nghiên cứu khoa học đề tài công cụ nhãn sinh thái trong quản lý môi trường ở việt nam thực trạng và giải pháp

57 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu khoa học đề tài công cụ nhãn sinh thái trong quản lý môi trường ở việt nam thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước đóNghiên cứu hiện trạng, nhu cầu, đề xuất và áp dụng thử mô hình xây dựng,sử dụng và quản lý nhãn sinh thái cho các sản phẩm, dịch vụ tại Khu

Trang 1

Trần Thị Bình – Lớp CQ585/32.01Đàm Thị Hằng – Lớp CQ58/32.02

Giảng viên hướng dẫn:

ThS Nguyễn Ngọc Lan

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước đó 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Nội dung nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.1 Quản lý môi trường 5

1.1.1 Khái niệm quản lý môi trường 5

1.1.2 Quản lý nhà nước về môi trường 6

1.2 Công cụ quản lý môi trường 8

1.2.1 Công cụ điều chỉnh vĩ mô 8

1.2.2 Công cụ hành động 8

1.2.3 Công cụ kinh tế 8

1.3 Tác động của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 9

1.4 Điều kiện áp dụng các công cụ kinh tế 10

2 Các yếu tố cơ bản về nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường 11

2.1 Khái niệm nhãn sinh thái 11

2.2 Phân loại nhãn sinh thái 12

2.2.1 Nhãn được chứng nhận, được cấp cho sản phẩm của nhà sản xuất theo yêu cầu vì lợi ích của người tiêu dùng 122.3 Nhãn tự khai báo môi trường của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp

13

Trang 3

2.3.1 Nhãn thông tin môi trường do một bên độc lập xác minh 13

2.4 Vai trò của nhãn sinh thái 14

3 Kinh nghiệm trong việc sử dụng công cụ nhãn sinh thái trong quản lý môi trường ở một số quốc gia 14

3.1 Kinh nghiệm của các nước châu Âu 14

3.2 Kinh nghiệm của các nước châu Á 15

3.2.1 Trung Quốc 15

3.2.2 Hàn Quốc 16

3.3 Bài học cho Việt Nam 17

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ NHÃN SINH THÁI TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 19

1 Khái quát về thực trạng môi trường Việt Nam 19

1.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay 19

1.1.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường đất 19

1.1.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường nước 22

1.1.3 Thực trạng ô nhiễm không khí 25

1.2 Hậu quả của ô nhiễm môi trường 25

1.2.1 Hậu quả của ô nhiễm không khí 25

1.2.2 Hậu quả của ô nhiễm đất 27

1.2.3 Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước 27

1.3 Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường 29

1.3.2 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất 31

1.3.3 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước 32

2 Thực trạng quản lý môi trường ở Việt Nam 33

2.1 Khái quát thực trạng quản lý môi trường ở Việt Nam 33

2.2 Tình hình sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam 35

2.2.1 Tình hình sử dụng công cụ kinh tế nói chung 35

Trang 4

2.2.2 Tình hình sử dụng nhãn sinh thái trong quản lý môi trường ở

Việt Nam 36

3 Chương trình cấp nhãn sinh thái tại Việt Nam 37

4 Nhận xét chung về thực trạng sử dụng công cụ nhãn sinh thái trong quản lý môi trường ở Việt Nam 39

1.Những thuận lợi và thách thức với việc sử dụng công cụ nhãn sinh thái trong quản lý môi trường ở Việt Nam 45

3.1 Trong công tác hoàn thiện luật pháp 48

3.2 Trong công tác tuyên tuyền, giáo dục 50

KẾT LUẬN 52

Danh mục tài liệu tham khảo 53

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn cả về kinh tế,xã hội và môi trường Nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, môi trườngbị ô nhiễm nặng nề, các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, dân số khôngngừng tăng lên Tất cả đòi hỏi các quốc gia phải có những hướng đi mới,những giải pháp để khắc phục, vượt qua những khó khăn này

Phát triển bền vững đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới quań tâm từrất lâu Đó là mấu chốt để chúng ta hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn Mộttrong những cách để thực hiện phát triển bền vững là sản xuất và tiêu dùngcác sản phẩm thân thiện với môi trường hay còn gọi là các sản phẩm Xanh,sản phẩm sinh thái Đó chính là cơ hội cho những "dự định xanh" còn dangdở và cũng là cơ hội để cứu hành tinh đã chạm ngưỡng hơn 7 tỷ người

Sản phẩm thân thiện với môi trường đang hiện hữu ngày càng nhiềutrong đời sống của chúng ta, đặc biệt ở các nước phát triển Đi vào đời sốngngười dân Việt Nam chưa lâu nhưng chúng tôi tin rằng cùng với xu hướngtrên toàn thế giới, các sản phẩm Xanh này sẽ ngày càng phát triển ở ViệtNam, trở thành xu hướng tất yếu Tất nhiên, cùng với xu hướng này sẽ là cơhội rất lớn cho các doanh nghiệp của chúng ta, đồng thời cũng đặt ra nhữngđòi hỏi cấp thiết cho công tác quản lý công cụ nhãn sinh thái ở Việt Nam

Trong quá trình hội nhập hiện nay, nhãn sinh thái càng có ý nghĩa khichúng ta tham gia vào các thị trường lớn và mạnh trên thế giới với nhữnghàng rào kỹ thuật chặt chẽ Một “nhãn sinh thái” đánh dấu một sản phẩmđáp ứng những tiêu chuẩn hay chỉ tiêu về môi trường nhất định Nhãn sinhthái làm cho các doanh nghiệp nhận thức ra được yêu cầu của việc nâng caochất lượng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn theo hướngphát triển bền vững Để đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc phát triển

Trang 6

việc sử dụng nhãn sinh thái hiệu quả nên chúng em chọn đề tài “Công cụnhãn sinh thái trong quản lý môi trường ở Việt Nam – Thực trạng và giảipháp” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước đó

Nghiên cứu hiện trạng, nhu cầu, đề xuất và áp dụng thử mô hình xây dựng,sử dụng và quản lý nhãn sinh thái cho các sản phẩm, dịch vụ tại Khu Dự trữSinh quyển (DTSQ) Thế giới của Việt Nam - Tiến sĩ Hà Văn Định với mụctiêu đánh giá được hiện trạng, nhu cầu và xác lập được quy trình xây dựng,sử dụng, quản lý nhãn sinh thái có gắn biểu trưng (logo) cho các sản phẩm,dịch vụ tại các Khu DTSQ Thế giới ở Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển kinhtế địa phương thông qua việc làm tăng chuỗi giá trị cho các sản phẩm, dịchvụ, phù hợp với chủ trương bảo tồn và phát triển bền vững củaMAB/UNESCO.

“Ảnh hưởng của nhãn sinh thái tới thái độ và ý định mua xanh sản phẩmnông nghiệp: Nghiên cứu lý thuyết” (2019) của nhóm tác giả Nguyễn ThuHà, Lê Trung Hiếu, Vũ Trà My - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốcgia Hà Nội tập trung để xuất khung phân tích sử dụng 4 yếu tố để phân tíchảnh hưởng của nhãn sinh thái đối với thái độ người tiêu dùng và ý định muaxanh sản phẩm nông nghiệp.

“Eco-labels as a multidimensional research topic: Trends and opportunities”(2016) của nhóm tác giả Vanessa Prieto-Sandoval, Andres Mejia-Villa, JoséA Alfaro, Marta Ormazabal đã phân tích tầm quan trọng của nhãn sinh tháitrong việc tạo ra những thiết kế, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bềnvững

Trang 7

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp

nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ nhãn sinh thái trong quản lý môi trường

4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về công cụ kinh tế nói chung, nhãnsinh thái nói riêng trong quản lý môi trường.

Nghiên cứu thực trạng sử dụng công cụ nhãn sinh thái và các nhân tố ảnhhưởng trong quản lý môi trường ở Việt Nam

Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ nhãnsinh thái trong quản lý môi trường ở Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Đề tài sử dụng phương pháp định tính để thuthập các dữ liệu thứ cấp Phương pháp tiếp cận hệ thống để tiếp cận với cáctài liệu nghiên cứu liên quan; Phương pháp phân tích tổng hợp dùng đểphân tích và tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có cùng đề tài;

Trang 8

Phương pháp lý luận khách quan dùng để lập luận các quan điểm cá nhânkết hợp với các quan điểm của các nghiên cứu trước đã đưa ra về một vấnđề cụ thể.

Phương pháp xử lý dữ liệu: phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp,phương pháp thống kê mô tả…

Chương 2: Thực trạng việc sử dụng công cụ nhãn sinh thái trong quản lý

môi trường ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ nhãn sinh thái

trong quản lý môi trường ở Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG CỤ NHÃNSINH THÁI TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1 Lý luận chung về quản lý môi trường và công cụ kinh tế trong quảnlý môi trường

1.1.Quản lý môi trường

1.1.1 Khái niệm quản lý môi trường

Quản lý môi trường là một hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền tổ chức thực hiện cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo vàphát triển các điều kiện môi trường và khai thác sử dụng tài nguyên mộtcách tối ưu.

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinhtế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống vàphát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.

Quản lý môi trường được hiểu là sự tác động liên tục và có tổ chức, mụcđích của các chủ thể quản lý môi trường lên các cá nhân hoặc cộng đồngngười tiến hành các hoạt động trong hệ thống môi trường và khách thể quảnlý môi trường, hoạt động quản lý môi trường sử dụng một cách tốt nhất mọitiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ratrước đó sao cho phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành.

Như vậy, từ khái niệm trên, quản lý môi trường gồm nhiều hình thứckhác nhau như sau:

Quản lý nhà nước về môi trường

Quản lý môi trường do các tổ chức phi chính phủ thực hiện

Trang 10

Quản lý môi trường dựa trên cơ sở cộng đồngQuản lý môi trường có tính tự nguyện

1.1.2 Quản lý nhà nước về môi trường

Quản lý nhà nước về môi trường được hiểu là quá trình mà Nhà nướcthông qua việc thực hiện các chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mìnhđể đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật và xã hộithích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vữngkinh tế xã hội của quốc gia.

Quản lý nhà nước về môi trường theo từng giai đoạn khác nhau sẽ có cácchức năng chính như sau:

i Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng hoạch định chính sáchvà chiến lược bảo vệ môi trường

ii Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng tổ chức nhằm hìnhthành các nhóm chuyên môn hóa, các thành phần cấu thành hệ thống môitrường

iii Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng điều khiển nhằm phốihợp hoạt động giữa các nhóm

iv Quản lý nhà nước về môi trường có chức năng kiểm tra nhằm pháthiện kịp thời những sai sót trong quá trình hoạt động

Ở mỗi giai đoạn, công tác quản lý nhà nước về môi trường sẽ đặt ranhững mục tiêu cụ thể Trong bối cảnh hiện nay, công tác quản lý nhà nướcvề môi trường bao gồm các mục tiêu chủ yếu sau:

i Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinhtrong hoạt động sống của con người.

Trang 11

ii Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc củamột xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất Các khía cạnh của pháttriển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tàinguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môitrường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.

iii Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia vàcác vùng lãnh thổ Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từngđịa phương và cộng đồng dân cư.

Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam đượcthể hiện trong Điều 37, Luật Bảo vệ Môi trường, bao gồm các điểm sau:

i Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệmôi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

ii Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môitrường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễmmôi trường, sự cố môi trường.

iii Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trìnhcó liên quan đến bảo vệ môi trường.

iv Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiệntrạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

v Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự ánvà các cơ sở sản xuất kinh doanh.

vi Cấp và thu hồi chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

vii Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môitrường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường,xử lý phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

viii Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.

Trang 12

ix Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnhvực bảo vệ môi trường.

x Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

1.2.Công cụ quản lý môi trường

Công cụ quản lý môi trường là các hành động thực hiện công tác quản lýmôi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi một côngcụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫnnhau.

Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: côngcụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ kinh tế

1.2.1 Công cụ điều chỉnh vĩ mô

Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách, bao gồm các vănbản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạchvà chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương

1.2.2 Công cụ hành động

Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt độngkinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt… và côngcụ kinh tế Công cụ hành động có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hìnhhóa, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường.

1.2.3 Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế bao gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiềncủa hoạt động sản xuất kinh doanh Các công cụ kinh tế trong quản lý môitrường là cách tiếp cận chính sách được xây dựng dựa trên nền tảng các quyluật kinh tế thị trường, tác động đến chi phí và lợi ích trong hoạt động của

Trang 13

tổ chức kinh tế nhằm tạo ra hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môitrường.

Công cụ kinh tế được sử dụng nhằm 2 mục đích chính: (1) Điều chỉnhhành vi của các nhà sản xuất và người tiêu dùng; (2) Tạo nguồn tài chínhcho ngân sách và/hoặc cho việc cung cấp các hàng hóa/dịch vụ môi trường.

Công cụ kinh tế được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nềnkinh tế thị trường với mục tiêu điều hòa xung đột giữa tăng trưởng kinh tếvà bảo vệ môi trường Công cụ kinh tế hiện nay rất đa dạng, được chiathành 3 nhóm chính:

Nhóm công cụ tạo nguồn thu như thuế, phí môi trường, quỹ môi

Nhóm công cụ tạo lập thị trường: giấy phép xả thải có thể chuyển

nhượng (cota ô nhiễm), chi trả dịch vụ môi trường…

Nhóm công cụ nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội: Ký quỹ môi trường,

nhãn sinh thái…

1.3.Tác động của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là biện pháp được các nhà kinhtế đánh giá là có hiệu quả cao xét về phương diện chi phí thực hiện Côngcụ kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể chủ động lập kế hoạch bảo vệmôi trường, tuân thủ pháp luật thông qua việc lồng ghép chi phí bảo vệ môitrường với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm nhằm tănghiệu quả chi phí, khuyến khích việc đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh.Các giải pháp kinh tế giúp điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô theo hướng tíchcực, có tác dụng buộc người gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện cácmục tiêu về môi trường bằng các phương tiện, chi phí hiệu quả nhất Đồng

Trang 14

thời, kích thích sự phát triển công nghệ mới và tăng cường chuyên sâu vềkiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân, khuyến khích sự năng động và tựgiác của người gây ô nhiễm trong công tác nghiên cứu và phát triển “sảnxuất sạch”.

Nhìn vào thực tế việc sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ởcác nước trên thế giới cho thấy những tác động tích cực như:

i Các hành vi môi trường được điều chỉnh theo hướng tự giácii Các chi phí xã hội cho công tác bảo vệ môi trường được sử dụng cóhiệu quả hơn

iii Khuyến khích việc nghiên cứu và triển khai các kỹ thuật, công nghệcó lợi cho bảo vệ môi trường

iv Gia tăng nguồn thu phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và chongân sách Nhà nước, duy trì tốt các giá trị môi trường của quốc gia

1.4 Điều kiện áp dụng các công cụ kinh tế

Dựa vào kinh nghiệm của các nước đi trước, để có thể áp dụng thànhcông công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, cần xem xét các điều kiệnsau:

i Những thông tin cơ bản có liên quan như lợi ích - chi phí của cácphương án chính sách môi trường, các chỉ tiêu biến đổi chất lượng môitrường và phúc lợi xã hội, khả năng thể chế, tài chính và kỹ thuật… cầnđược cung cấp đầy đủ cho nhà lập chính sách, các cơ quan chức năng và cácđối tượng gây ô nhiễm.

ii Thể chế pháp lý đủ mạnh, có hiệu lực cưỡng chế về trách nhiệm pháplý; đặc biệt quyền tài sản đối với các tài nguyên môi trường và các cơ chếsở hữu nguồn lực cần được xác định rõ và có hiệu lực thực tế

Trang 15

iii Sự vận hành của các thị trường cạnh tranh với số lượng lớn ngườimua - người bán và có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm ô nhiễm củacác đối tượng gây ô nhiễm Như vậy, tại các khu vực công nghiệp và đô thịphát triển, việc áp dụng công cụ kinh tế sẽ khả thi hơn so với các vùng nôngthôn

iv Nâng cao năng lực quản lý hành chính, bao gồm: năng lực của các cơquan trong việc thiết kế và thực hiện công cụ, giám sát việc thực hiện,cưỡng chế các điều kiện áp dụng công cụ và điều chỉnh các công cụ chophù hợp với điều kiện thực tế Bởi vậy, cần có nguồn tài chính cho việcnghiên cứu, đào tạo nhân lực và trang bị hệ thống giám sát thực hiện.

v Ý thức chính trị: Việc áp dụng công cụ kinh tế đòi hỏi sự chấp nhậncủa các cơ quan chức năng, của các đối tượng gây ô nhiễm và của các tổchức phi lợi nhuận đại diện cho các nạn nhân của sự xuống cấp môi trường.

Các điều kiện cần cho việc áp dụng công cụ kinh tế kể trên trong quản lýmôi trường thường khó định lượng Trong thực tế, không phải các điều kiệnđều được thỏa mãn ở mọi quốc gia, mọi thời điểm Mặt khác, không phải tấtcả các công cụ kinh tế đều cần đủ tất cả các điều kiện trên mới áp dụngđược

Thông thường, các công cụ kinh tế được xây dựng dựa trên nội dung cơbản của các quy định cũ, trong đó, các tiêu chuẩn môi trường vẫn là thướcđo căn bản hiệu quả của các chính sách

2 Các yếu tố cơ bản về nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các tiêuchuẩn môi trường

2.1.Khái niệm nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường, tên tiếng Anhlà Ecolabel

Trang 16

Nhãn sinh thái là nhãn hiệu được dán trên các sản phẩm, dịch vụ hoặctrên các danh mục điện tử để giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng, nhanhchóng xác định những sản phẩm đó đáp ứng được với các tiêu chí hiệu suấtmôi trường cụ thể (Global Ecolabelling network, 2022) Nhãn xanh hay hệthống nhãn sinh thái của các hàng hóa, dịch vụ, thậm chí là công trình xâydựng được dán hay được chứng nhận bởi một số tổ chức phi chính phủ hoặctổ chức chính phủ để khuyến khích việc tiêu dùng các sản phẩm xanh, sảnphẩm ít có tác động đến môi trường (Brilhante & Skinner, 2015).

Việc dán nhãn sinh thái hoặc cấp chứng nhận sinh thái cho sản phẩm,dịch vụ thường được tổ chức thành các chương trình tự nguyện hoặc bắtbuộc, tùy theo cơ quan ban hành nhãn dán đó.

2.2.Phân loại nhãn sinh thái

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốctế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thếgiới Trong đó, Tiêu chuẩn ISO 140001 là bộ tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗtrợ cho các tổ chức giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường,tuân thủ những quy định và các chính sách liên quan đến môi trường Hiệnnay, bộ ISO 14020 (14020, 14021, 14024, 14025) được thiết kế để hỗ trợcác doanh nghiệp đo lường và thể hiện những nỗ lực hướng tới môi trườngcủa các doanh nghiệp.

Theo đó, ISO phân loại nhãn sinh thái thành 3 loại sau:

2.2.1 Nhãn được chứng nhận, được cấp cho sản phẩm của nhà sảnxuất theo yêu cầu vì lợi ích của người tiêu dùng

Đây là chương trình tự nguyện, dựa trên nhiều thuộc tính nhằm trao giấyphép hoặc con dấu, hoặc chấp thuận dán nhãn môi trường trên các sảnphẩm, cho biết mức độ ảnh hưởng đến môi trường chung của sản phẩm

Trang 17

trong danh mục dựa trên đánh giá vòng đời sản phẩm Loại nhãn sinh tháinày cần có bên thứ ba chứng nhận đầy đủ điều kiện trước khi được công bố.

Loại nhãn dán này được xây dựng dựa trên các tiêu chí sau đây:Tiêu chí nên xây dựng ở mức độ khắt khe có thể đạt được: nếu tiêu chíquá cao thì có ít sản phẩm có thể tuân thủ được Ngược lại, nếu tiêu chí quádễ dàng, thì nhãn sẽ được cấp cho một tỉ lệ phần nhiều hơn.

Các tiêu chí phải có tính chọn lọc: Kích thích sự cạnh tranh và sự tínnhiệm của công chúng vào các chương trình cấp nhãn.

Các tiêu chí phải có tính linh hoạt: có các yếu tố như công nghệ, sảnphẩm mới, thông tin môi trường mới và những thay đổi trên thị trường đểcạnh tranh và kích thích cải thiện chất lượng của sản phẩm.

2.3.Nhãn tự khai báo môi trường của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp

Nhãn dán sinh thái loại 2 được nhà sản xuất tự ban hành, có hoặc khôngsự xác minh của bên thứ ba Các tuyên bố môi trường này chỉ có thể xácđịnh ảnh hưởng môi trường của một vấn đề như tiêu thụ năng lượng, khíthải hoặc tái chế.

Loại nhãn dán sinh thái này có thể được công bố bằng lời văn, biểu tượnghoặc hình vẽ lên sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc các đại lý bán lẻquyết định Các minh chứng được kiểm tra, xác nhận, tương ứng với sảnphẩm cụ thể và chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp hoặc đã định,không gây ra sự diễn giải sai.

2.3.1 Nhãn thông tin môi trường do một bên độc lập xác minhĐây cũng là một loại chứng nhận tự nguyện do một ngành công nghiệphoặc một tổ chức độc lập xây dựng nên, trong đó có việc đặt ra những yêu

Trang 18

cầu tối thiểu, lựa chọn các loại thông số, xác định sự liên quan của các bênthứ ba và hình thức thông tin bên ngoài

Sản phẩm được đánh giá dựa trên vòng đời sản phẩm Các thông tin nàycó thể là năng lượng sử dụng, lượng khí thải tạo ra…Chứng nhận này cầnsự xác minh của bên thứ ba

2.4.Vai trò của nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái là một hình thức đo lường tính bền vững hướng đến ngườitiêu dùng, nhằm mục đích giúp dễ dàng cân nhắc các mối quan tâm về môitrường khi mua sắm.

Nhãn sinh thái như một giấy chứng nhận khẳng định uy tín của sản phẩmvà nhà sản xuất Các sản phẩm được dán nhãn sinh thái thường có sức cạnhtranh cao và giá bán cao hơn so với các sản phẩm cùng loại.

Như vậy, nhãn sinh thái là một công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuấtthông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng Rất nhiều nhà sản xuất đã vàđang đầu tư để sản phẩm của mình thỏa mãn các điều kiện công nhận là sảnphẩm “xanh” với môi trường.

3 Kinh nghiệm trong việc sử dụng công cụ nhãn sinh thái trong quảnlý môi trường ở một số quốc gia

3.1.Kinh nghiệm của các nước châu Âu

Trang 19

Nhãn sinh thái của châu EU Ecolabel hay còn được gọi là EU Flower làmột nhãn hiệu của Liên minh châu u chứng nhận chất lượng môi trường vàhiệu suất sinh thái, được trao cho các sản phẩm và dịch vụ có tác động tớimôi trường ít hơn so với các sản phẩm tương đương.

EU Flower được xây dựng từ năm 1992 và có hiệu lực ở 25 quốc giachâu u cũng như các nước Na Uy, Iceland và Liechtenstein Bên cạnh nhãnEU Flower, một số loại nhãn sinh thái khác cũng được sử dụng phổ biến tạikhu vực châu u như nhãn Thiên nga trắng (Cygne Blanc) tại khu vực Bắcu, nhãn Thiên thần xanh (Ange Bleu) tại Đức, nhãn NF Environment tạiPháp

EU Ecolabel đã được trao cho 72.000 sản phẩm và dịch vụ khác nhautrên khắp châu u kể từ năm 2020 Các sản phẩm được gắn mác EUEcolabel bao gồm quần áo, sơn, véc ni, xà phòng, dầu gội, đồ điện tử, đồnội thất cũng như các dịch vụ như các khách sạn và khu cắm trại

Các sản phẩm được gắn mác EU Ecolabel phải đảm bảo rằng trong suốtvòng đời của sản phẩm, các tác động của nó đến môi trường thấp hơn so vớicác sản phẩm tương tự EU Ecolabel kiểm tra mọi giai đoạn của sản phẩmđể đánh giá thời điểm chính xác mà các tác động môi trường xảy ra Điều

Trang 20

này sẽ giúp giảm thiểu việc sử dụng các chất độc hại và khuyến khích cácthành phần và bao bì phân hủy sinh học.

3.2.Kinh nghiệm của các nước châu Á

3.2.1 Trung Quốc

Chương trình nhãn môi trường của Trung Quốc được xây dựng vào năm1994 do Bộ Sinh thái và Môi trường của quốc gia này chủ trì Đây làchương trình chứng nhận sản phẩm xanh quốc gia đầu tiên và có đượcnhiều thành công cũng như tầm ảnh hưởng nhất trong số các chương trìnhdán nhãn sinh thái Nhãn môi trường Trung Quốc dựa vào Tiêu chuẩn ISO14024, nhằm định hướng sự phát triển xanh của các doanh nghiệp, giảmthiểu ô nhiễm và thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh Các sản phẩm đượcdán nhãn theo nhãn Môi trường này bao gồm: in ấn, đồ nội thất, vật liệu xâydựng, hàng dệt may, sản phẩm điện tử, ô tô, sản phẩm hóa chất, bao bì…Đến cuối năm 2021, Nhãn Môi trường Trung Quốc đã có 109 tiêu chí hợplệ, hơn 5.100 đơn vị được cấp phép và gần 1.500.000 sản phẩm được chứngnhận.

Từ năm 2006, hoạt động mua sắm của Chính phủ đã bắt đầu thực hiệnChương trình mua sắm công xanh Trung Quốc (GPP) và thông qua các sảnphẩm được dán nhãn Môi trường Trung Quốc Với việc thực hiện GPP,hoạt động mua sắm của chính phủ đối với các sản phẩm được chứng nhậnnhãn môi trường từ 856 lên 1 triệu tệ Số lượng sản phẩm và dịch vụ đã từtừ 14 - 90, bao gồm thiết bị văn phòng, hàng tiêu dùng văn phòng, phươngtiện đi lại, vật liệu xây dựng, đồ nội thất, hàng dệt may… Đến nay, số lượngdoanh nghiệp tham gia vào GPP tăng từ 81 lên hơn 4.000 Tính đến năm2020, hoạt động mua sắm các sản phẩm dán nhãn môi trường của chính phủTrung Quốc đã đạt được 81,35 tỷ nhân dân tệ, chiếm 85% tổng số mua sắmcông của nước này Ngoài ra, các sản phẩm được dán nhãn môi trường cũng

Trang 21

đã xâm nhập sâu rộng hơn trong mọi hoạt động sản xuất, tiêu dùng của cưdân quốc gia này.

3.2.2 Hàn Quốc

Năm 2021, Hàn Quốc đã cam kết giảm hơn một nửa lượng khí thải cácbon tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợpquốc về biến đổi khí hậu (COP 26) ở Glasgow Nước này đệ trình mộtkhoản đóng góp mới do quốc gia xác định nhằm giảm lượng khí nhà kính(KNK) xuống 40% so với mức năm 2018 vào năm 2030 Cam kết mới đượcthiết kế phù hợp với cam kết của Seoul về trung hòa các bon vào năm 2050và sẽ yêu cầu Hàn Quốc giảm lượng khí thải ít nhất 4% mỗi năm

Để thực hiện được các cam kết đề ra, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tụcđẩy mạnh phát triển sản phẩm các bon thấp, trong đó có Chương trình cấpnhãn “Nhãn dấu chân các bon - Carbon footprint Labeling” được triển khaitừ năm 2016 Chương trình được phát triển và quản lý bởi Viện Côngnghiệp và Công nghệ Môi trường Hàn Quốc (KEITI) Chương trình Nhãndán dấu ấn các bon Hàn Quốc đã thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm các sảnphẩm có hàm lượng các bon thấp và khuyến khích doanh nghiệp hướng tớicác sản phẩm như vậy, từ đó đóng góp lớn vào nỗ lực toàn cầu trong việcgiảm phát thải KNK Chương trình dán nhãn dấu ấn các bon không phải làmột chương trình bắt buộc, nhưng là hệ thống mà các doanh nghiệp có thểtham gia dựa trên cơ sở tự nguyện Để có được chứng nhận này, các doanhnghiệp cần trải qua 3 giai đoạn: Chứng nhận phát thải các bon (giai đoạn 1);Chứng nhận sản phẩm các bon thấp (giai đoạn 2) và chứng nhận sản phẩmcác bon trung tính (giai đoạn 3) Năm 2017, tại Hàn Quốc đã có trên 150Công ty tham gia sản xuất các sản phẩm các bon thấp trong lĩnh vực đồuống, thực phẩm, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ… và 14.647 sản phẩmđược cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn các bon thấp và tăng mạnh qua cácnăm Hiện nay, Hàn Quốc mở rộng cho người tiêu dùng thông qua thẻ tín

Trang 22

dụng xanh, thưởng cho 20 triệu người Hàn Quốc đã đăng ký chương trìnhđể chi tiêu cho các sản phẩm được chứng nhận.

3.3.Bài học cho Việt Nam

Việt Nam với cương vị là một quốc gia đang trong quá trình công nghiệphóa - hiện đại hóa mạnh mẽ, thì việc sử dụng nhãn sinh thái là một giảipháp hiệu quả giúp kiểm soát và giảm tác hại đến tài nguyên, môi trường.

Vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết đó là cần có nguồn kinh phí ổn địnhđể duy trì, phát triển Hầu hết ở các nước, khi dán nhãn sinh thái đều thu phígọi là phí hồ sơ Sau khi họ nhận được chứng nhận sản phẩm dán nhãn sinhthái bảo vệ môi trường thì họ sẽ phải nộp thêm phí sử dụng nhãn Ở một sốnước, chương trình dán nhãn sinh thái có thể được chính phủ cung cấp chonguồn kinh phí nhất định để duy trì hoạt động

Khó khăn lớn nhất của nước ta là vẫn chưa huy động được nhiều doanhnghiệp tham gia vào chương trình chứng nhận dán nhãn sinh thái bởi nhậnthức và sự quan tâm của người tiêu dùng chưa cao vào sản phẩm có chứngnhận thân thiện với môi trường.

Trang 24

nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cungcấp lương thực phẩm cho con người Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số vàtốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diệntích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suythoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.

Ở Việt Nam hiện nay có 33 triệu ha diện tích đất tự nhiên, trong đó diệntích đang sử dụng là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỹ đất.

Còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tựnhiên Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha, chiếm 26,1% diện tích đấttự nhiên.( Theo Tổng cục Địa chính, 1999).

Theo thông tin từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hếtcác khu vực đô thị đông dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nguyên nhânchính là do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt vàrác thải từ các hộ dân Hiện giờ, dọc theo bất cứ con đường, góc phố nào,chúng ta cũng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vừa gâymất mỹ quan vừa ảnh hưởng đến chất lượng đất xung quanh Ngay cảnhững vùng nông thôn thì hiện trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vẫn xảyra không kiểm soát.

Bên cạnh thực trạng đó, quỹ đất càng ngày càng thấp và giảm theo thờigian do sức ép tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hoá đấtnước ở Việt Nam Quá trình quy hoạch và sử dụng đất của nhiều tỉnh thànhvẫn còn bộc lộ những hạn chế và bất hợp lý trong phân bổ quỹ đất cho cácngành và lĩnh vực Tình trạng phổ biến hiện nay là việc chuyển đổi cơ cấumục đích sử dụng đất, suy giảm mạnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp dođô thị hoá, quỹ đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng vào mục đíchxây nhà ở, các khu công nghiệp và thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng,đường giao thông.

Với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đớimưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hóa

Trang 25

diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ vàcác chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa đất Đất đã bị thoái hóa rất khó cóthể khôi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu.

Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễmbẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm.

Nhiễm phèn: Do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến Chủ yếu là

nhiễm Fe2+, Al3+, SO42- pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con ngườitrong môi trường đó.

Nhiễm mặn: Do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối,…

nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực vật – Gley hóa trongđất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S FeS, ).

Chất thải công nghiệp: Khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon,

các loại thuốc nhuộm, các kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bịchai, xấu, thoái hóa không canh tác tiếp được.

Chất thải sinh hoạt: Rác và phân xả vào môi trường đất như: rác gồm

cành lá cây, rau, thức ăn thừa, vải vụn, gạch, vữa, polime, túi nylon… Rácsinh hoạt thường là hỗn hợp của các chất vô cơ và hữu cơ độ ẩm cao nhiềuvi khuẩn vi trùng gây bệnh Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ramương và có thể đổ ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất.

Chất thải nông nghiệp: Phân và nước tiểu động vật.

Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như: Phân bón hóa học, chất kích

thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, tồn tại lâu trong đất, tích tụ sinhhọc, thay đổi cân bằng sinh học.

Các chất khí độc hại trong không khí như: Oxit lưu huỳnh, các hợp chất

nitơ… kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất Mộtsố loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất.

Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo,luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chấtphotpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí

Trang 26

thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng Ở gần các xưởng luyện kim, vì trongkhí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng… nên vùng đấtxung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này.

Ngoài ra, các hoạt động tưới không thích đáng, chặt cây rừng, khaihoang… cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc màu, nhiễm phèn…trong đất.

1.1.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường nước

Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10kmvà hàng nghìn hồ, ao Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của cácloài động, thực vật và hàng triệu người và cũng là nguồn cung cấp chủ yếucho sản xuất Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị suy thoái và pháhủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khácnhau Thậm chí nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết” bởi khốilượng những chất thải, rác thải, nước thải xả ra môi trường mà chưa đượcxử lý

Thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường trungbình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước vàđiều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mớiphát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ônhiễm.

1.1.2.1 Ô nhiễm môi trường nước tại đô thị

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắngtrong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưngtình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại Tốc độ công nghiệp hoávà đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nềđối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.

Trang 27

Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càngbị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn Ở các thành phố lớn,hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nướcdo không có công trình và thiết bị xử lý chất thải.

Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng Hơn 250 khu côngnghiệp đã thải ra môi trường 550.000m3 nước thải từng ngày Điều đángnói không phải bất cứ khu công nghiệp nào cũng thải chất thải ra ngoài khiđã xử lí đúng quy trình Hầu hết, ở Việt Nam, khoảng 615 cụm công nghiệpthì chỉ có 5% trong số đó có hệ thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn, quytrình mà bên Môi Trường đề ra Còn lại đều xả thải trực tiếp hoặc không xửlí đúng tiêu chuẩn Đây còn chưa tính hàng ngàn các cơ sở ý tế đều thải rachất thải hằng ngày.

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nộivà thành phố Hồ Chí Minh Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt khôngcó hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ,kênh, mương) Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nướcthải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nướcthải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước.

Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớnlà rất nặng Thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phốlên tới 300.000 -400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệthống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sởsản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gomkhoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mươngtrong nội thành; chỉ số BOD, oxy hòa tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở cácsông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép

Trang 28

Thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉcó 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuấtgây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.

Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác nhưHải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương nước thải sinhhoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nướcthải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng(SS), BOD; COD; Oxy hòa tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí20 lần TCCP.

1.1.2.2 Ô nhiễm môi trường nước tại nông thôn

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nôngnghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thônlà nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và giasúc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tìnhtrạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩnFeca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùngven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở cáckênh tưới tiêu Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảovệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnhhưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe nhân dân.

Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng chonuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha Do nuôi trồngthuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đãgây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước.

Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trongnuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông

Ngày đăng: 17/05/2024, 19:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan