ĐỀ TÀI " PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỂ THÚC ĐẨY MẠNH MẼ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG " potx

4 514 1
ĐỀ TÀI " PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỂ THÚC ĐẨY MẠNH MẼ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG " potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỂ THÚC ĐẨY MẠNH MẼ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - HỘI ĐỊA PHƯƠNG (Bài tham luận của đồng chí Phạm Văn Cường, trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai tại Hội thảo về Kinh tế cửa khẩu tại TP Hải Phòng) Kính thưa các vị đại biểu! Về tham dự Hội thảo với chủ đề: “Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng - những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức. Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã mời chúng tôi tham dự và được tham luận tại Hội thảo này. Như chúng ta đã biết, cửa khẩu là cánh cửa của đất nước với thế giới. Kinh tế cửa khẩu đóng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu vào kinh tế thế giới sau khi chúng ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã thay đổi một cách mạnh mẽ toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Các khu kinh tế cửa khẩu trong việc tái cơ cấu nền kinh tế đất nước đang đặt ra nhiều vấn đề cần thay đổi và có cách quản lý mới để các khu kinh tế này đóng góp nhiều hơn cho kinh tế nước nhà và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - hội của địa phương. Kính thưa các vị đại biểu! Lào Cai là một tỉnh miền núi, biên giới nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 6.357,08 km2, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với hơn 203 km đường biên giới. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có diện tích 7.989 ha, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với cặp cửa khẩu cửa khẩu quốc tế Lào Cai -Khẩucửa ngõ giao thương thuận lợi nhất giữa Việt Nam, các nước trong khu vực với Vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc. Sớm xác định lợi thế của cửa khẩu Lào Cai trong phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khoá XII đã xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những đề án trong chương trình công tác trọng tâm toàn khoá với mục tiêu: Khai thác tốt nhất những lợi thế về cửa khẩu, đưa kinh tế cửa khẩu thực sự là mũi nhọn, là động lực để phát triển kinh tế địa phương. 2 Thực tế các năm qua cho thấy, chủ trương phát triển kinh tế cửa khẩu là hoàn toàn phù hợp. Việc phát triển mạnh mẽ kinh tế cửa khẩu tại Lào Cai đã kéo theo sự phát triển của kinh tế địa phương: hệ thống dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuât của tỉnh Lào Cai được thúc đẩy mạnh mẽ. Kinh tế cửa khẩu Lào Cai có bước tăng trưởng mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khẳng định vị trí mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh. Tốc độ gia tăng kim ngạch XNK qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai -Khẩu khá cao và ổn định, bình quân tăng 3,5%/năm (năm 2011 đạt trên 1 tỷ USD, năm 2020 dự kiến trên 2 tỷ USD). Cửa khẩu Lào Cai hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng trong nước khuyến khích xuất khẩu như nông sản, hàng tiêu dùng. Hàng nhập chủ yếu là nguyên liệu cần cho sản xuất trong nước như: phôi thép, phân bón, hóa chất Thực hiện đề án phát triển kinh tế cửa khẩu, đến nay công tác quy hoạch đã cơ bản hoàn thành, hình thành các khu chức năng: Khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai là khu vực hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch; Khu Phố Mới, Vạn Hoà xây dựng Ga quốc tế đường sắt, Khu công nghiệp Đông Phố Mới, Cảng ICD; Khu Cốc Lếu là Trung tâm Thương mại; Khu Duyên Hải, Đồng Tuyển xây dựng Khu Thương mại Kim Thành, Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải; Khu Kim Tân là Trung tâm văn hoá, thể thao; Khu cửa khẩu Mường Khương gần với quy hoạch huyện lỵ Mường Khương. Tổng nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2003 - 2010 ước đạt 2.300 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 1 (2003-2005) tổng vốn đầu tư đạt 1.100 tỷ đồng, giai đoạn 2 (2006-2010) tổng vốn đầu tư đạt 1.200 tỷ đồng, trong đó có các công trình trọng điểm đã được tập trung đầu tư như: Kết cấu hạ tầng bốn Khu kinh tế trọng điểm: Khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Khu Thương mại Kim Thành, Khu công nghiệp Đông Phố Mới, Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải; Kè sông Hồng, sông Nậm Thi, cùng nhiều công trình hạ tầng khác đã và đang được hoàn thiện đưa vào sử dụng. Tuy nhiên việc khó khăn về nguồn vốn đã là một rào cản cho sự phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu này của tỉnh Lào Cai. Do vậy Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu cho các tỉnh miền núi. Vừa qua Quốc hội đã thông qua cơ chế đặc thù để lại 30% số vượt thu từ Khu kinh tế cửa khẩu để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu kinh tế cửa khẩu trên bộ, trong đó có Lào Cai. Hy vọng rằng với chính sách này sẽ góp phần thúc đẩy sự mạnh mẽ phát triển khu kinh tế cửa khẩu của Lào Cai để tỉnh Lào Cai mở rộng phát triển Khu thương mại công nghiệp Kim Thành từ 152 ha hiện nay lên quy mô 400 ha (Bộ Công thương quy hoạch khu Thương mại Kim Thành 2.500ha) theo đúng lộ trình phát triển kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Bên cạnh đóng góp nguồn thu vào ngân sách nhà nước tại địa phương, kinh tế cử khẩu phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. 3 Việc phát triển kinh tế cửa khẩu sẽ giúp cho kinh tế đối ngoại phát triển, thông qua các hoạt động đối ngoại, nền kinh tế của các địa phương ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát triển kinh tế cửa khẩu còn có những khó khăn nhất định. Ví dụ như tại Lào Cai: Một số chính sách, quy định của Chính phủ đối với kinh tế cửa khẩu, khu bảo thuế thường xuyên sửa đổi, bổ sung làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước tại Khu KTCK Lào Cai (Ngày 19/4/2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới; Ngày 31/10/2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ- TTg; Ngày 14/3/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 29/2008/QĐ-TTg quy định về khu Công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thay thế Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 237/2005/QĐ-TTg; Ngày 26/3/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/2008/QĐ-TTg về ban hành quy chế hoạt động của Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó cho phép khách du lịch được mua hàng miễn thuế trị giá không quá 500.000 đồng/ngày tại Khu Thương mại Công nghiệp; Ngày 02/3/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu đã quy định chỉ cho phép thực hiện chính sách miễn thuế đối với khách du lịch đến hết tháng 6/2009; Ngày 10/7/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 93/2009/QĐ-TTg điều chỉnh Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg gia hạn cho phép thực hiện việc miễn thuế cho khách du lịch đến hết năm 2012) Một số ưu đãi về thương mại, du lịch, thuế, thủ tục xuất nhập cảnh, tín dụng tại Khu KTCK nay không còn được ưu đãi nữa làm cho các chính sách riêng đối với Khu KTCK về thực chất không còn khác biệt so với chính sách chung. Để khắc phục các vướng mắc và phát huy năng lực phát triển kinh tế cửa khẩu, UBND tỉnh Lào Cai kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ một số vấn đề sau: Thứ nhất: Đề nghị Chính phủ đàm phán với phía Trung Quốc để vận hành chính thức Địa điểm làm thủ tục hải quan II thuộc Cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu qua cầu đường bộ biên giới sông Hồng; Thứ hai: Tăng cường sự ổn định chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và thuận lợi cho công tác quản lý đầu tư của địa phương. Thứ ba: Đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, thống nhất với phía Trung Quốc việc đồng bộ hóa chính sách liên quan đến thông quan một điểm 4 dừng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Thứ tư: Đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tiếp tục có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng Khu KTCK, hỗ trợ đầu tư để tỉnh Lào Cai mở rộng phát triển Khu thương mại công nghiệp Kim Thành từ 152 ha hiện nay lên quy mô 400 ha; Với tổng nhu cầu vốn đối với các công trình khu kinh tế cửa khẩu và khu vực liên quan đến phát triển kinh tế cửa khẩu đoạn 2011-2015 là: 3.000 tỷ đồng (Bộ Công thương quy hoạch khu TM Kim Thành 2.500ha). Thứ năm: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan nghiên cứu chiến lược của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn tỉnh Lào Cai nghiên cứu xây dựng Đề án Khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai (Việt Nam) – Vân Nam (Trung Quốc), trong đó hạt nhân phát triển là Khu thương mại công nghiệp Kim Thành (thành phố Lào Cai, Việt Nam) và Khu khai phát Bắc Sơn (Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc) trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng. Trên đây là một số ý kiến tham luận về Phát triển kinh tế cửa khẩu để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - hội địa phương trong khuôn khổ cuộc Hội thảo với chủ đề: “Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng - những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam” do UBKT tổ chức. Chúng tôi hy vọng rằng tham luận này góp phần vào sự thành công của Hội thảo hôm nay. Xin trân trọng cảm ơn. . PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỂ THÚC ĐẨY MẠNH MẼ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG (Bài tham luận của đồng chí Phạm Văn Cường, trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai tại Hội thảo về Kinh tế. lợi thế về cửa khẩu, đưa kinh tế cửa khẩu thực sự là mũi nhọn, là động lực để phát triển kinh tế địa phương. 2 Thực tế các năm qua cho thấy, chủ trương phát triển kinh tế cửa khẩu là hoàn. phát triển mạnh mẽ kinh tế cửa khẩu tại Lào Cai đã kéo theo sự phát triển của kinh tế địa phương: hệ thống dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuât của tỉnh Lào Cai được thúc đẩy mạnh mẽ. Kinh tế

Ngày đăng: 28/06/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan