LUẬN VĂN: Hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam docx

85 1.4K 3
LUẬN VĂN: Hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luậtcông cụ chủ yếu để nhà nước quản lý hội, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, vì thế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhu cầu khách quan, là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng hàng đầu của nhà nước. Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thực thi pháp luật, quản lý, điều hành các lĩnh vực của đất nước đồng thời có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật. Nhằm phân tích hiệu quả công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ, đề xuất những tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ là nội dung chínhluận văn này nghiên cứu, phân tích. Nhận thức đây là vấn đề mới và rất khó, đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện và hệ thống mới có thể lý giải, phân tích, đánh giá được đầy đủ, chính xác, vì vậy luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ trong khoảng thời gian 5 năm với mong muốn bước đầu tìm ra một phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ, góp phần đưa ra được nhận thức và đánh giá khách quan để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này. Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác xây dựng pháp luật, góp phần tạo lập hành lang pháp lý cho công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa, tuy nhiên, công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ cũng còn những tồn tại, bất cập, thể hiện ở chất lượng, tiến độ soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng được đầy đủ, kịp thời các yêu cầu đặt ra. Nhiều nghị định vẫn còn dừng lại ở "quy định khung", chưa cụ thể, chi tiết hoặc ban hành còn chậm, nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính khả thi Từ những phân tích nói trên, tôi chọn đề tài: "Hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề hiệu quả công tác xây dựng pháp luật của nhà nước Việt Nam nói chung và vai trò của Chính phủ Việt Nam nói riêng trong quá trình thực hiện công tác này, đã có một số đề án, đề tài khoa học, luận án, luận văn hoặc các bài viết trên các tạp chí, các báo chuyên ngành như các đề án: - "Đổi mới quy trình lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật dài hạn và hàng năm" (2004), Đề án do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện. - "Xây dựng cơ chế huy động có hiệu quả sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn và nhân dân vào quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật" (2004), Đề án do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện. - "Nâng cao chất lượng các dự án Luật, Pháp lệnh do Chính phủ chuẩn bị, trình Quốc hội, UBTVQH" (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, do Văn phòng Chính phủ chủ trì thực hiện. Một số sách tham khảo, luận văn, luận án, báo cáo có liên quan: - "Sự hạn chế quyền lực nhà nước" của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung. - "Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của GS, TSKH Đào Trí Úc. - "Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội" (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - "Bình luận Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật" (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội. - "Báo cáo nghiên cứu đánh giá quy trình xây dựng Luật, Pháp lệnh thực trạng và giải pháp" (2008), Nxb Lao động - hội, Hà Nội. - "Tài liệu tham khảo về quy trình lập pháp của một số quốc gia trên thế giới" của Ban Công tác lập pháp. - "Báo cáo kết quả chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta tại Vương quốc Thái Lan và Nhật Bản". Một số bài báo khoa học về chủ đề này đã được công bố là: - "Đẩy mạnh công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp luật" PGS.TS Kiều Đình Thụ. - "Sự cần thiết khách quan của quyền lập quy của Chính phủ", Nguyễn Đăng Dung - Nguyễn Thị Phượng (2006). - "Đổi mới quy trình xây dựng pháp luật tại Chính phủ" của TS. Phạm Tuấn Khải. Các công trình khoa học trên chủ yếu dành cho việc nghiên cứu quy trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội; quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Chính phủ hoặc nghiên cứu một số nội dung, khía cạnh trong hoạt động xây dựng pháp luật. Luận văn này dành cho việc nghiên cứu hiệu quả trong xây dựng pháp luật của Chính phủ dưới các tiêu chí cụ thể, từ đó rút ra các đánh giá về tổ chức, điều hành của Chính phủ trong công tác này. Như vậy, nội dung nghiên cứu đặt ra từ đề tài này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu đề tài luận văn nhằm mục đích: - Làm rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong công tác xây dựng pháp luật, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, những hạn chế, bất cập trong công tác này. - Phân tích, chỉ ra các tiêu chí về hiệu quả công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ. - Đề xuất những yêu cầu và giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn dành cho việc nghiên cứu hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ theo thẩm quyền tập thể Chính phủ trong thời gian 5 năm (theo nhiệm kỳ Quốc hộiChính phủ) từ năm 2004 đến 2009, bao gồm việc soạn thảo trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền của Chính phủ. Luận văn không khảo sát, đánh giá việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủcủa các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Để có căn cứ so sánh, tham khảo, góp phần xây dựng cơ sở lý luận, luận văn dành một phần cho việc nghiên cứu hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ một số nước trên thế giới. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nướcViệt Nam về chiến lược xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật, về nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Chính phủ, về cải cách hoạt động lập pháp, cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, hệ thống, phân tích, so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể, kết hợp lý luận và thực tiễn để giải quyết những vấn đề đặt ra từ đề tài luận văn. 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đang có những đổi thay mạnh mẽ về kinh tế hội đòi hỏi phải khẩn trương xây dựng, ban hành một khối lượng lớn các VBQPPL trên các lĩnh vực nhằm đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững. Nghiên cứu nhằm xây dựng một nhận thức đúng đắn về thực trạng công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ, đề xuất những giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này là rất cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu cũng như cho hoạt động thực tiễn xây dựng pháp luật. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ 1.1. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH PHỦ TRONG XÂY DỰNG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước, bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháppháp luật và nhiều nhiệm vụ khác được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Để thực hiện các nhiệm vụ tổng quát trên đây, Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong những lĩnh vực khác nhau, trong đó có nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực xây dựng pháp luật. Đối với lĩnh vực này, Chính phủ có nhiệm vụ trình các dự án luật ra Quốc hội, dự án pháp lệnh ra UBTVQH và trình Chương trình của Chính phủ về xây dựng Luật, Pháp lệnh với UBTVQH; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và đề thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND các cấp. Để thực hiện được nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực này, Chính phủ rất coi trọng công tác xây dựng pháp luật, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạch định chính sách vĩ mô, tạo khuôn khổ pháp lý để xây dựng đất nước. Hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ góp phần đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hội chủ nghĩa. Từng bước xác lập và hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế. Cải cách mạnh mẽ hệ thống pháp luật trước yêu cầu chủ động hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Cải cách một bước thể chế hành chính nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Một chức năng cơ bản của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật chính là chức năng hành pháp, tổ chức thi hành luật, đưa các quy định của luật vào cuộc sống, trong đó việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để hiện thực hơn các quy định của luật, pháp lệnh do Quốc hội, UBTVQH ban hành. Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng là sự tiếp tục thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Quá trình hoạch định chính sách quốc gia không chỉ dừng lại ở ban hành luật, pháp lệnh mà phải cụ thể hoá, đưa các đạo luật vào cuộc sống thông qua lập quy của Chính phủ. 1.2. HIỆU QUẢ CỦA PHÁP LUẬT 1.2.1. Văn bản quy phạm pháp luật Trong các văn bản ban hành trước Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, VBQPPL được định nghĩa là văn bản do chính quyền nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ hội theo định hướng XHCN. Trong thực tiễn nghiên cứu và thực thi pháp luật cho thấy định nghĩa này gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng không nên nói văn bản quy phạm pháp luật "nhằm điều chỉnh các quan hệ hội theo định hướng XHCN", quy định này làm cho khái niệm trở nên quá trừu tượng và khó có thể chỉ rõ được thế nào là quan hệ hội theo định hướng XHCN. Việc quy định văn bản quy phạm pháp luật "được Nhà nước bảo đảm thực hiện" đã đưa đến giải thích của Chính phủ tại Nghị định 101/CP ngày 23/9/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật ban hành VBQPPL năm 1996 là "Văn bản được Nhà nước bảo đảm thi hành bằng các biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế; trong trường hợp cần thiết thì Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành và quy định chế tài đối với người có hành vi vi phạm". Tại Nghị định số 161/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định 101/CP, vấn đề nói trên được giải thích là: "được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật "; Giải thích này cũng chưa làm rõ hơn đặc trưng của VBQPPL và dẫn đến sự khó khăn khi phân biệt VBQPPL với văn bản cá biệt và văn bản hành chính. Trong khi đó, yếu tố để phân biệt VBQPPL với các văn bản khác là tính cưỡng chế từ các quy phạm pháp luật. Để khắc phục những bất cập trên, Luật ban hành VBQPPL được Quốc hội khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ ba ngày 3/6/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2009, đã khắc phục những bất cập trên, đưa các dấu hiệu đặc trưng cần và đủ của VBQPPL, đó là: Văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật; Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong phạm vi và hình thức được quy định trong luật; Được ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định; Và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL 2008 quy định: "VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong luật này hoặc trong Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ hội". So với hệ thống VBQPPL của một số nước trên thế giới thì hệ thống VBQPPL của chúng ta có quá nhiều hình thức VBQPPL. Ở nhiều nước các VBQPPL do các cơ quan Trung ương ban hành thường chỉ có từ 2 đến 3 hình thức VBQPPL: Luật và Nghị định, nếu có Thông tư thì Thông tư chỉ có tính chất hướng dẫn, không đặt ra các quy phạm mới. Mặt khác mỗi cơ quan ở nước ta lại có quyền ban hành nhiều loại văn bản, tình hình này làm cho hệ thống VBQPPL trở nên rất phức tạp. Đây cũng là nguyên nhân làm xuất hiện mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống văn bản và tình trạng chậm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thi hành. Luật ban hành VBQPPL 2008 đã loại trừ Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng, chỉ thị của Bộ trưởng ra khỏi hệ thống VBQPPL. Hiện nay, hệ thống VBQPPL của nước ta bao gồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành, pháp lệnh, nghị quyết do UBTVQH ban hành; lệnh, quyết định do Chủ tịch nước ban hành; nghị định do Chính phủ ban hành; quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành; nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước; nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - hội; thông tư liên tịch giữa chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữa Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; văn bản quy phạm của HĐND, UBND. 1.2.2. Hiệu quả của pháp luật Trong khoa học pháp lý, khái niệm hiệu quả của pháp luật chưa được nghiên cứu nhiều. Chúng ta biết nhiều đến khái niệm hiệu quả trong kinh tế, đầu tư, kinh doanh Xét cho cùng thì hiệu quả là một thước đo quan trọng phản ánh sự thành công của bất kỳ một hoạt động kinh tế, hội nào và của các chính sách tương ứng. Trong lĩnh vực pháp luật thì hiệu quả được xem xét tổng thể, dưới nhiều góc độ khác nhau từ lợi ích kinh tế, chính trị, đến ổn định hội, an ninh quốc phòng, ý thức pháp luật của công dân… Hiệu quả của pháp luật còn là sự so sánh giữa đầu tư tiền của, công sức, thời gian của hội để xây dựng và ban hành văn bản pháp luật với kết quả mang lại sau khi văn bản pháp luật được thực hiện. Bước chuyển biến cơ bản nhất, rõ nhất cho thấy hiệu quả của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật đã trở thành công cụ chủ yếu để nhà nước quản lý hội, quản lý nền kinh tế của nhà nước. Pháp luật đã phát huy tác dụng phát triển hội một cách đầy hiệu quả. 1.3. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ Vận dụngluận về hiệu quả của pháp luật và dựa trên kết quả khảo sát thực tế, luận văn tiến hành việc đánh giá hiệu quả công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ theo các tiêu chí sau: - Số lượng văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ xây dựng và ban hành. - Chất lượng VBQPPL được Chính phủ xây dựng và ban hành. - Tiến độ soạn thảo và thời hạn trình dự án luật, pháp lệnh so với Kế hoạch đã đề ra. - Tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật. - Chất lượng công tác thẩm định. - Hiệu quả công tác xây dựng pháp luật trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục của Luật Ban hành VBQPPL 2008. 1.3.1. Đánh giá hiệu quả theo số lượng văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ xây dựng và ban hành Những năm vừa qua cùng với phát triển kinh tế, văn hoá - hội đạt nhiều tiến bộ, chính trị ổn định, quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn của Đảng ta, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, sự điều hành năng động của Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của toàn dân. Trong đó phải thấy vai trò tích cực của những cơ chế, chính sách đã ban hành. Đây là giai đoạn hệ thống pháp luật rất được quan tâm, xây dựng, bổ sung và từng bước hoàn thiện với số lượng VBQPPL mà Chính phủ xây dưng, ban hành là rất lớn. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI (2002-2007), Chính phủ đã trình 118 dự án luật, 2 nghị quyết của Quốc hội và 52 dự án pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. Kết quả thực hiện cụ thể như sau: - Năm 2003: Quốc hội thông qua 19 luật, 02 nghị quyết; UBTVQH thông qua 12 pháp lệnh, 02 nghị quyết. - Năm 2004: Quốc hội thông qua 13 luật, bộ luật; UBTVQH thông qua 12 pháp lệnh. - Năm 2005: Quốc hội thông qua 29 luật, bộ luật; UBTVQH thông qua 4 pháp lệnh. - Năm 2006: Quốc hội thông qua 21 luật, 01 nghị quyết; UBTVQH thông qua 2 pháp lệnh. - Năm 2007: Quốc hội thông qua 2 luật; UBTVQH thông qua 5 pháp lệnh. Như vậy, Quốc hội khoá XI (2002-2007) đã thông qua được 84 luật, bộ luật, 05 nghị quyết; UBTVQH đã thông qua 35 pháp lệnh, 03 nghị quyết. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII (2007-2011) Chính phủ đề xuất đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 126 dự án luật, 03 dự thảo nghị quyết của Quốc hội, 20 dự án pháp lệnh và 01 dự thảo nghị quyết của UBTVQH. Với số lượng văn bản cần xây dựng rất lớn, trong khi [...]... hệ thống pháp luật thông qua các sáng kiến pháp luật, các hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội Qua phân tích nêu trên cho thấy vai trò của Chính phủ trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để chúng ta có cơ sở nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan nhất về hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ Tính hiệu quả ở đây... cầu hội, chính sách pháp luật phù hợp để giải quyết các vấn đề kinh tế - hội phát sinh cũng như để điều chỉnh công tác quản lý nhà nước Xây dựng chương trình lập pháp của Quốc hội là một trong những bước đầu tiên của quá trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, định hướng cho hoạt động lập pháp của Quốc hội với việc xác định các dự án Luật, Pháp lệnh được xây dựng và thứ tự ưu tiên xây dựng các dự án Luật, ... trên 80% các dự án luật, pháp lệnh Quốc hội thông qua là do Chính phủ soạn thảo và trình 1.3.2 Đánh giá hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ theo chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật Để phục vụ quá trình đổi mới, Chính phủ đã xây dựng, soạn thảo nhiều đạo luật quan trọng như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật sở hữu trí tuệ, Luật thương mại, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết... gia xây dựng CTXDL, PL của Quốc hội, không kể một thực tế trong những khoá Quốc hội gần đây cho thấy phần lớn các sáng kiến lập pháp nằm trong CTXDL, PL là do Chính phủ đề xuất Như vậy, hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ là rất rõ ràng, góp phần cơ bản vào quá trình xây dựng chương trình pháp luật nói chung của Nhà nước ta 1.3.6.2 Kết quả trong thực hiện chương trình lập pháp của Quốc hội Chính. .. này của Quốc hội Đặc biệt là, ở các nước cộng hoà nghị viện vai trò của Chính phủ trong hoạt động lập pháp được thể hiện mạnh mẽ, bởi lẽ khác với những nướcchính thể cộng hoà Tổng thống, ở các nướcchính thể cộng hoà nghị viện, Tổng thống không thuộc thành phần Chính phủ nên không thể tác động đến các chính sách của Chính phủ, và dựa vào đa số ghế của mình trong Quốc hội (Hạ nghị viện), Chính phủ. .. quyền của Chính phủ trong việc trình dự án Luật, Pháp lệnh ra trước Quốc hội, UBTVQH Thực tế cho thấy có trên 90% các dự án Luật, Pháp lệnh hàng năm do Chính phủ soạn thảo trình Quốc hội, UBTVQH Đây cũng là trách nhiệm to lớn của Chính phủ trong việc thực hiện chương trình lập pháp của Quốc hội Mặt khác, nó phản ánh hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ trong nhiệm vụ thực hiện chương trình lập pháp. .. của Chính phủ xác định các dự án Luật, Pháp lệnh trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ cần phải được xây dựng và lộ trình cho việc xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh cụ thể Nếu xem xét trên phương diện quy trình lập pháp thì đây có thể coi là giai đoạn Chính phủ trình sáng kiến pháp luật của mình với Quốc hội đề xuất yêu cầu ban hành Luật, Pháp lệnh mới hoặc sửa đổi, bổ sung Luật, Pháp. .. của Chính phủ trong quá trình xây dựng pháp luật và là thành tựu lớn của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật Tuy nhiên, so với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu của sự phát triển đất nước trong thời kỳ mới, công tác xây dựng pháp luật còn tồn tại rất nhiều bất cập, hạn chế, khiến cho chất lượng các dự án luật, pháp lệnh Chính phủ trình Quốc hội chưa cao; thậm chí một số đạo luật. .. thành từ đề nghị của 15 chủ thể có quyền sáng kiến pháp luật Mặc dù có nhiều chủ thể có quyền sáng kiến pháp luật nhưng vai trò của các chủ thể đó không giống nhau Đối với các chủ thể không phải là Chính phủ, vai trò trong việc xây dựng chương trình lập pháp của Quốc hội chủ yếu thể hiện ở việc gửi đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh, kiến nghị về Luật, Pháp lệnh đến UBTVQH Đối với Chính phủ, xuất phát... ngân sách nhà nước hạn hẹp, việc Chính phủ cân đối, bố trí đủ nguồn lực vật chất để xây dựng hàng chục dự án Luật, Pháp lệnh hàng năm cũng thể hiện trách nhiệm, vai trò to lớn của Chính phủ trong hoạt động lập pháp của Quốc hội 1.3.6.3 Hiệu quả công tác xây dựng pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất cứ Chính phủ nào cũng là quản lý và điều . LUẬN VĂN: Hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật là công cụ chủ yếu. " ;Hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam& quot; làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề hiệu quả. cụ chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế của nhà nước. Pháp luật đã phát huy tác dụng phát triển xã hội một cách đầy hiệu quả. 1.3. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT CỦA

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan