tiểu luận môn quản lý thông tin chuỗi cung ứng đề tài hệ thống quản lý thông tin vận tải

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn quản lý thông tin chuỗi cung ứng đề tài hệ thống quản lý thông tin vận tải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây được xem là một ngành sản xuất đặc biệt,có mối quan hệ chặt chẽ, tồn tại cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại.Nó giúp giải quyết những vấn đề về sản xuất, kinh doanh và

Trang 1

HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VẬN TẢI

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Minh TháiNhóm thực hiện : Nhóm 9

Mã học phần : 420301504901Lớp : DHQTLOG17B

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Mức độ hoàn thành

1 Đinh Thị Hồng

Nhung ( NT ) 21047941

Lời mở đầu Chương 2: 2.2Kết luậnThuyết trình

Chương 2: 2.4Chương 3: 3.2.3 3.2.4 ,,

3.2.5.Thuyết trình

3 Huỳnh Khải Quyên 21041421

Chương 2: 2.3Chương 3: 3.2.3 3.2.4 ,,

3.2.5.Làm PowerPoint

4 Phan Ngọc Anh 21048581

Chương 2: 2.1Chương 3: 3.1 3.2.1 ,,

3.2.2Làm PowerPoint

5 Phạm Thị Thu Trà 21041401

Chương 1Chương 3: 3.1 3.2.1 ,,

3.2.2Tổng hợp word

100%

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VẬN TẢI 2

1.1.Giới thiệu về hệ thống quản lý thông tin vận tải 2

1.2 Vai trò của hệ thống quản lý thông tin vận tải trong chuỗi cung ứng 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VẬN TẢI52.1 Quy trình cơ bản của hệ thống quản lý thông tin vận tải 5

2.2 Các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý thông tin vận tải ( TMIS) 6

2.3 Dữ liệu và thông tin trong hệ thống quản lý thông tin vận tải 11

2.3.1 Dữ liệu trong hệ thống quản lý thông tin vận tải 11

2.3.2 Thông tin trong hệ thống quản lý thông tin vận tải 12

2.4 Quản lý thông tin vận tải trên phần mềm vận tải 13

2.4.1 Giới thiệu về phần mềm 13

2.4.2 Tổng quan về Phần mềm quản lý vận tải Logistics Winta 14

CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VẬN TẢI 23

3.1 Một số thách thức khi triển khai và vận hành hệ thống thông tin vận tải 23

3.2 Yêu cầu của doanh nghiệp khi triển khai và vận hành hệ thống quản lý thông tin vận tải 23

3.2.1 Yêu cầu về phần cứng 23

3.2.2 Yêu cầu về phần mềm 24

3.2.3 Yêu cầu về dữ liệu 25

3.2.4 Yêu cầu về hệ thống mạng và truyền thông 26

3.2.5 Yêu cầu về nguồn nhân lực 27

KẾT LUẬN 28

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế kỷ 21, ngành vận tải đã trải qua sự biến đổi đáng kể dưới tácđộng của các yếu tố như công nghệ thông tin, tăng cường quan hệ thương mạitoàn cầu, và sự tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường Điều này đã đặt ramột loạt các thách thức và cơ hội, và để đối phó với chúng, hệ thống quản lýthông tin vận tải (TMIS - Transportation Management System) đã trở thành mộtphần quan trọng của ngành vận tải hiện đại Sự ra đời của hệ thống quản lýthông tin vận tải không chỉ đơn giản là một công cụ, mà còn là một bộ não củacác hoạt động vận chuyển Nó giúp tối ưu hóa quá trình giao hàng, giảm thiểuthất thoát và chi phí, cải thiện dịch vụ khách hàng

Qua việc nghiên cứu về đề tài “Hệ thống quản lý thông tin vận tải” thì nhómđã khám phá sâu hơn về vai trò và những đóng góp vào sự phát triển bền vững củangành vận tải hiện đại Xem xét các xu hướng mới nhất và tiềm năng trong lĩnhvực này, cũng như tầm quan trọng của việc duy trì tích hợp và sự liên kết trongtoàn bộ chuỗi cung ứng Từ đó, nhóm cũng đã đưa ra được một số yêu cầu củadoanh nghiệp khi triển khai và vận hành hệ thống quản lý thông tin vận tải nhằmđể nâng cao sự hoàn thiện về hệ thống để làm việc có chất lượng hơn

Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn nhóm không tránhkhỏi những thiếu sót Nhóm chúng em rất mong nhận được những góp ý củathầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VẬN TẢI1.1.Giới thiệu về hệ thống quản lý thông tin vận tải

Vận tải được hiểu là hoạt động di chuyển đối tượng (hàng hóa, hành khách)từ địa điểm này đến một địa khác Đây được xem là một ngành sản xuất đặc biệt,có mối quan hệ chặt chẽ, tồn tại cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại.Nó giúp giải quyết những vấn đề về sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóatới các khu vực, quốc gia và toàn cầu dựa trên khoa học công nghệ.

Hệ thống quản lý vận tải tự động hóa kế hoạch và các hoạt động bao gồmviệc di chuyển hàng hóa giữa các điểm trong chuỗi cung ứng, bao gồm người giaohàng và hình thức, tối ưu hóa lộ trình và tải trọng, và bảo trì đội xe TMIS là mộtphần bên trong của quản lý chuỗi cung ứng vì mức độ ảnh hưởng của thương mạiđiện tử về độ lớn và tần suất của đơn hàng.

Hệ thống quản lý vận tải là một hệ thống ứng dụng máy tính dùng để quảnlý các hoạt động vận tải Những hệ thống này thông thường có các mô đun tậptrung vào những tính năng như: vận tải liên phương thức, quản lý xuất nhập khẩu,quản lý đội tàu, lập kế hoạch và tối ưu hóa vận tải.

Hệ thống quản lý thông tin vận tải (Transportation Management Systems –TMIS) là một nền tảng được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây, nhằm đơngiản hóa quy trình giao hàng TMIS cho phép chủ hàng tự động hóa các quy trìnhmà họ có và nhận thông tin chi tiết có giá trị để tiết kiệm thời gian và giảm chi tiêucho các lô hàng trong tương lai.

Hệ thống quản lý thông tin vận tải là một phần của hệ thống quản lý thôngtin chuỗi cung ứng.

Hệ thống quản lý vận tải cũng hợp lý hóa quy trình vận chuyển và giúp cácdoanh nghiệp dễ dàng quản lý cũng như là tối ưu hóa hoạt động vận tải của mình,cho dù đó là vận tải đường bộ, đường hàng không hay đường biển.

Hệ thống quản lý thông tin vận tải chủ yếu được sử dụng bởi các doanhnghiệp có nhu cầu vận chuyển, di chuyển và giao nhận hàng hóa một cách thườngxuyên như: Nhà sản xuất, nhà phân phối, các doanh nghiệp thương mại điện tử,doanh nghiệp bán lẻ, các công ty cung cấp dịch vụ logistics.

Các tính năng chính của TMIS bao gồm:

Trang 6

1 Lập kế hoạch tải: Với TMIS, người gửi hàng có thể dễ dàng tìm giá cước,

lên kế hoạch tuyến đường và chọn hãng vận tải.

- Lợi ích: Do TMIS sử dụng các thuật toán phức tạp để tối ưu hóa từng lô hàng nênngười gửi hàng không chỉ tiết kiệm thời gian ở giao diện người dùng mà còn tiếtkiệm thời gian và tiền bạc trong toàn bộ quá trình vận chuyển.

2 Thực hiện vận tải: Một TMIS tự động hóa quy trình đấu thầu vận chuyển

hàng hóa, sử dụng hướng dẫn định tuyến của người gửi hàng để đấu thầu kỹ thuậtsố các lô hàng cho hãng vận tải phù hợp với mức giá định trước.

- Lợi ích: Thay vì chủ hàng đo lường thủ công năng lực của hãng vận tải, mứcchấp nhận và hiệu suất trước khi cử hãng vận chuyển, TMIS lọc qua một lượng lớndữ liệu và đẩy nhanh việc đặt trước và đấu thầu vận chuyển.

3 Theo dõi vận chuyển hàng hóa: TMIS giúp thu thập và hợp nhất thông tin

theo dõi chi tiết và ghi lại chuyển động của một lô hàng trong toàn bộ vòng đời củamột lô hàng — từ nhà kho đến điểm đến cuối cùng.

- Lợi ích: Điều này không chỉ cho phép người gửi hàng nhận được thông tin cậpnhật theo thời gian thực về việc vận chuyển hàng hóa của họ, mà còn cho phép họtheo dõi và đo lường hiệu suất của người vận chuyển.

4 Thanh toán: TMIS cho phép các công ty tự động kiểm tra từng hóa đơn của

nhà cung cấp dịch vụ và dễ dàng thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ.

- Lợi ích: Khi nói đến vấn đề tài chính, TMIS đơn giản hóa và hợp lý hóa quy trìnhthanh toán cho cả người gửi hàng và hãng vận chuyển bằng cách cung cấp quyềntruy cập vào kiểm tra cước phí, hóa đơn, thanh toán và phân tích hiệu suất chi phí.

5 Báo cáo chuyên sâu: Một TMIS cung cấp báo cáo chuyên sâu về mạng lưới

và cơ sở vật chất của chủ hàng, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suấtđể hỗ trợ lập kế hoạch trong tương lai.

- Lợi ích: Sau khi theo dõi và đánh giá dữ liệu rộng do báo cáo TMIS cung cấp,người gửi hàng có thể phát triển các chiến lược cải tiến liên tục để giảm chi phíkhông cần thiết, cải thiện mức độ dịch vụ (nghĩa là nhận và giao hàng đúng hạn)và phân tích tiết kiệm chi phí tổng thể.

1.2 Vai trò của hệ thống quản lý thông tin vận tải trong chuỗi cung ứng.

Hệ thống quản lý thông tin vận tải (Transportation Management System –TMIS) đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bằng cách quản lý tối ưu hoạtđộng vận chuyển hàng hóa

Trang 7

Một số vai trò quan trọng của hệ thống quản lý thông tin vận tải trong chuỗi cungứng bao gồm:

- Quản lý đơn hàng: Hệ thống TMIS giúp quản lý thông tin về đơn hàng bao gồm:thông tin về nguồn gốc, thông tin khách hàng, địa điểm ( lấy và giao) và thời giangiao hàng Nó cung cấp chi tiết về thông tin của đơn hàng một cách chính xác,đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian và địa điểm yêu cầu.

- Quản lý kho hàng: Hệ thống TMIS giúp cho việc quản lý thông tin về kho hàng(như số lượng hàng tồn kho, trạng thái hay vị trí của hàng hóa, ) Điều này, đảmbảo tính liên tục và đúng hẹn trong việc cung cấp hàng hóa cho khách hàng.- Tối ưu hóa hoạt động vận chuyển và giao nhận: Hệ thống quản lý vận tải cungcấp các tính năng lập hồ sơ và theo dõi quá trình vận chuyển lô hàng, cũng như hỗtrợ thanh toán hóa đơn Cung cấp các dịch vụ track & trace cho phép trao đổithông tin theo thời gian thực giữa các nhà vận chuyển, nhà phân phối, kho hàng vàkhách hàng Ngoài ra, hệ thống quản lý thông tin vận tải còn có thể giúp tối ưu hóahoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hóa bằng tính năng đo lường và theo dõihiệu suất thông qua các báo cáo, trang tổng quan và tài liệu phân tích.

- Tích hợp hệ thống: Hệ thống TMIS có khả năng tích hợp với các hệ thống kháctrong chuỗi cung ứng như ERP(Enterprise Resource Planning), WMS (WarehouseManagement System) và CRM( Customer Relationship Management) để tạo ramột hệ thống quản lý toàn diện và liên kết các hoạt động trong chuỗi cung ứng.- Hỗ trợ xây dựng kế hoạch vận chuyển hàng hóa: hệ thống sẽ giúp doanh nghiệpchọn lựa phương thức vận chuyển tối ưu nhất và hãng vận chuyển tốt nhất dựa trêntính toán chi phí, hiệu quả và khoảng cách, bao gồm cả việc tối ưu hóa các tuyếnđường vận tải nhiều chặng Ngoài ra, hệ thống còn có thể cung cấp thông tin vềmọi giai đoạn của chuỗi cung ứng và cùng với chức năng quản lý thương mại toàncầu Và có thể cung cấp thông tin thuế quan hay dự báo bất kỳ sự chậm trễ nào cóthể xảy ra do hải quan và các quy định thương mại khác.

Trang 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TINVẬN TẢI

2.1 Quy trình cơ bản của hệ thống quản lý thông tin vận tải

Kết nối với hệ thống các hãng vận tải, truy cập hệ thống quản lý thông tinvận tải, lưu trữ và so sánh thông tin chi tiết về các hãng vận tải Nó cũng bao gồmchức năng cho phép các doanh nghiệp tối ưu hóa các tuyến đường và phương thứcvận chuyển, cũng như theo dõi tiến độ giao hàng.

Quy trình cơ bản bao gồm:

1 Thu thập thông tin: Quy trình bắt đầu bằng việc thu thập thông tin liên quan

đến vận tải, bao gồm tải trọng hàng hóa, điểm xuất phát, điểm đích, thời gian giaohàng, và các yêu cầu đặc biệt khác từ khách hàng.

2 Lập kế hoạch vận tải: Hệ thống quản lý thông tin vận tải (TMIS) sẽ sử dụng

thông tin thu thập được để lập kế hoạch vận tải hiệu quả Quyết định vận chuyểnbao gồm chọn lựa các phương tiện, lựa chọn tuyến đường tối ưu, và lên kế hoạchcho lịch trình giao hàng.

3 Đặt đơn hàng và vận hành: Sau khi kế hoạch vận tải được thiết lập, hệ thống sẽ

giúp tổ chức đặt đơn hàng và theo dõi việc vận hành thực tế, bao gồm việc xácđịnh vị trí của phương tiện, theo dõi thời gian giao hàng, và xử lý sự cố nếu có.

4 Quản lý tồn kho và lưu trữ: Hệ thống quản lý thông tin vận tải (TMIS) có thể

kết hợp với hệ thống quản lý tồn kho (WMS) để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữaviệc vận chuyển và quản lý hàng tồn kho Nó giúp tối ưu hóa quá trình lưu trữ vàphân phối hàng hóa.

5 Theo dõi và báo cáo: Hệ thống cung cấp các công cụ để theo dõi hoạt động vận

tải và tạo báo cáo về hiệu suất Điều này giúp tổ chức đánh giá và cải thiện quytrình của họ.

6 Tối ưu hóa và cải tiến: Hệ thống quản lý thông tin vận tải (TMIS) có thể sử

dụng dữ liệu và phân tích để tối ưu hóa hoạt động vận tải, giảm chi phí, tăng năngsuất, và cải thiện dịch vụ khách hàng Các phần mềm hệ thống TMIS thường cungcấp tính năng này thông qua các thuật toán tối ưu hóa.

7 Quản lý đối tác và nhà vận chuyển: Hệ thống cung cấp các tính năng để quản

lý v theo dõi các đối tác và nhà vận chuyển, bao gồm việc đánh giá hiệu suất củaàhọ và thỏa thuận hợp đồng.

Trang 9

Quy trình cơ bản của hệ thống quản lý thông tin vận tải

2.2 Các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý thông tin vận tải ( TMIS)

1 Đặt lịch và quản lý vận chuyển: Hệ thống quản lý thông tin vận tải (TMIS)

giúp tổ chức lên kế hoạch và quản lý các lịch trình vận chuyển một cách hiệu quả.Điều này bao gồm việc xác định tuyến đường phù hợp, lựa chọn phương tiện vậntải, và đặt hàng cho vận chuyển hàng hóa.

- Lên kế hoạch vận chuyển: TMIS sử dụng thông tin về hàng hóa, điểm xuấtphát và đích đến để tối ưu hóa lịch trình vận chuyển Điều này bao gồm xác địnhtuyến đường tối ưu, quyết định về phương tiện vận chuyển (ví dụ: xe tải, đườngbiển, đường hàng không), và ước tính thời gian cần thiết.

- Lựa chọn vận tải: TMIS có khả năng tương tác với các nhà vận chuyển vàcung cấp thông tin về các tùy chọn vận tải có sẵn Điều này giúp tổ chức lựa chọnnhà vận chuyển phù hợp với nhu cầu của họ, bao gồm cả các yếu tố như giá cả,thời gian giao hàng, và độ tin cậy.

Trang 10

- Đặt hàng: TMIS cho phép người dùng dễ dàng đặt hàng và tạo các đơn đặthàng vận chuyển Thông tin chi tiết về hàng hóa cần vận chuyển, địa điểm lấyhàng, điểm giao hàng, và các yêu cầu đặc biệt khác có thể được nhập vào hệ thống.

2 Tối ưu hóa vận chuyển ( Theo dõi và giám sát quá trình vận tải ) Hệ thống :

quản lý thông tin vận tải (TMIS) có khả năng tối ưu hóa quá trình vận chuyển đểgiảm thiểu chi phí và tối ưu hóa thời gian giao hàng.

- Xác định tối ưu tuyến đường: TMIS sử dụng dữ liệu về tuyến đường và địađiểm để xác định tuyến đường tối ưu cho vận chuyển Nó xem xét các yếu tố nhưkhoảng cách, thời gian dự kiến, điều kiện đường, và giá nhiên liệu để tìm ra lộtrình tốt nhất.

- Kết hợp lô hàng: TMIS có thể tự động kết hợp nhiều lô hàng từ nhiều kháchhàng vào cùng một chuyến vận tải Điều này giúp tận dụng tối đa không gian trongphương tiện và giảm thiểu số lần vận chuyển rỗng.

- Điều chỉnh lịch trình: TMIS có khả năng điều chỉnh lịch trình vận chuyểntheo thời gian thực để ứng phó với các yếu tố không lường trước như giao thônghay thay đổi trong nhu cầu của khách hàng

- Tối ưu hóa sự lựa chọn phương tiện: TMIS giúp tổ chức chọn lựa phươngtiện vận chuyển phù hợp nhất cho từng chuyến hàng dựa trên nhiều yếu tố như tảitrọng, kích thước hàng hóa và khoảng cách.

3 Quản lý kho và tồn kho: Hệ thống quản lý thông tin vận tải có thể tích hợp với

hệ thống quản lý kho để cải thiện việc lưu trữ hàng hóa và tối ưu hóa việc sử dụngkho.

- Theo dõi tồn kho: TMIS theo dõi tồn kho trong thời gian thực, giúp quản lýbiết được số lượng và vị trí của hàng hóa trong kho.

- Quản lý nhu cầu và dự báo: TMIS có khả năng tích hợp với các hệ thốngquản lý tồn kho để theo dõi nhu cầu của khách hàng và dự báo các mức tồn khocần thiết.

- Tối ưu hóa vị trí kho và phân phối: TMIS có thể giúp xác định vị trí lý tưởngcho kho và cách phân phối hàng hóa từ kho đến đích đến một cách hiệu quả nhất.

4 Theo dõi và báo cáo: Hệ thống TMIS cung cấp các tính năng theo dõi vận

chuyển và tạo báo cáo về hiệu suất vận chuyển.

- Theo dõi vận chuyển: Hệ thống theo dõi vận chuyển hàng hóa trong thời gianthực, cho phép người dùng biết chính xác vị trí của hàng hóa và thời gian dự kiếnđến nơi.

Trang 11

- Tạo báo cáo: TMIS tạo ra các báo cáo về các chỉ số quan trọng như thời giangiao hàng, hiệu suất nhà vận chuyển, và chi phí vận chuyển Các báo cáo này giúptổ chức đánh giá và cải thiện hiệu suất vận chuyển.

 Lợi Ích của Transportation Management System (TMIS)

1 Tối ưu hóa chi phí và tài nguyên:

- Tối ưu hóa tuyến đường và lựa chọn tuyến đường tối ưu

- Kết hợp lô hàng để giảm thiểu chi phí vận chuyển: Một trong những cách quantrọng để giảm chi phí vận chuyển là kết hợp lô hàng Thay vì gửi từng lô hàngriêng lẻ, TMIS có khả năng tối ưu hóa việc kết hợp hàng hóa từ nhiều nguồn khácnhau vào cùng một chuyến vận chuyển Điều này giúp tận dụng tối đa tải trọng vàkhông gian trên phương tiện, giảm chi phí vận chuyển tổng cộng và làm cho quátrình vận chuyển trở nên hiệu quả hơn.

- Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp với loại hàng hóa và chuyến vận:Một phần quản lý thông tin vận tải là lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợpvới loại hàng hóa và các yếu tố đặc biệt của chuyến vận TMIS không chỉ xác địnhloại phương tiện (ví dụ: container, xe tải, tàu biển) mà còn xem xét các yếu tố nhưtrọng lượng, khối lượng, loại hàng hóa (như hàng hóa nguy hiểm), giờ làm việccủa tài xế, và giờ giới nghỉ Điều này đảm bảo rằng phương tiện được lựa chọnphù hợp với nhu cầu cụ thể của chuyến vận, giúp tránh các vấn đề phát sinh và làmcho quá trình vận chuyển an toàn hơn.

- Tối ưu hóa thời gian và thời gian dừng đỗ không cần thiết: MS cung cấp quảnlý thời gian chính xác cho việc giao hàng và định rõ các điểm dừng đỗ quan trọngtrên tuyến đường Nó sử dụng thông tin thời gian thực về giao thông, điều kiệnđường, và các yếu tố khác để điều chỉnh lịch trình nếu cần Điều này giúp giảm trễhẹn, tối ưu hóa việc dừng đỗ và đảm bảo rằng chuyến đi diễn ra một cách hiệu quả,đặc biệt quan trọng đối với hàng hóa có yêu cầu về thời gian nghiêm ngặt - Tối ưu hóa sử dụng tải trọng của phương tiện: TMIS giúp quản lý sử dụng tảitrọng của phương tiện vận chuyển Nó xác định cách tối đa hóa tải trọng để đảmbảo sự tận dụng tối đa khả năng vận chuyển của phương tiện Điều này có ý nghĩađặc biệt quan trọng đối với các loại hàng hóa có trọng lượng và kích thước khácnhau Bằng cách tối ưu hóa sử dụng tải trọng, TMIS giúp tránh lãng phí khônggian và tải trọng trống trên phương tiện, giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất.

2 Tăng tính minh bạch và quản lý thông tin:

Trang 12

- Cung cấp thông tin chi tiết về quá trình vận chuyển: TMIS là một nguồn thôngtin quan trọng cho mọi phần tử trong chuỗi cung ứng Nó cung cấp thông tin chitiết về từng giai đoạn của quá trình vận chuyển, bao gồm thời gian giao hàng, thờigian dự kiến, điểm đỗ, lịch trình dự kiến, và thông tin về đơn vị vận chuyển Điềunày giúp tạo tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, giúp mọi bên có cái nhìn rõràng về tiến trình vận chuyển.

- Theo dõi vị trí và hiệu suất vận chuyển trong thời gian thực: TMIS cho phéptheo dõi vị trí của phương tiện vận chuyển trong thời gian thực Nó sử dụng GPSvà các hệ thống theo dõi để cung cấp thông tin về vị trí chính xác, tốc độ, và thậmchí cả các dừng đỗ trên tuyến đường Điều này giúp quản lý biết được vị trí hiệntại của hàng hóa, thời gian giao hàng dự kiến, và có thể ứng phó với tình huống bấtthường nếu có.

- Quản lý tài liệu và hóa đơn liên quan đến vận chuyển: TMIS tự động quản lýtài liệu và hóa đơn liên quan đến quá trình vận chuyển Nó tự động tạo, lưu trữ vàquản lý hóa đơn, vận đơn, biên bản giao nhận, và các tài liệu khác liên quan đếnvận chuyển Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mất tài liệu, đảm bảo tính chính xáctrong tài liệu, và làm giảm công việc thủ công trong việc quản lý tài liệu và hóađơn.

3 Cải thiện hiệu suất và đáp ứng khách hàng:

- Tối ưu hóa lịch trình và thời gian giao hàng: TMIS giúp tối ưu hóa lịch trìnhvận chuyển bằng cách xem xét các yếu tố như khoảng cách, thời gian dừng đỗ,tình trạng giao thông, và yêu cầu về thời gian của khách hàng Nó tự động tạo lịchtrình vận chuyển tối ưu, giúp tối ưu hóa thời gian giao hàng dự kiến Điều này cólợi ích cho cả người vận chuyển và người nhận hàng bằng cách đảm bảo rằng hànghóa đến đúng thời gian và giảm thiểu thời gian chờ đợi không cần thiết.

- Cải thiện tính minh bạch và sự hiểu biết về tình hình vận chuyển: TMIS cungcấp thông tin chi tiết về quá trình vận chuyển, bao gồm vị trí chính xác của hànghóa trong thời gian thực Điều này tạo tính minh bạch về tình hình vận chuyển chotất cả các bên liên quan, bao gồm người quản lý, khách hàng, và đối tác vậnchuyển Việc cung cấp thông tin liên tục giúp ngăn ngừng việc mất mát hoặc tổnthất trong quá trình vận chuyển và cho phép đối phương biết về tình hình vậnchuyển một cách chính xác.

- Tăng sự hài lòng của khách hàng bằng cách đáp ứng đúng thời gian và đápứng kịp thời: Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự hài lòng củakhách hàng là đảm bảo rằng hàng hóa đến đúng thời gian TMIS giúp theo dõi và

Trang 13

điều chỉnh lịch trình để đảm bảo rằng hàng hóa được giao đúng hẹn Nó cũng chophép cả người vận chuyển và khách hàng theo dõi hiệu suất và tiến trình giao hàngtrong thời gian thực, giúp đáp ứng kịp thời với các thay đổi hoặc vấn đề phát sinh.Điều này làm tăng sự hài lòng của khách hàng và cải thiện mối quan hệ với họ.

4 Tối ưu hóa quản lý tồn kho và tối ưu hóa tài sản:

- Tích hợp quản lý tồn kho để đảm bảo sự liên kết giữa vận chuyển và tồn kho:TMIS có khả năng tích hợp với hệ thống quản lý tồn kho (WMS - WarehouseManagement System) hoặc hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM - Supply ChainManagement) Điều này giúp tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa quá trình vận chuyểnvà quản lý tồn kho Thông qua tích hợp dữ liệu và thông tin, TMIS có thể cung cấpthông tin chi tiết về tình trạng tồn kho và sẵn sàng hàng hóa, giúp quản lý biếtđược khi nào cần tăng cường vận chuyển và điều chỉnh lịch trình dựa trên nhu cầuthực tế.

- Giúp quản lý tồn kho một cách hiệu quả và đảm bảo sự liên kết giữa vậnchuyển và tồn kho: TMIS không chỉ giúp quản lý thông tin vận chuyển mà còn hỗtrợ quản lý tồn kho một cách hiệu quả Nó cho phép theo dõi tình trạng tồn kho,kiểm tra sự kết hợp giữa lịch trình vận chuyển và tình hình tồn kho, và cung cấpthông tin về thời gian giao hàng dự kiến Điều này giúp giảm tồn kho không cầnthiết và đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển và nhận trong thời gian - Tối ưu hóa việc quản lý tài sản và sử dụng phương tiện vận chuyển: TMISkhông chỉ quản lý vận chuyển mà còn quản lý tài sản và sử dụng phương tiện vậnchuyển Nó giúp theo dõi tình trạng của phương tiện, bảo dưỡng, và lịch trình bảodưỡng Điều này giúp tối ưu hóa việc quản lý tài sản, đảm bảo rằng phương tiệnvận chuyển luôn trong tình trạng hoạt động tốt và đáp ứng đúng thời hạn.

5 Tương tác tốt hơn với đối tác và quản lý rủi ro:

- Tương tác dễ dàng với đối tác vận chuyển, bao gồm việc chia sẻ thông tin vàđánh giá hiệu suất của họ: TMIS tạo cơ hội cho sự tương tác trực tiếp với các đốitác vận chuyển, bao gồm những người cung cấp dịch vụ vận tải Nó cho phép chiasẻ thông tin vận chuyển, lịch trình, và yêu cầu cụ thể với đối tác Điều này giúpđảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều có cái nhìn chính xác về quá trình vậnchuyển Hơn nữa, TMIS thường cho phép đánh giá hiệu suất của đối tác vậnchuyển dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể, giúp cải thiện quá trình lựa chọn đối tác vàquản lý hợp đồng vận chuyển.

- Cung cấp tính năng bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin vận chuyển và quảnlý rủi ro trong quá trình vận chuyển: TMIS chú trọng đến bảo mật thông tin vận

Trang 14

chuyển Nó sử dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu vận chuyểnquan trọng khỏi truy cập trái phép Điều này bao gồm việc mã hóa dữ liệu, cơ chếxác thực đối tác, và giám sát thời gian thực Bảo mật mạnh mẽ làm giảm rủi ro mấtmát thông tin và giúp đảm bảo rằng quá trình vận chuyển diễn ra một cách an toàn - Đánh giá hiệu suất vận chuyển và thu thập phản hồi để cải thiện quá trình vậnchuyển trong tương lai: TMIS cho phép tổ chức đánh giá hiệu suất vận chuyểnbằng cách thu thập dữ liệu và phản hồi từ khách hàng, đối tác vận chuyển, và tàixế Thông qua các báo cáo và phân tích dữ liệu, tổ chức có thể xem xét các yếu tốnhư thời gian giao hàng, hiệu suất vận chuyển, và việc đáp ứng yêu cầu của kháchhàng Dựa trên thông tin này, họ có thể đưa ra cải tiến và điều chỉnh trong tươnglai để tối ưu hóa quá trình vận chuyển và tăng sự hài lòng của khách hàng.

 Những lợi ích này khi kết hợp lại tạo nên một hệ thống quản lý thông tin vậntải (TMIS) mạnh mẽ, giúp tối ưu hóa chi phí, cải thiện hiệu suất và tính minh bạch,đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, quản lý thông tin và tài sản một cách hiệuquả, tương tác tốt hơn với đối tác vận chuyển và quản lý rủi ro liên quan đến quátrình vận chuyển.

2.3 Dữ liệu và thông tin trong hệ thống quản lý thông tin vận tải.

2.3.1 Dữ liệu trong hệ thống quản lý thông tin vận tải

Hệ thống quản lý thông tin vận tải có thể chứa một loạt dữ liệu liên quan đến quátrình vận chuyển hàng hóa hoặc người từ điểm A đến điểm B Dưới đây là một sốloại dữ liệu thông thường có thể được thu thập và lưu trữ trong hệ thống quản lýthông tin vận tải:

- Thông tin khách hàng: Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của khách hàng.

- Đơn hàng: Số lượng, mô tả sản phẩm, giá trị, trọng lượng và kích thước của hànghóa đang được vận chuyển.

- Địa điểm: Địa chỉ xuất phát và địa chỉ đích của hàng hóa hoặc người được vậnchuyển.

- Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển (xe, tàu, máy bay), thông tin về lái xe/phụlái, thông tin về thời gian vận chuyển dự kiến và thực tế.

- Thanh toán: Phương thức thanh toán, số lượng và số tiền đã thanh toán.

- Lịch trình: Thời gian dự kiến và thực tế cho mỗi giai đoạn của quá trình vậnchuyển.

Trang 15

- Thông tin phân phối: Đối tác vận chuyển, thông tin liên lạc của nhân viên phụtrách, thông tin kho hàng và quá trình phân phối.

- Kỹ thuật số: Dữ liệu mã vạch, dữ liệu GPS hoặc dữ liệu theo dõi thời gian thựcđể giám sát vị trí và tiến trình vận chuyển.

Các loại dữ liệu này được thu thập, lưu trữ và quản lý trong hệ thống quản lý thôngtin vận tải để cung cấp thông tin chi tiết và đáng tin cậy về quá trình vận chuyểncho các bên liên quan, từ người dùng cuối đến nhà quản lý và đối tác vận chuyển.

2.3.2 Thông tin trong hệ thống quản lý thông tin vận tải

 Đối sánh tải và tối ưu hóa

TMIS cho phép hiển thị trực quan các nguồn lực và tìm ra cơ hội để tối ưu chúngdựa vào tình trạng tồn kho và chi phí giao hàng Ví dụ có thể thực hiện cross-docking hoặc hợp nhất các hàng lẻ Tối ưu cũng có thể giúp xử lý các vật liệu đặcbiệt (như làm lạnh, vật liệu nguy hiểm, xăng).

 Xếp hạng

Biểu giá cước có thể được nhập và được đánh giá Các mức độ tin cậy của nhàcung cấp dịch vụ cũng được cập nhật để so sánh hiệu quả như về chi phí, khả nănggiao hàng đúng hạn, số lỗi hoặc hàng hóa bị hỏng

 Tạo tài liệu

Tạo toàn bộ các tài liệu cần thiết TMIS sẽ tự động các quy trình, in nhãn và phiếulấy hàng

 Lập lịch giao hàng

TMIS cho phép liệt kê các nhà cung cấp dịch vụ theo ưu tiên và theo thứ tự lầnlượt Việc giao hàng được tự động lên lịch nếu địa điểm được thiết lập để nhậnđơn hàng.

 Theo dõi và xử lý sai sót

Người quản lý có thể xem chi phí thực tế của lô hàng dựa trên chi phí thực tếthông qua cập nhật thời gian thực của bằng chứng giao hàng, hóa đơn vận chuyểnhàng hóa và tài liệu xuất/ nhập khẩu TMIS tạo hóa đơn và vận đơn Đối với các lôhàng toàn cầu, người quản lý có thể xem chứng chỉ xuất xứ, thông tin thanh toántoàn cầu và thông tin thanh toán cước vận chuyển cũng như thông tin hải quan.Việc quyết toán bao gồm kiểm toán hóa đơn vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu saisót thanh toán và tự động hóa việc thanh toán.

 Các công cụ trực quan

Trang 16

Các công cụ hiển thị cho phép các công ty và nhà cung cấp cũng như khách hàngcủa họ xem các lô hàng đến và đi, mức tồn kho trong quá trình vận chuyển và cáctrường hợp ngoại lệ đối với các lô hàng dự kiến Các công cụ này cải thiện dịch vụkhách hàng vì chúng cung cấp cùng một thông tin cho tất cả các kênh, bao gồm cảcác kênh tự phục vụ, làm cho chu kỳ bổ sung đáng tin cậy hơn và giúp các thànhviên chuỗi cung ứng giảm lượng hàng tồn kho bằng cách hiển thị nguồn hàng vàthời gian giao hàng

 Phân tích sau giao hàng

Người quản lý có thể in các báo cáo về hóa đơn vận chuyển hàng hóa, tổng chiphí, các khiếu nại về mất mát và hư hỏng và tình trạng đơn hàng của họ.

2.4 Quản lý thông tin vận tải trên phần mềm vận tải.

Phần mềm quản lý vận tải hay phần mềm logistics là phần mềm quản lí quátrình vận chuyển, vận tải hàng hoá của doanh nghiệp Phần mềm này còn dùng đểlên kế hoạch thực hiện hoạt động như kế hoạch vận tải, theo dõi quá trình vậnchuyển từ xa, hướng dẫn định tuyến đồng thời phân tích báo cáo số liệu kinhdoanh, quản lý các khiếu nại, xử lý hàng hóa bị trả lại… nhằm nâng cao hiệu suấtcủa doanh nghiệp.

Thông thường, các đơn đặt hàng tự động đến từ ERP hoặc hệ thống quản lýđơn hàng được tích hợp với TMIS Ngoài ra, nó sẽ được tích hợp với hệ thốngquản lý kho hàng (WMS) để cho phép việc đối phối hợp tốt hơn giữa kho và chủhàng: sắp xếp hàng hóa, lên lịch lao động, quản lý kho bãi, lập kế hoạch vậnchuyển và đóng gói.

2.4.1 Giới thiệu về phần mềm

Công ty Cổ phần Winta là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Namvề phát triển phần mềm và cung cấp giải pháp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin(CNTT) Các sản phẩm do Winta phát triển và triển khai, đặc biệt là các giải phápERP vào quản lý thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệuquả điều hành, quản trị cho các doanh nghiệp.

Giải pháp phần mềm của Winta là một giải pháp toàn diện với phạm vi ápdụng cho nhiều phòng ban và mô hình doanh nghiệp cùng tư tưởng thiết kế theo“Hệ thống mở” sẽ cho phép dễ dàng bổ sung, hiệu chỉnh theo yêu cầu của doanhnghiệp và sự thay đổi về môi trường - chính sách - chế độ trong tương lai.

Winta là một phần mềm quản lý vận tải có tốc độ xử lý rất nhanh nhờ được

thiết kế trên cơ sở SQL –Server và NET Không chỉ là công cụ quản lý vận tảimạnh mẽ, phần mềm này còn được dùng ở dịch vụ hải quan thuế và thuê kho bãi.

Ngày đăng: 18/05/2024, 07:33

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan