báo cáo thực tập mạch amply

9 2.5K 36
báo cáo thực tập  mạch amply

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập nâng cao BÁO CÁO THỰC TẬP: MẠCH AMPLY I. Kiến thức nền tảng: • Cách mắc mạch khuyếch đại hoạt động theo chế độ A, B, AB, C, D. II. Nội dung: • Tìm hiểu các IC LA4440, Transistor H1061, A671, C1815, A1015. • Mạch chia làm 3 khối chính : - Equalizer - Pre Amplifier - Khuyếch đại công suất III. Cách mắc các khối: 1 | P a g e Báo cáo thực tập nâng cao Phần I: Mạch Equalizer I. Khái niệm: Equalizer là mạch điều chỉnh sự cân bằng tín hiệu giữa các tần số trong giải tần âm thanh, còn gọi là mạch điều chỉnh âm sắc, đơn giản nhất của mạch Equalizer là mạch Bass Treec với hai núm chỉnh, thông thường mạch Equalizer có 5 cần gạt chỉnh cho 5 vùng tần số là 100Hz, 300Hz, 1KHz, 3KHz và 10KHz. Từ kiến thức vật lý ta biết rằng, âm thanh con người nghe được có giải tần từ 20Hz đến 20KHz và gọi là tín hiệu âm tần, tần số nhỏ hơn 20Hz gọi là hạ tần, tần số từ 20KHz đến 30KHz gọi là sóng siêu âm, còn tần số trên 30KHz là sóng cao tần. Giải tần âm thanh mà con người có thể cảm nhận từ 20Hz đền 20 KHz nhưng các thiết bị âm thanh thường bị hạn chế về mặt tần số. Thí dụ đài Cassette thường chỉ truyền đạt được giải tần từ 50Hz đến 10 KHz, Điện thoại di động chỉ truyền đạt được giải tần từ 300Hz đến 3KHz, các thiết bị cho dải tần tốt là đầu đĩa CD, máy nghe nhạc kỹ thuật số. 2 | P a g e Báo cáo thực tập nâng cao II. Vùng tần số của núm chỉnh Bass – Treec: • Giải tần âm thanh con người nghe được là minh hoạ bằng đường từ 20Hz đến 20KHz. • Giải tần âm thanh mà Radio - Cassette có thể đạt được minh hoạ bằng đường từ khoảng 50Hz đến khoảng 12KHz • Núm Bass là chỉnh độ lợi cho vùng tần số khoảng 100Hz., đây là vùng tần số của các âm trầm như tiếng trống, tiếng ồm ồm • Núm Treec là chỉnh độ lợi cho vùng tần số khoảng 10KHz , đây là vùng tần số của các âm bổng như tiếng xăng. • Vùng tần số từ 1KHz đến 3KHz ít thay đổi khi ta chỉnh Bass treec, đây là vùng tần số của giọng hát ca sĩ, giọng phát âm của con người. Sơ đồ nguyên lý của mạch điều chỉnh Bass - Treec • Tín hiệu âm tần từ tầng Radio hoặc tầng Khuếch đại đầu từ đưa sang đi vào tầng Equalizer theo đường Audio Input. • Các tần số cao đi qua tụ 1nF đi vào triết áp Treec, các tần số thấp bị tụ cản lại, như vậy tín hiệu đi vào triết áp Treec chỉ có thành phần tần số cao, Tụ 10nF sau triết áp Treec giữ lại tần số thấp ở đầu ra không bị đầu tắt xuống mass. • Một phần tín hiệu đi qua R22KΩ đi vào triết áp Bass, các tần số cao thoát qua tụ 0,1µF và không đi vào triết áp Bass, như vậy tín hiệu đi vào triết áp Bass chỉ có thành phần tần số thấp. 3 | P a g e Báo cáo thực tập nâng cao • Tín hiệu đầu ra lấy từ điểm giữa của hai triết áp được tập trung lại và đưa sang triết áp chỉnh âm lượng Volume, sau đó được đưa sang tầng công suất khuyếch đại. • Các triết áp Bass - Treec sử dụng loại 100KΩ như hình dưới: Triết áp 100KΩ dùng để lắp mạch Bass treec và triết áp Volume Phần II: Mạch tiền khuyếch đại (Pre Amplifier) I. Khái niệm: 4 | P a g e Báo cáo thực tập nâng cao Mạch tiền khuyếch đại (pre-Amplifier) là khối thường được sử dụng trong các thiết bị âm thanh nhằm cải thiện chất lượng âm thanh của chúng. Khối tiền khuyếch đại được mắc trước khối khuyếch đại chính, để làm tăng công suất và tín hiệu trước khi đưa vào bộ khuyếch đại chính. II. Nguyên lý hoạt động: • IC khuyếch đại thuật toán dùng để khuyếch đại tín hiệu vào trước khi đưa tín hiệu vào bộ khuyếch đại chính. • Các tụ mắc ở đầu vào và đầu ra nhằm ngăn dòng 1 chiều và lọc bớt nhiễu. 5 | P a g e Báo cáo thực tập nâng cao III. Cách mắc: • Đầu vào IN của khối tiền khuyếch đại nối với khối Equalizer. • Đầu ra OUT của khối tiền khuyếch đại nối với mạch khuyếch đại công suất • Sử dụng nguồn +12V. 6 | P a g e Báo cáo thực tập nâng cao Phần III: Mạch khuyếch đại công suất I. Khái niệm: Khi ta đưa một tín hiệu vào có công suất yếu , tại đầu ra ta thu được tín hiệu có công suất mạnh hơn nhiều lần, thực ra mạch khuyếch đại công suất là kết hợp cả hai mạch khuyếch đại điện áp và khuyếch đại dòng điện làm một. II. Sơ đồ nối dây: • Sử dụng nguồn một chiều +12V, -12V, 0V. • Đầu IN nối với khối tiền khuyếch đại. • Đầu OUT nối ra loa. 7 | P a g e Báo cáo thực tập nâng cao III. Thực hành • Chỉnh biến trở P1 sao cho Vout ≈ 0V (DC). • Chỉnh P3 sao cho V AB =1,4V. • Chỉnh P3 max (V AB ~2,6V). • IV. Nguyên lý hoạt động mạch khuyếch đại công suất Mạch chia ra thành 3 tầng: • Tầng công suất: T1, T2, T3, T4 • Tầng khuếch đại thúc: T5, T6 • Tầng khuếch đại vi sai: T7, T8, T9 * Đầu tiên tín hiệu được khuếch đại bởi tầng KĐ vi sai, sau đó được KĐ tiếp ở tầng KĐ thúc, độ KĐ điện áp lớn chủ yếu là do tầng này, còn tầng KĐ công suất sau cùng mắc C chung nên KĐ dòng, không KĐ áp. Về pha: đảo pha (tầng đầu) => đảo pha (tầng 2 mắc E chung) => không đảo pha (tầng công suất mắc C chung), do đó tín hiệu ra loa cùng pha với tín hiệu vào. a) Tầng công suất: - Hoạt động ở chế độ AB, tức các BJT được phân cực để chớm dẫn, nhằm đạt hiệu suất cao, chống méo xuyên tâm (crossover distortion). - Các cặp (Q1, Q3), (Q2, Q4) mắc Darlington, có tác dụng tăng độ khuếch đại và tăng trở kháng vào cho tầng công suất. b) Tầng Khuếch đại thúc: - 4 con diode D1, D2, D3 và D4 mắc nối tiếp nhau. Chúng có tác dụng phân cực cho 4 con transistor công suất. - Chú ý diode có hệ số nhiệt âm, tức áp trên nó giảm khi nhiệt độ tăng, nên có tác dụng bù nhiệt (khi nhiệt độ cao thì áp qua 3 diode giảm, làm giảm phân cực cho tầng công suất). - T6 là BJT KĐ thúc, còn T5, D5, R6, VR5 tạo nên nguồn dòng. nguồn dòng này cấp dòng khoảng 10-20mA (có thể hơn nhưng không lớn) để 4 diode ở dưới hoạt động tốt. Tác dụng nguồn dòng ở đây: 8 | P a g e Báo cáo thực tập nâng cao Trong KTM với mạch E chung thì trở cực C và trở tải có ảnh hưởng tới độ KĐ áp, ở đây nguồn dòng có điện trở rất lớn, có tác dụng tăng độ khuếch đại áp. Nguồn dòng cấp dòng cố định, mà dòng đó lại là tống của Ic / Q6 và Ib/Q3. Do đó mọi thay đổi của Ic/Q6 đều được đẩy sang tầng công suất (giống như A=B+C mà A=const thì B thay đổi bao nhiêu sẽ làm C thay đổi bấy nhiêu). Điều này giải thích vì sao ta gọi đây là khuếch đại “thúc”, tức mọi biến đổi dòng ở tầng này sẽ được thúc sang tầng công suất. c) Tầng khuếch đại vi sai: Đặc điểm của kiểu mạch khuếch đại vi sai là mạch chỉ khuếch đại các tín hiệu sai pha đưa vào ở 2 ngả vào, với các tín hiệu vào cùng pha, mức volt biến đổi trên 2 chân C cũng cùng pha (cùng lên hay cùng xuống) nên không tạo dòng điện cấp cho tải, ngoài ra với mạch bơm dòng hằng (ráp với Q3), trở kháng trên chân E chung của T1, T2 rất lớn, nó tạo tác dụng hồi tiếp nghịch rất mạnh, càng làm tăng khả năng kháng nhiễu tốt hơn. - R4, R6 là các điện trở cấp phân cực cho chân B của Q1, Q2, hai điện trở này thường lấy trị bằng nhau. - R1, R2 là các điện trở định áp chân C và cũng là điện trở dùng để lấy tín hiệu ra trên chân C. * D5 là diode zener dùng đển ghim áp và R4 là điện trở định dòng làm việc cho D5. * R5 là điện trở dùng định mức dòng hằng cấp cho T1, T2. * C1, C2, C3 là các tụ liên lạc. 9 | P a g e . Báo cáo thực tập nâng cao BÁO CÁO THỰC TẬP: MẠCH AMPLY I. Kiến thức nền tảng: • Cách mắc mạch khuyếch đại hoạt động theo chế độ A, B, AB, C,. Triết áp 100KΩ dùng để lắp mạch Bass treec và triết áp Volume Phần II: Mạch tiền khuyếch đại (Pre Amplifier) I. Khái niệm: 4 | P a g e Báo cáo thực tập nâng cao Mạch tiền khuyếch đại (pre-Amplifier). A671, C1815, A1015. • Mạch chia làm 3 khối chính : - Equalizer - Pre Amplifier - Khuyếch đại công suất III. Cách mắc các khối: 1 | P a g e Báo cáo thực tập nâng cao Phần I: Mạch Equalizer I. Khái

Ngày đăng: 27/06/2014, 20:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan