mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú thọ

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

được đặt ra để Vietinbank khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm mởrộng hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận trong hoạt độngkinh doanh.Là một trong nhữn

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO

Hà Nội, năm 2023

Trang 3

Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn và lời chào trân trọng nhất, lời chúcsức khoẻ và thành công tới các thầy, cô giảng viên Viện đào tạo sau đại học -Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiêncứu tại trường Đại học kinh tế Quốc dân

Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS TS Ngô Thị Phương Thảođã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luậnvăn này.

Do điều kiện thực tế và vốn kiến thức còn hạn hẹp, luận văn không thể tránhkhỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi mong rằng sẽ nhận được sự góp ý và chỉ bảo củaquý thầy cô, bạn đọc để tôi có thể nâng cao chất lượng của luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với tên đề tài: “Mở rộng cho vay tiêudùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ là côngtrình nghiên cứu của cá nhân tôi, không trùng lắp với các công trình nghiên cứukhác

Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2023”Tác giả

Đỗ Diệu Hương

Trang 5

LỜI CẢM ƠNLỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 6

1.1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng 6

1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 7

1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng 8

1.2 Mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 10

1.2.1 Khái niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng 10

1.2.2 Sự cần thiết mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 11

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thươngmại 13

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thươngmại 16

1.3.1 Nhân tố chủ quan 16

1.3.2 Nhân tố khách quan 18

1.4 Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của các chi nhánh ngân hàngthương mại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Vietinbank - Chi nhánhPhú Thọ 20

Trang 6

Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ 22

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNHPHÚ THỌ 25

2.1 Khái quát về Vietinbank chi nhánh Phú Thọ. 25

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Vietinbank chi nhánh PhúThọ. 25

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 27

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 32

2.2.1 Chính sách cho vay tiêu dùng của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 32

2.2.2 Sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 35

2.2.3 Kết quả mở rộng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ402.2.4 Đánh giá của khách hàng về hoạt động cho vay tiêu dùng củaVietinbank chi nhánh Phú Thọ 55

2.3 Đánh giá về thực trạng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh PhúThọ 61

2.3.1 Kết quả đạt được 61

2.3.2 Hạn chế 62

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 63

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHINHÁNH TỈNH PHÚ THỌ 66

Trang 7

3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng 70

3.2.2 Đa dạng hóa phương thức cho vay tiêu dùng trong danh mục 72

3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 74

3.2.4 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với cho vay tiêu dùng 77

3.2.5 Cải thiện quy trình thủ tục cho vay 78

3.2.6 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động cho vaytiêu dùng 78

3.3 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 78KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 84

Trang 8

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 28

Bảng 2.2 Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 31

Bảng 2.3 Mức lãi suất cho vay tiêu dùng của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 34

Bảng 2.4 Thị phần CVTD tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 40

Bảng 2.5 So sánh số lượng khách hàng vay tiêu dùng với các ngân hàng khác 42

Đơn vị: Khách hàng 42

Bảng 2.6 Doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ cho vay tiêu dùng 43

Bảng 2.7 Tỷ trọng dư nợ CVTD trên tổng dư nợ tín dụng 44

Bảng 2.8 Cơ cấu CVTD theo sản phẩm tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 46

Bảng 2.9 Cơ cấu CVTD theo thời gian tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 50

Bảng 2.10 Cơ cấu CVTD theo TSĐB tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 51

Bảng 2.11 Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh PhúThọ 52

Bảng 2.12 Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 53

Bảng 2.13 Tỷ lệ nợ xấu CVTD tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 54

Bảng 2.14 Thông tin mẫu khảo sát 55

Bảng 2.15 Đánh giá của khách hàng về quy trình và lãi suất vay 57

Bảng 2.16 Đánh giá của khách hàng về thái độ của nhân viên 58

Bảng 2.17 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ nhắc nợ và chăm sóc khách hàng 59Bảng 2.18 Đánh giá chung của khách hàng về dịch vụ của Vietinbank chi nhánhPhú Thọ 60

Trang 9

Sơ đồ 2.1: Quy trình CVTD tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ 39Biểu 2.1 Số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại chi nhánh 41

Trang 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO

Hà Nội, năm 2023

Trang 11

TÓM TẮT LUẬN VĂNMỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Có thể nhận thấy kinh tế nước ta ngày một phát triển, đời sống người dânđang dần được nâng cao, thị trường hàng hóa cũng ngày càng đa dạng và phong phúvới nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể chi trả cho tất cả cácnhu cầu mua sắm cho mình Nắm bắt được thực tế đó, các ngân hàng thương mại(NHTM) đã phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD) nhằm tạo điều kiện chokhách hàng của mình thỏa mãn các nhu cầu mua sắm trước khi có khả năng thanhtoán Trong một thời gian ngắn sau khi sản phẩm này ra đời, số lượng khách hàngtìm đến ngân hàng tăng lên, không ngừng tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho ngânhàng.

Là một trong những NHTM lớn nhất tại Việt Nam, Ngân hàng thương mạicổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) có nhiều lợi thế cả về vốn, tài sản vàmạng lưới hoạt động Trong những năm qua, dưới áp lực cạnh tranh với các NHTMkhác, Vietinbank đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệngân hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành, mở rộng và nâng cao chất lượngsản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của kháchhàng, gia tăng khả năng cạnh tranh Nhận thức việc đa dạng hoá là một xu hướng tấtyếu của sự phát triển trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàngnói riêng Đặc biệt trước những yêu cầu mới của cạnh tranh và hội nhập kinh tế, cácngân hàng phải không ngừng phát triển và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợpđể vừa có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vừa đứng vữngtrong cơ chế thị trường Cùng với sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàngkhác, hoạt động CVTD tại Vietinbank đã có bước phát triển đáng kể cả về dư nợcho vay, số lượng khách hàng và hiệu quả hoạt động mang lại Tuy nhiên, so vớitiềm năng, lợi thế vốn có của mình thì hoạt động CVTD của Vietinbank vẫn chưatương xứng với tiềm năng, lợi thế ấy Vì vậy, mở rộng CVTD là một vấn đề cần

Trang 12

được đặt ra để Vietinbank khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm mởrộng hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận trong hoạt độngkinh doanh.

Là một trong những NHTM lớn nhất tại tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng thươngmại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Vietinbank chi nhánh PhúThọ) được đánh giá là có nhiều ưu thế so với các NHTM khác về vốn, quản trị,công nghệ và uy tín Sau thời gian đầu thực hiện hoạt động CVTD, ngân hàng đãđạt được nhiều kết quả đáng kể, thu nhập từ CVTD liên tiếp tăng qua các năm, tỷtrọng CVTD ngày càng được cải thiện trong cơ cấu cho vay Tuy nhiên theo Báocáo tài chính giai đoạn 2020-2022 của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ so với tổngdư nợ tín dụng, khoản mục này mới chỉ chiếm 3,9-4,8%, còn khá thấp so với toànhệ thống Vietinbank và những tiềm năng sẵn có của thị trường, thị phần CVTD cóxu hướng giảm do cạnh tranh gay gắt trên thị trường bởi các ngân hàng khác Mặcdù giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, thị phần cho vay tiêu dùng của VietinbankChi nhánh Phú Thọ vẫn dẫn đầu nhưng có xu hướng giảm dần so sự phát triển vàcạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng Đặc biệt là có sự tham gia của Vietcombankchi nhánh Phú Thọ Như vậy có thể thấy, hoạt động CVTD tại Vietinbank chi nhánhPhú Thọ chưa thực sự phát triển, chi nhánh chưa xây dựng được phương án mởrộng CVTD một cách đồng bộ và hiệu quả.

Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thươngmại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi Nhánh Phú Thọ” làm Luận văn Thạc sĩcủa mình.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hoạt động CVTD đã được nhiều tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu củamình, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:

Vũ Thị Lan (2022), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ÁChâu - Chi nhánh Hà Thành”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học ThươngMại Nghiên cứu đã mô tả về thực trạng CVTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi

Trang 13

nhánh Hà Thành theo hai chỉ tiêu lớn là dư nợ cho vay và số lượng khách hàng Quađó, tác giả chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hạn chếtrong công tác phát triển CVTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh HàThành Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao và phát triểnCVTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Thành: (i) Xây dựng chiếnlược CVTD; (ii) Mở rộng thị trường cho vay; (iii) Đa dạng hóa và nâng cao chấtlượng sản phẩm dịch vụ; (iv) Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng; (v) Tăngcường hoạt động marketing; (vi) Liên kết với các đơn vị để cho vay; (vii) Tăngcường kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay; (viii) Đơn giản hóa quy trình vàthủ tục vay vốn; (ix) Áp dụng linh hoạt hình thức đảm bảo tiền vay.

Nguyễn Đỗ Phượng Vỹ (2021), “Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đăklăk”, Luận vănThạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Từ việcphân tích thực trạng CVTD của ngân hàng, tác giả kết luận nghiệp vụ CVTD tạingân hàng chưa phát triển tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng Do đó, tác giả đãđề xuất hàng loạt các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này như: (i) Đảm bảonguồn vốn hoàn thiện; (ii) Khái thác hiệu quả khu vực nông thông; (iii) Hoàn thiệndanh mục sản phẩm CVTD; (iv) Đa dạng hóa phương thức vay tiêu dùng; (v) Cảitiến quy trình nghiệp vụ CVTD; (vi) Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt; (vii)Đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng và các giải pháp khác.

Nguyễn Thị Duy Hiền (2020), “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêudùng tại Ngân hàng Hàng hải Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Tàichính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Thông qua luậnvăn, tác giả đã khái quát được hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD tạiNgân hàng Hàng hải Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng Những kết quả nghiên cứu củaluận văn đã đề xuất những biện pháp trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Hàng hải Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng và có thể ứng dụng một phầnđối với các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần khác.

Trang 14

Như vậy, nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước liên quan đến hoạtđộng CVTD tại NHTM Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có mộtnghiên cứu nào được thực hiện về mở rộng CVTD tại Ngân hàng thương mại Cổphần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2020 - 2022 Vì vậy,đề tài luận văn không có sự trùng lắp với các công trình có cùng đối tượng nghiêncứu đã được công bố.

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tạiVietinbank chi nhánh Phú Thọ.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mở rộng CVTD tại các NHTM- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Vietinbank chi nhánh Phú Thọ.

+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ 2020-2022 và định hướng giải pháptới năm 2025.

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp thu thập số liệu và thông tin+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Trang 15

Các thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu và báo cáo hoạt động kinhdoanh, hoạt động CVTD của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ, báo cáo của cácNHTM trên địa bàn, thông tin đã được công bố trên các tạp chi khoa học, công trìnhvà đề tài khoa học, từ các Website, hội thảo khoa học, trong và ngoài nước.

+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được tác giả thu thập từ phiếu điều tra, khảo sát đãđược trình bày sẵn dưới dạng các bảng hỏi (Chi tiết tại Phụ lục), thông qua phỏngvấn trực tiếp và gửi email tới khách hàng Đối tượng điều tra, khảo sát là các kháchhàng hiện đang sử dụng sản phẩm CVTD của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ Mụcđích của việc thu thập bộ số liệu này nhằm thu thập các ý kiến đánh giá của kháchhàng đối với sản phẩm CVTD, bao gồm thủ tục cho vay, quy mô, thời hạn cho vay,lãi suất, phương thức hoàn trả vốn và lãi vay, Sau khi khảo sát sẽ tổng hợp lạithành bảng kết quả điều tra để phân tích và đánh giá.

- Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu điều tra được tổng hợp và hệ thống hóa bằng phương pháp phân tổthống kê theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục tiêu của đề tài nghiên cứu.

Sau khi hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ cho quá trình đánh giá kếtquả nghiên cứu, luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗtrợ của phần mềm Excel.

- Phương pháp phân tích, đánh giá

Từ số liệu thu thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá việc mởrộng cho vay tiêu dùng tại vietinbank chi nhánh Phú Thọ.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương với nội dung như sau:

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAYTIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương 1 nêu cơ sở lý thuyết về cho vay tiêu dung và mở rộng cho vay tiêudung của Ngân hàng thương mại, cụ thể như sau:

1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại1.1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng

1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng

1.2 Mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại1.2.1 Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng

1.2.2 Sự cần thiết mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàngthương mại

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại1.3.1 Nhân tố chủ quan

Trang 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại1.3.1 Nhân tố chủ quan

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank chi nhánh Phú Thọ

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ THỌ

Trang 18

2.1 Khái quát về Vietinbank chi nhánh Phú Thọ

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Vietinbank chi nhánh PhúThọ

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ2.2.1 Chính sách cho vay tiêu dùng của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ2.2.2 Sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ

2.2.3 Kết quả mở rộng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ2.2.4 Đánh giá của khách hàng về hoạt động cho vay tiêu dùng củaVietinbank chi nhánh Phú Thọ

2.3 Đánh giá về mở rộng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh PhúThọ

2.3.1 Kết quả đạt được2.3.2 Hạn chế

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế

Từ cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương 1, chương 2 của luận văn sẽ đi sâu phântích thực trạng cho vay tiêu dung, mở rộng cho vay tiêu dung tại Vietinbank PhúThọ, để nêu ra ưu điểm hạn chế trong mở rộng cho vay tiêu dung tại chi nhánh.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ

3.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trườngcho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Phú Thọđến năm 2023

3.1.2 Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh PhúThọ

Trang 19

3.1.3 Mục tiêu hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường cho vay tiêudùng tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ

3.2 Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank chi nhánh Phú Thọ3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng

3.2.2 Đa dạng hóa phương thức cho vay tiêu dùng trong danh mục3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

3.2.4 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với cho vay tiêu dùng3.2.5 Cải thiện quy trình thủ tục cho vay

3.2.6 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động cho vaytiêu dùng

3.3 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

KẾT LUẬN

CVTD là một trong những lĩnh vực hoạt động rất quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của NHTM và có tác động đáng kể đối với sự tăng trưởng, phát triểncủa ngân hàng nói chung và của nền kinh tế nói riêng Để đáp ứng được yêu cầu đổimới của nền kinh tế và nhanh chóng hoà nhập với tiến trình phát triển chung của thếgiới, ngành ngân hàng nước ta nói chung, Vietinbank chi nhánh Phú Thọ ngân hàngđáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Trong xu thế đó thì mở rộng hoạt độngCVTD giữ một vai trò rất quan trọng Nó đã và đang là một trong những nhiệm vụhàng đầu của ngành ngân hàng hiện nay.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, với luận cứ về lýluận và thực tiễn, luận văn đã làm rõ những nhiệm vụ sau:

-Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về hoạt động CVTD củaNHTM, đưa ra hệ thống các chỉ tiêu nhằm đánh giá chính xác hơn về mở rộngCVTD tại các NHTM.

-Trên cơ sở đánh giá thực trạng mở rộng CVTD tại Vietinbank chi nhánhPhú Thọ qua 3 năm 2020-2022, luận văn đã phân tích và làm rõ những kết quả đạtđược và những tồn tại cũng như các nguyên nhân của tồn tại cũng đã được chỉ ra.

Trang 20

Đây là cơ sở rất quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợpvà khả thi.

-Từ những định hướng hoạt động kinh doanh và mở rộng CVTD tạiVietinbank chi nhánh Phú Thọ trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra một các giảipháp và kiến nghị nhằm góp phần mở rộng CVTD tại ngân hàng.

Mở rộng CVTD là một trong những yêu cầu bức thiết đối với hoạt động ngânhàng trong thời điểm hiện nay nhưng mở rộng CVTD phải chịu ảnh hưởng củanhiều tân tố chủ quan và khách quan Do vậy đây là vấn đề lớn và phức tạp Trongphạm vi hiểu biết của mình và bị giới hạn bởi dung lượng luận văn thạc sỹ nên bảnluận văn này không tránh khỏi sai sót, bất cập Tác giả rất mong đón nhận đượcnhững ý kiến đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn.

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mạiCổ phần Công thương Việt Nam - Chi Nhánh Phú Thọ

Trang 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO

Hà Nội, năm 2023

Trang 22

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Có thể nhận thấy kinh tế nước ta ngày một phát triển, đời sống người dânđang dần được nâng cao, thị trường hàng hóa cũng ngày càng đa dạng và phong phúvới nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể chi trả cho tất cả cácnhu cầu mua sắm cho mình Nắm bắt được thực tế đó, các ngân hàng thương mại(NHTM) đã phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD) nhằm tạo điều kiện chokhách hàng của mình thỏa mãn các nhu cầu mua sắm trước khi có khả năng thanhtoán Trong một thời gian ngắn sau khi sản phẩm này ra đời, số lượng khách hàngtìm đến ngân hàng tăng lên, không ngừng tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho ngânhàng.

Là một trong những NHTM lớn nhất tại Việt Nam, Ngân hàng thương mạicổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) có nhiều lợi thế cả về vốn, tài sản vàmạng lưới hoạt động Trong những năm qua, dưới áp lực cạnh tranh với các NHTMkhác, Vietinbank đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệngân hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành, mở rộng và nâng cao chất lượngsản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của kháchhàng, gia tăng khả năng cạnh tranh Nhận thức việc đa dạng hoá là một xu hướng tấtyếu của sự phát triển trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàngnói riêng Đặc biệt trước những yêu cầu mới của cạnh tranh và hội nhập kinh tế, cácngân hàng phải không ngừng phát triển và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợpđể vừa có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vừa đứng vữngtrong cơ chế thị trường Cùng với sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàngkhác, hoạt động CVTD tại Vietinbank đã có bước phát triển đáng kể cả về dư nợcho vay, số lượng khách hàng và hiệu quả hoạt động mang lại Tuy nhiên, so vớitiềm năng, lợi thế vốn có của mình thì hoạt động CVTD của Vietinbank vẫn chưatương xứng với tiềm năng, lợi thế ấy Vì vậy, mở rộng CVTD là một vấn đề cần

Trang 23

được đặt ra để Vietinbank khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm mởrộng hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận trong hoạt độngkinh doanh.

Là một trong những NHTM lớn nhất tại tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng thươngmại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Vietinbank chi nhánh PhúThọ) được đánh giá là có nhiều ưu thế so với các NHTM khác về vốn, quản trị,công nghệ và uy tín Sau thời gian đầu thực hiện hoạt động CVTD, ngân hàng đãđạt được nhiều kết quả đáng kể, thu nhập từ CVTD liên tiếp tăng qua các năm, tỷtrọng CVTD ngày càng được cải thiện trong cơ cấu cho vay Tuy nhiên theo Báocáo tài chính giai đoạn 2020-2022 của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ so với tổngdư nợ tín dụng, khoản mục này mới chỉ chiếm 3,9-4,8%, còn khá thấp so với toànhệ thống Vietinbank và những tiềm năng sẵn có của thị trường, thị phần CVTD cóxu hướng giảm do cạnh tranh gay gắt trên thị trường bởi các ngân hàng khác Mặcdù giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, thị phần cho vay tiêu dùng của VietinbankChi nhánh Phú Thọ vẫn dẫn đầu nhưng có xu hướng giảm dần so sự phát triển vàcạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng Đặc biệt là có sự tham gia của Vietcombankchi nhánh Phú Thọ Như vậy có thể thấy, hoạt động CVTD tại Vietinbank chi nhánhPhú Thọ chưa thực sự phát triển, chi nhánh chưa xây dựng được phương án mởrộng CVTD một cách đồng bộ và hiệu quả.

Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thươngmại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi Nhánh Phú Thọ” làm Luận văn Thạc sĩcủa mình.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hoạt động CVTD đã được nhiều tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu củamình, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:

Vũ Thị Lan (2022), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ÁChâu - Chi nhánh Hà Thành”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học ThươngMại Nghiên cứu đã mô tả về thực trạng CVTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chinhánh Hà Thành theo hai chỉ tiêu lớn là dư nợ cho vay và số lượng khách hàng Qua

Trang 24

đó, tác giả chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hạn chếtrong công tác phát triển CVTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh HàThành Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao và phát triểnCVTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Thành: (i) Xây dựng chiếnlược CVTD; (ii) Mở rộng thị trường cho vay; (iii) Đa dạng hóa và nâng cao chấtlượng sản phẩm dịch vụ; (iv) Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng; (v) Tăngcường hoạt động marketing; (vi) Liên kết với các đơn vị để cho vay; (vii) Tăngcường kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay; (viii) Đơn giản hóa quy trình vàthủ tục vay vốn; (ix) Áp dụng linh hoạt hình thức đảm bảo tiền vay.

Nguyễn Đỗ Phượng Vỹ (2021), “Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đăklăk”, Luận vănThạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Từ việcphân tích thực trạng CVTD của ngân hàng, tác giả kết luận nghiệp vụ CVTD tạingân hàng chưa phát triển tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng Do đó, tác giả đãđề xuất hàng loạt các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này như: (i) Đảm bảonguồn vốn hoàn thiện; (ii) Khái thác hiệu quả khu vực nông thông; (iii) Hoàn thiệndanh mục sản phẩm CVTD; (iv) Đa dạng hóa phương thức vay tiêu dùng; (v) Cảitiến quy trình nghiệp vụ CVTD; (vi) Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt; (vii)Đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng và các giải pháp khác.

Nguyễn Thị Duy Hiền (2020), “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêudùng tại Ngân hàng Hàng hải Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Tàichính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Thông qua luậnvăn, tác giả đã khái quát được hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD tạiNgân hàng Hàng hải Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng Những kết quả nghiên cứu củaluận văn đã đề xuất những biện pháp trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Hàng hải Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng và có thể ứng dụng một phầnđối với các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần khác.

Như vậy, nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước liên quan đến hoạtđộng CVTD tại NHTM Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một

Trang 25

nghiên cứu nào được thực hiện về mở rộng CVTD tại Ngân hàng thương mại Cổphần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2020 - 2022 Vì vậy,đề tài luận văn không có sự trùng lắp với các công trình có cùng đối tượng nghiêncứu đã được công bố.

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tạiVietinbank chi nhánh Phú Thọ.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mở rộng CVTD tại NHTM- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Vietinbank chi nhánh Phú Thọ.

+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ 2020-2022 và định hướng giải pháptới năm 2025.

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp thu thập số liệu và thông tin+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu và báo cáo hoạt động kinhdoanh, hoạt động CVTD của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ, báo cáo của cácNHTM trên địa bàn, thông tin đã được công bố trên các tạp chi khoa học, công trìnhvà đề tài khoa học, từ các Website, hội thảo khoa học, trong và ngoài nước.

Trang 26

+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được tác giả thu thập từ phiếu điều tra, khảo sát đãđược trình bày sẵn dưới dạng các bảng hỏi (Chi tiết tại Phụ lục), thông qua phỏngvấn trực tiếp và gửi email tới khách hàng Đối tượng điều tra, khảo sát là các kháchhàng hiện đang sử dụng sản phẩm CVTD của Vietinbank chi nhánh Phú Thọ Mụcđích của việc thu thập bộ số liệu này nhằm thu thập các ý kiến đánh giá của kháchhàng đối với sản phẩm CVTD, bao gồm thủ tục cho vay, quy mô, thời hạn cho vay,lãi suất, phương thức hoàn trả vốn và lãi vay, Sau khi khảo sát sẽ tổng hợp lạithành bảng kết quả điều tra để phân tích và đánh giá.

- Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu điều tra được tổng hợp và hệ thống hóa bằng phương pháp phân tổthống kê theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục tiêu của đề tài nghiên cứu.

Sau khi hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ cho quá trình đánh giá kếtquả nghiên cứu, luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗtrợ của phần mềm Excel.

- Phương pháp phân tích, đánh giá

Từ số liệu thu thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá việc mởrộng cho vay tiêu dùng tại vietinbank chi nhánh Phú Thọ.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàngthương mại

Chương 2: Thực trang cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Cổ phầnCông thương Việt Nam - Chi Nhánh Phú Thọ

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mạiCổ phần Công thương Việt Nam - Chi Nhánh Phú Thọ

Trang 27

1CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAYTIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng

Trên thực tế, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về CVTD Sự khácnhau đó xuất phát từ đặc trưng của CVTD ở mỗi quốc gia có phần khác nhau Ởnhiều quốc gia, khái niệm CVTD không bao hàm khoản cho vay để mua nhà cửamà chỉ là những khoản cho vay để mua các động sản như ô tô, các đồ điện dândụng và cho các nhu cầu sinh hoạt khác như sinh đẻ, cưới xin, du lịch

Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 “Cho vay là hình thức cấp tín

dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiềnđể sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuậnvới nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Theo Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuấtbản Lao động: “CVTD là hoạt động tín dụng trong đó Ngân hàng đưa tiền chokhách hàng với cam kết khách hàng phải trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gianthoả thuận, nhằm giúp khách hàng có thể sử dụng hàng hoá và dịch vụ trước khi họcó khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn.”

Theo Nguyễn Thị Việt Hà (2019), Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam - Chi Nhánh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ, Đại họcKinh tế Quốc Dân: “CVTD là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và mộtbên là cá nhân người tiêu dùng trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàngvới nguyên tắc người đi vay (khách hàng) sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi tại một thờiđiểm xác định trong tương lai”

Định nghĩa về CVTD có thể khác nhau nhưng nội dung cơ bản là giốngnhau, cùng đề cập đến mục đích của loại cho vay này: CVTD là để phục vụ chomục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình, những người có nhu cầunâng cao mức sống nhưng chưa có khả năng chi trả trong hiện tại.

Trang 28

Tóm lại, theo quan điểm cá nhân: CVTD là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng(người cho vay) và các cá nhân, người tiêu dùng (người đi vay) nhằm tài trợ cho cácphương án phục vụ đời sống, tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ khi ngườitiêu dùng chưa có khả năng thanh toán trên nguyên tắc người tiêu dùng sẽ hoàn trảcả gốc lẫn lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai Mục đích vay của cáckhách hàng cá nhân là sử dụng tiền vào các hoạt động không sinh lời như mua nhà,xây sửa nhà, mua xe hơi, các dịch vụ y tế, chi phí cho các dịp hè, chi phí du học

1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2011), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thươngmại hoạt động CVTD của các ngân hàng thường có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Các khoản CVTD thường có tính chu kỳ

Các khoản CVTD thường chịu ảnh hưởng lớn từ nhu cầu của khách hàng, mànhu cầu của khách hàng thường có tính chu kỳ Thật vậy, CVTD sẽ tăng lên trongthời kỳ kinh tế phát triển, khi mà người dân có cuộc sống no đủ hơn, có mức thunhập cao và ổn định hơn, tình hình kinh tế xã hội đầy lạc quan và ngược lại, trongthời kỳ kinh tế suy thoái, rất nhiều hộ gia đình và cá nhân sẽ cảm thấy không mấytin tưởng vào tương lai, nhất là khi xu hướng thất nghiệp gia tăng, thu nhập của họgiảm xuống thì việc vay mượn ngân hàng bị hạn chế đặc biệt là các khoản vay dànhcho chi tiêu.

Thứ hai: Các khoản CVTD có chi phí lớn.

Thực tế cho thấy quy mô của hầu hết các khoản CVTD là không lớn, nhưngthời gian vay kéo dài và số lượng các món vay lại nhiều Hơn nữa, các thông tin vềcá nhân thường không đầy đủ và chính xác hoàn toàn Điều này khiến cho ngânhàng vất vả trong quá trình cho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đến khâu giải ngân,thu nợ và rủi ro cũng khá cao, công việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàngcá nhân cũng khó khăn hơn khách hàng là doanh nghiệp Những điều trên khiến choviệc thực hiện, quản lý, kiểm tra và phòng ngừa các khoản tín dụng cá nhân của cácngân hàng là khá tốn kém, mất nhiều chi phí cho các khoản tín dụng này.

Thứ ba: Nguồn trả nợ có thể biến động

Trang 29

CVTD chứa đựng nhiều rủi ro, sở dĩ như vậy là vì nguồn trả nợ của kháchhàng là thu nhập của họ Mà những khoản thu nhập này biến động, không ổn định.

Các khoản thu nhập này phụ thuộc vào sức khỏe, công việc của khách hàngvà tình trạng nền kinh tế, lạm phát, tình hình thất nghiệp Do đó, khi kinh tế khủnghoảng, lạm phát, thất nghiệp gia tăng thì thu nhập của khách hàng bị ảnh hưởngmạnh, khi đó khách hàng khó có thể trả nợ được Vì thế, mà các ngân hàng thườngyêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi vay.

Thứ tư: Khách hàng đa dạng về mức thu nhập và trình độ học vấn

Đây là một đặc điểm nổi bật của CVTD Mỗi cá nhân có trình độ học vấn vàthu nhập khác nhau nhưng họ đều có thể vay được của ngân hàng, dù là CBCNVhay là nhân viên của một công ty tư nhân có nhu cầu mua ô tô cũng chỉ cần có mộtkhoản tiền tiền đối ứng mà ngân hàng yêu cầu và kế hoạch trả nợ đều được ngânhàng cấp tín dụng cho khách hàng với mục đích mua ô tô để tiêu dùng.

1.1.3 Phân loại cho vay tiêu dùng

Hoạt động CVTD ngày càng được các ngân hàng chú trọng phát triển hơn.Các sản phẩm, dịch vụ CVTD không những đa dạng và phong phú về số lượng màchất lượng cũng được nâng cao nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng Córất nhiều tiêu chí để phân loại CVTD như: Căn cứ vào mục đích vay, căn cứ vàohình thức đảm bảo tiền vay, căn cứ theo thời hạn vay, căn cứ vào mức độ tín nhiệmvới khách hàng, căn cứ vào phương thức hoàn trả, hoặc vào nguồn gốc trả nợ

* Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay

Theo hình thức đảm bảo tiền vay, CVTD có thể chia làm hai loại, đó là chovay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo.

Cho vay không có tài sản đảm bảo: Là hình thức ngân hàng cấp tín dụng chokhách hàng vay mà không cần có tài sản đảm bảo Qua đó, ngân hàng cho kháchhàng vay tiền trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trên cơ sở tínchấp.

Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo: Thông thường, hoạt động CVTD củacác ngân hàng thương mại là theo hình thức này CVTD có tài sản đảm bảo có thể

Trang 30

chia làm hai loại: Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ tiền vay và chovay có tài sản đảm bảo khác.

+ Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ tiền vay: Trong trường hợpkhách hàng có nhu cầu vay vốn để mua tài sản nhưng không có tài sản đảm bảohoặc nếu có thì tài sản đảm bảo đó không đáp ứng được điều kiện về tài sản đảmbảo của ngân hàng thì khách hàng có thể dùng chính tài sản được hình thành từkhoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng làm tài sản đảm bảo.

+ Cho vay có tài sản đảm bảo khác: Đối với hình thức vay này thì tài sảnđảm bảo không phải là tài sản được hình thành từ khoản tín dụng ngân hàng cấp chokhách hàng, mà là các tài sản thuộc sở hữu của khách hàng Có thể phân loại hìnhthức này làm hai loại đó là cho vay thế chấp và cho vay cầm cố.

* Căn cứ theo thời hạn vay

Căn cứ theo thời hạn vay thì CVTD bao gồm CVTD ngắn hạn, CVTD trunghạn và CVTD dài hạn.

Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: Đây là khoản tín dụng có khoảng thời gianngắn, thường dưới 1 năm Khoản tín dụng này thường đáp ứng nhu cầu tiêu dùngngắn hạn của khách hàng.

Cho vay tiêu dùng trung hạn: Đây là khoản tín dụng tiêu dùng có thời hạn dàihơn, thường từ 1 đến 5 năm Khoản tín dụng này nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêudùng trụng hạn của khách hàng như vay mua xe máy, vay sửa nhà

Cho vay tiêu dùng dài hạn: Là khoản tín dụng dài hạn, thường trên 5 năm.Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dài hạn của khách hàng như mua xe ô tô, vay muanhà, xây nhà

* Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Theo tiêu thức này thì CVTD được chia làm ba loại đó là, CVTD trả góp,CVTD trả một lần và CVTD tuần hoàn.

Cho vay tiêu dùng trả góp: Là phương thức cho vay, trong đó người đi vaytrả nợ gốc cho ngân hàng làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận Chovay trả góp thường áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn nhằm tài trợ cho

Trang 31

các khoản vay mang tính chất dài hạn Cho vay tiêu dùng trả một lần: Theo phươngthức này, số tiền vay sẽ được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khiđến hạn thanh toán Thường thì các khoản vay trong trường hợp này có giá trị nhỏvà trong thời gian ngắn.

- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Đây là khoản CVTD mà ngân hàng cho phépkhách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành Séc được phép thấu chi Trong thờihạn tín dụng thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm đượctừng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuầnhoàn theo hạn mức tín dụng.

* Căn cứ theo phương thức tài trợ khoản vay

Theo phương thức này thì CVTD được chia làm 2 loại: CVTD trực tiếp vàCVTD gián tiếp.

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng muacác khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa hoặc đã cungcấp các dịch vụ cho người tiêu dùng.

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Đây là khoản vay, trong đó ngân hàng trực tiếptiếp xúc và cho khách hàng vay, cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay.

1.2 Mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng

Trong lĩnh vực ngân hàng, mở rộng cho vay nói chung và mở rộng CVTDnói riêng là một chỉ tiêu rất tổng hợp, nó liên quan chặt chẽ tới việc tăng lên của sốlượng khách hàng cá nhân vay tiêu dùng cũng như quy mô CVTD đối với KHCN;sự đa dạng hoá các đối tượng KHCN, sản phẩm CVTD; nâng cao chất lượng vàhiệu quả CVTD.

Theo quan điểm cá nhân, mở rộng CVTD được hiểu: Đó là sự gia tăng dư nợCVTD và gia tăng số lượng khách hàng vay tiêu dùng, gia tăng thị phần và chấtlượng các khoản vay tiêu dùng tại NHTM Hay nói cách khác: mở rộng CVTD cóthể hiểu theo hai cách tiếp cận: mở rộng theo chiều rộng (sự tăng lên về lượng) vàmở rộng theo chiều sâu (sự thay đổi về chất):

Trang 32

Mở rộng CVTD theo chiều rộng là việc khuyến khích, thu hút khách hàng cánhân hoàn toàn mới vay tiêu dùng Điều này thể hiện ở sự gia tăng số lượng kháchhàng cá nhân mới, đồng thời doanh số và dư nợ CVTD tăng nhanh.

Mở rộng CVTD theo chiều sâu: Là việc gia tăng dư nợ CVTD dựa trên nềntảng khách hàng hiện tại Ngân hàng khai thác mọi cơ hội từ khách hàng hiện tạithông qua công tác chăm sóc khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn, đa dạng hóacác sản phẩm cho vay Để làm được điều này trước hết Ngân hàng phải giữ đượcnhững khách hàng đã có quan hệ vay vốn tại ngân hàng, có chính sách tín dụng hợplý, cạnh tranh để duy trì khách hàng, tiếp đến cần có hoạt động xúc tiến tập trung,gợi mở nhu cầu của họ trên cơ sở đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho vay, tíchhợp thêm những dịch vụ tiện ích đi kèm

Tóm lại, mở rộng cho vay tiêu dùng là gia tăng cả về quy mô và chất lượngkhoản vay, tức là: quy mô cho vay mở rộng, số lượng khách hàng vay vốn ngânhàng ngày càng gia tăng, đa dạng hoá đối tượng cho vay, tỷ lệ nợ xấu giảm, đáp ứngcác nhu cầu của khách hàng và cuối cùng mang lại hiệu quả cho ngân hàng đồngthời có thể giữ vững vị thế của ngân hàng trên thương trường.

1.2.2 Sự cần thiết mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Một là, mở rộng CVTD để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, phân tán rủiro, thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận

Hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM Mở rộngCVTD đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động ngân hàng Mởrộng CVTD là động lực thúc đẩy các sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụkhác trong NHTM đặc biệt là lĩnh vực thanh toán và huy động vốn Hiện nay cácNHTM có xu hướng tăng tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động dịch vụ trên tất cả các hoạtđộng thanh toán, huy động vốn và tín dụng đặc biệt tập trung vào sản phẩm CVTDvì đây vẫn là mảng dịch vụ giữ vai trò cốt lõi trong quá trình phát triển ngân hàngvà CVTD cũng là phương tiện tốt nhất để hỗ trợ các dịch vụ khác của ngân hàng.

Một lý do nữa khiến cho việc mở rộng CVTD là cần thiết, đó là vì hoạt độngkinh doanh của các ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro Để có thể giảm thiểu rủi

Trang 33

ro, các NHTM luôn tìm mọi cách để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cũng như đadạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng.

Hai là, mở rộng CVTD giúp NHTM tăng tính cạnh tranh

Đối với các ngân hàng mới thành lập hay chi nhánh ngân hàng mới thành lậpđể thâm nhập vào một địa bàn mới, sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn Mởrộng cho vay nói chung và CVTD nói riêng đóng vai trò to lớn góp phần quyết địnhsự tồn tại và hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó trên địa bàn Điều này thúc đẩycác ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển sản phẩm hiệncó Cùng với sự phát triển mạng lưới và đổi mới công nghệ các ngân hàng đều tiếntới chiến lược phát triển các dịch vụ mới hiện đại, các sản phẩm tín dụng tiêu dungngày càng đa dạng hơn để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng như:chữa bệnh, học hành, du lịch, mua xe, mua nhà…

Nhiều ngân hàng đã đưa ra cam kết cấp sản phẩm CVTD cho khách hàng vớithủ tục đơn giản và nhanh chóng Những khoản CVTD hiện nay chỉ mất tối đa 3-5ngày để hoàn tất đầy đủ các thủ tục cấp tín dụng cho khách hàng Các thủ tục vềCVTD hiện nay đều được đơn giản hoá tối đa và được niêm yết công khai về trìnhtự và thời gian thực hiện.

Ba là, mở rộng CVTD để phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻCVTD là một thị trường đầy tiềm năng cho các NHTM Mở rộng CVTD giúp cácngân hàng tăng cường các mối quan hệ với khách hàng, đưa ra các sản phẩm đápứng với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau, thông qua đó thực hiệnđược mục tiêu kép là tối đa hoá lợi ích khách hàng và tối đa hoá lợi nhuận của ngânhàng.

Mở rộng quan hệ khách hàng, tăng quy mô dư nợ cho vay hay nói cách kháclà mở rộng CVTD để từ đó phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, giúp các NHTMnâng cao hình ảnh, uy tín, khẳng định vị trí, thương hiệu của mình trên thị trườngngân hàng bán lẻ đang nhiều cạnh tranh như hiện nay.

Trang 34

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàngthương mại

Nhóm chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tại ngân hàng chia làm 02 nhóm,nhóm chỉ tiêu mở rộng về chiều rộng và nhóm chỉ tiêu về chiều sâu

1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu về chiều rộng

Thứ nhất: Số lượng khách hàng có quan hệ vay tiêu dùng với ngân hàng

Khách hàng vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình có quan hệ tín dụng với ngânhàng Nếu số lượng khách hàng có quan hệ CVTD với ngân hàng năm nay tăng hơnso với năm trước và có sự đa dạng hơn về đối tượng khách hàng thì có thể khẳngđịnh hoạt động CVTD của ngân hàng đã được mở rộng.

Mức tăng số lượng KHCN vay tiêu dùng cho biết thay đổi về số lượngKHCN vay tiêu dùng năm nay so với năm trước và được xác định theo công thức:

Mức tăng số lượng KHCN vay tiêu dùng = Số lượng KHCN vay tiêu dùngnăm nay - số lượng KHCN vay tiêu dùng năm trước.

Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng vay tiêu dùng

Tốc độ tăng trưởngkhách hàng vay

tiêu dùng

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng năm (t) – Số lượngkhách hàng vay tiêu dùng năm (t-1)

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng năm (t-1)

Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng về số lượng khách hàng vay tiêu dùng, chothấy được mức độ phát triển số lượng khách hàng vay tiêu dùng cũng như khả năngmở rộng khách hàng vay mới tại ngân hàng.

Thứ hai: Dư nợ CVTD

Dư nợ CVTD là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền CVTD tại một thời điểm.Đây là chỉ tiêu hiện thực nhất để đánh giá hoạt động CVTD Dư nợ CVTD tăngchứng tỏ việc mở rộng CVTD của ngân hàng đạt kết quả tốt, đồng thời phản ánh uytín của ngân hàng, dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng và phong phú.

+ Lượng tăng giảm dư nợ CVTD

Lượng tăng giảm dư nợ CVTD năm

Dư nợ CVTDcuối năm (t)

- Dư nợ CVTDcuối năm (t-1)

Trang 35

Chỉ tiêu này có giá trị âm có nghĩa là tổng dư nợ CVTD năm (t) nhỏ hơntổng dư nợ CVTD năm (t-1); chứng tỏ hoạt động CVTD không có xu hướng pháttriển Do vậy, để đánh giá một NHTM có hoạt động CVTD năm (t) có tốt haykhông người ta sẽ đánh giá xem lượng tăng dư nợ CVTD năm (t) so với năm (t -1)là bao nhiêu Con số này càng lớn càng cho thấy dư nợ CVTD tại NHTM được mởrộng.

+ Tỷ lệ dư nợ CVTD theo từng chỉ tiêu trên tổng dư nợ cho vay củaNHTM

Tỷ lệ dư nợ CVTD trong Dư nợ CVTD theo năm (t)tổng dư nợ cho vay của

NHTM năm (t)

Tổng dư nợ cho vay năm t

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh dư nợ CVTDchiếm tỷ lệ bao nhiêu %, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ CVTD càng được mở rộng.

+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD

Tốc độ tăng Dư nợ CVTD năm (t) - Dư nợ CVTD năm (t - 1)trưởng dư nợ

Tỷ trọng thu nhập từ CVTD /tổng thu lãi của ngân hàng cho biết thu nhập từhoạt động CVTD đóng góp bao nhiêu phần trăm vào tổng thu nhập của ngân hàng.Nếu tỷ trọng này cao chứng tỏ hoạt động CVTD có sự đóng góp đáng kể vào tổngthu nhập của ngân hàng Hơn nữa nếu tỷ lệ này tăng qua các năm chứng tỏ hoạtđộng CVTD của ngân hàng ngày càng có vai trò quan trọng và chất lượng hoạtđộng CVTD ngày được cải thiện.

Thứ tư: Thị phần dư nợ CVTD

Trang 36

Chỉ tiêu thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạtđộng kinh doanh nào Thị phần là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh năng lực cạnh tranhcủa các doanh nghiệp nói chung và của các NHTM nói riêng Nếu như các sản

phẩm dịch vụ tài chính là vũ khí cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường, thì thịphần chính là kết quả và mục tiêu của cạnh tranh của các NHTM Thị phần của mộtNHTM là tỷ lệ phần trăm quy mô hoạt động của NHTM đó trên tổng quy mô hoạtđộng của các NHTM trên thị trường, được tính theo công thức:

Thị phần CVTDngân hàng i (%)

= Dư nợ CVTD ngân hàng i

x 100 %Tổng dư nợ CVTD trên địa bàn

1.2.3.2 1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu về chiều sâu

Thứ nhất: Nợ CVTD quá hạn và tỷ lệ nợ CVTD quá hạn

Nợ quá hạn trong CVTD là những khoản nợ khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc hếtthời hạn vay vốn cộng với thời gian được gia hạn thêm (nếu có) nhưng khách hàngvẫn chưa trả được nợ Tỷ lệ nợ quá hạn trong CVTD là phần trăm giữa nợ quá hạnCVTD và dư nợ CVTD của ngân hàng ở một thời điểm thường là cuối của tháng,quý hoặc năm Nợ quá hạn CVTD và tỷ lệ nợ quá hạn trong CVTD là một trongnhững chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng hoạt động CVTD của ngânhàng, nó phản ánh những rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt Ngoài ra, để đánhgiá một cách kỹ hơn người ta thường chia nợ quá hạn trong CVTD thành các loại:Nợ quá hạn trong CVTD có khả năng thu hồi, nợ quá hạn trong CVTD khó đòi vànợ quá hạn trong CVTD không có khả năng thu hồi Căn cứ để phân chia các loạinợ quá hạn trong CVTD chủ yếu dựa vào các tiêu thức như thời gian, nguyên nhân,uy tín của doanh nghiệp vay vốn.

Tỷ lệ nợ quá hạn trong CVTD được xác định bằng công thức:Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD

= Dư nợDư nợ CVTD CVTD quá hạn

Chỉ tiêu này cho biết trong số dư nợ CVTD thì nợ quá hạn chiếm bao nhiêu

Trang 37

% Ngoài ra cũng có thể so sánh dư nợ quá hạn trong CVTD với tổng dư nợcho vay của ngân hàng để biết được nợ quá hạn trong CVTD chiếm tỷ trọng baonhiêu so với nợ quá hạn của toàn chi nhánh.

Thứ hai: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong CVTD

Một khoản vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãihoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD phảnánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt Nếu chỉ tiêu này càng caongân hàng sẽ bị đánh giá là có chất lượng cho vay thấp và ngược lại Tuy nhiên nợxấu trong CVTD là vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng của ngân hàngdo đó điều quan trọng là ngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ xấu CVTD ở mức thấp nhấtcó thể, theo thông lệ thì tỷ lệ này ở mức 3% là có thể chấp nhận được.

Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD = Nợ xấu trong CVTD x 100%Dư nợ CVTD

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thươngmại

Trang 38

với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và cách xử lý đúng đắn các khoản nợcủa khách hàng, có chính sách sản phẩm hấp dẫn thì càng thu hút được khách hàngđến với ngân hàng, từ đó thực hiện thành công việc mở rộng CVTD.

Thứ hai, Quy trình tín dụng của ngân hàng

Quy trình tín dụng là tổng hợp nguyên tắc, quy định của ngân hàng trongviệc cấp tín dụng Trong đó, xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhấtđịnh kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tíndụng Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, cóquan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau Một quy trình tín dụng đúng đắn cần phải đảmbảo tính logic, nhanh gọn, thống nhất, chặt chẽ, không rườm rà cho khách hàng Vớiquy trình tín dụng hoàn hảo sẽ giúp ngân hàng thu hút được khách hàng vay vốn.Qua đó giúp cho ngân hàng đạt được mục tiêu trong mở rộng CVTD trong tình hìnhcạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.

Thứ ba, Nguồn nhân lực

Trong hoạt động CVTD nguồn nhân lực luôn là yếu tố đóng vai trò hết sứcquan trọng Đặc điểm của vay tiêu dùng là giá trị món vay thì nhỏ nhưng số lượngcác món vay rất lớn, thông tin KHCN không được rõ ràng và minh bạch như kháchhàng doanh nghiệp, vì vậy cán bộ quản lý khách hàng phải có trình độ chuyên môncao, hiểu biết rộng và nhạy bén thì mới thẩm định chính xác khách hàng và phươngán vay vốn từ đó đưa ra các quyết định tài trợ đúng đắn.

Để đảm bảo CVTD của ngân hàng mở rộng, phát triển ổn định, an toàn, bềnvững có chất lượng cao trước hết phải có đội ngũ lãnh đạo có năng lực quản lý điềuhành, không chỉ biết tuân thủ các quy định của pháp luật mà phải có kiến thứcchuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng, phải biết phân tích đánh giá các rủi ro có thểcó của mỗi loại hình dịch vụ, xu hướng phát triển của mỗi loại nghiệp vụ… để cócác biện pháp dự phòng và bước đi thích hợp Điều này đòi hỏi các ngân hàng phảicó kế hoạch đào tạo cán bộ vững nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, có phẩm chấtđạo đức tốt, có tâm huyết với nghề chuyên môn, ứng dụng nhanh các đổi mới côngnghệ ngân hàng Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay ngoài

Trang 39

trình độ chuyên môn của nhân viên thì phong cách giao tiếp, khéo léo trong ứng xửcủa nhân viên được khách hàng đánh giá rất cao.

Thứ tư, Hoạt động Marketing ngân hàng

Hoạt động Marketing là hoạt động quảng bá, xây dựng hình ảnh thương hiệucủa ngân hàng cũng như giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp Đâycũng là một hoạt động quan trọng góp phần mở rộng CVTD Từ hoạt độngmarketing, khách hàng sẽ hiểu về ngân hàng cũng như các dịch vụ mà ngân hàngcung cấp nhiều hơn Nếu thực hiện hoạt động marketing tốt, khách hàng sẽ có ấntượng tốt về ngân hàng cũng như các dịch vụ của ngân hàng nói chung, và hoạtđộng CVTD nói riêng Từ đó khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tìm đến ngânhàng vay vốn nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng dịch vụCVTD.

Hoạt động marketing ngân hàng gồm:

Một là, đưa ra nhiều các sản phẩm tiện ích phù hợp nhu cầu thực tế củakhách hàng như: cho vay qua mạng Internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn chovay dài, cho vay tới 80% trị giá ngôi nhà hoặc ôtô,…

Hai là, chủ động tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau, có thể phối hợp với côngđoàn, với doanh nghiệp tổ chức giới thiệu ngay tại nơi công nhân làm việc, các chủdự án nhà ở đi làm thủ tục thay cho khách hàng.

Ba là, thực hiện phân khúc thị trường, nhằm đến những người có thu nhậpkhá trở lên Đối tượng khách hàng này bao gồm: chủ doanh nghiệp, những ngườilàm việc cho cơ quan nước ngoài, và dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,các đối tượng có mua bảo hiểm nhân thọ tại các công ty bảo hiểm có uy tín Sảnphẩm tập trung chủ yếu vào là khách hàng mua căn hộ tại các khu chung cư, muanhà ở của các dự án, mua ôtô mới tại các đại lý chính thức, vay tiền du học,…

1.3.2 Nhân tố khách quan

Thứ nhất, Môi trường kinh tế vĩ mô

Những sự biến động kinh tế vĩ mô, những quan điểm, định hướng và giảipháp trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đều có tác động đến quy mô và

Trang 40

chất lượng của công tác huy động vốn và cho vay Vì vậy, môi trường kinh tế vĩ môổn định, các công cụ như dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái chiết khấu phát huy hiệu quả,giúp NHNN có thể kiểm soát khối lượng vốn tài trợ tăng trưởng cho nền kinh tế,hướng luồng vốn tín dụng chảy vào những ngành nghề then chốt, trọng điểm để xâydựng cơ cấu kinh tế hợp lý Bên cạnh đó, môi trường vĩ mô ổn định là điều kiện tiềnđề để hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng của ngân hàng đi vào quỹđạo ổn định, mở rộng cho vay và hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.

Thứ hai, Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý hoàn thiện có hiệu lực sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việcquản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạtđộng cho vay của ngân hàng nói riêng lành mạnh và hiệu quả Vì vậy, nếu nhữngquy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, không kịp thời và có nhiều"kẽ hở" thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho NHTM trong hoạt động cho vay nóichung và CVTD nói riêng Ngược lại, nếu những văn bản pháp luật quy định rõràng, đầy đủ, đồng bộ, kịp thời và ổn định thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vữngchắc, góp phần vào cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM trong hoạt động cho vay.Và đó cũng là cơ sở pháp lý để ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có cáctranh chấp xảy ra trong hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng.

Thứ ba, Môi trường văn hóa - xã hội

Những yếu tố thuộc về văn hoá - xã hội như thói quen sử dụng các sản phẩmngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí, thị hiếu ảnh hưởng rất lớn đến việc raquyết định lựa chọn hình thức vay vốn của khách hàng cá nhân Các quan niệm vềngân hàng quen thuộc hay xa lạ, an toàn hay không an toàn, thói quen thanh toántiền mặt trong dân chúng cũng là yếu tố có tác động rất lớn do nó hạn chế việc tiếpcận các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho người dân Bên cạnh đó, các quanniệm xã hội, phong tục tập quán, tình hình trật tự an ninh, trình độ dân trí, độ tintưởng lẫn nhau…Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới các tác nhân tham gia vàoquan hệ vay mượn của khách hàng cá nhân với ngân hàng nói riêng và các quan hệvay mượn, tín dụng khác của ngân hàng nói chung Bởi vì quan hệ cho vay được

Ngày đăng: 20/05/2024, 14:35

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan