phân tích.

Bảng 2 : Bảng thông số

1 Sản lượng, doanh thu: 4 Công suất thiết kế 5 Công suất hoạt động 2 Chi phí đầu tư:

- Chi phí xây dựng nhà xưởng - Chi phí thiết bị.

- Chi phí đầu tư khác

- Thời gian khấu hao, phân bổ chi phí

3 Nguồn tài trợ:

Trang 35

- Số tiền vay - Thời gian vay - Lãi suất vay 4 Các thông số khác

Ghi chú: Phần diễn giải để giải thích nguồn hay lý do đưa ra thông số.

Việc lập Bảng thông số và các bảng tính trung gian được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán, các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình tính toán cho đến khi hoàn chỉnh

Chi phí điện, nước, điện thoại Chi trả lãi vay

Chi phí khác

Tổng cộng chi phí

Bảng 4: Bảng tính doanh thu

Công suất thiết kế

Trang 36

9 Khấu hao trong kỳ 10 Khấu hao luỹ kế

11 Giá trị còn lại cuối kỳ 2 Máy móc, thiết bị:

12 Nguyên giá

13 Đầu tư thêm trong kỳ 14 Khấu hao trong kỳ 15 Khấu hao luỹ kế

16 Giá trị còn lại cuối kỳ 3 Chi phí đầu tư khác:

17 Nguyên giá

18 Đầu tư thêm trong kỳ 19 Khấu hao trong kỳ 20 Khấu hao luỹ kế

21 Giá trị còn lại cuối kỳ

1 Tổng cộng

22 Nguyên giá

23 Đầu tư thêm trong kỳ 24 Khấu hao trong kỳ 25 Khấu hao luỹ kế

26 Giá trị còn lại cuối kỳ

Thẩm định tính hiệu quả của dự án:

Để đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư, Cán bộ tín dụng cần lập bảng tính toán các chỉ tiêu tài chính cơ bản như NPV, IRR, ROI, Thv Từ đó so sánh với các doanh nghiệp, các dự án khác cùng ngành nghề và lĩnh vực hoạt động tương tự hoặc các chỉ tiêu phổ biến trên thị trường để kết luận tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư

Bảng 6: B ng ch s t i chính ph n ánh hi u qu v kh thi c a d ánảng tính chi phíỉ số tài chính phản ánh hiệu quả và khả thi của dự án ố tài chính phản ánh hiệu quả và khả thi của dự án ài chính phản ánh hiệu quả và khả thi của dự ánảng tính chi phíệu quả và khả thi của dự ánảng tính chi phí ài chính phản ánh hiệu quả và khả thi của dự ánảng tính chi phíủa dự ánự án Chỉ tiêu

ROI : Doanh lợi tổng vốn đầu tư Thv : Thời gian hoàn vốn đầu tư NPV : Giá trị hiện tại ròng của dự án IRR : Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ

Trang 37

Đối với các dự án đầu tư dài hạn, việc tính toán hiệu quả kinh tế của các dự án dựa trên cơ sở xác định giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) về cơ bản đã phản ánh trung thực tình hình tài chính và tính khả thi của dự án

Nhưng đối với các dự án cho vay vốn trung hạn để sửa chữa máy móc thiết bị, mua sắm phương tiện vận tải, lắp đặt thêm dây chuyền thì việc xác định NPV và IRR gặp tương đối khó khăn và phức tạp Vì vậy, đối với trường hợp này, thực tế thường sử dụng các công cụ tài chính để đánh giá là ROI và Thv ,vừa đơn giản vừa đảm bảo chất lượng

Doanh lợi vốn đầu tư: ROI

Tổng vốn đầu tư

ý nghĩa: ROI phản ánh khả năng sinh lời của tổng vốn đầu tư vào dự án, nói cách khác, nó cho biết 100 đồng vốn đầu tư dự kiến sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

Chỉ số này càng cao chứng tỏ vốn đầu tư càng có hiệu quả về mặt tài chính.

Lưu ý: ROI có nhược điểm là đánh giá hiệu quả đầu tư không chính xác bởi khó xác định được lợi nhuận điển hình của một năm đại diện cho các năm hoạt động của dự án Do đó, để xác định lợi nhuận sau thuế, thông thường lấy bình quân các năm trong vòng đời của dự án Cũng có thể lấy một năm làm đại diện khi dự án đi vào hoạt động ổn định.

Thời gian hoàn vốn đầu tư: Thv

Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian mà tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định được thu lại bằng lợi nhuận ròng và khấu hao cơ bản hàng năm

Công th c xác ức xác định:định:nh:

Thv = Khấu hao cơ bản + Lợi nhuận ròng Tổng vốn đầu tư

Thời gian hoàn vốn đầu tư phải nhỏ hơn vòng đời của dự án thì mới bảo đảm hiệu quả về mặt tài chính.

Giá trị hiện tại ròng của dự án: NPV

Giá trị hiện tại ròng là hiệu số giữa tổng giá trị thu nhập ròng qua các năm và tổng số vốn đầu tư của dự án.

Công thức xác định:

Trang 38

+ Bi – là dòng tiền vào (thu) của dự án năm thứ i : Bao gồm khấu hao cơ bản, lãi vay vốn cố định và lợi nhuận ròng qua các năm.

+ Ci – là dòng tiền ra (chi) của dự án năm thứ i : Bao gồm vốn đầu tư chi ra trong các năm theo tiến độ của dự án và các khoản sửa chữa lớn tài sản cố định theo định kỳ + r – là lãi suất chiết khấu : Thường được xác định bằng lãi suất bình quân của các nguồn vốn tham gia vào dự án.

+ n – là thời gian của vòng đời dự án Dự án có tính khả thi chỉ khi: NPV > 0.

Chú ý: Trong khi tính toán NPV, nếu vốn đầu tư được thực hiện trong nhiều năm (dòng tiền ra) thì giá trị của vốn đầu tư cũng phải quy về năm gốc (năm hiện tại) Để tiện tính NPV, thường sử dụng các bảng niên kim tính sẵn (xem phần phụ lục) hoặc sử dụng công thức hàm tài chính trong bảng tính EXCEL (phương pháp phổ biến hiện nay).

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ: IRR

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án

+ Bước 1: - Tự chọn một lãi suất tuỳ ý để tính NPV

- Nếu NPV dương thì tính lại NPV bằng một lãi suất chiết khấu lớn hơn để có một NPV mới, nếu NPV vẫn dương thì tiếp tục tăng lãi suất chiết khấu lên sao cho thu được giá trị dương của NPV dần tiến đến 0.

- NPV dương gần bằng 0 này được ký hiệu là NPV1, lãi suất chiết khấu tương ứng ký hiệu là r1.

+ Bước 2: - Tiếp tục tăng lãi suất chiết khấu để tính NPV để đạt được một NPV âm Nếu NPV âm đó lớn thì giảm lãi suất chiết khấu cho đến khi có đạt được một NPV âm gần tới 0.

Trang 39

- NPV âm gần bằng 0 này ký hiệu là NPV2, lãi suất chiết khấu tương ứng ký hiệu là r2.

Chú ý: Để có IRR tương đối chính xác thì : r2 – r1  5%

+ Bước 3: Sử dụng công thức trên để tính IRR.

Dự án được lựa chọn để đầu tư phải có IRR lớn hơn lãi suất cho vay trung dài hạn hiện tại của SeABank Nếu nhỏ hơn hoặc bằng thì việc đầu tư sẽ không có hiệu quả kinh tế, khi đó gửi tiền vào ngân hàng sẽ có lợi hơn

IRR càng cao chứng tỏ hiệu quả tài chính của dự án càng lớn.

4.3.6 Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay:

Thời hạn cho vay: là khoảng thời gian được xác định kể từ khi DN nhận món vayđầu tiên cho đến khi trả hết nợ Ngân hàng.

Thời hạn cho vay = Thời hạn ân hạn + Thời hạn trả nợ

Nguồn khác (nếu có): là các nguồn vốn hợp pháp khác của DN để trả nợ Chẳng hạn các khoản thu từ các tài sản sinh lợi khác của DN, vốn góp dự tính

Trang 40

5 Nghiên cứu tình huống thẩm định dự án đầu tư cụ thể “Dự án bổ sung vốn nhập khẩu máy móc và xây dựng nhà xưởng thực hiện dự án đầu tư Nhà máy dâyvà cáp diện của Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên”

5.1 Quy trình thẩm định :

Dự án thực hiện đúng các bước trong quy trình thẩm định dự án đầu tư từ tiếp nhận hồ sơ, thực hiện công tác thẩm định, báo cáo thẩm định, trình và quyết định đầu tư

5.2 Phương pháp thẩm định

- Cán bộ tín dụng của ngân hàng đã sử dụng kết hợp 2 phương pháp trong công tác thẩm định dự án đầu tư “Bổ sung vốn nhập khẩu máy móc và xây dựng nhà xưởng thực hiện dự án đầu tư Nhà máy dây và cáp diện của Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên” Đó là : dự án sử dụng theo phương pháp phân tích độ nhạy khi đánh giá rủi ro và phương pháp dự báo khi xem xét yếu tố công nghệ, giá cả, nguyên vật liệu.

5.3 Nội dung thẩm định :

Cán bộ thẩm định đã thẩm định tính đầy đủ và chi tiết của dự án Đúng nội dung thẩm

định mà ngân hàng quy định: thẩm định năng lực pháp lý Thẩm định các khía cạnh của dự án như : thị trường, kĩ thuật, tài chính, tổ chức quản lý, kinh tế xã hội, tài sản đảm bảo…

5.3.1 Thẩm định khách hàng vay vốn5.3.1.1 Hồ sơ chủ đầu tư

Tên dự án : Bổ sung vốn nhập khẩu máy móc và xây dựng nhà xưởng thực hiện dự án đầu tư Nhà máy dây và cáp diện của Công ty CP Dây và cáp điện Trường Quyên

- Chủ dự án : Ông Dương Văn Dũng

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất dây và cáp điện; sản xuất kinh doanh máy biến áp; sản xuất kinh doanh vật liệu điện,…

- Sản phẩm của dự án từ việc phân tích và đánh giá thị trường dây và cáp điện ở Việt Nam hiện nay, cũng như việc lựa chọn thị trường mục tiêu của dự án thì sản phẩm của dự án được lựa chọn bao gồm các sản phẩm chính sau đây:

+ Dây cáp trần

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:05

Hình ảnh liên quan

2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng trong những năm gần đây 2.1 Hoạt động huy động vốn - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

2..

Tình hình hoạt động của Ngân hàng trong những năm gần đây 2.1 Hoạt động huy động vốn Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 1: Số lượng dự án đầu tư được thẩm định giai đọan 2005-2008 - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

Bảng 1.

Số lượng dự án đầu tư được thẩm định giai đọan 2005-2008 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2: Bảng thông số - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

Bảng 2.

Bảng thông số Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng tính trung gian Bảng 3: Bảng tính chi phí - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

Bảng t.

ính trung gian Bảng 3: Bảng tính chi phí Xem tại trang 36 của tài liệu.
Việc lập Bảng thông số và các bảng tính trung gian được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán, các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình tính toán cho  đến khi hoàn chỉnh - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

i.

ệc lập Bảng thông số và các bảng tính trung gian được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán, các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình tính toán cho đến khi hoàn chỉnh Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 6: Bảng chỉ số tài chính phản ánh hiệu quả và khả thi của dự án - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

Bảng 6.

Bảng chỉ số tài chính phản ánh hiệu quả và khả thi của dự án Xem tại trang 37 của tài liệu.
HÌnh thức gó vốn - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

nh.

thức gó vốn Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hoạt động về tài chính của công ty khá đơn giản, có thể được thể hiện qua bảng cân đối kế toán sau:  - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

o.

ạt động về tài chính của công ty khá đơn giản, có thể được thể hiện qua bảng cân đối kế toán sau: Xem tại trang 45 của tài liệu.
Về tình hình thị trường trong nước - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

t.

ình hình thị trường trong nước Xem tại trang 49 của tài liệu.
+ Biên bản định giá tài sản đảm bảo sẽ được lập sau khi tài sản hình thành. -Giá trị tài sản: - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

i.

ên bản định giá tài sản đảm bảo sẽ được lập sau khi tài sản hình thành. -Giá trị tài sản: Xem tại trang 58 của tài liệu.
- Biên bản định giá tài sản đảm bảo sẽ được lập sau khi tài sản hình thành do một công ty chuyên về định giá thực hiện - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

i.

ên bản định giá tài sản đảm bảo sẽ được lập sau khi tài sản hình thành do một công ty chuyên về định giá thực hiện Xem tại trang 60 của tài liệu.
Tài sản hình thành từ vốn vay - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

i.

sản hình thành từ vốn vay Xem tại trang 61 của tài liệu.
- Cán bộ tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng TSĐB định kỳ 01 tháng/lần và đột xuất nếu thấy cần thiết - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án tại hội sở chính ngân hàng TMCP SeAbank.DOC

n.

bộ tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng TSĐB định kỳ 01 tháng/lần và đột xuất nếu thấy cần thiết Xem tại trang 65 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan