xây dựng bài tập phát triển năng lực

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
xây dựng bài tập phát triển năng lực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng bài tập pháttriển năng lực kể chuyện sáng tạo cho học sinh lớp 2 khi dạy bộ sách Cánhdiều” là công trình nghiên cứu cá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA SƯ PHẠM - -

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 2 KHI DẠY BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: MSSV:

Lớp:

Khoá: 2020 - 2024

Ngành: Giáo dục Tiểu học

Bình Dương, 11/2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng bài tập phát

triển năng lực kể chuyện sáng tạo cho học sinh lớp 2 khi dạy bộ sách Cánhdiều” là công trình nghiên cứu cá nhân của em trong thời gian qua Mọi số liệu

sử dụng phân tích trong báo cáo và kết quả nghiêm cứu là do em tự tìm hiểu,phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa đượccông bố dưới bất kỳ hình thức nào Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Bình Dương, ngày tháng năm 2024

Sinh viên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng bài tập phát triển năng lực kể

chuyện sáng tạo cho học sinh lớp 2 khi dạy bộ sách Cánh diều” được hoàn

thiện là nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của rất nhiều cá nhân và tập thể Với tình cảmchân thành, em xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, cán bộ trường Đạihọc Thủ Dầu Một, Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên Trường Tiểu học HùngVương, đã tư vấn, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện đề tài Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy Vũ Trọng Đông–giảng viên trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo, động viên, giúp đỡ em trong suốt quátrình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này

Em xin bày tỏ tình cảm sâu sắc tới gia đình, người thân đã ủng hộ, độngviên, tạo điều kiện để em hoàn thành bài luận tốt nghiệp của mình

Tuy bản thân đã rất nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài nhưng do hạnchế về thời gian và kiến thức nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được những góp ý từ quý thầy, cô để đề tài của em đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Bình Dương, ngày tháng năm 2024

Sinh viên

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

1.1 Chương trình GDPT 2018 đã đặt ra những yêu cầu quan trọng đối vớiviệc dạy kể chuyện ở lứa tuổi tiểu học: Một là, chương trình xác định kể chuyệnlà một hoạt động rất cần thiết đối với sự phát triển của học sinh lớp 1-2 Trongchương trình Tiểu học, kể chuyện đem đến cho các em niềm vui, sự thích thú,thư giãn sau những giờ học căng thẳng Những câu chuyện đó khơi gợi ở các emlòng yêu cái đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống của con người Nâng cao tâm hồntrong sáng, hướng các em tới những mơ ước cao xa cùng với sự phát triển hàihoà, toàn diện của bản thân Ngoài ra những truyện kể còn bồi dưỡng cho trẻnhững tri thức thông thường về tự nhiên, xã hội Hai là, chương trình coi kỹnăng kể sáng tạo là một trong bốn kỹ năng ngôn ngữ quan trọng cần phát triển ởbậc Tiểu học Kể sáng tạo giúp rèn luyện cả năng lực ngôn ngữ và năng lực vănhọc cho học sinh Theo đó, chương trình đặt yêu cầu các thầy cô cần phát triểnđầy đủ kỹ năng kể sáng tạo cho học sinh thông qua cải tiến phương pháp giảngdạy

1.2 Mặc dù Chương trình Tiếng Việt 2018 đã xác định kể chuyện sángtạo là một trong bốn kỹ năng chủ chốt nhưng trên thực tế, kỹ năng này chưađược các thầy cô quan tâm đúng mức trong quá trình giảng dạy Nhiều giáo viênchưa nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng kể chuyệnđối với sự phát triển của học sinh Phương pháp giảng dạy kể chuyện của nhiềugiáo viên hiện còn thiếu tính sáng tạo, tương tác Các hoạt động kể chuyện sángtạo của học sinh chưa được khuyến khích đầy đủ Nhiều em còn gặp khó khănkhi phải kể lại bằng ngôn ngữ của mình Vận dụng kể chuyện sáng tạo trongthực tiễn giảng dạy còn gặp nhiều trở ngại do thiếu các bài tập phù hợp Điềunày ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả rèn luyện kỹ năng nói chung cũng như kểchuyện sáng tạo cho học sinh.

1.3 Một vấn đề đặt ra, cần phải có sự đầu tư nghiên cứu về phương phápdạy học làm sao để dạy cho các em cách suy nghĩ, cách tư duy sáng tạo, để làm

Trang 8

dược điều đó không có con đường nào khác là phải sử dụng hệ thống cácphương pháp dạy học tích cực trong đó phương pháp kể chuyện sáng tạo là mộttrong những phương pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng dạy tiết kể chuyệnở lớp 2 Xuất phát từ những lý do nêu trên, em quyết định chọn và nghiên cứu

đề tài: “Xây dựng bài tập phát triển năng lực kể chuyện sáng tạo cho học sinh

lớp 2 khi dạy bộ sách Cánh diều” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng

dạy môn Tiếng Việt, nhất là kỹ năng kể chuyện cho học sinh tiểu học.

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực kể chuyện sáng tạo cho họcsinh lớp 2 khi dạy bộ sách Cánh diều nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảngdạy môn Tiếng Việt, nhất là kỹ năng kể chuyện cho học sinh tiểu học.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu3.1 Khách thể nghiên cứu:

Quá trình dạy học kể chuyện sáng tạo cho học sinh lớp 2

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Hệ thống bài tập phát triển năng lực kể chuyện sáng tạo cho học sinh lớp2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập phát triểnnăng lực kể chuyện sáng tạo trong dạy học Tiếng Việt lớp 2.

- Điều tra thực trạng của việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển nănglực kể chuyện sáng tạo trong dạy học Tiếng Việt lớp 2.

- Xây dựng hệ thống bài tập nhằm kiểm tra đánh giá thường xuyên kếtquả học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2.

- Hướng dẫn sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá trong dạy học kểchuyện lớp 2.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi của hệthống bài tập phát triển năng lực kể chuyện sáng tạo trong dạy học Tiếng Việtlớp 2.

Trang 9

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã sử dụng một số phương pháp chủyếu sau:

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

5.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết

- Nghiên cứu các bài tập trong SGK, vở bài tập Tiếng Việt 2 nhằm cóđịnh hướng đúng trong việc xây dựng bài tập.

- Sưu tầm, tìm đọc tài liệu từ đó xử lý, chọn lọc, phân tích, tổng hợp, sosánh…thu thập thông tin liên quan đến vấn đề xây dựng hệ thống bài tập pháttriển năng lực kể chuyện sáng tạo trong dạy học Tiếng Việt lớp 2.

- Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm cơ sởkhoa học về mặt lý luận cho đề tài.

5.1.2 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết

Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic và chặt chẽ từngmặt, từng đơn vị kiến thức làm cơ sở lý luận cho đề tài.

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn5.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát, dự giờ các tiết dạy kể chuyện lớp 2 của GV để biết được tìnhhình học tập tạo cơ sở cho quá trình xây dựng hệ thống bài tập.

5.2.2 Phương pháp điều tra

- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu việc xây dựng và sử dụng hệ thốngbài tập phát triển năng lực kể chuyện sáng tạo trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 ởphần điều tra và thực nghiệm nhằm thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu.

- Thông qua trao đổi, phỏng vấn GV và HS tại trường tiểu học để nắmtình hình thực tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

5.2.3 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Tiếp thu các ý kiến của thầy hướng dẫn cũng như các thầy cô giáo KhoaSư phạm, các thầy cô giáo tại trường tiểu học và những người có kinh nghiệm,có hiểu biết về vấn đề này để định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu

Trang 10

góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu của đề tài.

5.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thiết kế giáo án dạy thực nghiệm, sử dụng hệ thống bài tập trong một sốtiết dạy thực nghiệm để kiểm tra thường xuyên kết quả học tập của HS, kết quảthực nghiệm là cơ sở để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của hệ thống bài tậpcũng như mức độ hứng thú học tập Tiếng Việt lớp 2.

5.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng công thức toán học để xử lý số liệu từ kết quả điều tra thực trạngvà thực nghiệm, từ đó đưa ra số liệu chính xác và khách quan.

6 Lịch sử nghiên cứu

Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu đếnvấn đề xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực kể chuyện sáng tạo trongdạy học cho HS Tiểu học, các vấn đề liên quan đến kỹ năng kể chuyện, điểnhình như:

7 Đóng góp của đề tài7.1 Về lý luận

Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng hệ thống bài tập pháttriển năng lực kể chuyện sáng tạo trong dạy học Tiếng Việt lớp 2

- Bước đầu kiểm tra tính khả thi của đề tài.

8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trang 11

- Đề tài chỉ khảo sát thực trạng và thử nghiệm sự cần thiết, tính khả thicủa hệ thống bài tập phát triển năng lực kể chuyện sáng tạo trong dạy học TiếngViệt lớp 2 đề xuất.

- Đánh giá thực trạng, thực nghiệm tại trường Tiểu học Hùng Vương, tỉnhĐồng Nai.

1.1.1.2 Kể chuyện sáng tạo

Kể chuyện sáng tạo là hình thức kể chuyện kết hợp với các hoạt động sáng tạonhư đóng vai, tạo mô hình, hình mẫu nhân vật để tương tác với câu chuyện Khikể chuyện sáng tạo người kể sẽ đồng thời có những liên kết về cảm xúc cácnhân vật có trong truyện, từ đó hướng đến truyền tải những thông điệp cá nhân.

Trang 12

Với trẻ nhỏ, kể chuyện là hình thức diễn đạt câu theo ngôn ngữ riêng của trẻ.Ngôn ngữ đó có thể ngây ngô nhưng cũng thể hiện tính cách cá nhân của trẻ Kểchuyện sáng tạo là một trong những hình thức giúp trẻ học tập và phát triển kỹnăng đặc biệt là trong những năm đầu cấp học Thông qua những câu chuyện trẻcó thể tự mình hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, giống như việc học kỹ năng giaotiếp một cách tự nhiên Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy kể chuyệnphát triển tình cảm, giúp trẻ xây dựng sự thấu cảm và là nền tảng cho phát triểntình cảm xã hội

1.1.1.3 Bài tập phát triển năng lực

Bài tập phát triển năng lực là loại bài tập giúp học sinh được thực hành, rènluyện theo hướng phát triển, nâng cao các kĩ năng Bài tập phát triển năng lực kểchuyện sáng tạo là các bài tập giúp học sinh được tập kể chuyện dưới hình thứcsáng tạo, tự do Các em được sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh mới mẻ, biến tấu đểkể lại một câu chuyện mà vẫn đảm bảo logic Thông qua những bài tập này, cácem được khuyến khích sáng tạo trí tưởng tượng, bộc lộ cá tính Đồng thời rènluyện kỹ năng kể chuyện, giao tiếp Giáo viên cần có nhiều câu hỏi, tình huốngđể hướng dẫn, kiểm tra sự tiến bộ của các em.

1.1.2 Yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học kể chuyện ở lớp 21.1.2.1 Yêu cầu cần đạt của việc dạy học kể chuyện

Dạy kể chuyện góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúclành mạnh cho tâm hồn học sinh Việc dạy kể chuyện sáng tạo đáp ứng nhu cầunghe kể chuyện của trẻ Nó có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục trẻ, tác độngđến tâm hồn và cảm xúc của trẻ thông qua các câu chuyện Kể chuyện sáng tạogiúp HS sớm tiếp xúc với những tác phẩm văn học, mở rộng vốn sống, vốn hiểubiết của HS về phong tục, tập quán cảnh sắc thiên nhiên của các vùng miền trênđất nước, chắp cánh cho lí tưởng của trẻ Kể chuyện sáng tạo còn góp phần rènluyện và phát triển kĩ năng nói, kể, rèn luyện tư duy cho trẻ Thông qua đời sốngcủa mỗi nhân vật trẻ được phát triển tư duy của mình, ngoài ra còn phát triểnkhả năng nói trước đám đông.

Trang 13

Phát triển kĩ năng nói và nghe cho HS, bao gồm:

*Kĩ năng độc thoại: kể lại câu chuyện đã học hay đã được nghe theo nhữngmức độ khác nhau Cụ thể:

- Kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện.

- Kể theo lời lẽ trong văn bản và kể bằng lời của mình.

*Kĩ năng đối thoại: tập dựng lại câu chuyện theo các vai khác nhau, bướcđầu biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ).

Các bài đọc được phân bố với các tuần như sau:

TuầnChủ điểmBài học

1Cuộc sống quanh em Nói và nghe: Chào hỏi tự giới thiệu

2Thời gian của em Nói và nghe: KC đã học: Một ngày

6Em yêu trường em Nói và nghe: KC đã học: Chậu hoa.

7Ngôi nhà thứ hai. Nghe – kể: Mẩu giấy vụn

Em yêu trường em Nói và nghe: KC đã học: Những câysen đá

9Ôn tập giữa học kì I

10Vui đến trường Nói và nghe: Thời khóa biểu

11Học chăm Học giỏi Nghe kể: Cậu bé đứng ngoài lớp học12Vòng tay yêu thương Nghe - trao đổi về nội dung bài hát: Bà

Trang 14

18Ôn tậpcuối học kì I

19Bạn trong nhà Quan sát tranh ảnh vật nuôi.

20Gắn bó với con người KC đã học: Con chó nhà hàng xóm.

21Lá phổi xanh Quan sát tranh ảnh cây, hoa, quả.

22Chuyện cây chuyệnngười

giữa học kì II

28Các mùa trong năm KC đã học: Chuyện bốn mùa.29Con người với thiên

Nói và nghe: Dự báo thời tiết

30Quê hương của em Nói về một trò chơi, món ăn của quê

31Em yêu quê hương Kể chuyện một lần về quê hoặc đi chơi32Người Việt Nam KC đã học: Con Rồng cháu Tiên

33Những người quanh ta Nghe- kể: May áo

34Thiếu nhi đất Việt Nghe – kể: Thần đồng Lương Thế

35Ôn tập cuối năm

1.1.3 Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 2

Học sinh lớp 2 đang trong giai đoạn phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não.Các em có khả năng nhận thức xã hội ngày càng tốt hơn Tuy nhiên, tư duy của

Trang 15

học sinh này vẫn mang tính cụ thể, dựa nhiều vào trực quan Đây chính là điềukiện thuận lợi để trí tưởng tượng phát triển.

Bên cạnh đó, học sinh lớp 2 rất hiếu động và thích khám phá thế giới xungquanh Các em thường hào hứng trước những trải nghiệm mới lạ hơn là ngồi yênlâu trước lớp Chính vì vậy, hoạt động kể chuyện dưới hình thức trực quan, sinhđộng sẽ giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức và tăng cường sự tập trung.

Qua hoạt động kể chuyện, trí não của học sinh sẽ được kích thích mạnh mẽ hơnđể vận dụng việc ghi nhớ thông tin Đồng thời hoạt động nhóm trong kể chuyệncòn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm cho học sinh Do đó, em chorằng đây là phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh lớp 2.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng việc dạy kể chuyện sáng tạo ở lớp 2

a Mức độ quan tâm của GV đối với việc rèn kỹ năng kể chuyện sáng tạoBảng 1.6 Mức độ quan tâm của GV đối với việc rèn kỹ năng kể chuyện sáng tạo

36% 28 %

20% 16 %

Trang 16

Biểu đồ 2 1 Mức độ quan tâm của GV đối với việc rèn kỹ năng kể chuyện sángtạo

Qua kết quả khảo sát em nhận thấy rằng chỉ có 20% GV rất quan tâm vàquan tâm tới việc rèn kĩ năng kể chuyện sáng tạo trong quá trình dạy học Có36% GV quan tâm và có 28% GV cảm thấy bình thường, thậm chí có 16% GVkhông quan tâm đến việc rèn kĩ năng kể chuyện sáng tạo cho HS Như vậy đểthấy rằng có khá nhiều GV cho rằng đây là phân môn phụ nên chưa thật sự chútrọng tới việc đầu tư công sức, thời gian vào việc dạy học kể chuyện cho HS

b Thực trạng nguyên nhân GV quan tâm đến việc rèn kĩ năng kể chuyệnsáng tạo cho HS

Bảng 2 1 Những lý do giáo viên quan tâm đến việc rèn kĩ năng kể chuyện sángtạo cho HS

4 Không phải đầu tư kiến thức và phương pháp

6 Không phải chuẩn bị đồ dùng dạy học nhiều 1 4

Trang 17

c Thực trạng nhận định của GV về kể chuyện sáng tạo

Bảng 2 2 Nhận định của giáo viên về kể chuyện sáng tạo.

TTNội dunglượngSốTỉ lệ%

3 Một số chủ đề chưa rõ ý, tranh minh họa chưa đẹp 6 24

Trang 18

Tỉ lệ %

Tỉ lệ %

Biểu đồ 2 3 Nhận định của giáo viên về kể chuyện sáng tạo.

Qua bảng 1.7, chúng em thấy rằng có 40% GV cho rằng chuyện kể sáng tạogây hứng thú đối với HS, có 36% GV trả lời là có gây hứng thú với HS, có 24%GV trả lời là một số chủ đề chưa rõ ý, tranh minh hoạ chưa đẹp Điều này đểthấy rằng, để tạo được hứng thú cho HS thì các câu chuyện kể cần có sự phongphú về nội dung cũng như có sự đầu tư kỹ lưỡng về hình thức nhằm thu hútđược sự chú ý của HS Kích thích trí tò mò, khơi dậy ở HS sự thích thú, tính tíchcực tham gia vào các hoạt động môn Tiếng Việt Để làm được điều này đòi hỏiphải có sự tham gia từ nhiều phía, từ việc biên soạn chương trình, trình bày SGKcũng như xây dựng các hoạt động dạy học cho HS nhằm phát huy được năng lựccũng như sự hứng thú, tính tích cực của HS góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc môn kể sáng tạo trong trường tiểu học.

d Phương pháp GV sử dụng rèn kĩ năng kể chuyện sáng tạo

Bảng 2 3 Phương pháp GV sử dụng rèn kĩ năng kể chuyện sáng tạo

Phương pháp

Thường xuyên

Không thường xuyên

Ít khiChưa bao giờ

SLTL

TL %SL

TL

TL %

Ngày đăng: 20/05/2024, 14:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan