đề tài vai trò của c mác và ph ăngghen

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài vai trò của c mác và ph ăngghen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hay nói cách khác, CNDVLS là hệ thống quan điểm duy vậtbiện chứng về xã hội, là kết quả của sự vận dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào các hiện tượng của đời s

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINHKHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHENNhóm: Giảng viên hướng dẫn: ThS Mai Phú Hợp

Trưởng nhóm: Phạm Đặng Nhật Minh - 2033210444Thành viên:

1 Võ Nhất Bảo - 20012103412 Lê Thị Kim Nhung - 20222102123 Trần Thị Mỹ Quyên - 20222100074 Nguyễn Thị Cẩm Tiến – 2006210311

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận “Vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen”do nhóm chúng em nghiên cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài này là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bàitập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại Học CôngNghiệp Thực Phẩm TP.HCM đã đưa bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học vàochương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếngiảng viên bộ môn – ThS Mai Phú Hợp Thầy là người đã tận tình chỉ dạy vàtruyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt học phần vừa qua.Trong thời gian tham dự lớp học của thầy, chúng em đã được tiếp cận vớinhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau nàycủa chúng em.

Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học là một môn học thú vị và vô cùng bổích Tuy nhiên do thời gian có hạn và kiến thức về môn học này của chúng emvẫn còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của chúng em khó tránh khỏi những saisót Kính mong thầy xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của chúng em đượchoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2023

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

(Ký và ghi rõ họ và tên)

Trang 6

2.2 Học thuyết giá trị thặng dư 15

2.3 Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân 19

CHƯƠNG 3: TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÁNH DẤU SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 23

3.1 Hoàn cảnh ra đời của tuyên ngôn 23

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Giai cấp công nhân ra đời và phát triển cùng với chủ nghĩa tư bản “ Lao động làvinh quang “ nhưng thật không may đời sống của người công nhân lại rất khổ cực do sự bốc lột của chủ nghĩa tư bản Kế thừa những nhân tố tích cực của các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa không ngừng trong lịch sử và những tinh hoa của nhân loại, C Mác và Ph Ăngghen đã cùng nhau sáng lập ra lý thuyết khoa học về xã hội chủ nghĩa và đó được gọi là “ Chủ nghĩa xã hội khoa học “ Tuy nhiên nó không phải hoàn thiện ngay từ đầu mà cũng phải trải qua một quá trình phát triển Nhờ có sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học đã trở thành hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân hiện đại và soi đường cho họ, giải phóng họ khỏi sự bất công, nghèo nàn, giải phóng nhân loại thoát khỏi chế độ tư hữu Nhóm chúng em chọn đề tài “ Vai trò của C Mác và Ph Ăngghen “ để có thể tìm hiểu rõ hơn về những công lao, thành tựu mà C Mác và Ph Ăngghen tạo ra và đồng thời giúp chúng em hiểu biết thêm, nâng cao năng lực tư duy nhằm nâng cao tính tư duy khoa học trong quá trình học tập.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nhìn lại lịch sử triết học, có thể thấy, ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, “conngười” đã là chủ đề được đặc biệt quan tâm Cùng với luận điểm của Xôcrát –“con người hãy nhận thức chính mình”, triết học đã thật sự thừa nhận “conngười” là đối tượng của sự nghiên cứu Từ đó về sau, mọi nền triết học, mọi nhàtriết học, dù đặt mối quan tâm của mình vào bất cứ đối tượng nào, cuối cùngcũng phải kết thúc lập luận của mình ở những nghiên cứu về con người.

Khi xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử – quan niệm lấy lịch sử con

người làm đối tượng, trong Hệ tư tưởng Đức, lần đầu tiên, C.Mác và

Ph.Ăngghen đã trình bày một cách trực tiếp về xuất phát điểm, về đối tượngnghiên cứu của mình: con người cá nhân, cụ thể hơn, “những cá nhân hiệnthực”

Trang 8

3.Mục đích nghiên cứu:

Khi tìm hiểu về vấn đề này ta sẽ nắm rõ:

- Nguyên nhân cùng với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Những thành tựu to lớn của C Mác và Ph Ăngghen có được trong quátrình hình thành lên chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Luyện tập, trao dồi kĩ năng tư duy và nắm rõ vấn đề trong việc nghiêncứu về chủ nghĩa xã hội khoa học ngày nay.

4.Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm chúng em đã nghiên cứu và hoàn thành bài tiểu luận này từ:

- Nghiên cứu các tài liệu, sách, báo, giáo trình về môn “ Chủ nghĩa xã hộikhoa học “.

- Các trang thông tin điện tử từ các nguồn uy tín.

- Tham khảo một số bài báo cáo khoa học về vấn đề liên quan.

Trang 9

Và tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến đó chính là tác phẩm góp phần 7 phê phán pháp quyền của Hê ghen Phần lời nói đầu được xuất bản năm 1844.

Cũng thông qua tác phẩm đó là Lược khảo khoa Kinh tế chính trị cũng giúp cho các ông 1 lần nữa khẳng định sự chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật.

Cùng với quá trình chuyển biến đó thì các ông đã có sự thay đổi về lập trường chính trị Thông qua các việc cùng hoạt động trong phong trào công nhân, hiểu được tình cảnh của những người công nhân và thấy được những tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân thì cũng đã giúp cho các ông có được sự chuyển biến về lập trường giai cấp đó là chuyển từ lập trường giai cấp tư sản sang lập trường giai cấp công nhân

Cũng chính việc đứng trên lập trường của giai cấp công nhân đã giúp cho các ông có thể đi đến việc xây dựng lý luận, giúp giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử và cũng chuyển từ lập trường chính trị dân chủ tư sản sang lập trường cộng sản chủ nghĩa [1]

Trong một khoảng thời gian vừa gắn nghiên cứu lý luận với hoạt động thực tiễn thì Mác và Ăngghen đã có sự chuyển biến về lập trường triết học và lập trường chính trị Từ đó giúp các ông khẳng định một cách dứt khoát, kiên định và nhất quán tư tưởng này Nếu không có chuyển biến này thì sẽ không có Chủ nghĩa Mác sau này

Một số tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện sự trưởng thành về nhận thức khoa học và sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị của hai ông trong thời gian này: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” (C.Mác, 1843); “Góp phần phê phán kinh tế chính trị học” (Ph.Ăngghen, 1844); “Bản thảo kinh tế

Trang 10

triết học năm 1844” (C.Mác, 1844); “Gia đình thần thánh” (C.Mác và

Ph.Ăngghen, 1844-1845); “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” (Ph Ăngghen, 1845); “Hệ tư tưởng Đức” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1845-1946); “Sự khốn cùng của triết học” (C.Mác, 1847); “Những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản”

(Ph.Ăngghen, 1847); “Điều lệ của Đồng minh những người cộng sản” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1847) … [2]

CHƯƠNG 2:BA PHÁT KIẾN VĨ ĐẠI CỦA C MÁC VÀ PH ĂNGGHEN2.1 Chủ nghĩa duy vật lịch sử

2.1.1.Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì?

Chủ nghĩa duy vật lịch sử (CNDVLS) là một bộ phận hợp thành nên Triết học Mác- Lênin Đây là khoa học triết học về xã hội và giải quyết một cách duy vật các vấn đề cơ bản của triết học khi vận dụng nó vào lịch sử Trên cơ sở đó nghiên cứu các quy luật chung về sự phát triển lịch sử và hình thức thực hiện những quy luật đó trong hoạt động của con người Hay nói cách khác, CNDVLS là hệ thống quan điểm duy vậtbiện chứng về xã hội, là kết quả của sự vận dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào các hiện tượng của đời sống xã hội, vào nghiên cứu xã hội, nghiên cứu lịch sử xã hội.

Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã tạo nên một bước ngoặt căn bản trongsự phát triển tư tưởng xã hội Trước đó, quan niệm duy tâm về đời sống xã hội đã thống trị và có nhiều thiếu sót cơ bản của xã hội học và sử học trước Mác như: Chỉ chúý đến các động cơ tư tưởng của hoạt động của con người mà không tính đến các

nguyên nhân vật chất và không nhìn thấy vai trò quyết định của nhân dân mà chỉ chú ýđến vai trò của cá nhân.

2.1.2 Bản chất của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một hệ thống triết học duy vật biện chứng về xã hội, là bộ phận hợp thành triết học Mác, làm cho triết học Mác trở nên sâu sắc và triệt để CNDVLS nghiên cứu xã hội với tính cách của một chỉnh thể, xã hội là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên với nền tảng là mối quan hệ của con người và sự tác động giữa con người với nhau.

Khách thể nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử là đời sống xã hội với tính cách một chỉnh thể Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất và là nấc thang phát triển cao nhất của hệ thống sống, cũng chính là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người.

Con người chính là sự phát triển cao nhất của tự nhiên, là chủ thể sáng tạo của lịch sử và thông qua hoạt động của mình, con người làm nên lịch sử và tạo ra xã hội Xã hội là một chỉnh thể hoàn chỉnh bao gồm sự tồn tại của con người cá nhân và các tập hợp người, sự tồn tại của các phương thức và cách thức quan hệ giữa người với

Trang 11

người Sự hình thành phát triển của con người và xã hội được xem là hai mặt của một quá trình thống nhất, điều này dẫn đến hệ quả là có thể nhận thức được quy luật xã hội,bản chất đời sống xã hội và bản chất con người.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử vạch ra các quy luật, động lực chung của sự vận động và phát triển của xã hội Hệ thống các quy luật xã hội tồn tại ở các cấp độ khác nhau chi phối toàn bộ đời sống xã hội gồm các quy luật chi phối toàn bộ đời sống xã hội, các quy luật chi phối xã hội có giai cấp và các quy luật chi phối hình thái kinh tế- xã hội.

Hệ thống về động lực phát triển xã hội được xem xét ở nhiều phương diện khác nhau từ phương diện giải quyết mâu thuẫn biện chứng của xã hội, từ lực lượng xã hội cơ bản, từ các nhân tố thúc đẩy sự phát triển và từ các nhân tố thúc đẩy tính tích cực nhận thức và hoạt động của con người,…

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra những quy luật, động lực phát triển của xã hội Đây là phát minh vĩ đại của C.Mác đã mang đến một cuộc cách mạng trong triết học về xã hội.

2.1.3 Vai trò của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở nền tảng của thế giới quan và phương pháp luận khoa học trực tiếp cho nhận thức và cải tạo xã hội: Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đặt ra các khoa học xã hội trên nền tảng khoa học vững chắc, đẩy lùi các quan điểm duy tâm và siêu hình trong nhận thức về lịch sử- xã hội CNDVLS cũng là cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận của giai cấp công nhân và các Đảng cộngsản trong việc xác định các vấn đề chiến lược và sách lược của Cách mạng CNDVLS là cơ sở lý luận khoa học để Đảng cộng sản dựa vào đó đánh giá, phân tích tình hình thời cuộc một cách đúng đắn, xác định các vấn đề chiến lược và sách lược của Cách mạng trong tình hình mới.

Với lĩnh vực quân sự vô sản, chủ nghĩa duy vật lịch sử đóng vai trò là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận trực tiếp cho khoa học quân sự, góp phần vào việc hìnhthành phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ cách mạng và cán bộ quân đội để họ nâng cao trình độ và là vũ khí tinh thần sắc bén để họ đấu tranh tư tưởng và lý luận.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận khoa học để từ đó xem xét, giải quyết các vấn đề của thời đại và cách mạng Việt Nam: Trong nhận thức thời đại hiện nay, chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở khoa học để qua đó nhận thức chủ nghĩa tư bản hiện đại với các vấn đề như bản chất, mâu thuẫn, sự vậnđộng,….của chủ nghĩa tư bản Đồng thời cũng là cơ sở khoa học để nhận thức và khắc phục khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới hiện nay.

Với sự nghiệp đổi mới của Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa duy vật lịch sử góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Ngoài ra, nó cũng là cơ sở lý luận khoa học để giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc thực hiện công bằng xã hội,…

Trang 12

2.1.4 Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì?

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là khoa học về những quy luật chung nhất của sự pháttriển của xã hội Các môn khoa học xã hội nói trên (kinh tế chính trị, mỹ học, ngôn ngữ học) nghiên cứu sự phát triển của những mặt cá nhân nhất định của đời sống xã hội, những kiểu quan hệ xã hội nhất định CNDVLS, trái ngược với các khoa học này, nghiên cứu các quy luật phát triển của toàn xã hội, trong sự tác động qua lại của tất cả các mặt của nó Nó cung cấp câu trả lời cho câu hỏi về điều gì quyết định bản chất của hệ thống xã hội, điều gì quyết định sự phát triển của xã hội, điều gì quyết định sự chuyển đổi từ hệ thống xã hội này sang hệ thống xã hội khác, chẳng hạn, quá độ từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Không giống như lịch sử dân sự, được thiết kế để phản ánh một cách cụ thể toàn bộ quá trình các sự kiện đã diễn ra trong đời sống xã hội của từng quốc gia và dân tộc,

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đưa ra câu trả lời khoa học, chính xác duy nhất cho những câu hỏi cơ bản nhất, quan trọng nhất của khoa học xã hội, nếu không làm rõ vấnđề này thì không thể giải thích một cách chính xác sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội và sự phát triển của bất kỳ khía cạnh riêng lẻ nào của nó.

Trong đời sống công chúng, chúng ta quan sát các mối quan hệ kinh tế, chính trịvà hệ tư tưởng Có một mối liên hệ xác định nào giữa các mối quan hệ này và bản chấtcủa mối liên hệ này là gì? - đây là một trong những câu hỏi mà khoa học xã hội cần phải trả lời.

Liệu có mối liên hệ cần thiết nội tại, tính quy luật trong sự kế tiếp nhau linh hoạt, đa dạng, phức tạp và mâu thuẫn của các sự kiện lịch sử, trong toàn bộ quá trình phát triển của xã hội, hay ở đây, trong đời sống xã hội, không giống như tự nhiên, mayrủi, hỗn loạn và tùy tiện ngự trị?

Nhân loại đã vượt qua một chặng đường phát triển lịch sử lâu dài và khó khăn: từ chế độ công xã sơ khai, qua chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản, tiến lên chủ nghĩa xã hội, đã chiếm một phần sáu toàn cầu Những động lực thúc đẩy sự phát triển tiến bộnày là gì?

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là người đầu tiên đưa ra câu trả lời khoa học cho tất cả những câu hỏi này - một khoa học chỉ ra con đường dẫn đến ý thức về lịch sử như một quá trình tự nhiên, duy nhất, mang tất cả tính linh hoạt và mâu thuẫn của nó CNDVLS là một lý thuyết khoa học tổng hợp và hài hòa giải thích sự phát triển của xãhội, sự chuyển đổi từ hệ thống xã hội này sang hệ thống xã hội khác Đồng thời, là phương pháp khoa học, đúng đắn duy nhất để nghiên cứu từng mặt riêng lẻ của đời sống xã hội, là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng lịch sử cụ thể và nói chung là lịch sử các nước, các dân tộc.

Nói tóm lại, chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội loài người cũng như bất cứ môn khoa học nào để phản ánh đúng đắn đối tượng mà mình nghiên cứu CNDVLS đã xây dựng nên một hệ thống cácphạm trù khoa học, các phạm trù đó phản ánh những mặt cơ bản, những quá trình khácnhau của đời sống xã hội như tồn tại xã hội, ý thức xã hội, quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng - kiến trúc thương tầng, giai cấp và đấu tranh giai cấp, cách

Trang 13

mạng xã hội, nhà nước Vì những hiện tượng của đời sống xã hội có liên hệ hữu cơ với nhau trong quá trình lịch sử nên những phạm trù phản ánh chúng cũng được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau Những phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sửlà công cụ nhận thức khoa học về những quy luật chung nhất và những động lực của sử phát triển xã hội Những phạm trù và quy luật đó phản ánh những mặt và những mối liên hệ cơ bản, tất yếu, khách quan của đời sống xã hội như quan hệ tác động qua lại giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

2.1.5 Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất

Sản xuất vật chất chính là quá trình mà con người sử dụng các công cụ lao

động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất trong thế giới tự nhiên để có thểtạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

Phương thức sản xuất là các cách thức con người sử dụng để tiến hành quá

trình sản xuất của xã hội ở các giai đoạn lịch sử nhất định.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, sản xuất vật chất có vai trò là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người cũng như của xã hội Là các hoạt động nền tảng để phát sinh và phát triển các mối quan hệ xã hội của con người, là cơ sở hình thành, biến đổi cũng như phát triển xã hội loài người.

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là các nhân tố được dùng trong quá trình sản xuất tạo thành

năng lực thực tiễn có thể cải biến các đối tượng tự nhiên theo nhu cầu của con người.

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất

Quan hệ sản xuất gồm 3 khía cạnh: Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ trong phân phối các sản phẩm được sản xuất ra.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất còn quanhệ sản xuất là “hình thức xã hội” của quá trình đó Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy định lẫn nhau và thống nhất với nhau Đây cũng là yêu cầu tất yếu và phổ biến diễn ra trong quá trình sản xuất hiện thực của xã hội.

Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất tại mỗi giai đoạn lịch sử xác định vì quan hệ sản xuất chỉ là hình thái kinh tế-xã hội còn lực lượng sản xuất mới là nội dung vật chất và kỹ thuật của quá trình đó.

Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Trang 14

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế

trong xã hội.

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội

cùng với các thiết chế chính trị- xã hội tương ứng được hình thành trên cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định.

Cơ sở hạ tầng quyết định đến kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng phản ánh với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng Sự tác động của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng thông qua nhiều phương thức Điều này tùy thuộc vào bản chất của các nhân tố trong kiến trúc thượng tầng, vị trí và vai trò của nó cùng các điều kiện cụ thể Trong đó, nhà nước là nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng kinh tế.

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Tồn tại xã hội chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện vật chất của

xã hội, bao gồm các yếu tố như phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý,…trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố quan trọng nhất.

Ý thức xã hội là các phương diện sinh hoạt liên quan đến tinh thần của xã hội,

nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định Tồn tại xã hội quyết định đến ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh đốivới tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội; mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì kéo theo đó là các tư tưởng và lý luận xã hội, các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học cũng thay đổi theo,….Song, ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối và có khả năng tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.

Hạt nhân của chủ nghĩa duy vật lịch sử chính là lý luận về hình thái kinh tế- xã hội CNDVLS đã không dừng lại ở việc lý giải nguyên lý chung về mối quan hệ giữa tồn tại và ý thức xã hội mà còn phân tích kết cấu của xã hội, xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố cấu thành xã hội và xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố đó hình thành học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội là một trong những nền tảng lý luận cơ bản của lý luận về chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở giai đoạn lịch sử nhất định với kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy Học thuyết về hình thái kinh tế- chính trị là một cuộc cách mạng của khoa học xã hội nói chung và của Triết học nói riêng Học thuyết đó chỉ ra rằng, động lực của lịch sử chính là hoạt động thực tiễn của con người, xuất phát từ các sự thật hiển nhiên là trước hết con người cần phải ăn,

Trang 15

uống, ở, mặc,… nghĩa là phải lao động trước khi có thể đấu tranh giành quyền thống trị Quan hệ xã hội vật chất quyết định các quan hệ khác, đã cung cấp cho khoa học xã hội một tiêu chuẩn khách quan để thấy được các quy luật xã hội.

Ý nghĩa phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội Nó là khoa học triết học về xã hội, là xã hội học chung làm cơ sở, phươngpháp luận cho tất cả các khoa học cụ thể, nghiên cứu về xã hội như kinh tế, chính trị học, sử học, đạo đức học, mỹ học và các môn xã hội học riêng biệt như xã hội học vềlao động, về gia đình Lênin đã từng khẳng định "chủ nghĩa duy vật lịch sử không bao giờ có tham vọng giải thích tất cả mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp duynhất khoa học để giải thích lịch sử" Thực vậy, CNDVLS phát hiện ra những quy luật phát triển chung nhất của xã hội loài người qua tất cả các hình thái kinh tế xã hội Nó nghiên cứu sâu hơn những quy luật tác động trong các hình thái kinh tế xã hội có đối kháng giai cấp, nhất là những quy luật của hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa Do đó, chủ nghĩa duy vật lịch sử giữ vài trò phương pháp luận chung nhất cho các khoa học xã hội.cụ thể.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý giữa chủ nghĩa khoa học lịch sử và khoa học xã hội và nhân văn khác có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Điều đó thể hiện CNDVLS dựatrên những thành tựu của khoa học xã hội và nhân văn cụ thể để khái quát thành nhữngnguyên lý chung Hay nói cách khác, chủ nghĩa khoa học lĩch sử cần đến các khoa học xã hội và nhân văn khác Ngược lại, sự phát triển của các khoa học xã hội và nhân văn cụ thể phải tuân theo những quy luật chung của xã hội mà CNDVLS đã phát hiện, chứng minh ngày càng rõ hơn tính đúng đắn của CNDVLS.

Nếu không nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì các nhàkhoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể nào phát hiện, phát triển môn khoa học của mình một cách đúng đắn, có cơ sở khoa học mà sẽ rơi vào quan điểm duy tâm, siêu hình trong việc nghiên cứu xã hội [3]

2.2 Học thuyết giá trị thặng dư2.2.1 Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư (surplus value) là mức độ dôi ra khi lấy mức thu của một đầu

vào nhân tố trừ đi phần giá cung của nó D.Ricardo đã lấy ví dụ về việc nộp tô cho chủđất sở hữu những miếng đất màu mỡ

Mác đã nghiên cứu giá trị thặng dư dưới giác độ hao phí lao động, trong đó công nhân sản xuất ra nhiều giá trị hơn chi phí trả cho họ – yếu tố bị quy định bơi mứctiền lương tối thiểu chỉ đủ để đảm bảo cho họ tồn tại với tư các người lao động Theo Mác, sự bóc lột công nhân chỉ có thể được loại trừ nếu nhà tư bản trả cho họ toàn bộ

Trang 16

giá trị mới được tạo ra

A.Marshall cho rằng xét về bản chất, thì tất cả các khoản thu nhập nhân tố cao hơn chi phí nhân tố đều là bán tô trong ngắn hạn Cho nên theo ông, khi không có các cơ hội khác để một nhân tố sản xuất lựa chọn, thì toàn bộ phần thường dành cho nó đều là giá trị thặng dư.

Hiện có 2 phương pháp chủ yếu để thu được giá trị thặng dư: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản xuất giá

trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi.

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được từ việc kéo dài ngày lao độngvượt giới hạn thời gian lao động cần thiết Ngày lao động kéo dài còn thời gian lao động cần thiết không đổi dẫn đến thời gian lao động thặng dư tăng lên Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chính là kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi năng suất, giá trị và thời gian lao động tất yếu không đổi Cơ sở chung của chế độ tư bản chủ nghĩa chính là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được sử dụng phổ biến trong giai đoạn đầu chủ nghĩa tư bản Đây là thời điểm lao động còn ở trình độ thủ công, năng suất lao động còn thấp Lúc này bằng lòng tham vô hạn, các nhà tư bản giở mọi thủ đoạn kéo dài ngày lao động nhằm nâng cao khả năng bóc lột sức lao động công nhân làm thuê.

Tuy nhiên sức lực con người có hạn Hơn nữa vì công nhân đấu tranh quyết liệt đòirút ngắn ngày lao động nên các nhà tư bản không thể kéo dài ngày lao động vô thời hạn Nhưng ngày lao động cũng không được rút ngắn đến mức bằng thời gian lao độngtất yếu Một hình thức khác của phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chính là tăng cường độ lao động Bởi vì tăng cường độ lao động cũng tương tự việc kéo dài thời gian lao động trong ngày nhưng thời gian lao động cần thiết không đổi.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là phương pháp sản xuất giá

trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động, cường độ lao động không đổi.

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được từ việc rút ngắn thời gian laođộng tất yếu dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động xã hội mà đầu tiên là ở ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng làm cho giá trị sức lao động giảm xuống Từ đó thời gian lao động cần thiết cũng giảm Khi độ dài ngày lao động không đổi, thời gian lao động cần thiết giảm sẽ tăng thời gian lao động thặng dư (thời gian sản xuất giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản).

Giá trị thăng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do các xí nghiệp sản xuất có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, khi bán hàng hoá theo giá trị xã hội, sẽ thu được một số giá trị thặng dư vượt trội so với các xí nghiệp khác Giá trị thặng dư siêu

Ngày đăng: 17/05/2024, 14:25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan