Báo cáo thực tập" Phương pháp lập và trình bày BCTC tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi" docx

53 713 3
Báo cáo thực tập" Phương pháp lập và trình bày BCTC tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Mục đích và nội dung của việc lập BCTC 1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, tình hình tiếp nhận vốn, kinh phí; các khoản thu (thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp và các khoản thu khác); tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng trong một kỳ nhất định 1.1.2 Mục đích, yêu cầu của việc lập BCTC 1.1.2.1 Mục đích Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát về tài sản; tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị trong kỳ kế toán; Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp Nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung; giúp cho chính phủ có cơ sở khai thác nguồn thu, điều chỉnh các khoản chi một cách hợp lý, phân tích được xu hướng phát triển, từ đó định ra chiến lược phát triển và các biện pháp quản lý tài chính tại đơn vị 1.1.2.2 Yêu cầu BCTC phải lập đúng biểu mẫu, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu, lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo Hệ thống chỉ tiêu BCTC phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và mục lục NSNN đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong BCTC phải có sự thống nhất ở các đơn vị HCSN và số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán 1.1.3 Nội dung của hệ thống BCTC Số lượng báo cáo, nội dung và phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo được áp dụng thống nhất cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp.Trong quá trình hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc các lĩnh vực mang tính đặc thù có thể bổ sung sửa chữa, chi tiết cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải được Bộ Tài chính chấp nhận bằng văn bản 1 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 1.1.4 Công việc chuẩn bị trước khi lập BCTC Kiểm tra việc ghi sổ kế toán, đảm bảo số liệu trên sổ kế toán phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực đúng với thực tế hoạt động của đơn vị, tránh trường hợp ghi trùng, ghi sai số liệu, phản ánh không đúng tình hình hoạt động của đơn vị; Hoàn tất việc ghi sổ kế toán, thực hiện ghi chuyển số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan; khóa sổ, kiểm tra, đối chiếu với số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa số liệu các sổ kế toán chi tiết với sổ kế toán tổng hợp tương ứng; Thực hiện kiểm kê tài sản theo chế độ kiểm kê tài sản quy định, điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán phù hợp với số liệu kết quả kiểm kê, đảm bảo phản ánh trung thực số tài sản hiện có;Chuẩn bị đầy đủ các bảng BCTC cần thiết cho việc lập BCTC theo quy định 1.2 Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi BCTC 1.2.1 Trách nhiệm của đơn vị trong việc lập, nộp BCTC Các đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004, các đơn vị kế toán cấp I, II gọi là đơn vị cấp trên, các đơn vị kế toán cấp II, III gọi là các đơn vị kế toán cấp dưới, đơn vị kế toán cấp III (nếu có) gọi là đơn vị kế toán trực thuộc Danh mục, mẫu và phương pháp lập báo cáo quý, năm của đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị kế toán cấp I quy định Các đơn vị kế toán có trách nhiệm lập, nộp báo cáo tài chính và duyệt báo cáo quyết toán ngân sách như sau: Các đơn vị kế toán cấp dưới (cấp II, III) phải lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm và nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thống kê đồng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị Các đơn vị kế toán cấp trên (cấp I, II) có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp dưới và lập BCTC tổng hợp từ các BCTC năm của các đơn vị kế toán cấp dưới và các đơn vị kế toán trực thuộc 1.2.2 Đối tượng áp dụng Tất cả các đơn vị HCSN thụ hưởng ngân quỹ nhà nước, các tổ chức điều hành chương trình, dự án, các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các đơn vị hành chính sự nghiệp gán thu bù chi, sự nghiệp kinh tế đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng quy định của chế độ hiện hành 1.2.3 Kỳ hạn lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách * Báo cáo tài chính: 2 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi - Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm; - Báo cáo tài chính của đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán năm; - Đơn vị kế toán bị chia, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tại thời điểm bị chia, sáp nhập, chấm dứt hoạt động * Báo cáo quyết toán ngân sách: Báo cáo quyết toán ngân sách lập theo năm tài chính là báo cáo tài chính kỳ kế toán năm khi đã được chỉnh lý, sửa đổi bổ sung trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của pháp luật 1.2.4 Thời hạn nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách 1.2.4.1 Báo cáo tài chính quý - Đơn vị kết toán trực thuộc (nếu có) nộp báo cáo tài chính cho đơn vị cấp III, thời hạn nộp báo cáo tài chính do đơn vị kế toán cấp III quy định; - Đơn vị dự toán cấp III nộp báo cáo tài chính cho đơn vị dự toán cấp II hoặc cấp I và cơ quan tài chính, kho bạc đồng cấp chậm nhất là 10 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý; - Đơn vị dự toán cấp II nộp báo cáo tài chính cho đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính, kho bạc đồng cấp chậm nhất là 15 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý ; - Đơn vị dự toán cấp I nộp báo cáo tài chính cho cơ quan tài chính, kho bạc đồng cấp chậm nhất là 25 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý ; 1.2.4.2 Báo cáo tài chính năm * Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: - Đối với đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương nộp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thống kê đồng cấp chậm nhất vào cuối ngày 01/10 năm sau Thời hạn nộp của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị dự toán cấp I quy định cụ thể - Đối với đơn vị dự toán cấp I của ngân sách địa phương do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể Thời hạn nộp của đơn vị dự toán cấp II, III do đơn vị dự toán cấp I quy định cụ thể * Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính, thống kê cùng cấp chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm 1.2.5 Thời hạn lập và nơi nhận báo cáo 3 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi * Danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở: Kỳ ST Ký T biểu 1 1 2 3 4 hiệu Cấp Thống chính(*) bạc trên kê (*) 5 6 7 x 8 x năm Tổng hợp tình hình kinh phí và Quý, x x x x quyết toán kinh phí sử dụng năm Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt Quý, x x x x động năm Bảng đối chiếu dự toán kinh phí Quý, x x x x x x B01-H Bảng cân đối tài khoản kế toán F02-3aH 5 B03-H 6 F02-3bH 7 8 Kho 3 F02-1H B04-H B05-H 9 B06-H Ghi chú: hạn Tài TÊN BIỂU BÁO CÁO 2 B02-H Nơi nhận lập BC 4 Quý, ngân sách tại KBNN năm Báo cáo thu - chi hoạt động sự Quý, nghiệp và hoạt động sản xuất năm kinh doanh Bảng đối chiếu tình hình tạm Quý, ứng và thanh toán tạm ứng kinh năm phí ngân sách tại KBNN Báo cáo tăng giảm TSCĐ năm Báo cáo số kinh phí chưa sử x x x x x x x x x x x x dụng đã quyết toán năm trước năm chuyển sang Thuyết minh báo cáo tài chính năm (*) Chỉ nộp báo cáo tài chính năm Những đơn vị vừa là đơn vị dự toán cấp I, vừa là đơn vị dự toán cấp II nhận dự toán kinh phí trực tiếp từ thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND do cơ quan tài chính trực tiếp duyệt quyết toán thì báo cáo đó gửi cho cơ quan tài chính STT Ký hiệu 1 1 Kỳ TÊN BÁO CÁO TỔNG HỢP hạn Nơi nhận báo cáo Tài Kho Cấp Thống lập 4 chính bạc 5 6 trên 7 kê 8 3 Báo cáo tổng hợp tình hình kinh B02/CT-H 2 2 phí và quyết toán kinh phí đã sử Năm x x x x B03/CT-H dụng Báo cáo tổng hợp tình hình thu – Năm x x x x 4 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi chi hoạt động sự nghiệp và hoạt 3 B04/CT-H động sản xuất, kinh doanh Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân Năm x x x sách và nguồn khác của đơn vị Lưu ý: - Đơn vị dự toán cấp II chỉ gửi báo cáo tài chính cho đơn vị dự toán cấp I x - Đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính, thống kê, kho bạc 1.3 Nội dung và phương pháp lập các báo cáo tài chính: 1.3.1 Bảng cân đối tài khoản kế toán (Mẫu B01-H) 1.3.1.1 Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí, tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản, kết quả hoạt động sự nghiệp của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo 1.3.1.2 Cơ sở số liệu để lập Bảng Cân đối tài khoản: Nguồn số liệu để lập Bảng Cân đối tài khoản là số liệu dòng khóa sổ trên Sổ cái các tài khoản và sổ kế toán chi tiết các tài khoản Bảng Cân đối tài khoản kỳ trước 1.3.1.3 Nội dung và phương pháp lập bảng cân đối tài khoản Số lệu ghi vào bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại: Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (cột 1, 2 – số dư đầu kỳ), tại thời điểm cuối kỳ (cột 7, 8 số dư cuối kỳ), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh và cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có” Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 – số phát sinh kỳ này) hoặc số phát sinh lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo(cột 5, 6 – số phát sinh lũy kế từ đầu năm), trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh Có được phản ánh vào cột “Có” Cột A, B – số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các tài khoản cấp I mà đơn vị đang sử dụng và một số tài khoản cấp II, III cần phân tích Cột 1, 2 – số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ (số dư đầu kỳ báo cáo) Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ trên sổ cái hoặc căn cứ vào phần “số dư cuối kỳ” của bảng cân đối tài khoản kỳ trước Cột 3, 4, 5, 6 – Phản ánh số phát sinh 5 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi Cột 3, 4 – Số phát sinh kỳ này: Phản ánh tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của các tài khoản trong kỳ báo cáo Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh lũy kế từ đầu kỳ” của từng tài khoản tương ứng trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết Cột 5, 6 – Số phát sinh lũy kế từ đầu năm: Phản ánh tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của các tài khoản từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo Cột 5 của báo cáo kỳ này = Cột 5 của báo cáo này kỳ trước + cột 3 của báo cáo này kỳ này Cột 6 của báo cáo kỳ này = Cột 6 của báo cáo này kỳ trước + cột 4 của báo cáo này kỳ này ( Đối với báo cáo quý I hàng năm thì cột 3 = cột 5; cột 4 = cột 6.) Cột 7, 8 – Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối kỳ báo cáo trên sổ báo cáo hoặc căn cứ vào các cột dư đầu kỳ (cột 1, 2) cộng (+) số phát sinh trong kỳ (cột 3, 4) trên bảng CĐTK kỳ này Số liệu ở cột 7 và cột 8 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản kỳ sau Sau khi ghi đầy đủ các số liệu liên quan đến các tài khoản, thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản Số liệu phần báo cáo tài khoản trong bảng của Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau: Tổng số dư nợ đầu kỳ (cột 1) phải bằng số dư Có đầu kỳ (cột 2) của các tài khoản Tổng số phát sinh Nợ (cột 3) phải bằng số phát sinh Có (cột 4) của các tài khoản trong kỳ báo cáo Tổng số phát sinh Nợ lũy kế từ đầu năm (cột 5) phải bằng tổng số phát sinh Có lũy kế từ đầu năm (cột 6) của các tài khoản Tổng số dư Nợ cuối kỳ (cột 7) phải bằng tổng số dư Có cuối kỳ (cột 8) cuối kỳ các tài khoản Đối với Bảng cân đối tài khoản quý I, số liệu tổng cộng cột 3 = cột 5; cột 4 = cột 6 Ngoài việc phát sinh các tài khoản, báo cáo còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản 1.3.1.4 Mẫu Bảng cân đối tài khoản kế toán Mã chương: …… Mẫu số: B01-H Đơn vị báo cáo: … (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC Mã đơn vị SDNS:… ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Qúy… Năm… Đơn vị tính:…… Số Tên tài khoản Số 6 dư Số phát sinh trong kỳ Số dư Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi hiệu đầu kỳ TK Kỳ này Nợ Có Nợ 1 2 3 A Lũy kế từ cuối đầu năm Có Nợ Có 4 5 6 B A- Các tài khoản trong bảng … Cộng B- Các tài khoản ngoài bảng … (*) Nếu là báo cáo tài chính quý IV (năm) thì ghi là “ Số dư cuối năm” Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (Ký, họ tên) kỳ(*) Nợ Có 7 8 ( Ký tên, đóng dấu) 1.3.2 Báo cáo Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí sử dụng (B02-H) 1.3.2.1 Khái niệm: Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí sử dụng là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí hiện có ở đơn vị (bao gồm các khoản thu đơn vị và phần kinh phí được ngân sách nhà nước cấp) và số thực chi cho từng loại hoạt động theo từng nguồn kinh phí đề nghị quyết toán 1.3.2.2 Kết cấu: Gồm 2 phần Phần I – Tổng hợp tình hình kinh phí: Phần “ tổng hợp tình hình kinh phí” được phản ánh theo từng loại kinh phí: Kinh phí hoạt động (kinh phí thường xuyên, kinh phí không thường xuyên), kinh phí theo đơn đặt hàng, kinh phí dự án và kinh phí đầu tư XDCB Trong từng loại kinh phí được phản ánh chi tiết theo từng nguồn hình thành (ngân sách cấp, viện trợ, phí, lệ phí để lại và các nguồn khác) tình hình tiếp nhận kinh phí, sử dụng kinh phí Góc bên trái: Ghi mã chương theo MLNS, tên đơn vị báo cáo, mã số đơn vị sử dụng NS -Cột A: Ghi số thứ tự chỉ tiêu - Cột B: Ghi tên các chỉ tiêu của báo cáo theo từng nguồn kinh phí - Cột C: Ghi mã số các chỉ tiêu - Cột 1: Ghi tổng số tiền của từng chỉ tiêu - Cột 2: Ghi tổng số tiền do NSNN giao, viện trợ, phí, lệ phí để lại và các nguồn khác - Cột 3: Ghi số tiền thuộc vốn NSNN giao - Cột 4: Ghi số phí, lệ phí để lại: Ghi số phí, lệ phí đã thu phải nộp NSNN nhưng được để lại và đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách 7 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi - Cột 5: Ghi số tiền được viện trợ: Ghi số tiền, hàng viện trợ không hoàn lại của các nhà tài trợ nước ngoài và đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách - Cột 6: Ghi số tiền thuộc nguồn khác: Ghi số tiền thuộc nguồn khác ngoài nguồn vốn NSNN như: Được tài trợ, biếu tặng của các tổ chức cá nhân trong nước, số thu phí, lệ phí được để lại để trang trải chi phí hoặc bổ sung từ kết quả hoạt động SXKD Loại…Khoản : Ghi Loại Khoản của từng loại kinh phí hoạt động (thường xuyên, không thường xuyên), kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước, kinh phí dự án, kinh phí đầu tư XDCB…, Ghi hết các chỉ tiêu theo Loại, Khoản này sang chỉ tiêu Loại, Khoản khác (I) Kinh phí hoạt động (A) Kinh phí hoạt động thường xuyên: Phản ánh nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị (1) Kinh phí chưa quyết toán năm trước chuyển sang – Mã số 01 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên kỳ trước còn lại chưa chi hết chuyển sang kỳ này sử dụng tiếp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ở chỉ tiêu Có mã số 10 của báo cáo này cuối năm trước Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt thì chỉ tiêu này được phản ánh hoặc điều chỉnh theo số liệu quyết toán năm được duyệt (2) Kinh phí thực nhận kỳ này – Mã số 02 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN cấp được đơn vị nhận trong kỳ tại KBNN hoặc được cấp trên cấp và số kinh phí hoạt động được đơn vị nhận trực tiếp từ nguồn viện trợ phi dự án, nguồn phí, lệ phí phải nộp NSNN được để lại tăng nguồn kinh phí của đơn vị đã làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN và nguồn khác Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh lũy kế bên Có TK 461 (chi tiết nguồn kinh phí thường xuyên) trừ (-) số kinh phí nộp khôi phục (nếu có) (3) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 03 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên đơn vị thực nhận lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo do NSNN cấp (thực nhận tại kho bạc, cấp trên cấp) số kinh phí hoạt động đơn vị nhận trực tiếp từ nguồn viện trợ phi dự án, nguồn kinh phí, lệ phí được để lại tăng nguồn kinh phí của đơn vị đã làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN và nguồn vốn khác Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ở chỉ tiêu Có mã số 02 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở chỉ tiêu Có mã số 03 của báo cáo này kỳ trước (4) Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này – Mã số 04 Chỉ tiêu này phản ảnh số kinh phí hoạt động thường xuyên được đơn vị sử dụng trong kỳ báo cáo, bao gồm kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang và số kinh phí thực nhận 8 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi kỳ này Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng ghi ở Mã số 01 và Mã số 02 của báo cáo này kỳ này (Mã số 04 = Mã số 01 + Mã số 02) (5) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 05 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên đơn vị được sử dụng lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm số kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang và số kinh phí thực nhận lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng ghi ở Mã số 04 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có Mã số 05 của báo cáo này kỳ trước (6) Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này – Mã số 06 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên đơn vị đã sử dụng đề nghị quyết toán trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh lũy kế bên Nợ TK 661 “ chi hoạt đông” trừ (-) đi số phát sinh bên Có TK 661 (những khoản giảm trừ cho phép) (chi tiết chi thường xuyên) trừ (-) các khoản chi nhưng chưa có nguồn trong kỳ báo cáo (7) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 07 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên đơn vị đã sử dụng đề nghị quyết toán luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu chỉ tiêu Có Mã số 06 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có Mã số 07 của báo cáo này kỳ trước (8) Kinh phí giảm kỳ này – Mã số 08 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên giảm trong kỳ báo cáo, do đơn vị nộp trả ngân sách, nộp trả cấp trên (nếu có) và giảm khác Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 461 “nguồn kinh phí hoạt động” đối ứng với bên Có TK 111, 112… (chi tiết số nộp giảm, nộp trả và giảm khác thuộc nguồn kinh phí thường xuyên) trong kỳ báo cáo (9) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 09 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí hoạt động thường xuyên giảm luỹ kế từ đầu năm tới cuối kỳ báo cáo Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu chỉ tiêu Có Mã số 08 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có Mã số 09 của báo cáo này kỳ trước (10) Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau – Mã số 10 Chỉ tiêu này phản ánh dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên chưa sử dụng được phép chuyển kỳ sau bao gồm kinh phí đã rút về chưa sử dụng, số kinh phí đã sử dụng nhưng chưa đủ thủ tục quyết toán Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này tính như sau: Mã số 10 = Mã số 04 – Mã số 06 – Mã số 08 9 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi B Kinh phí không thường xuyên (Là kinh phí nggoài kinh phí thường xuyên, kinh phí dự án; kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước; kinh phí đầu tư XDCB) (II) Kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước (III) Kinh phí dự án (1) Kinh phí chưa quyết toán năm trước chuyển sang – Mã số 31 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án kỳ trước còn lại chưa chi hết chuyển sang kỳ này sử dụng tiếp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu ở chỉ tiêu Có Mã số 40 của báo cáo này cuối năm trước Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt thì chỉ tiêu này được phản ánh hoặc điều chỉnh theo số liệu quyết toán năm được duyệt (2) Kinh phí thực nhận kỳ này – Mã số 32 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án đơn vị nhận trong kỳ do NSNN cấp, nhận tại KBNN hoặc được cấp trên cấp… và số kinh phí dự án được đơn vị nhận trực tiếp từ nguồn viện trợ đơn vị đã làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN và nguồn vốn khác Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh lũy kế bên Có TK 462 trừ số kinh phí nộp khôi phục (nếu có) (3) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 33 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án đơn vị thực nhận trong kỳ do NSNN cấp ( thực nhận tại kho bạc, cấp trên cấp) số kinh phí hoạt động đơn vị nhận trực tiếp từ nguồn viện trợ đơn vị đã làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN và nguồn vốn khác lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ở chỉ tiêu Có mã số 32 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở chỉ tiêu Có mã số 33 của báo cáo này kỳ trước (4) Tổng kinh phí được sử dụng kỳ này – Mã số 34 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án đơn vị sử dụng trong kỳ báo cáo, bao gồm kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang và số kinh phí thực nhận kỳ này Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng ghi ở Mã số 31 và Mã số 32 của báo cáo này kỳ này (Mã số 34 = Mã số 31 + Mã số 32) (5) Lũy kế từ đầu năm – Mã số 35 Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí dự án đơn vị sử dụng lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm kinh phí chưa sử dụng kỳ trước chuyển sang và số kinh phí thực nhận lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo Số liệu được sử dụng để ghi vào chỉ tiêu này là số tổng cộng ghi ở Mã số 34 của báo cáo này kỳ này cộng (+) chỉ tiêu Có Mã số 35 của báo cáo này kỳ trước (6) Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này – Mã số 36 10 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 39 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 40 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 41 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 2.2.3 Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu B03-H) 2.2.3.1 Cơ sở số liệu để lập - Sổ chi tiết doanh thu - Sổ chi tiết các khoản thu - Sổ chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh (hoặc đầu tư XDCB) - Báo cáo này kỳ trước 2.2.3.2 Nội dung và phương pháp lập (1) Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối kỳ trước chuyển sang – Mã số 01 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ chỉ tiêu Mã số 19 của báo cáo này kỳ trước với số tiền: 14.967.788 đồng 2 Thu trong kỳ - Mã số 02: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 5111A, “Các khoản thu – KP BHYT” với số tiền: 136.391.614 đồng và TK 5111C “ Các khoản thu – Thu SN Viện phí” với số tiền: 522.849.563 đồng - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 03: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này = số liệu ghi ở Mã số 02 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ghi ở Mã số 03 của báo cáo này kỳ trước Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 03 của báo cáo này kỳ trước = 0 nên số tiền ở Mã số 03 = số tiền ở Mã số 02 của báo cáo này kỳ này Cụ thể: Mã số 03 = Mã số 02 = 659.241.177 đồng 3 Chi trong kỳ - Mã số 04: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 661 đối ứng với bên Có các TK 152, TK 111, TK 312 với số tiền: 642.849.563 đồng - Giá vốn hàng bán – Mã số 05: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 531 đối ứng với TK 155, TK 156, TK 631 Do trong kỳ Bệnh viện không phát sinh nghiệp vụ mua bán, sản xuất kinh doanh nên số tiền của Mã số 05 bằng 0 đồng - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý – Mã số 06: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 631 “Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh” chi tiết trên sổ chi phí sản xuất, kinh doanh Do trong kỳ Bệnh viện không phát sinh nghiệp vụ mua bán, sản xuất kinh doanh nên số tiền của Mã số 06 bằng 0 đồng 42 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi - Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp – Mã số 07 : Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 531 đối ứng với bên Có TK 3331 chi tiết thuế GTGT trong kỳ báo cáo Vì Bệnh viện Tâm thần Tỉnh không phát sinh nghiệp vụ mua bán nến số tiền ở Mã số 07 bằng 0 đồng - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 08 Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 08 = số tiền ở Mã số 04 của báo cáo này kỳ này, với số tiền 642.849.563 đồng - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 08: Phản ánh số chi của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 08 = số tiền ở Mã số 04 của báo cáo này kỳ này 4 Chênh lệch thu lớn hơn chi kỳ này – Mã số 09: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 421 “Chênh lệch thu chi chưa xử lý” và bên Có TK 511 “Các khoản thu” Mã số 09 = Mã số 02 – Mã số 04, cụ thể: + Đối với hoạt động viện phí Cột 2 Mã số 09 = Cột 2 Mã số 02 - Cột 2 Mã số 04 = 659.241.177đ – 642.849.563đ = 16.391.614 đồng - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 10: Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 10 = số tiền ở Mã số 09 của báo cáo này kỳ này với số tiền 16.391.614 đồng 5 Nộp NSNN – Mã số 11 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 333 đối ứng với bên Nợ TK 511 (Đối với hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác) Trong năm 2010 Bệnh viện Tâm thần tỉnh không phát sinh số phải nộp NSNN của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh nên số liệu để ghi vào chỉ tiêu này = 0 đồng - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 12: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ở Mã số 11 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở Mã số 12 của báo cáo này kỳ trước Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 12 = số tiền ở Mã số 11 của báo cáo này kỳ này (=0 đ) 6 Nộp cấp trên kỳ này - Mã số 13: 43 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 421, TK 511 đối ứng với bên Có TK 342 chi tiết phần phải nộp cấp trên trong kỳ báo cáo Trong năm 2010 Bệnh viện Tâm thần tỉnh không phát sinh số phải nộp cấp trên của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh nên số liệu để ghi vào chỉ tiêu này = 0 đồng - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 14 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Mã số 13 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở Mã số 14 của báo cáo này kỳ trước Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 14 = số tiền ở Mã số 13 của báo cáo này kỳ này (= 0 đ) 7 Bổ sung nguồn kinh phí kỳ này – Mã số 15: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 461 đối ứng với bên Nợ TK 421, TK 511 Trong năm 2010 đơn vị không phát sinh nguồn kinh phí bổ sung nên số liệu ghi vào chỉ tiêu này = 0 đồng - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 16: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Mã số 15 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở Mã số 16 của báo cáo này kỳ trước Vì chuyên đề này chỉ trình bày báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 16 = số tiền ở Mã số 15 của báo cáo này kỳ này (0 đồng) 8 Trích lập các quỹ kỳ này – Mã số 17: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 431 đối ứng với bên Nợ TK 421, TK 511 Trong năm 2010 Bệnh viện Tâm thần tỉnh chưa có quyết định trích lập các quỹ từ khoản chênh lệch thu chi nên số liệu ghi vào chỉ tiêu này = 0 - Lũy kế từ đầu năm – Mã số 18: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu Mã số 17 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ở Mã số 18 của báo cáo này kỳ trước Vì đây là báo cáo năm, nên số tiền ở Mã số 18 = số tiền ở Mã số 17 của báo cáo này kỳ này (0 đồng) 9 Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối kỳ này – Mã số 19: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư bên Có TK 421 và số dư có TK 511 cuối kỳ báo cáo hoặc 44 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi Mã số 19 = Mã số 01 + Mã số 09 – Mã số 11 – Mã số 13 – Mã số 15 – Mã số 17 Cụ thể: + Đối với hoạt động viện phí Cột 2 Mã số 19 = Cột 2 Mã số 01 + Cột 2 Mã số 09 - Cột 2 Mã số 11 - Cột 2 Mã số 13 - Cột 2 Mã số 15 - Cột 2 Mã số 17 = 14.967.788 đ + 16.391.614 đ – 0 đ – 0 đ – 0đ = 31.359.402 đồng 2.2.3.3 Mẫu Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh 45 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi CHƯƠNG 3 46 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1 Nhận xét chung về cách thức tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Bệnh viện Tâm thần Tỉnh được hình thành trên cơ sở là Trung tâm sức khỏe Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi Bệnh viện được thành lập giữa năm 2007, tính đến nay đơn vị đã hoạt động được 4 năm Buổi ban đầu đơn vị gặp rất nhiều khó khăn Cơ sở hạ tầng cũ đều được nâng cấp và xây dựng lại hoàn toàn, số lượng y bác sĩ chuyên ngành còn thiếu nên chỉ đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Lúc đầu bệnh viện không thể tiếp nhận bệnh nhân nội trú nhưng nay nhờ được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Tỉnh và của các ban ngành quan tâm đã xây dựng, đầu tư, trang bị thiết bị hiện đại phục vụ việc khám và điều trị nên bệnh viện đã có khả năng tiếp nhận bệnh nhân nội trú tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khám và chữa bệnh Để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ và chức năng đặc thù của đơn vị Đơn vị thường xuyên tự tổ chức hoặc tham gia các đợt tập huấn do Sở Y tế tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y bác sĩ Những đợt tập huấn của đơn vị luôn sát với tình hình thực tế nên kết quả của các đợt tập huấn thường đem lại kết quả cao Được sự quan tâm, đầu tư của các cấp số giường bệnh của đơn vị đã tăng rõ rệt, thiết bị, máy móc khám chữa bệnh cũng nhiều hơn, và khu khám chữa bệnh được xây dựng hoàn chỉnh thoáng mát đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người bệnh Tại Bệnh viện, ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân thì cán bộ công nhân viên cũng hoàn thành tốt việc thực hiện các chính sách của Nhà nước, trong đó có việc thực hiện tốt các quy định, chính sách các chuẩn mực kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp Bộ phận kế toán tại bệnh viện thực hiện việc theo dõi nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vốn, vật tư, tài sản, tình hình chấp hành dự toán thu, chi 3.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Hoạt động của đơn vị đơn thuần là nhằm mục đích phục vụ sức khỏe cộng đồng nên bộ máy kế toán toán tại đơn vị có đội ngủ cán bộ trẻ trung năng động với trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệp trong công việc, nhiệt tình trong công tác Cơ cấu bộ máy gọn nhẹ, được sắp xếp một cách hợp lý về chức năng, nhiệm vụ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao 47 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi Bộ phận kế toán tại bệnh viện được phân chia nhiệm vụ một cách rõ ràng nhằm giúp kế toán theo dõi một cách chi tiết, kỹ lưỡng hơn về nhiệm vụ mà mình phải chịu trách nhiệm Các nghiệp vụ liên quan đến viện phí và theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn về thuốc chữa bệnh sẽ giao cho kế toán về viện phí và dược quản lý Các nghiệp vụ liên quan đến các khoản thanh toán của đơn vị được giao cho kế toán tổng hợp của đơn vị Bộ phận kế toán còn có nhiệm vụ là cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng các định mức chi tiêu, thông tin về điều hành mọi hoạt động của đơn vị cho cấp trên Trong quá trình thực tập tập Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi em đã được tiếp xúc với các anh chị trong bệnh viện đặc biệt là các chị ở phòng kế toán Nhờ đó, em đã hiểu hơn phần nào về kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp Bản thân em rút ra được một số ưu nhược điểm của kế toán tại đơn vị 3.1.2 Ưu điểm Đơn vị áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên rất dễ làm, dễ kiểm tra Công việc kế toán rãi đều trong tháng nên cung dễ phân công chia nhỏ công việc để làm Công tác sổ sách đầy đủ, đơn vị áp dụng đúng mẫu các loại sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ nhật ký,… theo đúng mẫu biểu quy định Hệ thống chứng từ, sổ sách được trình bày tuần tự và hợp lý Thu chi đúng chế độ, nguyên tắc kịp thời được đơn vị thực hiện một cách nghiêm túc Đơn vị đã thực hiện chi hỗ trợ như chi hỗ trợ công việc chuyên môn, chi hỗ trợ công tác phí, hoặc các khoản chi hỗ trợ khác… Kế toán đơn vị thực hiện việc ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, vốn; quá trình hình thành kinh phí và sử dụng kinh phí Định kỳ, kế toán thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của đơn vị Kiểm tra việc quản lý sử dụng các loại vật tư, trang thiết bị y tế, tài sản ở đơn vị Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán theo chế độ chính sách của Nhà nước; kiểm tra tình hình tiếp nhận kinh phí, phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới Hằng tháng, hàng quý đều tổ chức thực hiện nghiêm quy trình kiểm tra định kỳ giữa sổ sách và thực tế tại đơn vị Sổ sách, chứng từ kế toán được lưu trữ theo thứ tự năm Sổ sách được sắp xếp gọn 48 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi gàn, ngăn nắp và có tính khoa học, hợp lý giúp cho việc cung cấp các thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ cho người cần các thông tin kế toán 3.1.3 Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm đơn vị đã đạt được vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau: Đơn vị áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên đòi hỏi kế toán viên, kế toán trưởng phải đối chiếu khớp đúng số liệu giữa chứng từ ghi sổ với chứng từ ghi sổ khác do các đồng nghiệp khác lập ở phần hành kế toán khác trước khi ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái Ghi chép trùng lắp làm tăng khối lượng ghi chép chung nên ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả của công tác kế toán Do đặc thù lĩnh vực hoạt động của bệnh viện nên mẫu sổ bảng tính cụ thể là bảng thanh toán tiền lương có một vài điểm khác so với mẫu sổ, bảng tính chuẩn quy định đó là theo mẫu bảng thanh toán tiền lương các khoản trừ vào lương được tính riêng cho từng loại như BHXH tính riêng, BHYT tính riêng,… nhưng kế toán bệnh viện gộp chung vào một cột để tính chung các khoản trừ vào lương Đơn vị sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính để ghi sổ và lập báo cáo tài chính đảm bảo công việc nhanh chóng và tiết kiệm thời gian Tuy nhiên, có một số biểu mẫu phần mềm lại viết không đúng quy định theo Quyết định số: 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính Cụ thể: Biểu mẫu B01-H phần mềm viết không đúng được thể hiện theo phụ lục mẫu B01-H Mẫu viết đúng được trình bày tại Chương 2, phần 2.2.1 "Bảng cân đối tài khoản" ở trên Đối với bảng báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD Mã số 02 – “ thu trong kỳ” kế toán đã xác định sai số tiền ghi vào cột này Căn cứ vào dòng “ Cộng phát sinh” trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản TK 5111A và TK 5111C với tổng số tiền là 659.241.177 đồng nhưng kế toán lại ghi nhầm với số tiền là 657.817.351 đồng Do đó số tiền ở Mã số 09 – “ Chênh lệch thu lớn hơn chi kỳ này” cũng bị ảnh hưởng Cụ thể: Biểu mẫu B03 – H đúng được trình bày tại chương 2, phần 2.2.3.3 phần mẫu “Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh” báo cáo sai được trình bày ở phần phụ lục - Hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng tại đơn vị được thực hiện đúng theo quy định của Bộ tài chính hiện hành Tuy nhiên, việc đơn vị mở thêm hệ thống tài khoản cấp 3 còn khá lộn xộn, dài dòng nên không được thẩm mỹ, khó nhớ, khó ghi chép và khó quản lý Cụ thể: có những tài khoản cấp 3 chỉ có 4 chữ số (TK 2111, TK 2112, TK 3318, TK 4313, 49 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 5212…), có những tài khoản cấp 3 có 5 chữ số (TK 1111A, TK 1111B, TK 3371A, 3371D, TK4661A, 4661C…), có những tài khoản cấp 4 có 6 chữ số (TK 462222, 46121A, TK 66121C - Công việc ghi sổ kế toán thường dồn vào cuối tháng và cuối mỗi quý nên dễ nhầm lẫn, bỏ sót hoặc dễ bị trùng lặp trong khi hạch toán đồng thời cũng ảnh hưởng đến thời gian lập và gửi báo cáo - Đơn vị áp dụng hình thức "chứng từ ghi sổ" nhưng chưa phản ánh đầy đủ số liệu trên các sổ, đó cũng là một lý do làm cho sổ sách kế toán chưa thật sự đầy đủ Trang thiết bị tại phòng kế toán của đơn vị còn lạc hậu Phòng được trang bị hai máy vi tính để phục vụ công tác kế toán nhưng qua thời gian sử dụng hai máy vi tính trên đã xuống cấp hay hư hỏng ảnh hưởng đến công việc của kế toán, giảm kết quả hoạt động công việc kế toán tại đơn vị Đơn vị hoạt động nhờ nguồn ngân sách nhà nước cấp và viện phí được giữ lại để trang trải hoạt động của đơn vị Tuy nhiên, có những lúc kinh phí chưa rút về được nên làm ảnh hưởng đến công tác chi tiêu thanh toán một số hoạt động của đơn vị Số giường bệnh ở đơn vị đã tăng lên nhiều so với lúc sơ khai nhưng vẫn không đáp ứng hết nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng Chính vì điều này đã làm cho bệnh viện mất đi một phần thu từ viện phí đáng kể 3.2 Một số nhận xét về phương pháp lập BCTC tại Bệnh Viện Tâm Thần Tỉnh Lập báo cáo tài chính là khâu cuối cùng của công tác kế toán tại bệnh viện Lập báo cáo tài chính có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, tài sản Hiểu được tầm quan trọng của các báo cáo nên kế toán tại bệnh viện Tâm thần tỉnh đã lập và nộp đầy đủ, kịp thời các báo cáo tài chính theo mẫu biễu, thời hạn lập, nộp và gửi báo cáo theo đúng quy định Các chỉ tiêu trong các báo cáo được phản ánh một cách đúng sự thật, rõ ràng, chi tiết và đầu đủ tạo điều kiện thuận lợi cho người người đọc báo cáo có thể tiếp cận và hiểu về tình hình tài chính của đơn vị một cách dễ dàng Cuối mỗi kỳ năm, Sau khi lập báo cáo tài chính kế toán trưởng và thủ trưởng bệnh viện tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các báo cáo tài chính trước khi ký, đóng dấu và gửi đi bởi vì kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị là những người chịu trách nhiệm về các số liệu trong báo cáo 50 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi Theo thời hạn nộp và nơi nộp, báo cáo tài chính của đơn vị được nộp cho Sở Tài Chính, Kho Bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của bệnh viện 3.3 Một số kiến nghị trong công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi Để hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi em xin được đề xuất một số ý kiến: Khi có các nghiệp phát sinh trong ngày, kế toán đơn vị nên tiến hành tổng hợp nghiệp vụ và ghi sổ trong ngày để tránh tình trạng thiếu xót, vào không đủ sổ sách chứng từ Đơn vị áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên hay phát sinh những nghiệp vụ giống nhau dễ gây trùng lắp khó theo dõi Vì thế đơn vị nên tập hợp các chứng từ cùng loại vào một bảng “bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” để tiện cho công tác theo dõi và ghi sổ kế toán Đơn vị cần lập các sổ sách và các bảng tính theo quy định hiện hành chung của Bộ Tài Chính để tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu khi cần thiết Kế toán đơn vị cố gắng làm các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc rút dự toán, nguồn kinh để kịp thời trang trải chi phí đáp ứng nhu cầu hoạt động của bệnh viện Đơn vị cần đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm bổ sung trang thiết bị chuyên ngành, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào trong công tác, gia tăng số giường bệnh để đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ nhân viên và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân Qua đó, tạo cho bệnh viện có một nguồn viện phí lớn hơn để trang trải cho hoạt động sự nghiệp của mình - Giải quyết, khắc phục lỗi của phần mềm kế toán trên máy vi tính: + Liên hệ bên cung cấp phần mềm kế toán sửa lại một số biểu mẫu phần mềm viết không đúng quy định theo Quyết định số: 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính + Khi có những thay đổi, bổ sung chế độ kế toán theo quy định thì phải yêu cầu bên cung cấp phần mềm kế toán cập nhật nhanh và kịp thời đảm bảo công tác kế toán đạt hiệu quả cao - Sắp xếp và mở lại hệ thống tài khoản cấp 3: Hệ thống tài khoản cấp 3 của đơn vị còn quá lộn xộn, khó theo dõi, khó quản lý Bộ phận kế toán nên sắp xếp lại như sau: + Đối với những tài khoản cấp 3 có 4 chữ số (TK 2111, TK 2112, TK 3318, TK 4313, 5212…) thì có thể giữ nguyên 51 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi + Đối với những tài khoản cấp 3 có 5 chữ số thì có thể đưa về 4 chữ số ví dụ: TK 1111, TK 1111, TK 3371, 3371D, TK4661, 4661…), + Đối với những tài khoản cấp 4 có 6 chữ số (TK 462222, 46121A, TK 66121C…) thì có thể chỉnh lại như sau: TK 4622A, TK 4612A, TK 6612C, … Việc trang bị máy vi tính cho bộ phận kế toán của đơn vị là một yêu cầu hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng và giải quyết công việc trước mắt cũng như phát triển hệ thống quản lý bằng máy vi tính trong tương lai Vì thế, việc mua mới, nâng cấp hệ thống máy vi tính toàn đơn vị nói chung và máy vi tính của phòng kế toán nói riêng cần sớm tiến hành nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý, kế toán tại đơn vị Nhìn chung, bộ máy kế toán tại bệnh viện ổn định, các công việc được tiến hành tương đối tốt, bộ phận phòng kế toán nên giữ vững nhịp độ hiện tại để đưa công tác quản lý và công tác kế toán được tốt, góp phần hòa nhập xu hướng phát triển chung của đất nước KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập vừa qua tại bệnh viện Tâm thần Tỉnh Quảng Ngãi, em đã cố gắng vận dụng những kiến thức được học ở trường cùng với sự giúp đỡ của các anh chị 52 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập và trình bày BCTC tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi trong bệnh viện nhất là bộ phận kế toán, sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Huỳnh Thị Lệ Minh đã giúp em hoàn thành được chuyên đề thực tập này Qua thời gian tiếp xúc với thực tế công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm Thần tỉnh Quảng Ngãi đã giúp cho em thấy rõ và hiểu rõ hơn từ việc ghi nhận nghiệp vụ, vào sổ kế toán đến việc lập báo cáo tài chính Từ đó, em đã tiếp thu cho bản thân một kiến thức căn bản về kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và kế toán tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi nói riêng Chuyên đề đã hệ thống hóa toàn bộ lý luận về phương pháp lập và trình bày báo tại một đơn vị hành chính sự nghiệp cụ thể vì thế nó đã minh họa rõ nét những phần lý thuyết mà em đã học tại trường Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn, lượng kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu xót nhất định Vì thế rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo để chuyên đề thực tập được hoàn thiện và đây đủ hơn Cuối cùng, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn đã tạo cho em điều kiện thuận lợi trong thời gian qua, để em được học hỏi và hoàn thiện thêm kiến thức của mình Những bài học quý báu này sẽ là hành trang đầu tiên cho bước đường tương lai sau này của em Em xin chân thành cảm ơn! Quảng Ngãi, ngày tháng 04 năm 2012 Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn Huỳnh Thị Lệ Minh 53 ... nghiệp: phương pháp lập trình bày BCTC Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 26 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập trình bày BCTC Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 27 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp. .. pháp lập trình bày BCTC Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 28 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập trình bày BCTC Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 29 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập trình. .. Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 36 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập trình bày BCTC Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Quảng Ngãi 37 Chuyên đề tốt nghiệp: phương pháp lập trình bày BCTC Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh

Ngày đăng: 27/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan