liệt kê phân tích các vùng nguy hiểm và đề xuất các biện pháp an toàn về tổchức và biện pháp an toàn kĩ thuật phù hợp của xưởng th tiện của khoa cơkhí

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
liệt kê phân tích các vùng nguy hiểm và đề xuất các biện pháp an toàn về tổchức và biện pháp an toàn kĩ thuật phù hợp của xưởng th tiện của khoa cơkhí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất.Là một sinh viên, mỗi một chúng

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNGTrường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và cácgiá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao độngXây dựng giàu có tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động Tri thức mở mang, cũng nhà lao động Vì vậy lao động là sức chính của Sự tiến bộ của xã hội loài người.Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị công cụ và môi trường Đây là một quá trình hoạt động phong phú đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất.Là một sinh viên, mỗi một chúng ta cần tự trang bị cho mình những kiến thức về bảo hộ lao động để khi bước vào công việc, có thể tạo ra một môi trường làm việc vừa đảm bảo năng suất chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và tất cả mọi người.

Đây là một chuyên đề rất rộng rãi và mang tính thực tế, vì chúng em vẫn còn là một sinh viên chưa được tiếp xúc với nhiều điều kiện lao động thực tiễn nên không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót Kính mong thầy góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ chúng em ngày càng hoàn thiện hơn Chúng em xin cảm ơn thầy, chúng em xin chúc thầy nhiều sức khỏe, hạnh phúc trong gia đình và thành công trong sự nghiệp.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm 3 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM đã đưa môn học An toàn lao động và Môi trường vào chương trình giảng dạy Đồng thời chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - thầy Nguyễn Trung Dũng đã dành hết tâm tư, nhiệt huyết để dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập vừa qua Trong thời gian học tập môn An toàn lao động và Môi trường của thầy, nhóm em đã có thêm nhiều bài học bổ ích, những kỹ năng cần thiết trong khi thực hành trong xưởng và những kỹ năng về an toàn khi chúng em làm việc cùng nhau Đây chắc chắnsẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này Từ những kiến thức thầy truyền đạt, nhóm 3 chúng em đã hoàn thành xong bài tiểu

luận với chủ đề: Liệt kê, phân tích các vùng nguy hiểm và đề xuất các biện pháp an toàn về tổ chức và biện pháp an toàn kĩ thuật phù hợp của xưởng TH Tiện củaKhoa Cơ khí.

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bài tiểu luận này không thể không tránh được những thiếu sót Nhóm 3 rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để nhóm có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, khắc phục được những kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập để có thể áp dụng tốt những kỹ năng ấy vào công việc sau này.

Lời cuối cùng nhóm 3 xin kính chúc thầy Nguyễn Trung Dũng nhiều sức khỏe, niềm tin, vững bước dìu dắt chúng em trưởng thành.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

Trang 4

Mục lụcI Giới thiệu

chung 1-2II Liệt kê kèm theo hình ảnh các vùng nguy hiểm của máy tiện trong xưởng thực

III Các yếu tố nguy hiểm khi sự dụng máy tiện trong xưởng thực hành Tiện 7-9

IV Những đề xuất an toàn của tổ

chức 9-10V Những đề xuất an toàn về kĩ

Save to a Studylist

Trang 5

I Giới thiệu chung:

-Máy tiện là thiết bị được dùng nhiều trong các xưởng cơ khí,bên cạnh những lợi ích chúng có khả năng gây mất an toàn lao động rất cao Vì vậy chúng ta cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định về an toàn lao động khi sử dụng máy tiện

- Máy tiện là máy cắt kim loại có chuyển động chính là chuyển động quay tròn quanh tâm của phôi tạo ra tốc độ cắt Chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của dao gồm: chạy dọc và chạy ngang.

Hình ảnh máy tiện:

+Cấu tạo chung của máy tiện bao gồm các bộ phận chính:1.1 Bộ phận cố định gồm bệ máy; hộp chạy dao; hộp tốc độ.1.2 Bộ phận di động gồm bàn xe dao; bàn dao; ụ động.

1.3 Bộ phận điều khiển gồm các tay gạt, du xích; trục vít me (tiện ren); trục trơn

-Máy tiện được dùng rộng rãi để gia công các mặt tròn xoay như : mặt trụ, mặt định hình, mặt nón, mặt ren vít, gia công lỗ ren, mặt đầu cắt đứt và không tròn xoay, hình nhiều cạnh, ellipse…[3]

-Máy tiện được sử dụng trong chế biến gỗ, gia công kim loại, kéo sợi kim loại, phun nhiệt,hàn ma sát cải tạo các bộ phận và gia công kính.

1

Trang 6

- Máy tiện cũng được sử dụng để gia công các chi tiết điện tử như bộ điều khiển, bộ điều khiển động cơ, bộ điều khiển động cơ servo, bộ điều khiển động cơ bước, bộ điều khiển động cơ không đồng bộ, bộ điều khiển động cơ đồng bộ, bộ điều khiển động cơ đồng bộ không đồng bộ có tần số biến đổi, bộ điều khiển động cơ đồng bộ không đồng bộ không có tần số biến đổi.[4]

II.Liệt kê kèm theo hình ảnh các vùng nguy hiểm của máy tiện trong xưởng thựchành tiện.

2.1: Vùng xoay của trục trơn, trục vít me

Hình ảnh trục trơn đang chuyển động

Trang 7

2.2: Khoảng trống giữa hai máy tiện.

Hình ảnh khoảng trống giữa hai máy tiện

2.3: Vùng không được để dụng cụ.

Hình ảnh minh họa việc để dụng cụ sai vị trí

3

Trang 8

2.4: Vùng xung quanh thùng điện.

Hình ảnh thùng điện trong máy tiện

2.5: Khung máy tiện.

Hình ảnh minh họa để tay lên khung máy tiện

Trang 9

2.6: Vùng mắt trước phôi đang tiện.

Hình ảnh minh họa vùng mắt trước phôi

2.7: Vùng quay của mâm cặp.

Hình ảnh mâm cặp đang quay

5

Trang 11

2.10: Vùng gá dao.

Hình ảnh sinh viên thao tác gá dao

III Các yếu tố nguy hiểm khi sự dụng máy tiện trong xưởng thực hành Tiện 3.1 Vùng quay của trục trơn, trục vít me

Yếu tố nguy hiểm:

+ Sinh viên đứng gần sẽ rất dễ bị cuốn áo vào trong trục trong lúc đang thực hành.+ Sinh viên có thể bị kẹt tay hoặc chân nếu vô tình mắc phải vùng xoay của trục trơn.

3.2 Khoảng cách giữa hai máy tiện

Yếu tố nguy hiểm:

+ Sinh viên chủ quan khi thực hành có thể gây ra điện dận cho dẫn tiện từ máy này sang máy khác.

+ Sinh viên đứng ở máy trước có thể bị phoi của máy sau văng trúng trong quá trình tiện.

3.3 Vùng không được để dụng cụ.

Yếu tố nguy hiểm:

+ Dụng cụ có thể bị rơi xuống mâm cặp trong quá trình tiện do máy sinh ra rung động.

+ Dụng cụ có thể rơi xuống chân sinh viên do máy sinh ra rung động.

7

Trang 12

3.4 Vùng xung quanh thùng điện.

Yếu tố nguy hiểm:

+ Đây là bộ phân nguy hiểm nhất của máy tiện nên các tai nạn điện xảy ra do sinh để đồ uống hoặc những vật dụng có tính ẩm ướt trên vùng không được để dụng cụ.

3.5 Khung máy tiện.

Yếu tố nguy hiểm:

+ Dễ bị mảnh phôi bắn vào mắt + Dễ tiếp xúc với vùng xung quanh điện.

+ Dễ sẫy tay hoặc cuốn áo vào trong mâm cặp.

3.6 Vùng mắt trước phôi đang tiện

Yếu tố nguy hiểm:

+ Là vùng dễ bị mảnh phoi bắn vào mắt.

+ Dễ tiếp xúc với phôi nóng ( lên đến hoặc thậm chí hơn 3000 C ) thường gây rao

các tai nạn bỏng hoặc cháy áo.

3.7 Vùng quay của mâm cặp.

Yếu tố nguy hiểm:

+ Bàn cặp nặng có thể nguy hiểm khi rơi

phải tháo cờ lê mâm cặp ngay lập tức sau khi sử dụng nó.8

Bàn cặp phải được khóa chặt như hình [5]t ê

Trang 13

3.8 Vị trí đứng thực hành.

Yếu tố nguy hiểm:

+ Đứng ở vị trí không an toàn về điện trong trường hợp xấu có thể sảy ra điện giật.

+ Dễ bị vướn áo vào trục trơn và trục vít me do bất cẩn đứng quá gần.

+ Một vài trường hợp sàn bị ướt sinh viên có thể ngã và va vào các vật nguy hiểm.

3.9 Vùng sau mâm cặp.

Yếu tố nguy hiểm:

+ Dễ kẹt tay hoặc những vật có chiều dài lớn vướn vào lỗ thoát khí.+ Một số trường hợp phôi quá dài sẽ có thể quật trúng người thực hiện.

3.10 Vùng gá dao.

Yếu tố nguy hiểm:

+ Các cạnh sắc nét, góc sẽ là nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương tay + Có thể bị gãy hoặc văng vì không gán chặt dao vào bàn dao.

IV NHỮNG ĐỀ XUẤT AN TOÀN CỦA TỔ CHỨC

4.1 Huấn luyện và hướng dẫn: Trước khi cho sinh viên tiến hành thực tập, họ cần

phải tham gia khóa đào tạo về an toàn và sử dụng máy móc Đảm bảo họ hiểu rõ về nguy cơ tiềm ẩn và biện pháp an toàn.

4.2 Áo bảo hộ: Yêu cầu tất cả sinh viên đeo đồ bảo hộ cá nhân, bao gồm giày bảo

hộ, kính bảo hộ và đối với những bạn nữ cần cột tóc cho gọn gàng

4.3 Giám sát và hỗ trợ: Cần có sự giám sát và hỗ trợ liên tục từ giáo viên hoặc

nhân viên kỹ thuật trong quá trình sinh viên làm việc với máy móc.

4.4 Kiểm tra kỹ thuật định kỳ: Thực hiện kiểm tra kỹ thuật định kỳ cho máy tiện

và máy mài hai đá để đảm bảo chúng luôn hoạt động đúng cách

4.5 Biển báo an toàn: Đảm bảo các biển báo an toàn được đặt ở vị trí rõ ràng để

cảnh báo về nguy cơ và hướng dẫn sử dụng.

4.6 Sử dụng an toàn công cụ và vật liệu: Đảm bảo sinh viên sử dụng các công cụ

và vật liệu an toàn thích hợp cho công việc mà họ đang thực hiện.

4.7 Không làm việc một mình Khuyến khích việc làm việc theo nhóm để có sự hỗ

trợ trong những trường hợp cần thiết.

4.8 Kiểm tra kỹ thuật an toàn trước mối phiên làm việc: Trước khi bắt đầu làm

việc với máy móc, sinh viên nên kiểm tra kỹ thuật an toàn của máy, bao gồm công tác an toàn và khóa an toàn.

4.9 Phòng tránh quần áo lỏng lẻo: Khuyến khích sinh viên mặc quần áo phù hợp

và tránh quân áo lỏng lẻo có thể bị kẹt vào máy.

4.10 Sơ cứu và kế hoạch sơ tán: Đảm bảo có hộp sơ cứu sẵn sàng và kế hoạch sơ

tán trong trường hợp cần thiết Sinh viên cần biết cách sử dụng hộp sơ cứu.

4.11 Tuân thủ quy tắc an toàn cơ bản: Khuyến khích tất cả sinh viên tuân thủ các

quy tắc an toàn cơ bản như không đùn đẩy, không đùa giỡn, và không làm việc trong tình trạng mệt mỏi hoặc mất tập trung.

9

Trang 14

4.12 Theo dõi sức khỏe: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho sinh viên để

đảm bảo họ có thể làm việc với máy móc một cách an toàn.

V Những đề xuất an toàn về kĩ thuật.

Từ những vùng nguy hiểm đã đề ra ở trên thì chúng ta sẽ có những đề xuất an toàn kĩ thuật cụ thể cho từng phần.

Đối với trục trơn

Hình ảnh trục trơnĐề xuất an toàn:

- Sinh viên khi thực hành tiện phải hạn chế đứng gần chỗ trục trơn đang chuyển động.

- Không tụ tập đông người để nói chuyện đùa giỡn gần trục trơn đang chuyển động - Khuyến khích tham gia thực hành khi có hai sinh viên để quan sát lẫn nhau - Khi đang thực hành tiện phải quan sát phôi không được bỏ đi nơi khác.

Khoảng trống giữa hai máy tiện:

Trang 15

- Một máy thực hiện gồm hai sinh viên để quan sát hỗ trợ lẫn nhau.

- Sinh viên phải trang bị kiến thức cơ bản về an toàn điện cho bản thân trong quá trình học tập.

Vùng để dụng cụ

Hình ảnh vị trí để dụng cụĐề xuất an toàn:

- Sinh viên phải để dụng cụ hoặc phôi đúng nơi quy định - Sau khi sử dụng dụng cụ phải lập tức tháo ra và để lại đúng vị trí

- Để tránh việc hư hại tài sản chung thì sinh viên chỉ được phép để dụng cụ lên vị trí chỉ định, không thực hiện các mục đích khác.

Trang 16

Vùng xung quanh thùng điện

Sinh viên giữ khoảng cách với thùng điệnĐề xuất an toàn:

- Tổ chức tuyên truyền, giảng dạy về an toàn điện - Trang bị kiến thức cơ bản về an toàn điện cho bản thân

- Khi thực hành hạn chế đứng gần những vùng có nguy cơ rò rỉ điện cao

- Trong trường hợp phải quan sát giảng viên hướng dẫn thì sinh viên cần phải giữkhoảng cách an toàn tối thiểu đối với nguồn điện

- Thực hành với hai người để có thể hỗ trợ kịp thời trong từng trường hợp

Đối với khung máy tiện

Trang 17

- Sinh viên phải trang bị kính bảo hộ trong quá trình thực hành.

- Tránh nhìn quá gần vào phôi khi đang tiện có thể bị bỏng mắt hoặc phoi văng vàomắt

- Nhà trường phải trang bị kính bảo hộ đầy đủ cho tất cả sinh viên.

Trang 18

13Vùng quay của mâm cặp

Sinh viên thực hành tiện ở khoảng cách an toànĐề xuất an toàn:

- Sinh viên nên đứng tư thế vuông góc để thực hành sẽ đảm bảo an toàn nhất - Không được cho tay vào mâm cặp khi đang thực hành

- Mọi hoạt động kiểm tra phôi hoặc quét phoi đều phải thực hiện khi đã ngưng máy - Không nên mặc quần áo quá dài khi thực hành nhằm trách trường hợp bị cuốn áo

vào trong máy.

- Đối với sinh viên sữ phải búi tóc gọn gàng khi thực hành

- Phải thực hiện với hai sinh viên để quan sát hỗ trợ nhau trong nhiều trường hợp - Nhà trường phải tổ thức giảng dạy tuyên truyền cho sinh viên về an toàn lao động Về thiết bị

- Phải kiểm tra bảo dưỡng định kì

- Nếu có trục trặc trong quá trình vận hành phải báo cáo ngay cho giảng viên

Trang 19

14Vị trí đứng

Sinh viên đứng trên ván gỗĐề xuất an toàn:

- Sinh viên phải mang giày bảo hộ khi thực hành trong xưởng - Đảm bảo nơi đứng khô ráo tránh gây dẫn điện.

- Phải đứng trên ván gỗ được trang bị sẵn trong xưởng Thực hành - Thực hành với hai sinh viên để hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều trường hợp.

Vùng sau mâm cặp

Sinh viên giữ khoảng cách an toàn

Trang 20

Đề xuất an toàn:

- Sinh viên khi di chuyển phải giữ khoảng cách an toàn đối với vùng nguy hiểm - Khi bài thực hành là phôi dài tuyệt đối không được đứng ở vùng nguy hiểm - Tổ chức thực hành với hai sinh viên để đảm bảo an toàn

- Giảng viên hướng dẫn kĩ lưỡng về an toàn lao động - Trang bị các biển cảnh báo gần vùng nguy hiểm

Biển cảnh báo nguy hiểm

Vùng gá dao

Hình ảnh vùng gá dao

Trang 21

Đề xuất an toàn:

- Sinh viên nên thao tác cẩn thận và quan sát để tránh việc bị dao cứa - Khi muốn tháo lắp phôi phải di chuyển dao ra xa để có không gian làm việc - Tuân thủ các biện pháp an toàn của xưởng

Kết luận:

Máy tiện vạn năng là một công cụ tuyệt vời đối với ngành cơ khí nói riêng và ngành kĩ thuật nói chung, qua bài tiểu luận này chúng em đã có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về thiết bị hiện đại này, qua đó chung em đã trang bị cho bản thân rất nhiều kiến thức về thực hành, an toàn lao động.

Ngoài ra cũng nhờ thầy Nguyễn Trung Dũng cũng đã tạo cơ hội cho chúng em có thểchủ động tiếp cận và tìm hiểu thêm kiến thức về các lọai máy này để bản thân chúng em thấy được thế giới kĩ thuật ngoài kia còn vô vàn thứ mới mẻ mà chúng em cần khám phá, qua đó kích thích thêm sự tò mò, không ngừng học hỏi của mỗi bản thân con người.

Sau cùng thì mặc dù chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận nhưng đây là lần đầu chúng em tìm hiểu về các loại máy như vầy nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong qúa trình thực hiện bài tập Vì vậy chúng em mong thầy có thể bỏ qua những saisót này của nhóm em cũng như góp ý để chúng em có thể lắng nghe để có thể vững bước hơn trên con đường sắp tới.

Cuối cùng chúng em kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe và thành công trong công việc cũng như cuộc sống, Chúng em cảm ơn thầy.

Trang 22

17Tài liệu kham thảo

[1] nang.html)

(https://mayvannang.com/nguyen-ly-hoat-dong-chung-cua-may-tien-van-[2] Wikipedia

[3] nay/)

(http://cokhithanhduy.com/may-tien-la-gi-cac-loai-may-tien-thong-dung-hien-[4] bien-hien-nay)

(https://hitecco.com.vn/tin-tuc/may-tien-kim-loai-la-gi-cac-loai-may-tien-pho-[5] - Phuoc_ttcc, bài 39: Cấu tạo về máy tiện (2017), Trung tâm CAD/CAM nguồn lực công nghiệp.

Ngày đăng: 18/05/2024, 07:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan