đề tài thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng tmcp quân đội mb trong giai đoạn 2019 2021

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng tmcp quân đội mb trong giai đoạn 2019 2021

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: Quản trị ngân hàng thương mại 2

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦANGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB TRONG GIAI ĐOẠN 2019-2021.

Giáo viên hướng dẫn: Lê Nam Long Nhóm thực hiện: Nhóm 5

Lớp HP: 2211BKSC2111

Hà Nội - 2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,giúp đỡ của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đườngđại học đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy Cô,gia đình và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc của chúng em, chúng em xin cảm ơn giảng viên là thầyLê Nam Long đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em, tận tình hướngdẫn, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài thảoluận.

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thứ của bản thân mỗi người luôntồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài thảo luận,chắc chắn chúng em không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận đượcnhững lời góp ý đến từ thầy và bạn bè để bài thảo luận của chúng em được tốt hơn vàhoàn thiện hơn.

Kính chúc thầy có nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành công trên con đường sựnghiệp giảng dạy.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

1.1 Giới thiệu sơ lược về MB 5

1.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội –MB trong giai đoạn 2019-2021 6

1.2.1 Mô hình tổ chức tín dụng và quản lý rủi ro 6

1.2.2 Các chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đã được MB bank triểnkhai thực hiện giai đoạn 2019 -2021 7

1.2.3 Quy trình thực hiện rủi ro tín dụng tại MB 11

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB 25

Chương 2: Đánh giá và so sánh thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của MB vớimột số ngân hàng khác 29

2.1.Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng ở một số ngân hàng khác 29

2.1.1 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Viettinbank 29

2.1.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Agribank 30

2.1.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank 31

2.2 Nhận xét và phân tích SWOT 33

2.2 Đánh giá về thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của MB 40

2.2.1 Những thành tựu đạt được 40

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 40

KẾT LUẬN 42

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt dộng Ngân hàng đã có bước pháttriển rất nhanh chóng, các dịch vụ Ngân hàng cung cấp ngày càng phong phú, đa dạngvà đã mang lại nguồn thu rất lớn cho hệ thống các Ngân hàng, trong các hoạt động thìhoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn lợi nhuận lớncho Ngân hàng Tuy nhiên hoạt động tín dụng cũng đem lại những rủi ro cho ngânhàng.

Đối với Việt Nam nói riêng, đứng trước những thời cơ và thách thức của tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng có vai trò tolớn và ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế quốc dân Hoạt động tín dụng là một trongnhững hoạt động quan trọng của hệ thống ngân hàng thương mại, mang lại 70-90% thunhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ và gây nên tỷ lệ nợxấu cao trong toàn hệ thống Vì vậy vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàngđang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ đối với các nhà lãnh đạongân hàng mà đối với cả các nhà đầu tư, khách hàng gửi tiền.

Chính vì nhận thức được vấn đề này, Nhóm 5 đã lựa chọn đề tài Thực trạngcông tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội – MB trong giaiđoạn 2019-2021

Trang 5

Chương 1: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCPQuân đội – MB trong giai đoạn 2019-2021.

1.1 Giới thiệu sơ lược về MB

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệpquân đội nói riêng gặp vô vàn khó khăn về nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh Từ nhu cầu ban đầu là tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ cho các doanhnghiệp quân đội, ý tưởng thành lập một định chế tài chính như mô hình các nước pháttriển khác dần hình thành Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trungương (nay là Quân ủy Trung ương) và Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Đảng ủy, Thủtrưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP), sau thời gian dài nghiên cứu vàchuẩn bị đến ngày 4-11-1994, MB đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động Ngânhàng được thành lập theo giấy phép số 0054/NH - GP, do Ngân hàng nhà nước cấpngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297, do sở Kế hoạch -Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi ngày 27/12/2002) dưới hình thức là ngânhàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với mụcđích phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế.

 Ngày 04 tháng 11 năm 1994, ngân hàng chính thức đi vào hoạt động với vốnđiều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với 25 cán bộ nhân viên.

 Năm 2000, thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Côngty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBS) và Công ty Quảnlý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC).

 Năm 2003, MB tiến hành cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực.

 Năm 2004, MB là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giára công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.

 Năm 2005, MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tậpđoàn Viễn thông Quân đội Viettel về việc thanh toán cước viễn thông củaViettel và đạt thỏa thuận hợp tác với Citibank.

 Năm 2006, thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội HFM(nay là Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng Quân đội MB Capital).Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin CoreT24 của Tậpđoàn Temenos (Thụy Sĩ)

 Năm 2008, MB tái cơ cấu tổ chức Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chínhthức trở thành cổ đông chiến lược.

Trang 6

 Năm 2009, MB ra mắt Trung tâm dịch vụ khách hàng 247.

 Năm 2010, Khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài (Lào).

 Năm 2011, Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịchChứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX) từ ngày 01 tháng 11 năm 2011 Khaitrương chi nhánh thứ hai tại nước ngoài (Campuchia) Nâng cấp thành công hệthống CoreT24 từ R5 lên R10

 Năm 2019, MB ra mắt logo và bộ nhận diện thương hiệu mới.

 Năm 2020, MB được vinh danh "Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam"

1.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội– MB trong giai đoạn 2019-2021

1.2.1 Mô hình tổ chức tín dụng và quản lý rủi ro

Hiện nay, với năng lực quản trị của ngân hàng cùng với sự hỗ trợ của hệ thốngcông nghệ thông tin, Ngân hàng TMCP Quân đội đang áp dụng mô hình tổ chức quảntrị rủi ro tín dụng phân tán, là mô hình mà cách thức tổ chức hoạt động quản trị rủi rotín ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay khôngtập trung ở Hội sở mà dàn đều ở các chi nhánh Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phântán được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng đượcthực hiện tại các chi nhánh riêng biệt Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo địnhhướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chinhánh Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng: Chức năng kinhdoanh, chức năng quản trị rủi ro, chức năng tác nghiệp

Hiện tại, mỗi chi nhánh đều thiết lập 03 bộ phận có thể tách biệt độc lập hoặcnằm cùng một phòng khách hàng doanh nghiệp/khách hàng cá nhân đó là: Bộ phậnquan hệ khách hàng, Bộ phận thẩm định tín dụng và Bộ phận Hỗ trợ quan hệ kháchhàng Mặc dù các bộ phận này có thể bố trí tách biệt nhưng do có giới hạn về nhân sựvà để bộ máy tổ chức gọn nhẹ mà nhiều chi nhánh bố trí các bộ phận này cùng mộtphòng quản lý theo khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp dẫn đến việckhó tách biệt các công đoạn trong quản trị rủi ro tín dụng từ khâu tiếp cận khách hàngđến thẩm định hồ sơ tín dụng và hoàn thiện hồ sơ tín dụng Việc này phần nào làm chocông tác quản trị rủi ro chưa đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan Tuy nhiên, đốivới các khoản tín dụng vượt hạn mức phê duyệt của chi nhánh mà thuộc quyền phánquyết của Hội sở hoặc Trung tâm phê duyệt tín dụng khu vực thì công tác thẩm địnhđảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan.

Trang 7

1.2.2 Các chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đã được MB bank triển khai thực hiện giai đoạn 2019 -2021

1.2.2.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

MB triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo mô hình xác suấtvỡ nợ của từng phân khúc khách hàng giúp MB định hướng khách hàng mục tiêu, sảnphẩm, quy trình phù hợp ngay từ khi khách hàng bắt đầu giao dịch với MB giúp cácmục tiêu kinh doanh được tổ chức với tính chủ động cao về quản lý hành vi kháchhàng, quản trị rủi ro song hành hiệu quả với kinh doanh.

 Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp:

Hệ thống xếp hạng này phân loại nợ theo phương pháp định tính và định lượngtrong 02 phần là: tài chính và phi tài chính.

Phần tài chính:

Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp địnhlượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất Các nhóm chỉ tiêu tài chínhđược xem xét bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhómchỉ tiêu cần nợ và Nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Phần phi tài chính:

Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phươngpháp định lượng, bao gồm các nhóm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp; Trình độquản lý và môi trường doanh nghiệp; Quan hệ với Ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởngđến ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20-100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉtiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp Điểm của phầntài chính chiếm từ 25-30% tổng điểm xếp hạng và phần phi tài chính chiếm khoảng70 – 75% tổng điểm xếp hạng Tổng điểm kết hợp hai yếu tố phi tài chính và tài chínhđể xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng sau:

Tổng điểmXếp hạngPhân loại nợ

Trang 8

71 80 A Đủ tiêu chuẩn

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB

Hình 1.1 Sơ đồ chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho KHDN

Điểm củakhách hàng

= Điểm các chỉ tiêu tàichính * trọng số phần tàichính

+ Điểm các chỉ tiêu phitài chính * Trọng sốphần phi tài chínhBước 1: Xác định

ngành kinh tếBước 2: Xác định

quy mô

Bước 3: Xác địnhloại hình sở hữuBước 4: Chấm điểm các

chỉ tiêu tài chính

Bước 5: Chấm điểm cácchỉ tiêu phi tài chínhBước 6: Tổng hợp điểm và

xếp hạng khách hàng

Trang 9

Nguồn: Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ TMCP QĐ

 Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với đơn vị kinh doanh nhỏ:

Việc xếp hạng tín dụng nội bộ cho đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ sẽ dựa trênviệc đánh giá xếp loại rủi ro và tài sản đảm bảo của đơn vị kinh doanh có uy mô nhỏ.Mỗi chỉ tiêu để đánh giá có năm mức điểm từ 20 đến 100 điểm Việc xếp loại rủi rocủa đơn vị kinh doanh trên 3 nhóm chỉ tiêu là:

- Nhóm chỉ tiêu thông tin về chủ đơn vị kinh doanh;

- Nhóm chỉ tiêu thông tin khác liên quan đến đơn vị kinh doanh;

- Nhóm chỉ tiêu về phương án kinh doanh hoặc nhóm chỉ tiêu về phương án đầu tư.Từ 03 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro thành các mức: AAA, AA, A (Đủtiêu chuẩn), BBB, BB (Cần chú ý), B, CCC (dưới tiêu chuẩn), CC, C (Nghi ngờ), D(Có khả năng mất vốn) Việc đánh giá tài sản đảm bảo dựa trên các chỉ tiêu:

- Loại tài sản đảm bảo;

- Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo; - Tính chất khả mại của tài sản đảm bảo;- Giá trị tài sản đảm bảo/Tổng nợ đề nghị vay;

- Xu hướng giảm giá trị của tài sản đảm bảo trong 12 tháng qua.

 Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với cá nhân:

Việc đánh giá sẽ thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi rokhách hàng và tài sản đảm bảo Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có năm mức điểm từ20 đến 100 Phần xếp loại rủi ro khách hàng xem xét hai nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêuvà nhân thân và Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.

Từ 02 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro thành các mức: AAA, AA, A (Đủtiêu chuẩn), BBB, BB (Cần chú ý), B, CCC (dưới tiêu chuẩn), CC, C (Nghi ngờ), D(Có khả năng mất vốn) Phần đánh giá tài sản đảm bảo bao gồm các chỉ tiêu về: Loạitài sản đảm bảo; Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo; Giá trị tài sản đảm bảo/Tổng nợvay đề nghị: Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo và Xu hướng giảm giá trị của tài sảnđảm bảo trong 12 tháng qua.

1.2.2.2 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi to

Ngân hàng tiến hành phân loại tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐNHNNngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành "Quy

Trang 10

định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt độngngân hàng của tổ chức tín dụng" và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng tổ chức tín dụng.

Ngân hàng thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là cáckhoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

Trên cơ sở danh mục cho vay, ngân hàng tiến hành phân loại nợ để phân loại cáckhoản nợ vào các nhóm nợ trong hạn, nợ cần đặc biệt lưu ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghingờ và nợ có khả năng mất vốn.

Khi một khoản vay được giải ngân, sẽ phải trích lập dự phòng chung và dựphòng cụ thể theo tỷ lệ ngân hàng nhà nước quy định Theo Thông tư02/2013/TTNHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN quy định dự phòng cụ thể dựatrên số dư các khoản cho vay của từng khách hàng trên cơ sở hàng quý xếp hạng cáckhoản vay Dự phòng cụ thể được xác định dựa trên việc sử dụng các tỷ kệ dự phòngsau đây đối với các khoản nợ vay gốc sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo đã đượcchiết khấu.

Ngoài việc trích lập dự phòng cụ thể cho từng khoản vay sau khi đã phân loại nợthì ngân hàng cũng phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng 0,75% tổng

Trang 11

giá trị số dư nợ cho vay khách hàng được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4 tại ngày lậpbảng cân đối kế toán Theo Công văn số 8738/NHNN-CVH ngày 25 tháng 9 năm 2008của NHNNVN, dự phòng chung và dự phòng cụ thể của ngân hàng có năm tài chínhkết thúc vào 31/12 phải trích lập trên dư nợ ngày 30/11 hàng năm.

1.2.2.3 Chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp

Quản lý điều hành bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phânquyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện Hoạt động tín dụng được diễnra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông quacác tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dùkhách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào cũng được hưởng lợi các sảnphẩm tín dụng như nhau Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thựchiện thông qua việc phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và cáccấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạngtín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được ủyquyền.

1.2.3 Quy trình thực hiện rủi ro tín dụng tại MB

1.2.3.1 Nhận diện, phân tích, đánh giá rủi ro tín dụngNhận diện rủi ro tín dụng

Để nhận biết rủi ro tín dụng, ngân hàng đã thiết lập các Phòng ban và các bộphận liên quan nhằm tiếp cận thông tin, xử lý thông tin nhằm sớm phát hiện ra các dấuhiệu cho thấy phát sinh rủi ro tín dụng Dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể phát sinh từchính Ngân hàng và cũng có thể phát sinh từ khách hàng trong quá trình xét duyệt cáckhoản vay Đối với các dấu hiện rủi ro phát sinh từ ngân hàng, Bộ phận quản trị rủi rocó trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các chính sách củangân hàng (tăng trưởng tín dụng, lĩnh vực tín dụng, điều kiện cho vay, đối tượng kháchhàng, dự phòng tín dụng,…), năng lực cán bộ tín dụng hay năng lực quản trị điềuhành Đối với nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận biết sớm rủi rotín dụng ngay trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

Quá trình nhận diện rủi ro tín dụng được mô tả qua hai sơ đồ:

a, Đối với các khoản tín dụng thuộc quyền phán quyết của Chi nhánh

Quy trình này được chia làm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng

(1.1) Tiếp nhận hồ sơ KH

Trang 12

(1.2) Lập báo cáo đề xuất tín dụng (1.3) Lập Báo cáo Thẩm định tín dụng (1.4) Thẩm định TSBĐ

Giai đoạn 3: Giải ngân/phát hành thư BL/TTQT

(3.1) Nhận và lập hồ sơ

(3.2) Nhập thông tin vào hệ thống, lưu hồ sơ

Trang 13

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình nhận biết rủi ro tín dụng đối với các khoản tín dụngthuộc quyền phán quyết của Chi nhánh

Tiếp nhận hồ sơ KH (1.1)

Xét duyệt (1.5)

Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt

 Họp 3 bên để thống nhất các điều kiện, điều khoản của hợp đồng theo phê duyệt (nếu cần);  QHKH thông báo cho KH nội dung phê duyệt;

Giới thiệu KH với HT QHKH để phối hợp

 Ký HĐ với KH;  Thực hiện nhận và quản lý TSBĐ

Ký HĐ, văn bản (1.6)

Ký hồ sơ Tiếp nhận thông tin,

tình hình giải ngân/phát hành thư BL/LC;

- Giải ngân/phát hành thư BL; - Nhập thông tin vào hệ thống; - Lưu hồ sơ

(3.2)

- Nhận và lập hồ sơ giải ngân; - Hoặc soạn, phát hành thư BL; - Thực hiện nghiệp vụ TTQT

(3.1) Báo cáo đánh

giá KH (1.2)

Thẩm định tín dụng (1.3)

Thẩm định TSBĐ (1.4)

Nguồn: Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội

Trong giai đoạn vừa qua, theo quy trình trên, MB đã thực hiện mô hình quản trịrủi ro tín dụng theo mô hình phân tán, do vậy tại chi nhánh đối với hạn mức tín dụngthuộc quyền phán quyết có thể thực hiện phê duyệt tín dụng Do vậy, chất lượng tíndụng hoàn toàn phụ thuộc vào trách nhiệm, trình độ, năng lực và sự minh bạch của cánbộ tín dụng Đây chính là một trong những yếu kém của mô hình này và Hội sở rất khókiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngay cả đối với các khoản tín dụng vượt quyền

Trang 14

phán quyết của chi nhánh mà trình lên Hội sở thì thông tin cũng không đầy đủ và minhbạch.

b, Đối với các khoản tín dụng thuộc quyền phán quyết của Hội sở/ Trung tâm phêduyệt khu vực

Trong trường hợp các khoản tín dụng không thuôc quyền phán quyết của Chinhánh thì quy trình nhận biết rủi ro tín dụng theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng

(1.1) Tiếp nhận hồ sơ KH

(1.2) Lập báo cáo đề xuất tín dụng (1.3) Kiểm soát

(1.4) Lập báo cáo thẩm định tín dụng (1.5) Xét duyệt

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký Hợp đồng và các Văn kiện tín dụng liênquan

(2.1) Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt (2.2) Ký các Văn kiện tín dụng

Giai đoạn 3: Giải ngân/phát hành thư BL/TTQT

(3.1) Nhận và lập hồ sơ

(3.2) Nhập thông tin vào hệ thống, lưu hồ sơ

Sơ đồ 1.3 : Quy trình nhận biết rủi ro tín dụng đối với các khoản tín dụng thuộc quyềnphán quyết của Khu vực/Hội sở

Trang 15

Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt

- Họp 3 bên để thống nhất các điều kiện, điều khoản của hợp đồng theo phê duyệt (nếu cần); - QHKH thông báo cho Kh nội dung phê duyệt;

- QHKH bổ sung hồ sơ theo yêu cầu phê duyệt (nếu có); - HTQHKH soạn HĐ, văn bản trình cán bộ kiểm soát (2.1)

Ký HĐ, hồ sơ - Giải ngân/phát

hành thư BL; - Nhập thông tin vào hệ thống; - Lưu hồ sơ (3.2) - Nhận và lập hồ sơ giải ngân;

- Hoặc soạn, phát hành thư BL; - Thực hiện nghiệp vụ TTQT (3.1) Giới thiệu KH

với HTQHKH để phối hợp (2.2)

- Ký HĐ với KH; - Nhận và quản lý TSBĐ theo quy định của MB (2.2)

Thẩm định TSBĐ (1.4)

Thẩm định tín dụng (1.4)

Xét duyệt (1.5) Tiếp nhận

hồ sơ KH (1.1)

Cấp có thẩm quyền TĐTD

GĐ/PGĐ CN HTQHKH

thư BL/LC; Báo cáo đánh

giá KH (1.2)

Kiểm soát (1.3)

Nguồn: Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội

Đối với các khoản tín dụng vượt quyền phán quyết của chi nhánh, khâu thẩmđịnh và xét duyệt sẽ đưa lên Hội sở/Khu vực Tuy nhiên, toàn bộ giai đoạn tiếp nhậnhồ sơ vay, thẩm định ban đầu, lập báo cáo thẩm định… do cán bộ chi nhánh thực hiện.Nếu không tách biệt được các chức năng về quan hệ khách hàng, hỗ trợ quan hệ khách

hàng, thẩm định hồ sơ, đánh giá rủi ro sẽ dẫn đến hồ sơ trình thẩm định không đảmbảo thông tin khách quan.

Phân loại, đánh giá

Ngay từ năm 2008, MB đã triển khai nghiên cứu xây dụng một hệ thống xếphạng tín dụng nội bộ cho riêng ngân hàng Hệ thống này được xây dựng dựa trên cácthông tin đặc thù của MB với nguồn dữ liệu được tổng hợp từ hệ thống của ngân hàng,BCTC, cơ sở dữ liệu và thông tin cung cấp bởi khách hàng, các thông tin công khai

Trang 16

khác, thông tin từ các ngân hàng khác, NHNN và từ các đối tác kinh doanh của kháchhàng… với các nguyên tắc có tính logic và có thể phát hiện những thông tin sai lệch từkhách hàng Hệ thống này sẽ thực hiện chấm điểm xếp hạng và phân loại rủi ro trên cơsở chấm điểm các chỉ số định tính và định lượng với các trọng số khác nhau cho từngnhóm chỉ số phù hợp với ngành, quy mô và lĩnh vực hoạt động của từng khách hàng.Bên cạnh chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống này của MB cũng hỗ trợ raquyết định cấp tín dụng và cho phép MB trích lập dự phòng trực tiếp cũng như chiếtxuất ra các báo cáo theo yêu cầu quản trị Toàn bộ thông tin dữ liệu của khách hàng vàkết quả phân loại xếp hạng rủi ro sẽ được tập trung lưu trữ và kiểm soát tại Hội sở.

a, Khách hàng doanh nghiệp

HTXHTD nội bộ của MB thực hiện đánh giá khách hàng doanh nghiệp theophương pháp định lượng cho nhóm chỉ số tài chính và định tính đối với nhóm các chỉsố phi tài chính.

Nguồn: HTXHTD nội bộ MB

Để phân tích các chỉ số tài chính, MB yêu cầu sử dụng BCTC của doanh nghiệpít nhất 1 năm gần nhất; ưu tiên sử dụng BCTC đã kiểm toán hoặc BCTC thuế Cácdoanh nghiệp nhỏ MB cho phép sử dụng BCTC nội bộ nhưng yêu cầu kết hợp với việc

Trang 17

ro Với mỗi ngành nghề, loại hình và quy mô khác nhau, MB sẽ áp dụng các cách

chấm điểm khác nhau MB sử dụng các nhóm chỉ số tài chính sau: (1) nhóm chỉ sốthanh khoản gồm khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, khả năngthanh toán hiện tại; (2) nhóm chỉ số hoạt động gồm hiệu quả sử dụng tài sản, vòngquay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, vòng quay khoản phải thu; (3) nhóm chỉsố cân nợ gồm tổng nợ phải trả trên tổng tài sản; tổng nợ dài hạn trên tổng vốn chủ sởhữu) và (4) nhóm chỉ số thu nhập gồm doanh thu, lợi nhuận sau thuế, ROA, ROE.

Nhóm chỉ số phi tài chính sẽ được áp dụng cả hai phương pháp là định lượng vàđịnh tính Phần này sẽ được đánh giá thông qua các chỉ số: mối quan hệ của doanhnghiệp với Ngân hàng, khả năng thanh toán nợ, trình độ quản lý và môi trường hoạtđộng của doanh nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng tới doanh nghiệp,…

Các chỉ số này sẽ được chấm theo thang điểm từ 20 đến 100 cho mỗi chỉ số vàđược gán các tỷ trọng khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô và ngành nghề của doanhnghiệp Khoảng 25-30% trên tổng điểm là phần tài chính và phần còn lại là phi tàichính Tổng điểm theo trọng số của 2 yếu tố trên sẽ được sử dụng để được sử dụng đểxếp hạng khách hàng và phân loại nợ theo rủi ro.

Bảng 1.2: Xếp hạng và phân loại nợ đối với khách hàng doanh nghiệp

Nguồn: HTXHTD nội bộ MB

b, Khách hàng là đơn vị kinh doanh nhỏ

Trang 18

Đối với các đơn vị kinh doanh nhỏ, việc XHTD nội bộ phụ thuộc vào là xếp loạirủi ro khách hàng và đánh giá tài sản bảo đảm Mỗi phần sẽ được chấm điểm bằng cácnhóm chỉ số khác nhau từ 20 - 100 điểm cho mỗi nhóm chỉ số.

Nguồn: HTXHTD nội bộ MB

Để có thể xếp loại rủi ro cho các khách hàng là đơn vị kinh doanh nhỏ, ngânhàng đánh giá rủi ro dựa vào nhiều thông tin khác nhau của đơn vị kinh doanh như sốnăm kinh nghiệm, tuổi, học vấn … của chủ đơn vị; ngành nghề, quy mô, thị trường,thu nhập… và tính khả thi của dự án/phương án kinh doanh Cụ thể gồm 3 nhóm chỉsố như sau: (1) Thông tin về chủ sở hữu; (2) Phương án kinh doanh; (3) Các thông tinkhác.

Tài sản bảo đảm sẽ được đánh giá dựa vào loại tài sản; tính chất sở hữu; tính khảmại; giá trị trên tổng nợ đề nghị vay; giá tài sản trên tổng số tiền đề nghị vay và giá trịtài sản trong vòng 12 tháng trước đó Theo đó, tài sản bảo đảm sẽ được đánh giá vàxếp loại theo rủi ro như sau:

Bảng 1.3: Đánh giá tài sản bảo đảm khách hàng là đơn vị kinh doanh nhỏ

Trang 19

Bảng 1.3: Đánh giá tài sản bảo đảm khách hàng là đơn vị kinh doanh nhỏ

Nguồn: HTXHTD nội bộ MB

Sau khi xếp loại rủi ro cho khách hàng và đánh giá của tài sản bảo đảm, khoảngvay của khách hàng sẽ được phân loại theo ma trận sau:

Bảng 1.4: Ma trận xếp loại khách hàng là đơn vị kinh doanh nhỏ

Bảng 1.4: Ma trận xếp loại khách hàng là đơn vị kinh doanh nhỏ

Nguồn: HTXHTD nội bộ MB

c, Khách hàng cá nhân

Khoản vay của các khách hàng cá nhân sẽ được đánh giá dựa vào kết quả đánhgiá tài sản bảo đảm và xếp loại rủi ro khách hàng cho từng khoản vay riêng lẽ theophương pháp tương tự với khách hàng là đơn vị kinh doanh nhỏ.

Nguồn: HTXHTD nội bộ MB

Trang 20

Khách hàng sẽ được xếp loại rủi ro thông qua 2 nhóm chỉ số: (1) Nhóm chỉ số vềthông tin cá nhân: giới tính, tuổi, số người phụ thuộc, tình trạng hôn nhân, trình độ họcvấn,…và (2) Nhóm chỉ số về khả năng trả nợ như nghề nghiệp, thu nhập của cá nhân,thu nhập của gia đình, số năm kinh nghiệm, tình hình vay nợ tín dụng ở các tổ chứckhác

Cách đánh giá và xếp loại tài sản bảo đảm cũng như việc phân loại và ra quyếtđịnh cho vay của khách hàng cá nhân cũng được MB thực hiện tương tự với kháchhàng là đơn vị kinh doanh nhỏ.

Việc đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp đo lường tổn thất kỳ vọng từ cácthành phần rủi ro như EL, LGD, EAD, PD vẫn chưa được MB chính thức áp dụng.Hiện nay việc đo lường rủi ro tín dụng của MB vẫn tiến hành dựa vào phương phápchuyên gia, kết hợp với dữ liệu quá khứ Các dữ liệu được sử dụng trong tính toán rủiro vẫn chưa được thường xuyên cập nhật cũng như việc tính toán đo lường phần lớnphụ thuộc vào các chỉ số phi tài chính, mang nhiều tính chủ quan.

d, Phân loại nợ và trích lập dự phòng

Dựa vào các quy định phân loại nợ của NHNN, việc phân loại nợ tại MB đượcthực hiện chi tiết hơn với nhiều mức độ rủi ro hơn phụ thuộc vào kết quả đánh giá xếphạng rủi ro của khoản vay.

Bảng 1.5: Phân loại nợ tại MB

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội năm 2017

Ngoài ra, nếu khách hàng có nhiều khoản vay khác nhau thì kết quả phân loại củatất cả các khoản vay sẽ dựa theo kết quả của khoản vay có mức độ rủi ro cao nhất và

Trang 21

ưu tiên điều chỉnh theo phân loại của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia - “CIC”tại thời điểm phân loại nợ nếu xếp hạng của CIC là cao hơn.

Đối với dự phòng rủi ro tín dụng, ngân hàng cũng thực hiện trích lập dự phòngrủi ro tín dụng theo quy định của NHNN; bao gồm dự phòng RRTD cụ thể và dựphòng RRTD chung Trong đó, “Dự phòng RRTD cụ thể được xác định dựa trên kếtquả phân loại nợ và số dư nợ gốc tại ngày làm việc cuối cùng của mỗi kỳ trích lập trừđi giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm… Dự phòng RRTD chung được duy trì bằng0,75% tổng số dư nợ cho vay khách hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 4 tạingày làm việc cuối cùng của tháng 11” - Theo quy định nội bộ của MB

Ngân hàng sẽ thường xuyên theo dõi và định kỳ đánh giá danh mục tín dụng củamình, tiến hành xếp hạng các khoản vay và phân loại nợ trên cơ sở hàng quý để cóbiện pháp quản lý và xử lý kịp thời cũng như thực hiện trích lập theo quy định

1.2.3.2 Kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng

Để đảm bảo rằng các hoạt động tín dụng tuân thủ với các chính sách và thủ tục củangân hàng và trong khuôn khổ hướng dẫn của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành, ngânhàng TMCP Quân đội đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộcTổng Giám đốc có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu vềtác nghiệp tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh do vi phạmcác chính sách, thủ tục và giới hạn Bên cạnh đó, tại các bộ phận quản trị rủi ro tín dụngcũng như các chi nhánh chủ động kiểm soát rủi ro trước khi cho vay, trong khi cho vay vàsau khi cho vay.

 Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ

tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, cáckiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp phápcủa hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm địnhtrên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểuquan điểm của các bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệtcủa ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.

 Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra

quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tạingân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn,kê khai khống tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng,

Ngày đăng: 17/05/2024, 15:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan