Báo Cáo Kiến Tập Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Phòng Giao Dịch Của Chi Nhánh Huyện Ân Thi – Hưng Yên.pdf

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo Cáo Kiến Tập Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Phòng Giao Dịch Của Chi Nhánh Huyện Ân Thi – Hưng Yên.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNHĐẠI HỌC TOULON

BÁO CÁO KIẾN TẬP

Dự án: Cử nhân Bảo hiểm – Ngân hàng – Tài chínhHọ và tên sinh viên: NGUYỄN VIẾT DƯƠNG

Lớp: K114Niên khóa: 2019-2022

Ngân hàng/Doanh nghiệp: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phòng giao dịch của chi nhánh huyện Ân Thi – Hưng YênThời gian kiến tập: 29/6/2021 đến 29/7/2021

Hà Nội, 2021

Trang 2

Mục lục

I Tìm hiểu về doanh nghiệp

1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp……….5

2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh……… 10

3 Quy mô nhân sự của doanh nghiệp………12

4 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm ……… 14

II Tìm hiểu về thị trường và định hướng phát triển của doanh nghiệp……… 15

III Nhận xét và kiến nghị của sinh viên……….18

1

Trang 3

Pay-UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

Asia-Pacific Rural and Agricultural Credit Association (Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn Châu Á - Thái Bình Dương)

Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất VIỆT NAM theo mô hình của FORTUNE 500

GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

EMV Europay, Mastercard, Visa

2

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1: Cấu trúc tổ chức của Agribank Biểu đồ 1: Tổng tài sản

Biểu đồ 2: Tổng nguồn vốnBiểu đồ 3: Cơ cấu thu dịch vụ 2020Biểu đồ 4: Lợi nhuận trước thuế

3

Trang 5

Lời mở đầu

Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tụcqua các năm, chính sách luật pháp luôn luôn là những thay đổi tích cực để phù hợpvới nền kinh tế hội nhập, tình hình an ninh chính trị ổn định Đây là tiền đề cho sựphát triển thị trường ngân hàng ở Việt Nam Ngoài việc cung cấp các sản phẩm dịch vụngân hàng cho cá nhân và các doanh nghiệp lớn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam đã có bước đi cụ thể trong việc xây dựng chiến lược phát triển

Sau một thời gian kiến tập và nghiên cứu cùng với việc được xem xét, tìm hiểu, quansát thực tế tại Phòng giao dịch Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam - Chi nhánh Ân Thi – Hưng Yên trong thời gian kiến tập vừa qua Đặc biệt với sựgiúp đỡ,tạo điều kiện của ban lãnh đạo Ngân hàng, các cô chú, anh chị ở tại phònggiao dịch đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo kiến tập tổng hợp tại Phòng giao dịchNgân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Ân Thi- HưngYên.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo của trường Học viện tài chính – Đại họcToulon – những người đã cung cấp cơ sở kiến thức, người đã trực tiếp hướng dẫn đểem có thể hoàn thành báo cáo kiến tập hè này.

Do tính chất bảo mật thông tin của Ngân hàng nên một số chỉ tiêu kết quả kinh doanhtrong năm 2019 em chưa tổng hợp được hết nên trong Bản báo cáo kiến tập này emxin dùng những số liệu em tự thu thập được để phân tích.

1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Agribank

4

Trang 6

- Tên bằng tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Tên bằng tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Tên viết tắt: Agribank

- Mã số doanh nghiệp: 0100686174

- Vốn điều lệ ngày 31/12/2020: 30.710 tỷ đồng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lậptheo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chínhphủ) Trải qua mỗi thời kỳ phát triển với những tên gọi gắn với sứ mệnh khác nhau,xuyên suốt 32 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳng định vị thế, vai tròcủa một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, đi đầu thực hiệnchính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăngtrưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn,có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nôngthôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.

*Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Agribank Năm 1988 - 1996

1988: Thành lập ngày 26/3/1988 với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp ViệtNam

1990: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

1995: Thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay là Ngân hàng Chính sách xãhội, tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

1996: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Năm 2003 - 2006

Năm 2003: Được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới 5

Trang 7

Triển khai hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) tại các chinhánh của Agribank

Năm 2005: Mở Văn phòng đại diện nước ngoài đầu tiên tại Campuchia Năm 2006: Đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt

Đạt Top 10 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt

Năm 2009 - 2010

Năm 2009: Vinh dự được đón Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm và làmviệc Ngân hàng đầu tiên lần thứ 2 liên tiếp đạt Giải thưởng Top 10 Sao Vàng đất Việt Khai trương hệ thống IPCAS II, kết nối trực tuyến toàn bộ 2.300 chi nhánh và phònggiao dịch trên toàn hệ thống

Năm 2010: Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạngVNR500)

Năm 2013 - 2014

Năm 2013: Kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Được Nhà nước trao tặng Huân chươngLao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nôngthôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới

Năm 2014: Thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu

Ngân hàng Thương mại duy nhất lần thứ 5 liên tiếp thuộc Top 10 doanh nghiệp lớnnhất Việt Nam (Bảng xếp hạng VNR500).

Năm 2015 - 2016

6

Trang 8

Năm 2015: Triển khai thành công Đề án Tái cơ cấu đã được Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam phê duyệt

Thành lập Trung tâm Vốn Agribank nhằm nâng cao tính tập trung, chuyên nghiệp vàhiệu quả trong hoạt động kinh doanh Vốn và Ngoại tệ

Ra mắt hệ thống phát hành và thanh toán thẻ CHIP theo chuẩn EMV đem lại nhiều tiệních và an toàn hơn cho chủ thẻ Agribank

Năm 2016: Tổng Tài sản cán mốc trên 01 triệu tỷ đồng

Ngân hàng đứng đầu hệ thống ngân hàng theo Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớnnhất Việt Nam

Năm đầu tiên thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìnđến năm 2030,

Đề án chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2016-2020 Top 20 Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam

Năm 2017 - 2018

Năm 2017: Giữ vững vị trí Top 3 ngân hàng thương mại dẫn đầu thị trường thẻ Đứngthứ 6 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất và thứ nhất trong các Ngân hàng thương mại tạiViệt Nam theo Bảng xếp hạng VNR500

Top 20 Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam

Năm 2018: Kỷ niệm 30 năm thành lập Được trao tặng Huân chương lao động hạngNhất

Năm thứ 6 liên tiếp đạt Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạngVNR500)

Năm 2019 - 2020

Năm 2019: Lợi nhuận đạt mức cao kỷ lục trong 31 năm hoạt động

Năm 2020: Hoàn thành thắng lợi Phương án Tái cơ cấu Agribank gắn với xử lý nợ xấugiai đoạn 2016-2020 Quốc hội nhất trí chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho Agribank3.500 tỷ đồng

Agribank năm 2020 – Một năm gặt hái nhiều giải thưởng uy tín:

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Trang 9

Sơ đồ 1: Cấu trúc tổ chức của Agribank

*Chức năng và nhiệm vụ Chức năng:

ỦY BANNHÂN SỰ

VÀ TỔCHỨCỦY BAN

ĐẦU TƯKIỂM TOÁN

NỘI BỘ

BANTHƯ KÝ

HĐTVỦY BAN QUẢN

LÍ RỦI ROỦY BAN

CHÍNH SÁCH

TỔNG GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNGRỦI RO

HỘI ĐỒNGKHÁCHỘI ĐỒNG

QUẢN LÍ VỐNHỘI ĐỒNG

HỆ THỐNG CÁC PHÒNG, BAN, TRUNGTÂM TÀI CHÍNH TRỤ SỞ CHÍNH

CHI NHÁNHNƯỚC NGOÀIĐƠN VỊ SỰ

CÔNG TYCONCHI NHÁNH

LOẠI IVĂN PHÒNG

ĐẠI DIỆN

CHI NHÁNHCHI NHÁNH

LỌAI II

PHÒNG GIAODỊCHĐIỂM GIAO DỊCH

LƯU ĐỘNG

ĐIỂM GIAO DỊCHLƯU ĐỘNGPHÒNG

GIAO DỊCH

Trang 10

Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinhdoanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàngNông nghiệp

Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền củaHội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao.

Nhiệm vụ:

Huy động vốn:

o Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng kháctrong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửicó kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;o Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để

huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quyđịnh của Ngân hàng Nông nghiệp.

o Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địaphương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quyđịnh của Ngân hàng Nông nghiệp;

o Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổchức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;o Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp ;o Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định của

Ngân hàng Nông nghiệp.Cho vay:

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Ngânhàng Nông nghiệp.

Kinh doanh ngoại hối:

Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảolãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theochính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàngNông nghiệp.

Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:o Cung ứng các phương tiện thanh toán;

o Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;o Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;

o Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;

o Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhànước và của Ngân hàng Nông nghiệp.

Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác:

9

Trang 11

Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc,tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấuthương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay củacác tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuêtài chính, chứng khoán, bảo hiểm và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước vàNgân hàng Nông nghiệp cho phép.

Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quyđịnh của Ngân hàng Nông nghiệp.

Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thựchiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Nôngnghiệp.

Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dựthầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản thanh, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảolãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhântrong nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.

vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàngNông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.

Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề rakế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nôngnghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hìnhảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng nhưviệc quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp.

Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khenthưởng theo phân cấp, uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp.

Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầuđột xuất của Tổng giám đốc.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.

2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Kinh doanh dịch vụ tài chính – Ngân hàngKhách hàng, thị trường:

Là một trong các ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò chủ lực trong hệ thốngngân hàng, Agribank luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của một Ngân hàngthương mại Nhà nước trong việc dẫn dắt hệ thống các tổ chức tín dụng thực thi nghiêm10

Trang 12

túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia và các chủ trương chính sách của Đảng,Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, nhất là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nôngnghiệp, nông thôn Agribank đang triển khai hiệu quả 07 chương trình tín dụng chínhsách (Cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chínhsách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vaytái canh cà phê; Cho vay chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ“Nông nghiệp sạch”) và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia (xây dựng Nông thônmới, giảm nghèo bền vững).

Môi trường kinh doanh:

Agribank không ngừng đơn giản hóa thủ tục cho vay, cải tiến mô hình, phương thứccho vay, kết hợp với chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các tổ chứcchính trị - xã hội triển khai trên 68.000 tổ vay vốn với gần 1,5 triệu thành viên; Triểnkhai an toàn 68 Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với gần 8.200 phiêngiao dịch, phục vụ hơn 800 nghìn khách hàng tại trên 400 xã trên toàn quốc, tạo điềukiện thuận lợi đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn vay vàdịch vụ ngân hàng Triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng, đến nay doanh số chovay chương trình đạt trên 7.400 tỷ đồng với 193.000 hộ gia đình, cá nhân được bổsung vốn phục vụ nhu cầu hợp pháp và cấp thiết, nâng cao đời sống của người dân tạicác địa bàn nông thôn…

Tiềm lực của ngân hàng trên thị trường:

Thông qua chủ động thực hiện đầu tư tín dụng và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngânhàng tiện ích, Agribank đang mở ra cơ hội cho hàng triệu người nông dân Việt Namđược tiếp cận với kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trên thế giới, ứng dụng thành quảcuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền nôngnghiệp Việt Nam có những bước tiến lớn trong gia nhập “sân chơi” toàn cầu.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank rất quan tâm đến công tác hỗ trợ an sinh xãhội với nhiều dự án, chương trình tài trợ tổng thể và dài hạn trên khắp cả nước, thểhiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện Chươngtrình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo chủtrương của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

11

Trang 13

Quy mô và cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

Thời kỳ đầu mới thành lập với điểm xuất phát thấp, tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷđồng; tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chiếm 42%, còn lại 58%vay từ Ngân hàng Nhà nước; tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên 10%; kháchhàng là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn làm ăn thua lỗ,sáp nhập, giải thể, tự tan rã… Sau 32 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay,Agribank là NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam trên mọi phương diện, là NHTMduy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Agribank có gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, làNHTM duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo, gần 40.000 cán bộ, người lao động.

Đến 31/12/2020, tổng tài sản đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng; Nguồn vốn đạt trên 1,34 triệutỷ đồng; Tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tếđạt trên 1,12 triệu tỷ đồng Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷtrọng trên 70%/tổng dư nợ Vốn tín dụng Agribank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dưnợ gần 2 triệu tỷ đồng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam.

Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam là trựcthuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Ân Thi – HưngYên là loại II.

Quy mô nhân sự của Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam chi nhánh Ân Thi:

Tổng số lao động: 9Lao động quản lý : 2

Lao động trực tiếp kinh doanh : 7

Lao động phân theo nhiệm vụ: +Tổ kế toán ngân quỹ: 4

+Tổ tín dụng: 3

12

Ngày đăng: 18/05/2024, 23:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan