skkn tính giá trị của biểu thức lớp 4

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn tính giá trị của biểu thức lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những em giỏi thì say mê học tập còn những em yếu thì lười học, sợhọc và chán học.- Khi các em học đến dạng toán tính giá trị của biểu thức thì nhiều emlúng túng chưa giải được, giải sai

Trang 1

Mã số (do thường trực Hội đồng ghi):………

1 Tên sáng kiến:“ Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán dạng tính giá trị

biểu thức cho học sinh lớp 41-trường Tiểu học Vĩnh Phú, huyện Giang Thànhnăm học 2020 - 2021”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp trong giáo dục.3 Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:

trong đó có 11 em là nữ Qua thực tế giảng dạy môn Toán tôi nhận thấynhiều em học sinh về thể lực phát triển bình thường nhưng năng lực tư duykém phát triển nên việc tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng giải toándạng tính giá trị biểu thức còn chậm và sai nhiều cả về kết quả cũng nhưcách tính Học sinh chưa có phương pháp học hợp lý, mà học sinh yếuthường chán học, sợ học, rất thụ động, thiếu tự tin Chương trình toán họcmỗi ngày một thêm nhiều kiến thức mới, không thể dừng lại để chờ họcsinh yếu bắt kịp kiến thức nên các em yếu càng chồng chất cái yếu.

- Từ thực tế trên, nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành đưa ra bàikiểm tra để khảo sát kĩ năng tính toán của học sinh về chất lượng môn Toán Kếtquả thu được như sau:

Bảng kết quả khảo sát đầu năm:

Thời gian

Đầu nămhọc

- Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình.

Trang 2

* Hạn chế:

- Sau nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy trong một lớp học trình độkiến thức của học sinh không đồng đều: Có một số em giỏi toán và một số emyếu toán Những em giỏi thì say mê học tập còn những em yếu thì lười học, sợhọc và chán học.

- Khi các em học đến dạng toán tính giá trị của biểu thức thì nhiều emlúng túng chưa giải được, giải sai hoặc giải chưa đúng phương pháp toán học…Từ đó khó khăn hơn khi các em giải các bài toán hợp.

- Thời lượng tiết dạy chỉ 40 phút, kiến thức truyền đạt nhiều khả năng tiếpthu của học sinh không đồng đều.

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:3.2.1 Mục đích của giải pháp

3.2.1.1 Mục tiêu chung:

“ Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức chohọc sinh lớp 41- trường Tiểu học Vĩnh Phú, huyện Giang Thành năm học 2020 –2021’’, nhằm giúp học sinh phát triển được năng lực tính giá trị biểu thức mộtcách thành thạo, gây được hứng thú cho học sinh trong học tập, không còn cảmgiác khó khăn lo sợ môn Toán Đồng thời giải pháp này cũng góp phần nâng caochất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.

3.2.1.2 Mục đích cụ thể:

Nhằm giúp cho học sinh :

- Giúp học sinh rèn kĩ năng giải toán tính giá trị biểu thức một cách thànhthạo.

- Rèn kĩ năng tính từ dễ đến khó, từ kiến thức đã học đến kiến thức mới.- Định hướng cho học sinh giải được các bài toán có dữ liệu cụ thể sanggiải các dạng toán điển hình của lớp 4.

3.2.2 Nội dung giải pháp: 3.2.2.1 Tên giải pháp:

Năm học 2020 – 2021 tôi đã lựa chọn cho mình một số giải pháp nhằmkhắc phục những hạn chế mà học sinh đã mắc phải trong những năm học trướcnhư sau:

a) Giải pháp 1: Điều tra phân loại học sinh yếu kém môn toán

Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát, phân loại đối tượng họcsinh để có kế hoạch kèm cặp, hướng dẫn giải toán kịp thời cho từng em Cụ thểnhư sau:

- Hành động 1: Về phép cộng, trừ giáo viên phải kiểm tra, rèn luyện kĩnăng cộng, trừ các số trong phạm vi 10000; 100000.

- Hành động 2: Về phép nhân, chia giáo viên phải kiểm tra, rèn luyện kĩnăng nhân, chia các số có 4, 5 chữ số với số có một chữ số Giáo viên thườngxuyên kiểm tra bảng nhân, chia bằng nhiều cách, để học sinh tính nhẩm, tính

Trang 3

nhanh các phép tính nhân, chia 10, 100;1000… biết đặt tính và làm đúng cácphép nhân, chia số có 4, 5 chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 10000;100000 Giải được các bài tập tìm X trong phạm vi 10000, 100000.

- Hành động 3: Về biểu thức số giáo viên phải cho học sinh nhận biếtđược biểu thức số, đọc và viết được các biểu thức tổng, hiệu, tích, thương củahai số Nắm được quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức,vận dụng để tính được giá trị của biểu thức số có không quá hai dấu phép tính.

- Hành động 4: Qua chia sẻ kết quả, giáo viên giúp học sinh rút ra được

kiến thức về cách tính giá trị của biểu thức.

Ví dụ 1: Đối với biểu thức đơn về phép tính cộng, trừ, nhân, chia (biểu

thức chỉ có 2 số và 1 dấu phép tính) đa số học sinh sai do quên không nhớ khithực hiện tính hoặc do không thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia đã học nêntính sai kết quả

Bài 2 Ôn tập các số đến 100000 (Tiếp theo); (HDH Toán lớp 4, tập 1)Hoạt động 2: Đặt tính rồi tính:

5084 + 4879 89750 – 58927 3180 x 6 22728: 4Học sinh sẽ thường làm sai đối với phép tính cộng thì do các em khôngnhớ bảng cộng nên cộng sai; đối với phép tính trừ thì do các em đã không nhớđể trừ sang lần trừ tiếp theo; đối với phép tính nhân thì do chưa nhớ bảng nhân,phép nhân có nhớ nhưng học sinh không nhớ để cộng vào kết quả của lần nhântiếp theo; đối với phép tính chia thì học sinh sai theo rất nhiều cách khác nhaunhư: Học sinh sai vì thấy chữ số đầu tiên ở số bị chia bé hơn số chia nên viết 0 ởthương; Học sinh sai khi ở các lượt chia thứ 2, 3 có 2 chữ số ở số bị chia thì họcsinh chỉ lấy một chữ số mới hạ xuống để chia; Học sinh sai khi chia để số dư lớnhơn hoặc bằng số chia…

Ví dụ 2: Đối với biểu thức có dấu cộng, trừ, hoặc nhân, chia với dạng này

tôi nhận thấy học sinh ngoài việc nhân, chia, cộng, trừ sai thì học sinh thườngmắc lỗi sai khi viết kết quả biểu thức sau dấu bằng thứ nhất.

Bài 2 Ôn tập các số đến 100000 (Tiếp theo); (HDH Toán lớp 4, tập 1)Hoạt động 3: Tính giá trị của biểu thức:

52945 + 7235 x 2 27354 + 22728 : 4

Có những học sinh đã làm như sau: Có những học sinh đã làm như sau:52945 +7235 x 2 = 14470 + 52945 27354 + 22728 : 4 = 5682 + 27354= 67415 = 33036

Học sinh làm sai vì viết chưa đúng kết quả sau dấu bằng thứ nhất trongbiểu thức vì cho rằng trong biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiệnphép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau Do đó thực hiệnphép nhân, chia trước thì viết kết quả trước.

b) Giải pháp 2: Rèn kĩ năng từ dễ đến khó, từ kiến thức đã học đếnkiến thức mới.

Trang 4

* Dạng 1: Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức cho hoc sinh qua cácbài tập từ dễ đến khó.

- Hành động 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức cóphép tính cộng, trừ.

- Hành động 2: Giáo viên yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức cóphép tính nhân, chia.

- Hành động 3: Giáo viên yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức cóphép tính cộng, trừ, nhân, chia.

- Hành động 4: Giáo viên yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức có

dấu ngoặc đơn ( ).

- Hành động 5: Rút kinh nghiệm sau khi làm bài tập.

Ví dụ 1: Bài 23 Em ôn lại những gì đã học (HDH Toán lớp 4, tập 1

trang 59)

1680 – 135 – 178 + 73 = = 1545 – 178 + 73

= 1367 + 73 = 1340

Trong biểu thức có phép tính cộng, trừ: Thực hiện theo thứ tự từ tráisang phải.

Ví dụ 2: Bài 23 Em ôn lại những gì đã học (HDH Toán lớp 4, tập 1 trang

183 x 2 : 6 x 7 = = 366 : 6 x 7

= 61 x 7 = 427

Trong biểu thức có phép tính cộng, trừ: Thực hiện theo thứ tự từ tráisang phải.

Ví dụ 3: Bài 23 Em ôn lại những gì đã học (HDH Toán lớp 4, tập 1 trang

564 : 6 + 83 x 2 = hoặc 52945 – 7235 x 2 = = 94 + 166 = 52945 - 14470 = 260 = 38475

Trong biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia : Thực hiện nhân chiatrước cộng trừ sau Trường hợp này giáo viên phải hướng dẫn cụ thể:

+ Nếu biểu thức có nhân hoặc chia thì phải thực hiện nhân hoặc chia trướcrồi viết đúng kết quả vừa tính nằm phía dưới phép tính nhân hoặc chia đúng vịtrí.

Trang 5

+ Nếu phép tính cộng hoặc trừ chưa thực hiện thì phải viết lại đúng vị trịnhư ở đề bài thì kết quả mới đúng Đồng thời cũng hướng dẫn, rèn luyện cho cácem bằng nhiều hình thức để học sinh khắc sâu ở dạng toán này.

Ví dụ 4: Bài 23 Em ôn lại những gì đã học (HDH Toán lớp 4, tập 1 trang

6450 – 4000 : (610 : 5 – 114) = = 6450 – 4000 : 8

= 6450 - 500 = 5950

Trong biểu thức có dấu ngoặc đơn ( ): Thực hiện phép tính trong ngoặcđơn trước Giáo viên cần phân tích rõ ràng, cụ thể, chi tiết từng cách tính để họcsinh hiểu và nắm được dạng toán này.

* Dạng 2: Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức cho hoc sinh qua cácbài tập từ kiến thức đã học qua kiến thức mới.

Ngoài rèn kĩ năng tính giá trị về biểu thức số kiến thức mà các em đã

được học tôi còn rèn cho các em kĩ năng tính giá trị của biểu thức có chứa mộtchữ, hai chữ, ba chữ thông qua các kiến thức mới của chương trình Toán 4 Cụthể qua các bài tập tính giá trị biểu thức có chứa một chữ, hai chữ, ba chữ sau:

- Hành động 1: Giáo viên đưa ra các dạng bài tập tính giá trị của biểu thứccó chứa một chữ, hai chữ, ba chữ.

- Hành động 2: Học sinh lần lượt tính giá trị của biểu thức đó.- Hành động 3: Rút kinh nghiệm sau khi làm bài tập.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 3 Biểu thức có chứa một chữ (Sách HDH Toán lớp

4, tập 1 trang 6)

+ Yêu cầu bài tập: Tính giá trị của biểu thức a + 25 với a = 30

+ Học sinh thực hiện tính giá trị của biểu thức như sau: Nếu a = 30 thì a +25 = 30 + 25 = 55, ta nói giá trị của biểu thức a + 25 với a = 30 là 55.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 19 Biểu thức có chứa hai chữ (Sách HDH Toán lớp

4, tập 1 trang 49, 50)

+ Yêu cầu bài tập: Tính giá trị của biểu thức m x n nếu m = 5 và n = 9+ Học sinh thực hiện tính giá trị của biểu thức như sau: Nếu m = 5 và n =9 thì m x n = 5 x 9 = 45, ta nói giá trị của biểu thức m x n với m = 5 và n = 9 là45.

Ví dụ 3: Khi dạy bài 20 Biểu thức có chứa ba chữ (Sách HDH Toán lớp

Trang 6

Qua quá trình các em làm các dạng bài tập về tính giá trị biểu thức thì cácem sẽ nắm chắc được các kiến thức cơ bản về các tính chất để tính giá trị củabiểu thức ở từng phép tính như phép cộng có tính chất giao hoán (a + b = b + a),tính chất kết hợp: a + (b + c) = (a + b) + c; phép trừ có tính chất trừ một số chomột hiệu a – (b – c) = (a + c) – b, một số trừ đi một tổng a – (b + c) = a – b- c;phép nhân có tính chất giao hoán a x b = b x a, kết hợp ( a x b) x c = a x ( b x c);nhân một số với một tổng a x (b + c) = a x b + a x c; nhân một số với một hiệu ax (b – c) = a x b – a x c; nhân với một thương a x ( b : c) = ( a x b) : c… Ngoàira, các em còn nắm được các cách để thực hiện tính giá trị của biểu thức như:Khi thực hiện các phép tính trong biểu thức ta thực hiện từ trái qua phải; Nếubiểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước; Nếu biểuthức gồm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân chiatrước sau đó mới đến phép tính cộng trừ.

c) Giải pháp 3: Định hướng cho học sinh giải được các bài toán có dữliệu cụ thể sang giải các dạng toán điển hình của lớp 4:

Đây là một trong những vấn đề khó khăn cho giáo viên khối lớp 4 trongnhiều năm qua Từ giải toán dạng tổng hợp bằng hai phép (+, -) hoặc (x ; :) sangtính giá trị của biểu thức là (+, -) hoặc (x ; :) Chúng ta cần cho học sinh liên hệkiến thức cũ đã học, phát huy tính tích cực, tìm tòi khả năng học tập có tư duylôgic của các em.

- Hành động 1: Giáo viên cho học sinh đọc kỹ bài toán, phân tích và tómtắt bài toán (có thể tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ)

- Hành động 2: Học sinh tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ.

- Hành động 3: Học sinh trình bày bài giải (Giáo viên kiên trì để học sinhtự diễn đạt câu trả lời bằng lời)

- Hành động 4: Rút kinh nghiệm và đề xuất (nếu có)

Ví dụ: Ở lớp 4 khi dạy bài 13 Tìm số trung bình cộng (HDH lớp 4 tập 1,

trang 33, 34), tôi đã cho học sinh luyện tập và phân tích bài toán sau:

Bài toán: Số học sinh của 3 lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32học sinh Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? (Giải bằng hai cách)

- Việc 1: Học sinh (cá nhân) đọc yêu cầu của bài toán: Số học sinh của 3lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32 học sinh Hỏi trung bình mỗi lớp cóbao nhiêu học sinh?

- Việc 2: Học sinh phân tích và tóm tắt bài toán: Số học sinh của 3 lớp lầnlượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32 học sinh Trung bình mỗi lớp có bao nhiêuhọc sinh? ( Nếu chia đều số học sinh cho 3 lớp thì mỗi lớp có bao nhiêu họcdinh)

- Việc 3: Học sinh tìm cách giải: Ba số 25, 27, 32 có trung bình cộng làbao nhiêu? (là 28) Muốn tìm số trung bình cộng của ba số 25, 27, 32 ta làm nhưthế nào? ( Ta tính tổng của ba số rồi lấy tổng vừa tìm được chia cho 3)

- Việc 4: Học sinh trình bày giải: (Giải bằng hai cách)

Trang 7

+ Cách 1: Tổng số học sinh của 3 lớp là: 25 + 27 + 32 = 84 (học sinh) Trung bình mỗi lớp có số học sinh là: 84 : 3 = 28 (học sinh)

Ngoài ra, trong chương trình Toán 4 còn có các dạng toán điển hình khácnhư: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; Tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số; Bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch; Bài toán về đạilượng tỉ lệ thuận; Bài toán có nội dung hình học ( chu vi, diện tích hình vuông,hình chữ nhật, hình bình hành; hình thoi) và các đơn vị đo lường, đo diện tíchnhằm đáp ứng với mục tiêu của chương trình toán 4 Hầu như thông qua cácdạng toán điển hình này các em sẽ nắm chắc được kiến thức cũng như biết đượccách tính thành thạo về giá trị của biểu thức từ biểu thức đơn về phép tính cộng,trừ, nhân, chia ( biểu thức chỉ có hai số và một dấu phép tính) đến biểu thức códấu cộng, trừ hoặc nhân, chia hay biểu thức có dấu ngoặc ( ).

d) Giải pháp 4: Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy họcđể phân bố thời gian hợp lý cho từng hoạt động.

Để thể hiện một tiêt dạy thành công thì việc lựa chọn phương pháp vàhình thức tổ chức dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất Bởi vậy,bản thân tôi luôn trăn trở tìm mọi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chomỗi hoạt động trong từng tiết dạy làm sao để phát huy tối ưu tính tích cực, chủdộng, say mê, sáng tạo của mỗi học sinh Nên mỗi tiết dạy tôi luôn lựa chọnphương pháp và hình thức tổ chức dạy học không giống nhau.

- Hành động 1: Giáo viên nên chú ý phương pháp dạy một cách có hệthống, từ phần gợi động cơ tạo hứng thú à trải nghiệm à phân tích à khámphá rút ra bài học à thực hành vận dụng bài học một cách sáng tạo không nhấtthiết phải lập lại một cách máy móc tất cả các ví dụ trong sách giáo khoa.

- Hành động 2: Giáo viên tổ chức giờ học sao cho mọi học sinh đều hoạt

động học tập kể cả những học sinh yếu đều tiếp thu một cách chủ động.

- Hành động 3: Giáo viên tránh làm thay, nói thay, nghĩ thay cho học sinh

mà chú trọng dạy học theo từng nhóm đối tượng, trân trọng và khuyến khíchmọi suy nghĩ của học sinh, chuẩn bị tiềm lực để đáp ứng sự phát triển của họcsinh.

- Hành động 4: Giáo viên giúp học sinh tự đánh giá được kết quả bài làmcủa mình và của bạn trong nhóm cũng như cả lớp.

Trang 8

Ví dụ: Bài 20 Biểu thức có chứa ba chữ (Sách HDH Toán 4, tập 1,

trang 52).

Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức

- Việc 1: Giáo viên chuẩn bị phiếu để học sinh thảo luận nhóm.

- Việc 2: Cá nhân đọc thông tin (HDH trang 53) ở phần đóng khung vàtrao đổi trong nhóm rút ra nhận xét

- Việc 3: Học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa biếu thức cóchứa nột chữ, hai chữ và ba chữ rồi ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.

- Việc 4: Học sinh chia sẻ kết quả, rút kinh nghiêm.

Ngoài ra, khi dạy học giáo viên phải xác định rõ lượng kiến thức và vaitrò của nó để phân phối thời gian hợp lý, tránh thiếu hoặc thừa thời gian lên lớp.Không những thế mà giáo viên phải dự kiến được những tình huống có thể xảyra cho từng hoạt động ở mỗi tiết dạy để không rơi vào thế bị động cả kiến thứclẫn thời gian Trước khi lên lớp giáo viên đã chuẩn bị dự kiến được các thời gianvà các tình huống như trên thì bao giờ cũng chủ động tự tin và thành công trongtiết dạy.

3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:

Tôi đã áp dụng các giải pháp nêu trên đối với học sinh lớp 41, trường Tiểu

học Vĩnh Phú trong năm học 2020 – 2021 và kết quả là đã thành công hơn sựmong đợi Cùng với sự thành công đó, tôi tin những giải pháp này có thể đượcáp dụng cho giáo viên và học sinh khối 4 của một số trường trong và ngoài địabàn huyện Giang Thành.

3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng giải pháp:

- Sau khi áp dụng các giải pháp trên thì:

+ Các em hứng thú và say mê trong việc giải các bài toán thuộc dạng tínhgiá trị của biểu thức.

+ Chất lượng môn Toán của lớp tôi tăng lên rõ rệt Hầu hết các em đã cókỹ năng tính toán Từ đó, giúp các em nắm chắc được nội dung kiến thức về tínhgiá trị của biểu thức trong chương trình toán 4.

- Kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng những giải pháp nêu trênđược thể hiện qua bảng thống kê sau:

Tổng sốhọc sinh

Môn Toán

Khảosát đầu

Trang 9

Cuốihọc kì I

3.5 Tài liệu kèm theo gồm:

- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.

- Danh sách học sinh đạt giải toán Tiếng anh, Tiếng việt qua mạng cấp

Ngày đăng: 17/05/2024, 18:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan