Khái quát về xuất xứ hàng hoá và công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.DOC

53 3.8K 41
Khái quát về xuất xứ hàng hoá và công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái quát về xuất xứ hàng hoá và công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

Trang 1

I Khái quát về xuất xứ hàng hoá và công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

1 Khái niệm và đặc điểm của xuất xứ hàng hoá:

Cùng với sự phát triển của phân công lao động và giao lưu buôn bán quốc tế, một hàng hoá được sản xuất ra có thể có sự đóng góp của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, hàng hoá sản xuất ra không chỉ để sử dụng trong một nước mà có sự trao đổi buôn bán giữa các nước trên toàn thế giới Khi phân công lao động ngày càng mạnh thì nhu cầu thương mại cũng phát triển theo Và cũng xuất phát từ quan hệ trao đổi hàng hoá này giữa các nước, nảy sinh các tranh chấp thương mại Do đó, vấn đề cần thiết để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan là cần phải làm rõ địa điểm( hay quốc gia) mà hàng hoá được nuôi trồng, sản xuất, chế biến hay gia công Hay nói cách khác, khái niệm xuất xứ hàng hoá ra đời là yếu tố quan trọng tất yếu của quá trình thuận lợi hoá thương mại quốc tế.

Theo Điều 1 Hiệp định GATT 1994( đoạn 1, phụ lục II), “ Xuất xứ hàng hoá là “ quốc tịch” của một hàng hoá”…” hàng hoá hoàn toàn được khai thác, nuôi trồng, chế biến, tại một nước mà không có sự tham gia của hàng hoá nhập khẩu từ nước khác thì được coi là có xuất xứ từ nước đó”.

Theo phụ lục chuyên đề K Công ước Kyoto sửa đổi định nghĩa: “ Nước xuất xứ của hàng hoá là nước tại đó hàng hoá được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp liên quan đến thương mại”.

Trong khoản 14, Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam làm rõ: “ Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường

Trang 2

hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó”.

Trên thực tế, việc xác định xuất xứ hàng hoá khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất, vì mỗi nước phải đưa ra các tiêu chí cụ thể xác định xuất xứ hàng hoá đảm bảo mục tiêu kinh tế thương mại của chính quốc gia mình Do đó, nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, các nước đã tiến hành các vòng đàm phán thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra sự thống nhất, đơn giản và hài hoà các quy tắc xuất xứ nhằm ổn định trong quá trình giao lưu buôn bán giữa các quốc gia.

a.Quy tắc xuất xứ ưu đãi:

Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định, điều luật và các quyết định hành chính áp dụng chung cho các thành viên WTO khi hàng hoá có đủ tiêu chuẩn để hưởng các đối xử ưu đãi theo các cơ chế thương mại tự quy định hoặc theo các thoả thuận cho phép hưởng các ưu đãi về thuế quan không thuộc phạm vi áp dụng của quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo Điều 1 Hiệp định GATT 1994, trong khuôn khổ song phương và đa phương.

Các quy tắc xuất xứ ưu đãi phải đảm bảo tính minh bạch về luật pháp, dễ phán đoán, phù hợp với các quy định và thông lệ liên quan đến quy tắc xuất xứ Vì vậy, các quy tắc này phải có các tiêu chí chuyển đổi căn bản thật rõ rang, không gây ra cản trở, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế cũng như không làm vô hiệu hoặc thay đổi quyền lợi của các thành viên WTO.

Để hưởng lợi từ các thoả thuận thương mại ưu đãi, hàng hoá phải có xuất xứ từ các quốc gia hưởng lợi hoặc các thành viên, và phải đảm bảo thoả mãn các tiêu chí của các quy tắc xuất xứ được quy định trong Hiệp định thương mại ưu đãi Các tiêu chí bao gồm:

- Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý:

+ Các sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

Trang 3

+ Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại các trang trại hoặc hộ gia đình nuôi cá thể.

+ Các sản phẩm thu được tại nước xuất xứ cũng như các ngư phẩm khai thác được do các con tàu của nước xuất xứ.

+ Các sản phẩm được chế biến trên các con tàu của nước xuất xứ với nguyên liệu do con tàu đó đánh bắt được trong vùng lãnh hải của nước xuất xứ.

+ Các khoáng sản được khai thác ngay trong lãnh thổ của nước xuất xứ + Các loại cây trồng được thu hoạch như cây lương thực, cây làm cảnh và cây cho hoa.

+ Các hàng hoá được sản xuất từ chỉ những hàng hoá xuất xứ thuần tuý hoặc các mảnh rời hoặc các phế liệu của quá trình sản xuất hoặc có thể có được sau quá trình tiêu dùng.

- Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý:

Hàng hoá xuất xứ không thuần tuý là các hàng hoá mà quá trình tạo ra và hoàn thiện nó có sự tham gia của hai hay nhiều nước

Trong thương mại quốc tế, hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý được xác định là có xuất xứ của nước thực hiện gia công hoặc chế biến cuối cùng Ngoại trừ các công đoạn, thao tác sau đây:

+ Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho.

+ Các công việc đơn giản như lựa chọn, phân loại, lau bụi, sang lọc, chia cắt ra từng phần.

+ Dán nhãn mác hoặc các dấu hiệu phân biệt, bao gói sản phẩm + Tháo dỡ lắp ghép các lô hàng và thay đổi bao bì đóng gói + Đóng gói, bao, hộp, chai, lọ…

Trang 4

+ Lắp ráp đơn giản các bộ phận của các sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

+ Trộn đơn giản các sản phẩm, nếu một hay nhiều thành phần của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có thể được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.

+ Kết hợp các công việc trên + Giết mổ động vật.

Cần lưu ý là khái niệm gia công chế biến đầy đủ tuỳ thuộc vào quy định của mỗi nước và mỗi khu vực trong quan hệ với các đối tác thương mại.

- Các tiêu chí chuyển đổi căn bản:

+ Tiêu chí về thay đổi mã số phân loại ( HS).

Theo tiêu chí này, hàng hoá được phân loạivào nhóm hoặc phân nhóm khác với tất cả các vật liệu không xuất xứ được sử dụng Tiêu chí này dựa trên Hệ thống HS, được coi là ngôn ngữ chung cho Hải quan toàn thế giới nên đơn giản và dễ dự đoán Tuy nhiên, do được thiết kế đa mục đích nên sử dụng HS không hoàn toàn xác định được xuất xứ hàng hoá mà nó chỉ góp phần xác định xuất xứ hàng hoá Và đôi khi, việc áp dụng tiêu chí này đòi hỏi một vốn kinh nghiệm và kiến thức rất sâu rộng về HS.

+ Tiêu chí về giá trị gia tăng:

Hàng hoá được xem là trải qua quá trình chuyển đổi căn bản khi hàng hoá gia tăng giá trị đến một mức nhất định, thông qua 2 cách là tối đa các nguyên liệu không xuất xứ và yêu cầu tối thiểu về hàm lượng nội địa.

Tiêu chí này đưa ra một ngưỡng đơn giản hơn về quy định các hoạt động sản xuất và chế biến đồng thời phù hợp để xác định xuất xứ đối với hàng hoá đã được tinh chế thêm hoặc gia tăng thêm về giá trị dù không thay đổi mã HS Tuy nhiên, tiêu chí này chịu sự chi phối về mức độ dao động của giá trị tiền tệ nên không có tính dự báo và thống nhất.

+ Tiêu chí về các hoạt động sản xuất hoặc chế biến:

Trang 5

Hàng hoá được coi là trải qua quá trình chuyển đổi căn bản khi hàng hoá trải qua một hoạt động sản xuất hoặc gia công hoặc chế biến nhất định.

Để áp dụng tiêu chí này cần phải xây dựng một hệ thống văn bản quy định cụ thể và chặt chẽ, bắt nhịp với tốc độ phát triển thần tốc của khoa hoc kỹ thuật.

Các tiêu chí chuyển đổi căn bản này được áp dụng một cách lần lượt và tuần tự, tức là nếu không quan tâm đến việc thay đổi mã số phân loại hàng hoá, thì sẽ xét đến tiêu chí về phần trăm giá trị gia tăng và kế đến là tiêu chí về các hoạt động sản xuất hoặc chế biến Ngoài ra khi xác định xuất xứ hàng hoá, còn cần phải lưu ý:

- Các ngoại lệ ngoài tiêu chí chuyển đổi: + Quy tắc cộng gộp:

Hàng hoá có sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu có xuất xứ từ một nước được phê chuẩn để sản xuất tại một nước cũng được hưởng ưu đãi và không phải đáp ứng các yêu cầu về chuyển đổi mã số HS hoặc gia công chế biến Đối với cộng gộp xuất xứ trong Asian, hàng hoá được coi là có xuất xứ Asian khi các yêu cầu về sản xuất hay chế biến đã được đáp ứng tại tất cả các nước ASEAN liên quan trong quá trình sản xuất hàng hoá đó.

+ Quy tắc vận chuyển thẳng:

Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước được hưởng ưu đãi đến nước cho hưởng ưu đãi mà không đi qua lãnh thổ của quốc gia nào khác hoặc nếu có quá cảnh lãnh thổ một quốc gia khác thì không đưa vào buôn bán hoặc tiêu thụ tại nước đó hoặc không trải qua bất kỳ một công đoạn gia công chế biến nào trừ việc xếp, bốc dỡ hoặc các hoạt động nhằm đảm bảo cho hàng hoá vận chuyển tốt.

Hàng hoá xuất khẩu từ nước được hưởng, để lưu kho tạm thời hay trưng bày triển lãm được vận chuyển thẳng từ nơi tổ chức triển lãm tới nước cho hưởng và triển lãm được tổ chức dưới sự giám sát của cơ quan hải quan

Trang 6

Ngoại trừ các quốc gia không có biển, hàng hoá nhập khẩu được gửi trực tiếp từ quốc gia hưởng lợi đến quốc gia cho ưu đãi.

Các quy tắc xuất xứ ưu đãi được quy định trong các thoả thuận thương mại ưu đãi bao gồm:

- Cơ chế thương mại tự định của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển hay là ưu đãi đơn phương do 1 nước hoặc nhóm nước quy định dành cho 1 nước hoặc nhóm nước khác thoả mãn yêu cầu xuất xứ do Hiệp định quy định Ví dụ, Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP.

- Cơ chế thương mại thoả thuận là ưu đãi giữa các nhóm nước thoả thuận dành cho nhau trên nguyên tắc có qua có lại Ví dụ, AFTA hay NAFTA.

b.Quy tắc xuất xứ không ưu đãi:

Khác với quy tắc xuất xứ ưu đãi đã thống nhất trong khuôn khổ các Hiệp định song phương hoặc đa phương, các quy tắc xuất xứ không ưu đãi đòi hỏi phải có định chế xây dựng quản lý và thúc đẩy chương trình hài hoà quy tắc xuất xứ không ưu đãi Theo đó, cần phải dựa vào các nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính khách quan, dễ hiểu, thống nhất và có thể dự đoán trước được Đồng thời, các quy tắc xuất xứ phải thể hiện rõ nước xuất xứ của một hàng hoá là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hoá đó hay là nước thực hiện công đoạn gia công chế biến cơ bản cuối cùng nếu có nhiều nước tham gia sản xuất hàng hoá đó Mặt khác, các quy tắc xuất xứ không được hạn chế, bóp méo hoặc làm rối loạn thương mại quốc tế và được áp dụng như nhau cho tất cả các mục đích sử dụng trong các công cụ chính sách thương mại không ưu đãi như đối xử tối huệ quốc, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng, các biện phấp tự vệ, các yêu cầu về ký hiệu và tất cả các hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan áp dụng phân biệt đối xử được quy định trong Hiệp định GATT 1994.

Trang 7

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi nhằm áp dụng chung cho tất cả các thành viên và có ảnh hưởng to lớn đến thương mại quốc tế trong phạm vi áp dụng Vì thế, hài hoà các quy tắc xuất xứ là mục tiêu quan trọng nhằm tạo ra sự ổn định, thống nhất từ đó tạo thuận lợi cho thương mại đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng hiệu quả kinh tế.

Khi thực hiện chương trình hài hoà quy tắc xuất xứ không ưu đãi, cần tuân thủ quy tắc tổng quát sau đây:

- Quy tắc 1: Phạm vi áp dụng

Quy tắc này xác định quốc gia xuất xứ của một hàng hoá khi xuất xứ của hàng hoá đó không được xác định theo quy tắc xuất xứ hàng hoá thuần tuý Các quy tắc xuất xứ này bao gồm cả quy tắc xuất xứ được sử dụng trong mua sắm chính phủ và số liệu thống kê thương mại Theo đó, sẽ không làm tổn hại đến ngành công nghiệp nội địa hoặc sản phẩm tương tự của công nghiệp nội địa.

- Quy tắc 2: Hệ thống hài hoà

Hàng hoá được phân loại dựa vào mã số HS và các phân chia theo HS, chỉ áp dụng cho các nguyên liệu không xuất xứ và không phân biệt giữa các quy tắc với nhau Các quy tắc chú giải chung, mục, chương và các chú giải nhóm, phân nhóm bổ sung trong Hệ thống HS điều chỉnh việc phân loại hàng hoá cũng sẽ điều chỉnh quá trình phân loại mã HS để xây dựng quy tắc xuất xứ cho sản phẩm cụ thể.

- Quy tắc 3: Xác định xuất xứ

Xuất xứ của một hàng hoá sẽ được xác định theo các điều khoản của Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Hiệp định quy tắc xuất xứ khi áp dụng các quy định sau đây một cách tuần tự:

+ Các quy tắc chính:

Quốc gia xuất xứ hàng hoá là quốc gia mà tại đó hàng hoá có được tính chất cơ bản tự nhiên, không qua chế biến hoặc là quốc gia mà tại đó hàng hoá

Trang 8

có được theo điều kiện trên hoặc là quốc gia mà tại đó giai đoạn sản xuất cơ bản đó diễn ra.

+ Các quy tắc phần dư:

Nếu hàng hoá trải qua một hoặc hơn một hoạt động mà không thay đổi về phân loại thì xuất xứ hàng hoá là quốc gia mà hàng hoá ra đời trước khi trải qua các hoạt động đó với điều kiện là bất kể vật liệu nào đã được bổ sung thêm vào phải thoả mãn sự thay đổi quy tắc phân loại áp dụng cho hàng hoá.

Quốc gia xuất xứ hàng hoá là quốc gia mà tại đó phần lớn nguyên vật liệu xuất xứ trên cơ sở quy định trong quy tắc phần dư áp dụng tại các Chương Nếu các nguyên liệu có tỷ lệ đa số bằng nhau của các quốc gia tham gia, thì hàng hoá đó là hàng hoá đa quốc gia.

- Quy tắc 4: Yếu tố trung lập

Xuất xứ hàng hoá không tính đến xuất xứ của năng lượng, chất đốt, nhà xưởng và thiết bị, hoặc máy móc và công cụ được sử dụng sản xuất hàng hoá hoặc các nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất hàng hoá mà không còn tồn tại trong hàng hoá hoặc tạo nên 1 phần hàng hoá.

- Quy tắc 5: Đóng gói, vật liệu đóng gói và bao bì

Nếu nguyên liệu đóng gói và bao bì không được phân loại cùng với nội dung bên trong là hàng hoá tách rời, thì xuất xứ của nguyên vật liệu đóng gói và bao bì được xác định theo các quy tắc tương ứng quy định trong Phụ lục 1 và 2.

- Quy tắc 6: Phụ kiện đi kèm, bộ phận rời và dụng cụ

Xuất xứ hàng hoá không tính đến các phụ kiện đi kèm, bộ phận rời, dụng cụ và các tài liệu thông tin hoặc tài liệu hướng dẫn khác kèm theo hàng hoá, theo quy tắc tổng quát 3, với điều kiện chúng được gắn kèm theo, dưới dạng vật chất và con số đối với thiết bị thông thường.

.

Trang 9

2 Vai trò của xuất xứ hàng hóa:

a Thuế quan ưu đãi:

Chính sách thương mại của các quốc gia và các thỏa thuận thương mại khu vực cụ thể đôi lúc có sự phân biệt Xác định xuất xứ hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu có thể là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận ưu đãi đặc biệt như trong các khu vực thương mại.

b Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá:

Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

c Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch:

Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại và các xu hướng hoặc đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dang hơn Trên cơ sở các số liệu thương mại xuất bản đáng tin cậy, các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch, trong trường hợp hệ thống này tồn tại Các hạn ngạch có thể được áp dụng vì nhiều lý do, từ mục đích bảo vệ thương mại đến lý do bảo vệ môi trường Có thể nói xuất xứ hàng hóa là một công cụ trong chính sách kiểm soát ngoại thương của nhà nước.

d Xúc tiến thương mại:

Quy tắc xuất xứ được sử dụng để đẩy mạnh hàng xuất khẩu từ những nước đã thiết lập một truyền thống tốt đẹp về những lĩnh vực cụ thể Trong những trường hợp này, các quốc gia trở nên rất tích cực bảo vệ tên hiệu thương mại và chống lại việc làm giả tên hiệu này, sử dụng sai hoặc lợi dụng bởi các nước khác để tăng lượng bán hàng của họ.

Trang 10

e Các nguyên nhân môi trường:

Các yêu cầu về ký hiệu, bản thân chúng là kết quả của việc áp dụng quy tắc xuất xứ, được sử dụng vì những lý do môi trường Một số trong số đó tăng cường các mục tiêu môi trường Số khác hiện theo đuổi việc sử dụng và lạm dụng quy tắc xuất xứ nhằm mục đích chôn phế thải độc hại hoặc khai thác kiệt quệ và bằng cách đó làm tuyệt chủng các loài thực vật và động vật.

3 những quy tắc chung trong xác định xuuất xứ hàng hóa

a Quy tắc xuất xứ phổ biến

+ Xuất xứ thuần túy ( Whollyobtained – WO)

Các hàng hóa sau được coi là có xuất xứ thuần túy, bao gồm;

- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

- Các sảnt phẩm từ động vật sống tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó - Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt,nuôi trồng thu lượm hoặc săn bắt tại các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

- Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất,nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của quốc gia học vùng lãnh thổ đó.

Trang 11

- Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia,vùng lãnh thổ,với điều kiện gia,vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước,đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.

- Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký với quốc gia đó và được phép treo cờ của quốc gia đó.

- Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm đánh bắt được ở q uốc gia,vùng lãnh thổ đó và tàu được đăng ký với quốc gia đó,được phép treo cờ của quốc gia vùng lãnh thổ đó

- Các vật phẩm có được ở quốc gia,vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thêt vứt bỏ hoặc dùng làm nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng và mục đích tái chế.

- Các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm nêu trên ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

+ Xuất xứ không thuần túy

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là hàng hóa được sản xuất có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu của hai hoặc nhiều nước

Hàng hóa có xuất xứ không thuần tuý được công nhận có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi quốc gia, vùng lãnh thổ đó thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này Như vậy nước xuất khẩu là nước mà nguyên vật liệu,bộ phận hoặc thành phần nhập khẩu hàng hóa đã được gia công chế biến đủ tại đó.

+ Xuất xứ cộng gộp

Xuất xứ cộng gộp cho phép sử dun gj nguyên vật liệu nhập khẩu có từ nước được hưởng ưu đãi để sản xuất tại một nước cũng được hưởng ưu đãi, không phải đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã HS( CTC) hoặc gia công chế biến.

Trang 12

Nước xuất xứ hàng hóa được hưởng ưu đãi theo quy tắc cộng gộp là nước tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng hóa đó sang nước có thỏa thuận cho hưởng ưu đãi thuế quan( Cộng gộp ASEAN, ACFTA, )

+ Quy tắc vận tải trực tiếp

Quy tắc vận tải trục tiếp hàng hóa phải được vận chuyển tù nước được hưởng đến nước cho hưởng, không qua lãnh thổ một quốc gia nào khác; hoặc quá cảnh lãnh thổ một quốc gia khác, có hoặc không chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời với điều kiện:

+ Quá cảnh là cần thiết vì lí do địa lý hoặc yêu cầu vận tải + Không được mua bán hoặc tiêu thụ tại đó

+ Không xử lý gì trừ việc bốc dỡ, tái xếp hàng nhằm đảm bảo giữ hàng trong tình trạng tốt

b Quy tắc xuất xứ sản phẩm cụ thể:

- Quy tắc chuyển đổi mã số HS

Chuyển đổi mã số hàng háo hay chuyển đổi mã số HS( trong Biểu thuế xuất nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một quốc gai hoặc vùng lãnh thổ trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này

Quy tác này được xây dựng phù hợp với hệ thống danh mục hài hòa và mô tả mã hóa hàng hóa HS(Hảmonized System) của tổ chức hải quan thế giới và thường được dùng làm phụ lục của các quốc FTA Quy tắc này đòi hỏi nguyên vật liệu tham gia trong quá trình sản xuất phải đạt được chuyển đổi cơ bản để hàng hóa được công nhận là có xuất xứ tại nước chuyển đổi cơ bản đó.

Ví dụ: Thịt bò đông lạnh(0202) nhập khẩu từ úc; gia vị quế, hồi(0906 – 0909) nhập khẩu từ Trung Quốc; để sử dụng để sản xuất xúc xích bò( 1601) tại Indonesia.

Ví dụ:Máy bán đồ ăn uống tự động(8476.21) sản xuất tại Singapore từ các nguyên vật liệu, bộ phận nhập khẩu Nguyên vật liệu nhập khẩu được

Trang 13

phân loại theo các bộ phận phụ tùng tương ứng mã số HS ( trừ phân nhóm 8476.21 – 8476.89) Bộ phận chỉ được thiết kế sử dụng cho các loại máy bán hàng tự động được phân loại vào nhóm 8476.90 Nhà xuất khẩu có thể sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ và các bộ phận cảu máyb án hàng chuyên dụng(8476.90) để sản xuất máy bán đồ uống tự động(8476.21) để đủ điều kiện hưởng ưu đãi.

Quá trình sản xuất máy bán đồ uống tự động bao gồm nguyên vật liệu nhập khẩu của một số nước, được gia công chế biến tại Singapore, đạt được sự chuyển đổi cơ bản cuối cùng đó là cho ra một sản phẩm mới và khác với nguyên liệu tham gia vào quá trình sản xuất( Phụ lục K, Công ước Kyoto) Do vậy, Singapore được công nhận là nước xuất xứ vì nguyên vật liệu đã trải qua sự chuyển đổi cơ bản tại đó để cho ra một sản phẩm mới.

Các điều kiện nhất định phải đáp ứng khi sản phẩm được công nhận là có xuất xứ:

+ Yêu cầu về nguyên vật liệu đầu vào phải có xuất xứ từ nước được hưởng Ví dụ, chế phẩm từ thịt( Chương 16), phải sử dụng động vật( chương 1) làm nguyên liệu đâuù vào sẽ không được công nhận xuất xứ Hoặc bánh kẹo( 1905.90) được sản xuất từ bột mì nhập khẩu( Chương 11), đáp ứng tiêu chí CTC.

+ Nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ phải được chế biến ở mức độ thấp Ví dụ, sản phẩm may mặc( chương 62), quy định phải sản xuất từ sợi đã xe, việc sử dụng vải NK thì sản phẩm cuối cùng sẽ không được công nhận xuất xứ.

• Quy tắc tỉ lệ phần trăm

Hàng hóa sẽ không được coi là chuyển đổi cơ bản khi một tỉ lệ phần trăm tối đa giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ được sử dụng hoặc tỉ lệ phần trăm tối thiểu giá trị nguyên vật liệu nội địa được sử dụng để

Trang 14

sản xuất sản phẩm xuất khẩu Tiêu chí này phù hợp với một số mặt hàng không đáp ứng tiêu chí CTC,

đồng thời có thể linh hoạt áp dụng tỉ lệ phần trăm nhất định, phù hợp năng lực các ngành công nghiệp nội địa và không đòi hỏi công đoạn gia công chế biến Tuy nhiên, không rõ ràng và khó dự báo( tỉ giá, công thức tính toán)

Ví dụ: Sản phẩm được coi là có xuất xứ CFPT/AFTA nếu tổng giá trị nguyên vật liệu có xuất xứ phải đạt ít nhất 40 % hàm lượng ASEAN tính theo giá FOB.

Quy định của Canada: Sản phẩm được sản xuất tại nước được hưởng từ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không xác định xuất xứ sẽ được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng đó nếu giá trị thành phần nhập khẩu không vượt quá 40% giá xuất xưởng của sản phẩm được gửi sang Canada.

Theo quy định của Việt Nam thì tỉ lệ phần trăm của giá trị là phần của giá trị là phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất ra Phần giá trị tăng nói trên phải đạt ít nhất 30 % của giá trị hàng hóa được sản xuất ra và được thể hiện theo công thức sau:

Giá FOB – Giá nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất

X 100% >/ 30% Giá FOB

Trong đó:

Trang 15

“ Nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ” bao gômg nguyên liệu có xuất xứ từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác và nguyên liêu không rõ xuất xứ;

“ Giá nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là giá CIF

của nguyên liệu nhập khẩu từ trực tiếp (đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác) hoặc giá tại thời điểm mau vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng( đối với nguyên liệu không rõ xuất xứ) dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng;

“ Giá FOB” là giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau’

Giá FOB= Giá xuất xưởng + các chi phí khác

Với “ Giá xuất xưởng” = Chi phí sản xuất + Lợi nhuận;

“ Chi phí sản xuất” = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí phân bổ;

“ Chi phí phân bổ” như bảo hiểm nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố; Các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị, an ninh nhà máy; Nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; Khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chửa của nhà máy và thiết bị; Tiền bản quyền sáng chế( có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa); Kiểm tra và thử nghiệm nguyên vật liệu và sản phẩm; Các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên vật liệu, như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thnhf phần phải chịu thuế.

- Quy tắc công đoạn sản xuất, gia công chế biến

Nguyên vật liệu, bộ phận nhập khẩu được coi là sản xuất, gia công chế biến đủ khi trải qua quá trình gia công cụ thể tạo nên một thành phần cuối cùng được công nhận xuất xứ Tiêu chí này rõ ràng, minh bạch, tuy nhiên

Trang 16

không thêt có công đoạn gia công cụ thể phù hợp với sự thay đổi về công nghệ và đa dạng mặt hàng Tiêu chí này thường được kết hợp với tiêu chí CTC để xác định xuất xứ.

Ví dụ: Da thuộc nhập khẩu từ Philipin, được cắt thành hình và làm thành mũ Những mãnh đã định hình đó được coi là thay đổi cơ bản, đáp ứng tiêu chuẩn gia công chế biến đủ.

- Găng tay bằng da thuộc hoặc da tổng hợp(4203.29), được cắt và may thành hình hoặc được lắp ráp tại lãnh thổ của một nước được công nhận xuất xứ

C.Một số quy tắc xuất xứ cụ thể Quy tắc xuất xứ CEPT/AFTA

ASEAN được thành lập ngày 08/8/1967 Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tháng 1/1992 tại Singapore đã quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN( Asean Free Trade Area – AFTA)

Mục tiêu của AFTA là thúc đẩy thương mại trong và ngoài khu vực, cải thiện môi trường đầu tư, tăng tính cạnh tranh các ngành công nghiệp, thu hút FDI và giảm thuế quan xuất nhập khẩu xuống còn 0 – 5 % , hiêị lực 01/01/1993 -01/1/2003

Lộ trình cắt giảm đối với VN là 2006; CLM là 2008.

Chương trình thuế quan ưu đãi hiệu lực chung ( CEPT) mang tính ưu đãi cho mọi thành viên, áp dụng cho hàng hóa xuất xứ từ các nước thành viên AFTA Lộ trình cắt giảm thuế, các nước có quyền lựa chọn loại trừ một số sản phẩm ra khỏi CEPT:

+ Loại trừ tạm thòi gồm xe tải, hóa chất , chất dẻo( chiếm khoảng 15 %) + Sản phẩm công nghiệp nhạy cảm( sẽ được mở rộng đến 2010)

+ Loại trừ hoàn toàn: Gồm những sản phẩm cần thiết bảo vệ an ninh, đạo đức, sức khỏe, các giá trị mỹ thuật, lịch sử và chiếm khoảng 1% số dòng thuế.

• Quy tắc 1 Xác định xuất xứ sản phẩm

Trang 17

Hàng hóa CEPT được nhập khẩu vào một nước thành viên từ nước thành viên khác, sẽ đủ điều kiện để hưởng ưu đãi nếu:

- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy - Xuất xứ không thuần túy

- Được vận tải trực tiêp

• Quy tắc 2: Xuất xứ thuần túy

Các hàng hóa sau được coi là xuất xứ thuần túy:

(a) Các khoáng sản được khai thác từ lòng đất, mặt nước hay đáy biển của nước đó;

(b)Các hàng hóa nông sản được thu hoạch ở nước đó; (c) Các động vật được sinh ra và chăn nuôi ở nước đó; (d)Các sản phẩm từ động vật nêu ở mục (c) trên đây;

(e) Các sản phẩmt thu được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước đó;

(f) Các sản phẩm thu được do đánh cá trên biển và các đồ hải sản do các tàu của nước đó lấy được từ biển;

(g)Các sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên boong tàu của nước đó từ các sản phẩm nêu ở mục (f) trên đây;

(h) Các nguyên liệu đã qua sử dụng được thu nhặt ở nước đó, chỉ dùng để tái chế nguyên liệu;

(i) Đồ phế thải từ các hoạt động công nghiệp tại nước đó

(j) Các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm từ mục(a) đến (i)

• Quy tắc 3 Xuất xứ không thuần túy

Hàng sẽ được coi là xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN, nếu ít nhất 40 % hàm lượng xuất xú từ bất cứ nước thành viên nào Theo đó, các sản phẩm chế tạo hoặc gia công mà có tổng giá trị nguyên phụ liệu được sử dụng có xuất xứ từ các nước không phải là thành viên ASEAN hoặc có xuất xứ không xác định được không vượt quá 60% giá FOB cảu sản phẩm được sản

Trang 18

xuất hoặc chế biến và có quá trình sản xuất cuối cùng được thực hiện trên lãnh thổ nước xuất khẩu là thành viên.

Giá trị nguyên phụ liệu không xuất xứ từ ASEAN sẽ là: - Giá CIF của hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu

- Giá xác định ban đầu của sản phẩm có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ nước thành viên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến.

Công thức 40 % hàm lượng ASEAN như sau:

Giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước Giá trị nguyên phụ

+ Quy tắc 4 Quy tắc xuất xứ cộng gộp

Các sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ quy định tại quy tắc 1 và được sử dụng tại một nước thành viên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được hưởng ưu đãi tại các nước thành viên khác sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại các nước thành viên từ nơi tổ chức gia công chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng ASEAN của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%

+ Quy tắc 5: Vận tải trực tiếp

Các trường hợp sau được coi là vận tải trực tiếp từ nước xuất khẩu là thành viên đến nước nhập khẩu là thành viên:

Trang 19

- Nếu hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ cảu bất kì một nước ASEAN nào;

- Nếu hàng hóa được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kì một nước không phải là thành viên ASEAN nào khác.

+ Quy tắc xuất xứ giữa ASEAN – Trung Quốc

Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc, với chương trình thu hoạch sớm( EHP) được các bộ trưởng kinh tế ký tại Indonexia ngày 06/10/2003, các bên cam kết thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc( ACFTA)

Về thương mại hàng háo vào 2010 với ASEAN – 6 và Trung Quốc; 2015 đối với CLMV.

Lộ trình cắt giảm thông thường: 90% dòng thuế NT cắt giảm còn 0% từ 2005 – 2010( CLMV 2015) trong đó< dòng được bảo lưu kéo đài thời gian duy trì mức thuế đến 5% thêm 2 năm (CLMV) là 3 năm).

Danh mục nhạy cảm SEL: không vượt quá 400 dòng thuế và 10 % kim ngạch nhập khẩu của từng nước ASEAN – Trung Quốc, gồm nhạy cảm cao và thông thường Số lượng HSEL không quá 40% SEL và không vượt qua 100 mặt hàng.

ASEAN – 6 và Trung Quốc áp dụng thuế suất SEL duy trì đến 2012 còn 20%, giảm còn 0 – 5% vào 2015; HSEL cắt giảm còn 50 % vào 2015

CLMV danh mục SEL còn 20% vào 2015, 0 – 5% vào 2020; HSEL giảm còn 50% vào 2018

Bộ quy tắc xuất xứ ACFTA được ban hành theo Quyết định 1727/22003/ QĐ – BTM ngày 12/12/2003.

- Các quy chế xuất xứ áp dụng riêng cho một số mặt hàng

+Quy chế xuất xứ CEPT áp dụng cho hàng dệt và các sản phẩm dệt Quy tắc 1.

Trang 20

Nước xuất xứ là nước mà tại đó diễn ra việc chuyển đổi cơ bản cuối cùng hoặc thực hiện quá trình để tạo nên một sản phẩm mới Do vậy, nguyên vật liệu trải qua một chuyển đổi cơ bản ở nước nào sễ là ssản phẩm của nước đó.

Quy tắc 2.

Quá trình sản xuất tạo ra một sản phẩm có liên quan tới hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ là nước diễn ra việc chuyển đổi cơ bản cuối cùng hoặc thực hiện quá trình đêt tạo nên một sản phẩm mới.

Quy tắc 3.

Một hàng dệt hay sản phẩm dệt sẽ được coi là đã trải qua việc chuyển đổi cơ bản nếu có được biến đổi qua một quá trình sản xuất hay các công đoạn sản xuất cơ bản để hình thành nên một vật phẩm thương mại khác hẳn và mới.

Quy tắc 4.

Một vật phẩm thương mại khác hẳn và môi trường sẽ là kết quả của quá trình sản xuất hhay các công đoạn chế biến nếu có sự thay đổi trong:

- Thiết kế mẫu hay định dạng sản phẩm - Đặc tính cơ bản

- Mục điích sử dụng Quy tắc 5.

Để xác định xem một hàng hóa cụ thêt đã trải qua các công đoạn chế biến hay sản xuất cơ bản hay không, cần xem xét đến các yếu tố sau:

- Sự thay đổi lý tính của vật liệu hoặc sản phẩm được sản xuất do quá trình sản xuất hay các công đoạn chế biến tạo nên;

- Thòi gian liên quan tới quá trình sản xuất hay các công đoạn chế biến tại nước sản xuất ra sản phẩm;

Trang 21

- Tính phức tạp của quá trình sản xuất hay các công đoạn chế biến ở nước sản xuất ra sản phẩm;

- Trình độ hay mức độ về tay nghề và/ hoặc công nghệ cầng thiết trong quá trình sản hay các công đoạn chế biến.

Quy tắc 6.

Vật liệu hay sản phẩm dệt sẽ được coi là sản phẩm của một nước ASEAN khi nó có trải qua một trong các quá trình như sau trước khi nhập vào nước ASEAN khác.

- Các chất hóa dầu trải qua quá trình polyme hóa hay đa tụ hay bất kỳ một quá trình hóa học hoặc vật lý nào để tạo nên một cao phân tử;

- Polyme(Cao phân tử) trải qua quá trình kéo sợi chỷ hay phun để tạo nên một xơ tổng hợp;

- Kéo xơ thành sợi;

- Dệt,dệt kim hay phương pháp tạo thành vải khác;

- Cắt vải thành các phần và lắp ráp các phần này thành một sản phẩm hoàn chỉnh;

- Nếu quy trình nhuộm vải được kèm thêm bất kỳ công đoạn hoàn tất nào thì có tác động tới việc hoàn chỉnh sản phẩm in trực tiếp.

- Nếu quy trình in vải được kèm thêm bâtts kỳ công đoạn hoàn tất nào thì có tác động tới việc hoàn chỉnh sản phẩm in trực tiếp.

- Quá trình sản xuất một sản phẩm mới có các xử lý như ngấm hay phủ một sản phẩm dẫn đến việc tạo thành một sản phẩm mới thuộc vào nhóm hàng tính thuế khác( 4 số – heading of customs tariff) so với ban đầu.

- Các điểm thêu chiếm ít nhất 5% tổng số diện tích của sản phẩm được thêu.

Quy tắc 7.

Trang 22

Một sản phẩm hay vật liệu sẽ không được coi là một sản phẩm có xuất xứ ASEAN nếu nó chỉ trải qua bất cứ một quá trình nào như sau

- Cắt theo chiều dài hay khổvải và viền, móc hay may đè vải nhằm mục đích sử dụng cho một hình thức thương mại đặc biệt;

- Cắt nhẹ và/ hay ghép với nhau bằng cách may, tạo vòng, ghép nối, đán các phụ kiện như nẹp áo,dải, thắt lưng, dây vòng hay khuyết.

- Một hay nhiều các công đoạn hoàn tất cho sợi, vải hay các sản phẩm khác như tẩy trắng, chống thấm,có kết, làm bóng hay các công đoạn tương tự; hay

- Nhuộm hoặc in hoa vải hoặc sợi.

Lưu ý: Các sản phẩm( được liệt kê sau đây) được tạo ra từ vật liệu dệt do các nước người ASEAN sản xuất sẽ được coi có xuất xứ ASEAN nếu nó trải qua các quá trìn như ở quy tắc 6 chứ không chỉ như ở quy tắc 7.

- Khăn mùi soa;

- Khăn choàng, nơ, mạng và các sản phẩm tương tự; - Túi ngủ và chăn;

- Khăn giường, áo gối, khăn bàn, khăn tắm và khăn ăn; - Bao bì, các sản phẩm dùng để đựng hàng hóa;

- Giấy dầu, rèm cửa, vải bạt che cửa.

- Vải tràn sàn, vải phủ bàn ghế và các sản phẩm tương tự.

Giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ ASEAN của sản phẩm dệt.

Trong trường hợp sản phẩm dệt được sản xuất tại hai hay nhiều nước thì chỉ nước nào có quá trình này chuyển đổi cơ bản cuối cũng mới cần có giâý chứng nhận xuất xứ.

Trang 23

Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được xuất trình cùng với các chứng cần thiết Khác cho hải quan nước ASEAN đối với một sản phẩm dệt, thì tranh chấp nay có thêt thực hiện được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của ASSEAN( DSM) Trong trường hợp như vậy, Hải quan có thể giải phóng các sản phẩm bị tranh chấp sau kkhi người nhập khẩu có những đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cơ quan hải quan.

+ Quy tắc xuất xứ dùng cho Hiệp định CEFT áp dụng đối với mặt hàng gỗ và nhôm

Nước xuất xứ là nơi quy trình chuyển đổi cơ bản cuối cùng được thực hiện để tạo nên một sản phẩm mới Nguyên phụ liệu trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản tại một nước được coi là sản phẩm của nước đó.

Một sản phẩm có quy trình sản xuất diễn ra ở hai hoặc nhiều nước thì xuất xứ là nơi diễn ra quy trình chuyển đổi cơ bản hoặc chế biến để tạo ra một sản phẩm mới.

Một sản phẩm được coi là đã trai qua quy trình chuyển đổi cơ bản nếu nó được chuyển biến chuyển qua sản xuất hoặc chế biến để tạo tra một sản phẩm thương mại mới.

Một sản phẩm thương mại mới khi trải qua quá trình sản xuất hoặc gia công nếu có sự thay đổi sau;

- Đặc tính hay kiểu dáng thương mại - Đặc điểm cơ bản

- Mục đích sử dụng về thương mại

Trong trường hợp hai hoặc nhiều nước tham gia vào quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm nêu trên thì nước diễn ra quy trình chuyển đổi cơ bản hoặc chế biến cuối cùng là nước cấp giâyý chứng nhận xuất xứ.

Trang 24

4 Nguyên tắc kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa phải căn cứ vào thực tế hàng hóa và hồ sơ hải quan Trường hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai thác trên C/O và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng cơ quan hải quan không nghi ngờ về tính xác thực của xuất xứ hàng háo và việc khai đó vẫn phù hợp với hàng háo thực tế nhập khẩu thì C/O đó vẫn được coi là hợp lệ.

C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi nội dung, trừ trường hợp có nội dung chính đáng và do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật

+ Nội dung kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Khi kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O) cơ quamn hải quan kiểm tra các nội dung sau:

- Các tiêu chí cơ bản trên C/O, sự phù hợp về nội dung trên C/O và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;

- Mẫu dấu, tên và mẫu chữ ký, tên cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp C/O thuộc chính phủ của nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam:

- Thời hạn hiệu lực của C/ O.

Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hoặc mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, cơ quan hải quan có thể yêu cầu kiểm tra cùng với giấy chứng nhận xuất xứ có liên quan tới tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ Yêu cầu kiểm tra cần phải nêu rõ lý do và các thông tin nghi ngờ về tính xác thực của giấy chứng nhận xuất xứ và xuất xứ của hàng hóa đang xem xét

Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được phép thoong quan theo các thủ tục hải quan thông thường.

Trang 25

Việc kiểm tra phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày, kể từ thời điểm người nhập khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

II Thực trạng công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam:

1.Cơ sở pháp lý kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:

a.Cơ sở pháp lý quốc tế:

Với tư cách là thành viên của WTO, của ASEAN, APEC Việt Nam đã tham gia thực hiện các quy định của Hiệp định Quy tắc xuất xứ, Chương trình hài hòa quy tắc xuất xứ, chương trình ưu đãi phổ cập chung của EU, các quy tắc xuất xứ ASEAN và nhiều Hiệp định quốc tế khác làm căn cứ để phục vụ công tác xác định, xác minh và kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

b.Cơ sở pháp lý trong nước:

Cùng với tiến trình phát triển của hiện đại hóa Hải quan và các quy trình thủ tục hải quan, về cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã cụ thể hóa các quy định quốc tế về xuát xứ hàng hóa của Hiệp định Quy tắc xuất xứ và Phụ lục K của Công ước Kyoto sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam Để từ đó, ban hành các hệ thống văn bản luật pháp nhằm đảm bảo công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại hải quan Việt Nam như Luật hải quan 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan Việt Nam 2005, Nghị định 154/ 2005/ NĐ- CP, Thông tư 45/ 2005/ TT- BTC, Thông tư 112/ 2005/ TT- BTC, Thông tư 07/ 2006/ TT- BTC, Thông tư 14/ 2006/ TT- BTC, Thông tư 45/ 2007/ TT- BTC, Quyết định 865/ 2004/ QĐ- BTM, Quyết định 12/ 2007/ QĐ- BTM, Quyết định 02/ 2007/ QĐ- BTM, Quyết định 19/ 2008/ QĐ- BTC, Quyết định 2006/ QĐ- BTC

Trang 26

2 Thực trạng công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hang hóa nhập khẩu tại Việt Nam:

Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, chính thức tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại với nhiều quốc gia Châu Á, Châu Phị và Châu Mỹ Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA, học tập được kinh nghiệm các nước phát triển trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy tắc xuất xứ, các biện pháp kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam Công tác xác định, kiểm tra xuất xứ hàng hóa đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

a.Quy định về C/ O:

(i) Hoạt động xây dựng pháp luật về C/ O:

Trước khi gia nhập WTO, các Bộ, ngành quan tâm đến các quy định quốc tế về xuất xứ hàng hóa nhưng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu Các quy định liên quan đến xác định, kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu được xây dựng ở các văn bản pháp quy cấp thấp.

Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO thì công tác xây dựng các văn bản pháp luật đã được chú trọng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành phối hợp rà soát, so sánh các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến xuất xứ hàng hóa với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến xuất xứ hàng hóa với các quy định của Hiệp định về Quy tắc xuất xứ Bộ Thương mại ban hành Quyết định 492/2000/QĐ-BTM ngày 20/03/2000 thay thế Quyết định 416/TM-ĐB ngày 13/05/1996 về quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN của Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định CEPT Thông tin liên tịch số 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ ngày 17/4/2000 quy định về việc cấp chứng chỉ hàng hóa trong nước để xuất ra nước ngoài và kiểm tra xuất xứ hàng hóa có xuất xứ từ nước được Việt

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan