nhận thức và tâm lý lo lắng của bố mẹ bệnh nhi trước phẫu thuật tai mũi họng tại bệnh viện đại học y hà nội năm 2023

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nhận thức và tâm lý lo lắng của bố mẹ bệnh nhi trước phẫu thuật tai mũi họng tại bệnh viện đại học y hà nội năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT NICU Neonatal Intensive Care Unit : Đơn vị điều trị tích cực sơ sinh PPUS Parents’ Perception of Uncertainty in Illness Scale : Thang đo mức độ thiếu h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

NHẬN THỨC VÀ TÂM LÝ LO LẮNG CỦA BỐ MẸ BỆNH NHI TRƯỚC PHẪU THUẬT TAI MŨI HỌNG

TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : 1 PGS.TS CAO MINH THÀNH 2 PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

HÀ NỘI - 2024

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 3

Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo trường Đại học Thăng Long và các phòng ban chức năng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt 2 năm học tại trường Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở bộ môn Điều dưỡng đã tận tâm hướng dẫn tôi qua các bài giảng trên lớp cũng như lâm sàng

Đặc biệt cảm ơn Trung tâm Tai mũi họng và Phẫu thuật Cấy ốc tai - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và các anh chị trong Trung tâm đã giúp đỡ tôi hoàn thành thu thập số liệu tại Trung tâm Cảm ơn các bậc bố mẹ có con đang điều trị tại Trung tâm đã nhiệt tình tham gia phỏng vấn

Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn gia đình tôi, đã luôn bên tôi, hỗ trợ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần Gia đình luôn khuyến khích, động viên tôi trong suốt quãng thời gian 2 năm học này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2024

Học viên

Lê Thị Ánh Tuyết

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nhận thức và tâm lý lo lắng của bố mẹ

bệnh nhi trước phẫu thuật tai mũi họng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023”

là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

NICU (Neonatal Intensive Care Unit) : Đơn vị điều trị tích cực sơ sinh PPUS (Parents’ Perception of

Uncertainty in Illness Scale)

: Thang đo mức độ thiếu hiểu biết về tình trạng bệnh của bố mẹ

STAI (State-Trait Anxiety Inventory) : Thang đo trạng thái và đặc điểm lo lắng STAI-S (State Trait Anxiety

Inventory – State)

: Thang đo trạng thái lo lắng

STAI-T (State Trait Anxiety Inventory – Trait)

: Thang đo đặc điểm lo lắng

TMH&PTCOT : Tai mũi họng và Phẫu thuật Cấy ốc tai

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1.Đại cương về tai mũi họng 3

1.1.1 Giải phẫu tai 3

1.1.2 Giải phẫu mũi 4

1.1.3 Giải phẫu họng 5

1.1.4 Các bệnh lý về tai mũi họng ở trẻ em cần can thiệp phẫu thuật 5

1.1.5 Quy trình chuẩn bị trước phẫu thuật tại Trung tâm Tai mũi họng và Phẫu thuật Cấy ốc tai - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 8

1.2.Các khái niệm về nhận thức và tâm lý 9

1.2.1 Khái niệm về tâm lý 9

1.2.2 Định nghĩa sự không chắc chắn về tình trạng bệnh 10

1.3.Phương pháp đánh giá lo lắng và nhận thức tình trạng bệnh 10

1.3.1 Thang đo đánh giá lo lắng 10

1.3.2 Thang đo đánh giá nhận thức tình trạng bệnh 11

1.4.Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 12

1.4.1 Nghiên cứu về nhận thức tình trạng bệnh 12

1.4.2 Nghiên cứu về tâm lý lo lắng 14

1.5.Yếu tố liên quan đến lo lắng và nhận thức ở bố mẹ có con nằm viện 16

1.5.1 Mối liên quan giữa sự không chắc chắn về tình trạng bệnh và tình trạng lo lắng của bố mẹ 16

1.5.2 Đặc điểm tâm lý của bố mẹ 17

1.5.3 Đặc điểm nhân khẩu, xã hội học của bố mẹ 17

1.5.4 Đặc điểm nhân khẩu và tình trạng bệnh của trẻ 18

1.5.5 Quá trình điều trị 18

1.6.Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 19

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1.Đối tượng nghiên cứu 21

2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21

2.3.Thiết kế nghiên cứu 21

2.4.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 22

2.4.1 Cỡ mẫu 22

2.4.2 Phương pháp chọn mẫu 22

2.5.Công cụ thu thập thông tin 23

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 7

2.5.1 Bộ công cụ thu thập số liệu 23

2.5.2 Biến số nghiên cứu nghiên cứu 24

2.6.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 27

2.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 27

2.6.2 Phân tích, xử lý số liệu 29

2.7.Sai số gặp phải và phương pháp khống chế sai số 30

2.7.1 Sai số 30

2.7.2 Cách khắc phục 30

2.8.Đạo đức nghiên cứu 31

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 33

3.2 Thực trạng nhận thức và tâm lý lo lắng của bố mẹ 37

3.2.1 Thực trạng nhận thức về tình trạng bệnh của bố mẹ 37

3.2.2 Thực trạng mức độ lo lắng của bố mẹ 38

3.3 Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhận thức và lo lắng của bố mẹ 42

3.3.1 Mối liên quan giữa nhận thức về bệnh với các nhóm yếu tố 42

3.3.2 Mối liên quan giữa lo lắng với các nhóm yếu tố 49

3.4.Phân tích số liệu định tính 54

Chương 4 BÀN LUẬN 57

4.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 57

4.2.Thực trạng về mức độ lo lắng và nhận thức của bố mẹ về tình trạng bệnh của trẻ 61

4.2.1 Thực trạng mức độ lo lắng của bố mẹ về tình trạng bệnh của trẻ 61

4.2.2 Thực trạng nhận thức của bố mẹ về tình trạng bệnh của trẻ 64

4.3.Một số yếu tố liên quan đến mức độ lo lắng và nhận thức của bố mẹ về tình trạng bệnh của trẻ 67

4.3.1 Yếu tố liên quan đến mức độ lo lắng 67

4.3.2 Yếu tố liên quan đến sự không chắc chắn về bệnh 70

KẾT LUẬN 74

KHUYẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng biến số nghiên cứu 24

Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 33

Bảng 3.2: Đặc điểm chung của trẻ 35

Bảng 3.3: Tiền sử bệnh của trẻ 35

Bảng 3.4: Chẩn đoán bệnh trước mổ của trẻ 36

Bảng 3.5: Quá trình mổ dự kiến của trẻ 36

Bảng 3.6: Thực trạng các khía cạnh trong nhận thức của bố mẹ về bệnh 37

Bảng 3.7: Đánh giá mức độ nhận thức của bố mẹ về bệnh 37

Bảng 3.8: Điểm đánh giá sự không chắc chắn về bệnh của bố mẹ 37

Bảng 3.9: Trạng thái lo lắng của bố mẹ có bệnh nhi trước phẫu 38

Bảng 3.10: Mức độ lo lắng của bố mẹ trẻ theo thang điểm trạng thái lo lắng 39

Bảng 3.11: Đặc điểm lo lắng của bố mẹ trẻ 39

Bảng 3.12: Mức độ lo lắng của bố mẹ trẻ theo thang điểm đặc điểm lo lắng 41

Bảng 3.13: Mối liên quan giữa nhận thức của bố mẹ với đặc điểm nhân khẩu học của bố mẹ 42

Bảng 3.14: Mối liên quan giữa nhận thức của bố mẹ với đặc điểm của trẻ 43

Bảng 3.15: Mối liên quan giữa nhận thức của bố mẹ với tiền sử bệnh của trẻ 44

Bảng 3.16: Mối liên quan giữa nhận thức của bố mẹ với đặc điểm và chẩn đoán bệnh trước mổ của trẻ 45

Bảng 3.17: Mối liên quan giữa nhận thức của bố mẹ với quá trình mổ dự kiến của trẻ 46

Bảng 3.18: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến mối liên quan giữa một số đặc điểm của bố mẹ và bệnh nhi với nhận thức của bố mẹ 47

Bảng 3.19: Mối liên quan giữa lo lắng với đặc điểm nhân khẩu học của bố mẹ 49

Bảng 3.20: Mối liên quan giữa lo lắng với đặc điểm của trẻ 50

Bảng 3.21: Mối liên quan giữa lo lắng với tiền sử bệnh của trẻ 50

Bảng 3.22: Mối liên quan giữa lo lắng với chẩn đoán bệnh trước mổ của trẻ 51

Bảng 3.23: Mối liên quan giữa lo lắng với đặc điểm và quá trình mổ dự kiến 52

Bảng 3.24: Mô hình hồi quy logistic đa biến mối liên quan giữa một số đặc điểm của bố mẹ và bệnh nhi với tình trạng lo lắng của bố mẹ 53

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cấu trúc tai 3

Hình 1.2: Cấu tạo mũi 4

Hình 1.3: Cấu tạo hầu họng 5

Hình 3.1: Thực trạng mức độ lo lắng của bố mẹ 41

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu 29

Sơ đồ 2.2: Khung lý thuyết các yếu tố liên quan đến nhận thức và tâm lý lo lắng 32

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lo lắng là trạng thái tâm lý thường gặp phải ở những người bệnh điều trị nội trú, đặc biệt là người bệnh được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật Tình trạng lo lắng có thể gặp phải tại thời điểm trước, trong và sau phẫu thuật Sự lo lắng của người bệnh trước phẫu thuật gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình gây mê: đòi hỏi phải tăng liều thuốc mê, kéo dài thời gian khởi mê, trì hoãn thời gian hồi tỉnh, làm tăng mức độ đau và tăng nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau sau mổ cũng như kéo dài thời gian nằm viện [8], [20] Bên cạnh đó, đối với nhóm bệnh nhân là trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, do bố mẹ là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhi: quyết định cách tiếp cận dịch vụ y tế, lựa chọn phương pháp điều trị, chi trả cho quá trình điều trị và trực tiếp chăm sóc bệnh nhi nên tình trạng lo lắng cũng xuất hiện ở nhóm này Nghiên cứu của Ayenew năm 2020 sử dụng thang đo mức độ lo lắng STAI- State để đo mức độ lo lắng của 176 bố mẹ của trẻ trước phẫu thuật, cho thấy tỉ lệ bố mẹ xuất hiện lo lắng cao (74,2%) [11] Tương tự, nghiên cứu Kampouroglou và cộng sự chỉ ra rằng 79,8% bố mẹ có trẻ đang chờ phẫu thuật sẽ trải qua trạng thái lo lắng [29] Ở Việt Nam, tỉ lệ lo lắng của bố mẹ cũng cao, lần lượt là 85,3% ở bố và 82,1% ở mẹ có con mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống đang điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương [3] Bố mẹ bị ảnh hưởng tâm lý sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như việc chăm sóc trẻ trước và sau khi phẫu thuật Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự có mặt của bố mẹ giúp cải thiện chất lượng chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc chăm sóc trẻ, tạo cảm giác an toàn và yên bình hơn để trẻ yên tâm điều trị [58] Ngoài ra, nghiên cứu của Rosenberg và cộng sự cũng chỉ ra rằng trẻ em có bố mẹ lo lắng từ trung bình đến cao sẽ có mức độ đau cao hơn [45] Thêm vào đó, sự xuất hiện của lo lắng ở bố mẹ là rào cản lớn nhất trong việc chăm sóc bệnh nhi và gây tác động xấu đến khả năng đối phó với các sự kiện mới [19], [30]

Bố mẹ có con chuẩn bị phẫu thuật cũng thường xuyên trải qua tình trạng không chắc chắn trong nhận thức về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị và tiên lượng điều trị của trẻ Sự không chắc chắn trong nhận thức được hiểu là “cảm giác mất kiểm soát và trạng thái nghi ngờ về tri giác thay đổi theo thời gian” [57] Sự không chắc chắn về bệnh có thể làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, cản trở việc ra quyết định của họ, từ đó ảnh hưởng

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

đến quá trình phục hồi bệnh của bệnh nhân Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bố mẹ có mức độ không chắc chắn về bệnh cao, trạng thái tâm lý của họ sẽ không tốt và sự không chắc chắn về bệnh tỷ lệ thuận với trạng thái tâm lý của họ [38], [57]

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh ở các cơ quan hô hấp là bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ em Điều trị các bệnh lý tai mũi họng, đặc biệt là điều trị phẫu thuật có thể gây nên tình trạng lo lắng nhất định cho bố mẹ bệnh nhi Trung tâm Tai Mũi họng và Phẫu thuật Cấy ốc tai là cơ sở được trang bị các thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn cao, đã phẫu thuật thành công cho nhiều bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhi Việc phẫu thuật thành công góp phần tạo điều kiện cho bệnh nhi có chất lượng cuộc sống tốt hơn Tuy nhiên, việc gặp phải các vấn đề tâm lý ở bệnh nhi cũng như người nhà trong quá trình phẫu thuật là điều không thể tránh khỏi và mức độ lo lắng ở mỗi cá nhân là khác nhau Do đó, việc tìm hiểu tâm lý cũng như nhận thức của bố mẹ bệnh nhi là một trong những bước cần thiết của người điều dưỡng trong việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật và hỗ trợ người bệnh sau phẫu thuật, từ đó góp phần nâng cao chất lượng điều trị Câu hỏi đặt ra rằng mức độ nhận thức và lo lắng của bố mẹ bệnh nhi trước phẫu thuật tai mũi họng tại Trung tâm Tai Mũi Họng và Phẫu thuật cấy ốc tai như thế nào và các yếu tố liên quan đến nhận thức cũng như tâm lý lo lắng của bố mẹ bệnh nhi là gì Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu:

1 Mô tả nhận thức và tâm lý lo lắng của bố mẹ bệnh nhi trước phẫu thuật tai mũi họng tại Trung tâm Tai Mũi Họng và Phẫu thuật cấy ốc tai tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhận thức và tâm lý lo lắng của bố mẹ bệnh nhi

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cương về tai mũi họng

1.1.1 Giải phẫu tai

- Tai trong: gồm mê đạo xương tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể Ốc tai có hình dạng như con ốc có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh sau đó mã hóa và chuyển lên não

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

Chức năng của tai bao gồm:

- Dẫn truyền âm thanh: âm thanh đập vào màng nhĩ lan truyền qua chuỗi xương con, ốc tai đến cơ quan thụ cảm âm thanh sau đó theo thần kinh ốc tai lên não Khi rối loạn chức năng sinh lý nghe dẫn đến giảm hay mất khả năng nghe - Giữ thăng bằng cơ thể, định hướng trong không gian: cơ quan tiền đình có chức

năng giữ cho cơ thể luôn ở trang thái cân bằng trong không gian ba chiều Rối loạn chức năng thăng bằng biểu hiện bệnh lý chóng mặt, mất thăng bằng

1.1.2 Giải phẫu mũi

Hình 1.2: Cấu tạo mũi

(Nguồn: https://images.app.goo.gl/uoodCHQzuJJ9ynQHA)

Mũi gồm 3 phần: mũi ngoài, mũi trong và các xoang cạnh mũi Ngoài việc là cơ quan khứu giác ra, mũi còn là đường tự nhiên mà nhờ đó không khí có thể lưu thông vào cơ thể trong lúc thở

Các xoang mũi được lót bằng niêm mạc, được cung cấp nhiều máu Nhờ đó, các xoang có thể làm ẩm và làm ấm không khí được hít vào

Trang 14

1.1.4 Các bệnh lý về tai mũi họng ở trẻ em cần can thiệp phẫu thuật

1.1.4.1 Nghe kém

- Nghe kém chia làm 2 thể: điếc bẩm sinh và điếc mắc phải Điếc bẩm sinh có thể do gen di truyền và em bé bị điếc cả 2 tai Điếc mắc phải có thể do mẹ sử dụng các loại thuốc như Quinine, Streptomycine trong lúc mang thai hoặc do trẻ bị nhiễm trùng tai giữa, thủng màng nhĩ trong quá trình phát triển

- Điều trị: cho trẻ đeo máy trợ thính cho trẻ suốt 24 giờ/ngày Trong trường hợp trẻ bị thủng màng nhĩ do nhiễm trùng tai giữa, cần điều trị cho tai khô và tiến hành phẫu thuật vá màng nhĩ khi trẻ đủ 8 tuổi

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

- Điều trị:

Khi rò luân nhĩ không có dấu hiệu nhiễm trùng thì không cần điều trị

Trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ nhưng chưa hình thành ổ áp xe, trẻ có thể được điều trị nội khoa bằng cách sử dụng kháng sinh, chống viêm, giảm đau và vệ sinh lỗ rò

Trong trường hợp hình thành ổ áp xe, ngoài sử dụng kháng sinh, chống viêm, giảm đau, trẻ còn được chọc hút ổ áp xe hoặc rạch dẫn lưu mổ, dẫn lưu ổ áp xe nếu chọc hút không đạt hiệu quả

Trong trường hợp trẻ bị viêm tái đi tái lại nhiều lần, viêm nhiễm nặng hoặc hình thành ổ áp xe, cần can thiệp ngoại khoa nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và các biến chứng Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đường rò được thực hiện sau khi nhiễm trùng và viêm không còn nữa Các lỗ rò nếu ở vị trí phía sau ống tai cần phẫu thuật hai vết mổ để tháo đường hoàn toàn

1.1.4.3 U nang giáp móng

- Nang giáp móng là bệnh lý bẩm sinh hay gặp nhất trong các loại u nang vùng cổ Bệnh có nguồn gốc từ sự phát triển bất thường của ống giáp lưỡi trong quá trình biệt hóa hình thành các cơ quan vùng đầu - mặt - cổ trong thời kỳ phôi thai - Triệu chứng:

Xuất hiện một khối u nổi gồ ở da vùng cổ trước, tương ứng với vị trí xương móng, dính vào xương móng, da phủ bình thường Khối u di động theo nhịp nuốt, khi sờ lên sẽ thấy căng nhưng không đau;

Nếu không điều trị, nang giáp móng sẽ bị bội nhiễm, sưng nóng, đỏ, tự vỡ mủ có lẫn dịch nhầy, tạo lỗ rò chảy dịch vàng Lỗ rò thỉnh thoảng tự bít kín miệng,

Trang 16

sau vài hôm lại bị sưng tấy, khiến da quanh lỗ rò bị viêm, dày lên Thời gian rò kéo dài tạo thành ống rò chắc như dây thừng;

Hiếm gặp: Có một khối u nang thay đổi kích thước, gây nuốt khó, lỗ rò nhiễm trùng to Có trường hợp nang giáp móng không nằm ở vùng cổ trước mà nằm ở bên cổ trước hoặc nằm trong tuyến giáp Có trường hợp nang giáp móng bị cốt hóa do ống giáp lưỡi bị kẹt lại trong khi xương móng đang phát triển

- Điều trị: Phương pháp điều trị u nang giáp móng duy nhất là phẫu thuật (thủ thuật Sistrunk) Đây là phương pháp mổ dọc theo đường giữa cổ, cắt lấy bỏ toàn bộ nang giáp móng, đường ống dưới xương móng, thân xương móng, đường ống trên xương móng và khoảng 3mm mô lưỡi ở xung quanh

1.1.4.4 Viêm tai xương chũm cholesteatome

- Trẻ bị viêm tai giữa mạn tính từ nhỏ, có các đợt chảy mủ, nước mủ hôi được coi là viêm tai xương chũm Trong trường hợp màng nhĩ thủng rộng sát rìa, nhiều mủ hôi thối, lấy mủ tai cho vào nước thấy xuất hiện chất vàng óng nổi lên, đó chính là cholesteatome Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp các biến chứng nội sọ như áp xe đại não, áp xe tiểu não, viêm màng não, viêm xoang tĩnh mạch bên

- Điều trị: Phẫu thuật khoét rộng đá chũm được chỉ định trong trường hợp viêm tai xương chũm cholesteatome Trong trường hợp có biến chứng, bệnh nhi sẽ được khoét rỗng đá chũm mở rộng tìm ổ viêm và dẫn lưu rộng

1.1.4.5 Viêm VA

- VA là mô tân bào nằm ở góc vòm Nhiệm vụ của VA là tiếp xúc với vi khuẩn để tạo kháng thể cho cơ thể Đây là chức năng miễn dịch của VA và bảo vệ trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên Khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, trẻ có thể bị viêm VA - Khi trẻ bị viêm VA, trẻ sẽ bị ngạt mũi cho đến khi không thở được bằng mũi

mà chuyển sang thở bằng miệng VA to ra, gây chèn ép vòi nhĩ, từ đó gây ra viêm tai thanh dịch Trẻ bị ù tai, hòm nhĩ chứa nhiều dịch, nếu không điều trị trẻ có thể bị điếc dẫn truyền Vi khuẩn từ VA có thể vào hòm nhĩ qua vòi nhĩ để gây viêm tai giữa cấp Nếu không điều trị, trẻ có thể bị thủng màng nhĩ, chảy mủ tai và viêm tai giữa mạn tính

- Điều trị: bằng phương pháp nạo VA dưới gây tê hoặc gây mê Nạo VA bằng thìa nạo Moure hoặc La Force

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 17

1.1.4.6 Viêm amydan

- Amydan là mô tân bào nằm trong vòng Waldeyer có chức năng miễn dịch, nằm ở vùng họng và 2 bên đáy lưỡi Không khí và thức ăn đi vào cơ thể sẽ tiếp xúc với amydan Vi khuẩn có trong không khí hoặc thức ăn có thể bám vào amydan Bạch cầu trong amydan bắt giết vi khuẩn, từ đó tạo ra kháng thể cho cơ thể - Khi bị viêm amydan, trẻ có thể cảm thấy khó nuốt, đau họng, sốt, ho Amydan

khám thấy to, đỏ, có khi có mủ viêm Nếu điều trị không đúng cách, viêm amydan cấp tính có thể chuyển thành viêm mãn tính Thể viêm mạn tính ở trẻ là thể viêm amydan quá phát

- Điều trị: điều trị viêm amydan cấp với kháng sinh phổ rộng, liều cao, kèm thuốc chữa triệu chứng và vệ sinh sạch sẽ vùng miệng họng Cắt amydan được chỉ định trong trường hợp amydan quá phát gây khó thở, khó nuốt, viêm amydan bộ

phát từ 5-7 lần trong 1 năm hoặc có hội chứng ngừng thở khi ngủ

1.1.5 Quy trình chuẩn bị trước phẫu thuật tại Trung tâm Tai mũi họng và Phẫu thuật Cấy ốc tai - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

1.1.5.1 Chuẩn bị tâm lý

Bố mẹ được giải thích về chẩn đoán bệnh của trẻ và kế hoạch điều trị của trẻ Đồng thời họ cũng được động viên, khuyến khích để thực hiện tốt chức năng chăm sóc và ủng hộ trẻ

1.1.5.2 Tư vấn/ hội ý trước phẫu thuật

- Bác sĩ phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định sau khi khai thác tiền sử, bệnh sử,

và khám lâm sàng kết hợp với các kết quả cận lâm sàng Lúc này bác sĩ phẫu thuật giải thích cho trẻ và gia đình về cuộc phẫu thuật, các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra, và cho người nhà kí vào giấy cam kết đồng ý phẫu thuật

- Bác sĩ gây mê: Bác sĩ gây mê hoặc điều dưỡng gây mê sẽ kiểm tra lại tiền sử và

khám lâm sàng để đảm bảo cuộc gây mê được an toàn

- Điều dưỡng: Trước bất cứ một cuộc phẫu thuật nào, điều dưỡng cũng sẽ kiểm

tra lại tiền sử, bệnh sử, tiền sử dị ứng, thuốc đang dùng, tiền sử các bệnh rối loạn đông máu, các bệnh nhiễm trùng, để chắc chắn trẻ đủ yêu cầu cho cuộc phẫu thuật

Trang 18

1.1.5.3 Chuẩn bị

- Các xét nghiệm cận lâm sàng: Các xét nghiệm cận lâm sàng được chỉ định bởi

bác sĩ điều trị dựa trên tình hình lâm sàng của trẻ và yêu cầu của cuộc phẫu thuật

- Dự trù máu: Đảm bảo bệnh nhân đã được làm xét nghiệm kiểm tra nhóm máu

và có đủ máu dự trữ trong ngân hàng máu Trước khi mổ, bệnh nhân cũng được chuẩn bị sẵn một đường truyền để dùng khi cần thiết

- Thụt tháo: Bệnh nhân được làm sạch đường ruột trước khi tiến hành phẫu

thuật để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình gây mê và giảm các biến chứng có thể có

- Sát khuẩn vị trí phẫu thuật: Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được tắm rửa sạch

sẽ, và sát khuẩn vị trí mổ bằng Betadin 10% để phòng ngừa nhiễm trùng

- Nhịn ăn: Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi phẫu thuật để phòng

ngừa các biến chứng như sặc làm thức ăn từ dạ dày tràn vào phổi trong quá trình gây mê

- Thuốc: Đêm trước khi mổ, bệnh nhân được phát thuốc an thần, giúp làm giảm

cảm giác lo lắng và giúp bệnh nhân ngủ ngon Ngoài ra bệnh nhân còn được test dị ứng kháng sinh để dự phòng nhiễm trùng sau mổ

1.2 Các khái niệm về nhận thức và tâm lý

1.2.1 Khái niệm về tâm lý

Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành vi và hoạt động của con người

Lo lắng là một cảm giác tâm lý khó chịu, căng thẳng được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương, tạo ra kích thích bên trong và bên ngoài, làm xuất hiện các triệu chứng kích thích giao cảm như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, khô miệng, chóng mặt, thở nhanh, căng cơ, run tay chân, run tay chân [15], [33]

Căng thẳng (Stress) là một cảm xúc tiêu cực kết hợp với những thay đổi về sinh hóa, sinh lý, nhận thức và hành vi nhằm mục đích giải quyết những sự kiện gây ra căng thẳng hoặc là thích nghi với những tác động do căng thẳng gây ra [47]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

1.2.2 Định nghĩa sự không chắc chắn về tình trạng bệnh

Sự không chắc chắn về tình trạng bệnh (uncertainty) được định nghĩa là trạng thái không có khả năng xác định ý nghĩa của các yếu tố liên quan đến bệnh và đánh giá tiên lượng bệnh Đây là một trạng thái nhận thức được tạo ra khi một cá nhân không thể phân tích hay nắm bắt được các yếu tố liên quan đến bệnh do thiếu thông tin [39] Sự thiếu hiểu biết có thể làm tăng gánh nặng trong quản lý bệnh và khiến con người (đặc biệt là bố mẹ) cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bất lực [44]

Mishel đã giới thiệu khái niệm về sự không chắc chắn về tình trạng bệnh vào năm 1981, phát triển lý thuyết đồng thời thiết kế và thử nghiệm các công cụ liên quan Lý thuyết của Mishel tập trung vào việc mô tả quá trình nhận thức của các cá nhân khi đối phó với căng thẳng trong các tình huống mơ hồ, không nhất quán hoặc phức tạp [59]

Sự không chắc chắn về tình trạng bệnh bao gồm 4 yếu tố: sự mơ hồ liên quan đến tình trạng bệnh, sự phức tạp liên quan đến điều trị và hệ thống chăm sóc sức khỏe, sự thiếu thông tin về chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự khó lường của diễn biến bệnh và tiên lượng bệnh [38]

1.3 Phương pháp đánh giá lo lắng và nhận thức tình trạng bệnh

1.3.1 Thang đo đánh giá lo lắng

Lo lắng có thể được đánh giá dựa trên 3 cách: Quan sát hành vi (như ánh nhìn, bồn chồn, ); phản ứng của cơ thể (tăng huyết áp, tăng nhịp tim); và người ta tự báo cáo thông qua nhật kí, phỏng vấn hoặc bộ câu hỏi Trong đó, để cho người tham gia tự báo cáo qua bộ câu hỏi là phương pháp được ưa chuộng nhất trong đo lường lo lắng Rất nhiều các bộ câu hỏi đã ra đời và được sử dụng rộng rãi, ví dụ thang đánh giá lo âu và trầm cảm trên bệnh nhân tại bệnh viện (HADS-A), thang đánh giá rối loạn lo âu ZUNG (SAS), bộ câu hỏi lo âu của Beck (BAI), thang đánh giá trầm cảm, lo âu và stress (DASS 21), thang đánh giá lo âu Hamilton (HARS), bộ câu hỏi về triệu chứng tâm trạng và lo lắng (MASQ), và thang đo rối loạn lo âu lan tỏa 7 tiêu chí (GAD – 7) [27], [48]

Thang kiểm kê trạng thái và đặc điểm lo lắng (STAI) được xây dựng bởi Spielberger, Góuch, Lushene, Vagg và Jacobs STAI được công bố lần đầu tiên vào

Trang 20

năm 1970 với bản ban đầu kí hiệu là STAI-X, và sau đó được sửa đổi thành STAI-Y vào năm 1983 nhằm đánh giá sự xuất hiện và mức độ của lo lắng trong môi trường bệnh viện [27] STAI đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng trong các nghiên cứu về lo lắng của bố mẹ [22] Thang đo này được chứng minh với độ tin cậy Cronback’s Alpha trong khoảng 0,86 đến 0,95 STAI được coi như “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá lo lắng [50] và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới

Thang kiểm kê trạng thái và đặc điểm lo lắng STAI đã được Nguyễn Công Khanh dịch và kiểm nghiệm độ chính xác [2], và đã trở thành một công cụ hỗ trợ chẩn đoán và điều trị lo lắng Ưu điểm lớn nhất của STAI là dễ sử dụng Những người có trạng thái tâm thần và cảm xúc bình thường chỉ mất khoảng 6 phút để hoàn thành bộ câu hỏi này STAI gồm 40 câu hỏi chia đều thành hai phần: Trạng thái và đặc điểm lo lắng Thang đo trạng thái lo lắng (STAI-S) đánh giá trạng thái lo lắng của người tham gia ngay tại thời điểm phỏng vấn bằng những câu hỏi liên quan đến trạng thái cảm xúc “ngay thời điểm hiện tại” như sự căng thẳng, hồi hộp, lo lắng và các triệu chứng của kích thích thần kinh tự chủ Thang đo đặc điểm lo lắng (STAI-T) mô tả đặc điểm tính cách của người tham gia, bao gồm tâm lý bình tĩnh, tự tin, ít chia sẻ Mỗi tiêu chí sẽ được cho điểm theo thang Likert từ 1 đến 4 Tổng điểm cho mỗi phần sẽ dao động từ 20 - 80, theo đó điểm càng cao, mức độ lo lắng càng cao [49]

1.3.2 Thang đo đánh giá nhận thức tình trạng bệnh

Thang đo mức độ không chắc chắn trong nhận thức được hiểu là “cảm giác mất kiểm soát và trạng thái nghi ngờ về tri giác thay đổi theo thời gian” [57] Thang đo mức độ không chắc chắn về tình trạng bệnh được xây dựng lần đầu tiên bởi Mishel (1977) Bản nguyên tác được dùng để đánh giá sự không chắc chắn về tình trạng bệnh ở môi trường bệnh viện hoặc ở những người trưởng thành mắc các bệnh cấp tính Sau đó nó được phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau trong đó có bản dành cho bố mẹ có con đang nằm viện (Parents’ Perception of Uncertainty in Illness Scale - PPUS, 1983) [37] PPUS bao gồm 31 câu hỏi đánh giá 4 khía cạnh của sự không chắc chắn như đã trình bày ở trên là: sự mơ hồ liên quan đến tình trạng bệnh, sự phức tạp liên quan đến điều trị và hệ thống chăm sóc sức khỏe, sự thiếu thông tin về chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự khó lường của diễn biến bệnh và tiên lượng bệnh Mỗi câu hỏi sẽ được trả lời tùy theo nhận thức của người tham gia tại thời điểm

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

ngay lúc đó dựa trên thang Likert 5 điểm từ rất đồng ý (5 điểm) đến rất không đồng ý (1 điểm) [24] Từ đó, tính tổng điểm của 31 câu hỏi, điểm càng cao chứng tỏ nhận thức về tình trạng bệnh càng tốt PPUS đã được chứng minh có độ tin cậy cao trong các nghiên cứu về nhận thức tình trạng bệnh của bố mẹ có con mắc các bệnh mãn tính [18]

1.4 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.1 Nghiên cứu về nhận thức tình trạng bệnh

“Sự không chắc chắn về tình trạng bệnh ngày càng được coi là một phần quan trọng trong tài liệu lâm sàng và thực nghiệm về phản ứng của gia đình đối với tình trạng nghiêm trọng của trẻ” [51] Có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào nhận thức của bố mẹ về sự không chắc chắn về tình trạng bệnh để chỉ ra tỷ lệ không chắc chắn, mối quan hệ của nó với tâm lý, nguyên nhân gây ra sự thiếu hiểu biết và cách quản lý

Nghiên cứu được thực hiện bởi Kerr và Haas (2014) đã chỉ ra năm loại không

chắc chắn: Sự không chắc chắn về khả năng hồi phục - bố mẹ không có khả năng dự đoán khả năng hồi phục về trạng thái bình thường của con cái họ; thiếu chắc chắn về thông tin - lo lắng của bố mẹ khi không có thông tin đầy đủ về sự cần thiết của cuộc

phẫu thuật, độ khó của cuộc phẫu thuật hay yêu cầu cần phải can thiệp phẫu thuật

trong tương lai; không chắc chắn về nguy cơ có thể gặp phải - lo ngại về những rủi ro sức khoẻ; không chắc chắn về vai trò đưa ra quyết định của bố mẹ: đánh giá

cảm giác đau và quyết định cần phải can thiệp và điều trị đau là một trải nghiệm đặc

biệt khó khăn đối với các bậc bố mẹ trong nghiên cứu này; cuối cùng là không chắc chắn về kỳ thị xã hội: các bố mẹ thường bày tỏ lo lắng về việc con của mình bị kỳ thị

trong xã hội do các vấn đề về sức khỏe Ông cũng ám chỉ rằng bố mẹ gặp phải tình trạng không chắc chắn dẫn đến việc họ phải tìm kiếm thêm thông tin từ các nguồn khác nhau, tuy nhiên, hành vi tìm kiếm thông tin này có thể làm tăng thêm sự không chắc chắn của họ [31]

Tương tự, Pearce (2017) đã nghiên cứu về nhận thức của bố mẹ có con mắc bệnh viêm khớp vô căn ở trẻ vị thành niên, tác giả nhận thấy rằng bố mẹ phàn nàn thiếu kiến thức về năm lĩnh vực chính: chẩn đoán, nguyên nhân, triệu chứng và tiên lượng; điều trị; sự ảnh hưởng của bệnh; việc chăm sóc con cái bị bệnh; cuối cùng là nhận thức về căn

Trang 22

bệnh viêm khớp vô căn ở trẻ vị thành niên Tất cả các phụ huynh tham gia nghiên cứu đều nói rằng họ thiếu kiến thức ở ít nhất 4/5 lĩnh vực nêu trên [41]

Madeo và cộng sự (2012) đã điều tra các yếu tố liên quan đến sự không chắc chắn trong nhận thức của bố mẹ có trẻ trong tình trạng chưa được chẩn đoán bằng cách sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Kết quả cho thấy rằng những bố mẹ có con đã được chẩn đoán bệnh có điểm thang đo PPUS ở mức trung bình và điểm cao hơn đáng kể so với bố mẹ của những đứa trẻ chưa được chẩn đoán Sự thiếu hiểu biết của bố mẹ đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự kiểm soát nhận thức và sự lạc quan của họ Tác giả đã chứng minh rằng bố mẹ nào có con bệnh nặng và khả năng kiểm soát bản thân kém thì sẽ có thiếu hiểu biết cao; và bố mẹ nào càng lạc quan càng giảm sự thiếu hiểu biết Tác giả chỉ ra cả tuổi và trình độ học vấn của bố mẹ đều không liên quan đến nhận thức về về bệnh [35]

Alaradi (2014) đã làm rõ các yếu tố dự báo về sự thiếu hiểu biết ở bố mẹ của trẻ sinh non ở Đơn vị điều trị tích cực sơ sinh - NICU Kết quả cho thấy rằng bố mẹ có trẻ ở NICU trải qua mức độ thiếu hiểu biết từ trung bình đến cao và sự thiếu hiểu biết có ảnh hưởng lớn nhất đến trạng thái lo lắng và các triệu chứng trầm cảm [10]

Nghiên cứu của Irene Astrid Larasati và cộng sự trên nhóm bệnh nhi bị tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (PPUS= 42,3 ± 12,91) [34] Tăng sản thượng thận bẩm sinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng cơ quan sinh dục không rõ ràng trong các rối loạn nhiễm sắc thể 46 XX về phát triển giới tính ở trẻ sơ sinh [26, 28, 42] Bệnh lý có thể được phát hiện sớm nhờ các phương pháp sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh và có thể ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe sinh sản của trẻ sau này Do mức độ nghiêm trọng của bệnh nên bố mẹ sẽ có xu hướng tìm hiểu kĩ về bệnh từ nhiều nguồn khác nhau như internet, mạng xã hội và chuyên gia y tế

Kết quả của Wen-Jiao Huang và cộng sự đã tiến hành trên nhóm trẻ đái dầm về đêm khi chỉ ra điểm trung bình đánh giá sự không chắc chắn về bệnh của bố mẹ là 81,18 điểm [25] Đái dầm về đêm là một bệnh lý phổ biến, không gây ảnh hưởng cấp tính đến trẻ mà chỉ ảnh hưởng phần nào đến tâm lý của trẻ và bố mẹ Do đó bố mẹ không chú trọng tìm hiểu về bệnh, dẫn đến sự không chắc chắn về bệnh sẽ cao ở nhóm này

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 23

1.4.2 Nghiên cứu về tâm lý lo lắng * Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Nằm viện, nhất là nằm viện có điều trị phẫu thuật là một trong các sự kiện gây cho cả bố mẹ và trẻ ảnh hưởng về tâm thần, đặc biệt là lo lắng Trẻ em có tỉ lệ cao (88,5%) được chẩn đoán có lo lắng Tình trạng này làm trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng, và do đó trẻ cần bố mẹ để chăm sóc và hỗ trợ về mặt tinh thần [12] Tuy nhiên, bố mẹ cũng thường hay lo lắng khi có con nhằm viện, điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến kế hoạch điều trị Vì thế rất nhiều nghiên cứu đã tiến hành trong lĩnh vực này

Wray J và cộng sự (2011) tiến hành một nghiên cứu thuần tập đánh giá lo lắng ở các bố mẹ có trẻ nằm viện từ khi trẻ nhập viện đến 3 tháng sau khi suất viện, kết quả cho thấy tỉ lệ lo lắng ở bố mẹ trong thời gian ngắn trẻ nhập viện cao (59%) cho đến khi xuất viện, tỉ lệ này giảm không đáng kể và vẫn tương đối cao (38%) [56]

Mẹ thường là người chăm sóc chính cho trẻ khi nhập viện, điều này làm họ lo lắng nhiều hơn so với những người bố Để xác định mức độ lo lắng của những người mẹ, Cabuk (2020) nghiên cứu tình trạng lo lắng của các bà mẹ có con điều trị tại khoa Hồi sức tích cực nhi và khoa Điều trị nội trú nhi Kết quả cho thấy mức độ lo lắng cao nhất trong 24 giờ đầu sau nhập viện và cao hơn khi trẻ mắc bệnh nặng Burcu Cabuk đã chỉ ra mức độ lo lắng của các bà mẹ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của con đặc biệt là tình trạng có phụ thuộc hay không phụ thuộc vào máy thở Đó là lí do tại sao các bà mẹ có con điều trị tại khoa Hồi sức tích cực nhi cao hơn Điều trị nội trú nhi Nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của việc hỗ trợ tinh thần và tư vấn tâm lý cho bố mẹ của trẻ [13]

Çalbayram và cộng sự (2016) nghiên cứu về lo lắng trên đối tượng ít phổ biến hơn: Lo lắng của những người bố Tác giả đã chỉ ra “trong gia đình có trẻ mắc bệnh, gánh nặng chăm sóc cho trẻ thường rơi vào những người mẹ, còn bố lại đóng một vai trò hỗ trợ quan trọng” và người bố đóng vai trò khác như là “người hỗ trợ cho mẹ chăm sóc trẻ” Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng bộ công cụ STAI-Y1 đánh giá trạng thái và nguyên nhân lo lắng của 127 người bố có con đang nằm điều trị tại viện Sau khi phân tích kết quả, ông đã chỉ ra rằng các ông bố cũng bị lo lắng với SAS= 18,94 ± 11,68 Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng ốm yếu của trẻ, do trẻ phải

Trang 24

nằm viện điều trị, trẻ phải dùng thuốc và các thủ thuật tiêm truyền hằng ngày, không thể giúp gì cho trẻ, dinh dưỡng của trẻ, sự thoải mái và an toàn của trẻ khi điều trị tại viện Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc giải thích cho bố mẹ về tình trạng bệnh của trẻ, về các thủ thuật được tiến hành, và quyền được ở cùng trẻ trong suốt quá trình điều trị có thể góp phần làm giảm lo lắng của những người bố này [14]

Để làm rõ mối liên hệ giữa lo lắng của bố mẹ và các dấu hiệu lo lắng, trầm cảm và các triệu chứng ngoại cảnh khác, Burstein (2012), đại học Y khoa ở Baltimore, đã tiến hành nghiên cứu sự lo lắng của 97 bố mẹ chia thành hai nhóm nhỏ: Nhóm có nguy cơ cao (bố mẹ bị rối loạn lo lắng) và nhóm đối chứng (bố mẹ không bị rối loạn lo âu) Cả hai nhóm đều hoàn thiện bộ câu hỏi để đánh giá mức độ lo lắng của bố mẹ Nghiên cứu chỉ ra các triệu chứng lo lắng của bố mẹ có liên quan đáng kể đến cả triệu chứng lo lắng và trầm cảm của trẻ chứ không phải các triệu chứng thực thể của trẻ [12]

Toledano-Toledano và Moral de la Rubia (2018) đã tiến hành khảo sát 446 bố mẹ tại Viện sức khỏe quốc gia Mexico để làm rõ ảnh hưởng của hai yếu tố tâm lý xã hội và xã hội học đến trạng thái lo lắng của bố mẹ Kết quả cho thấy 15/60 biến tâm lý xã hội có mối tương quan thuận với tình trạng lo lắng của bố mẹ (r = 0,102-0,526, p<0,031) Chỉ có biến số niềm tin/ sự lạc quan không liên quan đến sự lo lắng Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra rằng trong sáu biến số xã hội học, chỉ có 4 biến số giới tính, tuổi, trình độ học vấn và thu nhập có ảnh hưởng đến trạng thái lo lắng của bố mẹ Sự lo lắng còn có liên quan một chút đến thời gian trẻ nằm viện điều trị Nhóm tác giả kết luận rằng các yếu tố như trầm cảm, gánh nặng chăm sóc, tập trung quá nhiều vào cảm xúc, lòng tự trọng thấp, và phương pháp đối phó tiêu cực có thể là đặc điểm dự đoán người đó dễ xuất hiện lo lắng hay không [54]

Một số nghiên cứu sử dụng thang điểm STAI để đánh giá mức độ lo lắng của bố mẹ khi có con chuẩn bị phẫu thuật cho thấy mức độ lo lắng khá cao Nghiên cứu của Ayenew khi sử dụng thang đo STAI- S để đo mức độ lo lắng của 176 bố mẹ của trẻ trước phẫu thuật, cho thấy tỉ lệ bố mẹ xuất hiện lo lắng cao với 74,2% [11] Hay kết quả nghiên cứu của Kampouroglou và cộng sự chỉ ra rằng 79,8% bố mẹ có

trẻ đang chờ phẫu thuật sẽ trải qua trạng thái lo lắng [29]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

* Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Nguyễn Thị Dậu và cộng sự (2020) đã khảo sát 112 bố mẹ có con bị Lupus ban đỏ hệ thống đang điều trị tại khoa thận – lọc máu, bệnh viện Nhi Trung ương để đánh giá mức độ lo lắng của bố mẹ và các yếu tố liên quan Tác giả đã sử dụng thang đo HADS - A được dịch sang tiếng Việt cho thấy mức độ lo lắng của cả bố và mẹ đều cao (85,3% ở bố và 82,1% ở mẹ) Lo lắng ở bố mẹ có liên quan mật thiết với nghề nghiệp của bố mẹ, giai đoạn của bệnh, tiên lượng bệnh và đặc biệt là tình trạng kinh tế kém có thể làm tăng lo lắng của bố mẹ lên 3-4 lần [3]

Nghiên cứu của Trần Lệ Thu, Nguyễn Thị Tú Ngọc và Bùi Thị Hải (2019) đã chỉ ra rằng tỉ lệ bố mẹ có lo lắng cao và giảm dần theo thời gian nằm viện của trẻ Trong 1 tuần đầu nằm viện, 95,6% bố mẹ xuất hiện lo lắng, sau 1 tuần, tỉ lệ này giảm còn 58,8% Lo lắng của bố mẹ chủ yếu do tình trạng trẻ không tốt Hầu hết bố mẹ có khả năng đối phó ở mức trung bình 2,67 (± 0,69) điểm Bố mẹ thường sử dụng phương pháp tập trung vào vấn đề hơn là tập trung vào cảm xúc và né tránh sự việc Trần Lệ Thu chứng minh rằng các yếu tố như giới tính, trình độ học vấn, giới tính của trẻ và tình trạng sức khỏe của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp lên việc làm giảm mức độ lo lắng của bố mẹ Mẹ thường khó khăn hơn bố khi đối mặt với việc trẻ nằm viện do tính mỏng manh, yếu đuối ở hầu hết các bà mẹ Những bố mẹ có trình độ học vấn cao sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ, điều này giúp họ bớt lo lắng hơn và chăm sóc tốt hơn cho trẻ [7]

1.5 Yếu tố liên quan đến lo lắng và nhận thức ở bố mẹ có con nằm viện

1.5.1 Mối liên quan giữa sự không chắc chắn về tình trạng bệnh và tình trạng lo lắng của bố mẹ

Sự thiếu hiểu biết về tình trạng bệnh đã được chứng minh là một trong những nguyên nhân gây lo lắng Schiele (2019) đã đưa ra kết luận rằng khi cá nhân một người cảm thấy thiếu kiến thức, người đó sẽ có nguy cơ cao xuất hiện lo lắng [46] Tương tự, Vera (2009) đã làm rõ mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa sự thiếu hiểu biết về tình trạng bệnh và sự lo lắng của bệnh nhân mắc bệnh ung thư [55] Alaradi (2014) đã khảo sát 32 cặp bố mẹ của trẻ về tình trạng lo lắng, stress Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ đáng kể giữa sự thiếu hiểu biết về tình trạng bệnh và stress, lo lắng ở những người tham gia nghiên cứu [10]

Trang 26

Tương tự, một số nghiên cứu cũng cho thấy bố mẹ có con nhập viện điều trị càng lo lắng thì cảm giác không chắc chắn về bệnh của họ càng mạnh mẽ Zhu Tingting và cộng sự đã nghiên cứu bố mẹ của 113 trẻ mắc hội chứng thận hư nguyên phát và phát hiện ra rằng điểm lo lắng của bố mẹ có mối tương quan thuận với sự không chắc chắn về bệnh của bố mẹ [60] Khi lo lắng, bố mẹ không có thời gian để ý đến những thông tin liên quan của bệnh Do đó, điều này trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của cảm giác không chắc chắn về bệnh

1.5.2 Đặc điểm tâm lý của bố mẹ

Một số đặc điểm về tâm lý xã hội của bố mẹ được coi là yếu tố gây ra lo lắng, bao gồm :

- Trầm cảm;

- Gánh nặng chăm sóc trẻ; - Cảm xúc quá mức; - Lòng tự trọng thấp;

- Phương pháp đối phó tiêu cực: Các chiến lược đối phó tập trung vào cảm xúc như đổ lỗi cho bản thân, buông thả theo các hành vi;

- Thiếu lạc quan [54]

Madeo và cộng sự cũng chứng minh rằng bố mẹ nào càng lạc quan càng giảm sự không chắc chắn về bệnh [22]

1.5.3 Đặc điểm nhân khẩu, xã hội học của bố mẹ

Giới tính của bố mẹ: Mẹ là người chính trong việc chăm sóc trẻ trong hầu hết

các gia đình Hơn nữa mẹ thường nhạy cảm và thường có điểm đánh giá trạng thái lo lắng (Y1) cao hơn bố Vì vậy mẹ thường dễ bị tổn thương và dễ xuất hiện lo lắng

Tuổi của bố mẹ: Tuổi càng nhỏ thì thường dễ xuất hiện lo lắng hơn

Tình trạng hôn nhân: Điểm lo lắng cao hơn ở những bố mẹ độc thân hơn là

những người có gia đình

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn càng cao, càng ít bị lo lắng

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

Nghề nghiệp của bố mẹ và nơi sống: Bố mẹ sống ở vùng nông thôn chủ yếu làm

nghề nông sẽ có điểm lo lắng cao Nguyên nhân là do họ có hiểu biết hạn chế về phẫu thuật làm họ cảm thấy lạ lẫm, sợ sệt và lo lắng

Tình trạng kinh tế gia đình: Bố mẹ là người đóng vai trò quan trọng trong điều trị

và là người đưa ra các quyết định lựa chọn phương pháp điều trị và các dịch vụ tại khoa Gánh nặng tài chính là lí do quan trọng gây ra lo lắng ở bố mẹ và là rào cản để bố mẹ đưa ra các quyết định chọn lựa chăm sóc tối ưu nhất cho trẻ Những bố mẹ mà không có khả năng chi trả viện phí sẽ có mức lo lắng cao hơn 4 lần những bố mẹ khác [7]

1.5.4 Đặc điểm nhân khẩu và tình trạng bệnh của trẻ

Các đặc điểm của trẻ có liên quan đến tình trạng lo lắng và nhận thức của bố mẹ bao gồm:

- Tình trạng bệnh của trẻ: Nếu tình trạng của trẻ tốt hơn và đáp ứng tốt với điều

trị, bố mẹ sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm, điều đó làm giảm tình trạng lo lắng Madeo và cộng sự đã chứng minh rằng bố mẹ nào có con bệnh càng nặng thì sẽ có sự thiếu chắc chắn về bệnh càng cao [35]

- Tình trạng lo lắng của trẻ: Khi đứa trẻ nhập viện có nghĩa là phải rời xa gia

đình và người thân, bị đảo lộn các hoạt động hằng ngày, phải trải qua các lần thăm khám, trải qua cảm giác đau, mất kiểm soát và không cảm thấy an toàn Điều này làm cho trẻ thấy lo lắng [32] Và không bố mẹ nào muốn nhìn thấy con mình bất thường như vậy Vì thế bố mẹ thường rất dễ cảm thấy lo lắng

- Tuổi của trẻ: Tình trạng lo lắng sẽ phổ biến hơn ở những bố mẹ có con nhỏ hơn

1 tuổi [11] Điều đó có thể do việc đứa trẻ quá nhỏ và không thể giao tiếp với bố mẹ và nhân viên y tế

1.5.5 Quá trình điều trị

Gây mê và phẫu thuật: Bố mẹ thường lo lắng về những biến chứng sau phẫu

thuật, sự tỉnh lại của trẻ sau gây mê, tình trạng đau trước và sau phẫu thuật của trẻ, sự hồi phục sau xuất viện, khả năng dị tật sau phẫu thuật [11], [16], [53]

Thủ thuật điều dưỡng: Tiêm truyền là một thủ thuật xâm lấn và thường xuyên

gây ra cảm giác khó chịu và sợ hãi cho trẻ, thậm chí trẻ còn khóc to khi thấy điều dưỡng Điều này khiến bố mẹ dễ lo lắng Hằng ngày trẻ còn phải dùng thêm các loại

Trang 28

thuốc uống Các bậc bố mẹ sẽ băn khoăn về lí do sử dụng thuốc, uống thuốc như nào cho đúng, và thuốc này có tác dụng phụ gì không

Nhóm điều trị: Nhiều bậc bố mẹ không hiểu về vai trò và trách nhiệm của các

thành viên trong đội điều trị Họ chỉ thấy rất nhiều người qua lại trong phòng con mình và tiến hành thăm khám và các thủ thuật khác nhau Những điều này sẽ khiến họ hoang mang và dễ rơi vào trạng thái lo lắng Vì thế việc giới thiệu về bản thân và trình bày, giải thích về các hành động của nhân viên y tế là một điều hết sức cần thiết

Tiên lượng bệnh: Giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh có mối quan hệ

mật thiết với lo lắng của bố mẹ Lo lắng sẽ cao hơn ở những bố mẹ có con đang ở giai đoạn nặng và tiên lượng xấu

Thời gian điều trị: Thời gian điều trị càng dài, mức độ lo lắng của bố mẹ càng

cao Nguyễn Thị Dậu đã chỉ ra rằng bố mẹ có con điều trị trong thời gian trên 12 tháng sẽ có mức độ lo lắng cao gấp 5,37 lần những bố mẹ khác [3]

Hỗ trợ trong quá trình điều trị: Nghiên cứu của Kunnara Maneekunwong chỉ ra

rằng việc nhận thức về mức độ nghiêm trọng của bệnh, sự tin tưởng vào cán bộ điều trị và việc nhận được sự hỗ trợ tinh thần, tư vấn tâm lý trong quá trình điều trị có liên quan đến điểm đánh giá sự không chắc chắn về bệnh của bố mẹ [36]

1.6 Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) là một bệnh viện đa khoa, một đơn vị trực thuộc trường ĐHYHN, được thành lập theo Quyết định số: 137/QĐ-BYT ngày 16/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y Tế Bệnh viện ĐHYHN gồm 56 đơn vị/Trung tâm/khoa phòng gồm Ban giám đốc, 25 chuyên khoa lâm sàng, 7 chuyên khoa cận lâm sàng, 8 trung tâm và 16 phòng chức năng với hơn 800 giường bệnh phục vụ cho nhu cầu thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý Bệnh viện ĐHYHN cũng rất nổi tiếng trong điều trị ngoại khoa Bệnh viện có 6 phòng mổ đạt chuẩn quốc tế với hệ thống trang thiết bị không ngừng được cập nhật và đổi mới Mỗi năm ở đây thực hiện hơn 11.500 ca phẫu thuật Bệnh viện ĐHYHN là cơ sở đi đầu trong việc áp dụng công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị

Trung tâm TMH&PTCOT được thành lập từ năm 2013 do nhu cầu phát triển chuyên sâu về tai mũi họng Trung tâm có 21 nhân viên, trong đó có 7 bác sĩ, 11 điều

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 29

dưỡng, 2 cử nhân ngôn ngữ và 1 y công Chức năng chính của Trung tâm là khám, điều trị nội - ngoại trú cho tất cả người bệnh có vấn đề liên quan đến tai mũi họng, trong đó bao gồm cả phương pháp điều trị bảo tồn và phẫu thuật Các bệnh thường gặp của trẻ em đến khám và điều trị bao gồm viêm mũi, viêm xoang, viêm V.A, viêm amidal, viêm tai giữa, dò luân nhĩ, rò xoang lê, điếc bẩm sinh, Năm 2022, trung tâm khám cho hơn 50.000 bệnh nhân, điều trị cho khoảng hơn 2.600 bệnh nhân nội trú, trong đó số ca phẫu thuật chiếm hơn 90% Riêng bệnh nhân nhi, trung tâm đã tiến hành phẫu thuật cho hơn 500 trường hợp Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các lớp dạy cho trẻ sau khi cấy điện cực ốc tai, phục hồi giọng nói sau phẫu thuật thanh quản, sàng lọc phát hiện sớm ung thư tai mũi họng, Có thể thấy, Trung tâm TMH&PTCOT ngày càng phát triển lớn mạnh và chú trọng hơn đến chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng chăm sóc người bệnh

Trang 30

- Trẻ được chỉ định phẫu thuật bệnh lý tai mũi họng

- Được phẫu thuật bệnh lý tai mũi họng tại Trung tâm Tai mũi họng và Phẫu thuật Cấy ốc tai Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

- Bố, mẹ có kĩ năng giao tiếp bình thường - Đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bố, mẹ không có khả năng đọc hiểu bộ câu hỏi, tinh thần không tỉnh táo; - Bố, mẹ vắng mặt tại thời điểm phỏng vấn

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Tai mũi họng và Phẫu thuật Cấy ốc tai - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1-10/2023, cụ thể:  Giai đoạn chuẩn bị tháng 1-2/2023;

 Giai đoạn thu thập số liệu từ ngày 28/02/2023 đến ngày 31/08/2023;  Phân tích số liệu, viết bài báo, viết báo cáo tháng 9 - 10/2023

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định tính theo mô hình kết hợp giải thích theo trình tự

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 31

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu

2.4.1.1 Nghiên cứu định lượng

Cỡ mẫu được tính dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho một tỉ lệ như sau:

n = Z2(1-α/2) p (1 - p) d2Với: n : cỡ mẫu

z : hệ số tin cậy ở mức 95%, tương ứng = 1,96

p : Tỉ lệ lo lắng trước phẫu thuật, theo nghiên cứu của Ayenew (2020) [11] với tỉ lệ lo lắng trước phẫu thuật của bố mẹ p=0,742

2.4.2 Phương pháp chọn mẫu

2.4.2.1 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu chọn thuận tiện bố mẹ có con chuẩn bị phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu cho đến khi đạt cỡ mẫu nghiên cứu

2.4.2.2 Nghiên cứu định tính

Dựa vào giới tính, nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 8 bố mẹ từ danh sách người tham gia để triển khai phỏng vấn sâu

Trang 32

2.5 Công cụ thu thập thông tin

2.5.1 Bộ công cụ thu thập số liệu

Dữ liệu được thu thập sử dụng bộ câu hỏi tự đánh giá bao gồm hai phần: Phần A: được cấu trúc thành 3 phần

- Phần 1: Thu thập các thông tin về đặc điểm chung của người trả lời bộ câu hỏi (tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, tình trạng sức khỏe ); - Phần 2 là bộ câu hỏi đánh giá mức độ lo lắng của bố mẹ có bệnh nhi trước phẫu

thuật là bộ tiêu chí đánh giá lo lắng 40 câu (State – Trait Axiety Inventory) gồm 2 phần STAI-S (đánh giá trạng thái lo lắng) và STAI-T (đánh giá đặc điểm lo lắng) Thang đo STAI-S gồm 20 câu hỏi với câu trả lời theo thang Likert 4 điểm từ 1 (Không cảm thấy) đến 4 (Cảm thấy rất nhiều), thang đo STAI-T gồm 20 câu hỏi với câu trả lời theo thang 4 điểm từ 1 (Hầu như không) đến 4 (Hầu như mọi lúc) Bộ câu hỏi đã được chuẩn hóa ở Việt Nam bởi Nguyễn Công Khanh [2] Bộ tiêu chí đánh giá lo lắng này đã được chứng minh có độ tin cậy cao với hệ số Cronback’s Alpha cho tiểu phẩn đánh giá trạng thái và đặc điểm lo lắng lần lượt là 0,79 và 0,80 [5]

- Phần 3 đánh giá nhận thức của bố mẹ về bệnh ( Parent's Perception Uncertainty in Illness Scale - PPUS) do Mishel thiết kế (1983), gồm 31 câu chia làm 4 nhóm được gọi là không rõ ràng (13 mục), thiếu rõ ràng (9 mục), thiếu thông tin (5 mục), và không thể đoán trước (4 mục) Điểm số dao động từ 31 đến 155 với thang phân loại Likert thay đổi từ 1 đến 5, cho thấy rằng điểm càng cao thì mức độ không chắc chắn càng cao Thang đo này đã được chứng minh có độ tin cậy cao với Cronback’s Alpha trong khoảng từ 0,81 đến 0,93 [18]

Phần B dành cho nhân viên y tế thu thập các thông tin liên quan đến tình trạng bệnh của trẻ: tuổi, giới, tình trạng dinh dưỡng, số lần nhập viện điều trị trước đây, số lần phẫu thuật trước đây, chẩn đoán, phẫu thuật viên, dự kiến cách thức mổ và phương pháp gây mê

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 33

2.5.2 Biến số nghiên cứu nghiên cứu

2.5.2.1 Biến số nghiên cứu

Bảng 2.1: Bảng biến số nghiên cứu

Biến số Phân loại

Phương tiện, công cụ

thu thập Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Nhóm tuổi Thứ bậc Tỷ lệ phần trăm nhóm tuổi của người tham gia

Phiếu phỏng vấn Quan hệ với trẻ Nhị phân Tỷ lệ phần trăm giới tính của

người tham gia

Nơi sống Nhị phân Tỷ lệ phần trăm theo nơi sống của người tham gia

Trình độ văn hóa Thứ bậc

Tỷ lệ phần trăm nhóm trình độ học vấn của người tham gia

Nghề nghiệp Định danh 1 Tỷ lệ phần trăm nhóm nghề nghiệp của người tham gia

Tình trạng hôn nhân Nhị phân 1 Tỷ lệ phần trăm tình trạng hôn nhân của người tham gia

1 - Tỷ lệ phần trăm nhóm thu nhập của người tham gia ; 2 – Thu nhập trung bình ;

Được bác sỹ giải thích

về tình trạng bệnh Nhị phân

3 Tỷ lệ phần trăm được giải thích về tình trạng bệnh của con

4

Trang 34

Biến số Phân loại

Phương tiện, công cụ

thu thập

Nhận được sự hỗ trợ tinh thần, tư vấn tâm lý

từ NVYT trong quá trình điều trị

Nhị phân

5 Tỷ lệ phần trăm nhận được sự hỗ trợ tinh thần, tư vấn tâm lý từ NVYT trong quá trình điều trị

6

Đặc điểm chung của trẻ và thông tin tình trạng bệnh

Nhóm tuổi của trẻ Thứ bậc 1 Tỷ lệ phần trăm nhóm tuổi của trẻ

2 Phiếu 3 phỏng vấn Giới tính Nhị phân Tỷ lệ phần trăm giới tính của

Định lượng

1 Phân bố số lần nhập viện trước đây

Số lần phẫu thuật trước đây

Định lượng

1 Phân bố số lần phẫu thuật trước đây

Chẩn đoán Định danh 1 Tỷ lệ phần trăm chẩn đoán bệnh của trẻ

2 Trích lục hồ sơ bệnh án Tình trạng dinh dưỡng Thứ bậc 1 Tỷ lệ phần trăm tình trạng

dinh dưỡng Trình độ phẫu thuật

viên Định danh 1 Tỷ lệ phần trăm trình độ phẫu thuật viên

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 35

Biến số Phân loại

Phương tiện, công cụ

thu thập

Phương pháp gây mê

dự kiến Định danh

1 Tỷ lệ phần trăm phương pháp gây mê dự kiến thực hiện cho trẻ

điểm đánh giá lo lắng chung)

Nhị phân Tỷ lệ phần trăm bố mẹ có tâm lý lo lắng

Phiếu phỏng vấn

Điểm đánh giá mức độ nhận thức của bố mẹ về tình trạng bệnh của

con

Rời rạc

Phân bố điểm đánh giá mức độ nhận thức của bố mẹ về tình trạng bệnh của con

Phiếu phỏng vấn

2.5.2.2 Tiêu chí đánh giá

Các biến số, chỉ số cho mục tiêu 1 bao gồm:

- Điểm đánh giá lo lắng theo tiểu mục STAI-S và tiểu mục STAI-T: Cộng tổng điểm số của 20 mục trong mỗi tiểu mục của thang đo Điểm số dao động từ 20 đến 80 với thang phân loại Likert thay đổi từ 1 đến 4 Điểm càng cao cho thấy rằng mức độ lo lắng càng cao Bố mẹ được đánh giá có tình trạng lo lắng trước phẫu thuật khi điểm đánh giá lo lắng theo 2 tiểu mục STAI-S và STAI-T đều lớn hơn hoặc bằng 44 điểm Điểm giới hạn này được tham khảo từ nghiên cứu của Netsanet Temesgen Ayenew và cộng sự [11]

Trang 36

- Điểm đánh giá sự không chắc chắn về bệnh của bố mẹ có con trước phẫu thuật theo thang đo PPUS: Cộng tổng điểm số của 31 mục trong thang đo Điểm số dao động từ 31 đến 155 với thang phân loại Likert thay đổi từ 1 đến 5 Điểm càng cao cho thấy rằng mức độ không chắc chắn càng cao

Với mục tiêu 2:

- Biến phụ thuộc bao gồm: biến tỷ lệ bố mẹ có lo lắng (biến nhị phân với 2 lựa chọn Có/Không); biến điểm đánh giá sự không chắc chắn về bệnh của bố mẹ (biến định lượng)

- Các biến độc lập được xem xét đưa vào mô hình hồi quy logistic đa biến và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến bao gồm: nhóm tuổi của bố mẹ (<30 tuổi, 30-39 tuổi, >=40 tuổi); giới tính của bố mẹ (nam, nữ); nơi sống (nông thôn, thành thị); trình độ học vấn của bố mẹ (dưới trung học phổ thông, trung học phổ thông, trên trung học phổ thông); nhóm nghề (công chức nhà nước, làm cho tư nhân, lao động tự do/nông dân/nội trợ); giới tính của trẻ (nam, nữ); tuổi của trẻ; tiền sử bệnh của trẻ (có, không); đã từng nhập viện trươc đây (có, không), đã từng phẫu thuật trước đây (có, không); phương pháp gây mê (gây mê toàn thân, gây tê tại chỗ); phương pháp mổ dự kiến (nội soi, cấy điện cực ốc tai, cắt amidan/nạo VA bằng plasma, phẫu thuật mở)

- Ngoài ra, nghiên cứu còn triển khai phỏng vấn định tính để tìm hiểu cụ thể lý do của mức độ lo lắng cũng như sự không chắc chắn về bệnh của người tham gia

2.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Bước 1: Liên hệ Ban giám đốc Bệnh viện để giới thiệu mục tiêu nghiên cứu, xin xác nhận sự đồng ý và hợp tác, thông tin về thời gian dự kiến thu thập số liệu - Bước 2: Tiến hành điều tra thử bộ câu hỏi nhằm kiểm tra tính logic, phù hợp

trước khi chính thức thu thập số liệu nghiên cứu

- Bước 3: Chọn 02 điều tra viên là nhân viên của Trung tâm Tai Mũi Họng và Phẫu thuật cấy ốc tai Các điều tra viên được tập huấn kỹ về nội dung công việc cần thực hiện: mục đích nghiên cứu, cách sử dụng bộ công cụ, số liệu cần thu thập và nội dung phiếu điều tra

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 37

- Bước 4: Lập danh sách người đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu và tiến hành chọn người tham gia;

- Bước 5: Giải thích thông tin nghiên cứu cho người tham gia và lấy chấp thuận tham gia nghiên cứu;

- Bước 6: Phỏng vấn đối tượng tham gia để đánh giá nhận thức và tâm lý lo lắng của bố mẹ có con trước phẫu thuật bệnh lý tai mũi họng theo bộ câu hỏi có sẵn; Trích lục hồ sơ bệnh án để lấy thông tin về tiền sử bệnh, quá trình điều trị của trẻ; Phỏng vấn sâu 8 bố mẹ bệnh nhi;

- Bước 7: Tổng hợp, nhập số liệu, phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo

Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi được xây dựng sẵn vào ngày ngay trước ngày tiến hành phẫu thuật Trước khi phát bộ câu hỏi, tất cả bố mẹ đã được giới thiệu và hướng dẫn cách hoàn thành bộ câu hỏi đúng cách Sau đó kết quả được kiểm tra lại một lần nữa để loại bỏ những kết quả bị thiếu

Dữ liệu định tính được thu thập bằng cách phỏng vấn sâu bố, mẹ bệnh nhi dựa trên bảng hỏi đã được xây dựng sẵn Cuộc phỏng vấn sâu sẽ được ghi âm lại và gỡ băng sau khi hoàn thành

Trang 38

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu

2.6.2 Phân tích, xử lý số liệu

Kết quả thu được sẽ được mã hóa sau khi hoàn thành thu thập Sau đó dữ liệu được nhập vào phần mềm phân tích số liệu SPSS-20 để phân tích số liệu và thực hiện các thống kê mô tả và thống kê suy luận

- Phỏng vấn: Khảo sát thông tin nhân khẩu học, thực trạng nhận thức và tâm lý lo lắng của bố mẹ bệnh nhi;

- Phỏng vấn sâu: tìm hiểu rào cản về nhận thức và tâm lý lo lắng của bố mẹ

Trích lục hồ sơ bệnh án các thông tin về tiền sử bệnh, phương pháp phẫu thuật dự kiến của bệnh nhi Tuyển chọn bố mẹ bệnh nhi chuẩn bị

phẫu thuật bệnh lý tai mũi họng (đủ tiêu chuẩn tham gia)

Mô tả thực trạng nhận thức và tâm lý lo lắng của bố mẹ bệnh nhi

Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhận thức và tâm lý lo lắng của

Trang 39

Đối với các biến định tính, sử dụng tần số và tỷ lệ % để mô tả Kiểm định Khi bình phương được sử dụng để xem xét sự khác biệt về tỷ lệ giữa các nhóm

Đối với biến định lượng, biểu diễn dưới dạng trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị và khoảng tứ phân vị Test phi tham số Mann-Whitney được sử dụng để xem xét sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các nhóm

Hồi quy tuyến tính đa biến và hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định mối liên quan giữa các yếu tố đến mức độ lo lắng và nhận thức của bố mẹ với mức ý nghĩa thống kê p<0,05 Các yếu tố liên quan qua phân tích đơn biến có p<0,2 và là các yếu tố liên quan qua tổng quan tài liệu được đưa vào phân tích ở mô hình đa biến, sử dụng hệ số hồi quy (cho biến định lượng), tỷ số chênh - OR và tỷ số chênh hiệu chỉnh - aOR (cho biến định tính) và khoảng tin cậy 95%

Đối với số liệu định tính, các bản ghi âm sẽ được gỡ băng và xác định các ý kiến nổi bật, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu

2.7 Sai số gặp phải và phương pháp khống chế sai số

Trang 40

- Tập huấn cho điều tra viên về bộ câu hỏi điều tra để điều tra viên có thể hiểu và giải thích được khi đối tượng trả lời có sự nhầm lẫn và đảm bảo tính tương tác cao

- Xem xét, kiểm tra lại các phiếu, những phiếu không đầy đủ thông tin sẽ được bổ sung kịp thời

- Việc nhập liệu cũng như giám sát nhập liệu được tiến hành ngay sau khi số liệu được thu thập nhằm đảm bảo tính chính xác và có thể khắc phục ngay được những sự cố gặp phải trong quá trình nhập liệu

2.8 Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu đã được Hội đồng xét duyệt đề cương của trường Đại học Thăng Long thông qua tại Quyết định số 23020901/QĐ-ĐHTL ngày 09/02/2023

Nghiên cứu được triển khai sau khi nhận được sự đồng ý của ban lãnh đạo bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ban lãnh đạo Trung tâm Tai Mũi Họng và Phẫu thuật cấy ốc tai

Người tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích, quy trình nghiên cứu Việc tham gia là hoàn toàn tự nguyện và có thể dừng lại hoặc từ chối trả lời câu hỏi họ không muốn trả lời Việc không tham gia nghiên cứu hoặc dừng buổi phỏng vấn sẽ không ảnh hưởng đến các dịch vụ mà bệnh nhi được nhận trong quá trình điều trị tại viện

Tất cả biểu mẫu nghiên cứu đều sử dụng mã số để quản lý, kết nối số liệu, không thu thập thông tin xác định (tên, địa chỉ…) của người tham gia Dữ liệu mà người tham gia cung cấp chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu nhằm đưa ra khuyến nghị cho người tham gia cũng như phía bệnh viện để nâng cao chất lượng điều trị

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 18/05/2024, 09:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan