bài thi môn khoa học quản lý vai trò của quản lý đối với tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel trong quá trình hội nhập quốc tế

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài thi môn khoa học quản lý vai trò của quản lý đối với tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội viettel trong quá trình hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Họ và tên:Mã sinh viên: BÀI THI MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝHình thức thi: Tiểu luậnThời gian thi: 3 ngàyĐỀ BÀI: Vai trò của quản lý đối với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quânđội Viettel tr

Trang 1

Họ và tên:Mã sinh viên:

BÀI THI MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝHình thức thi: Tiểu luận

Thời gian thi: 3 ngày

ĐỀ BÀI:

Vai trò của quản lý đối với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quânđội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế

Trang 2

1.1.1 Khái niệm quản lý 3

1.1.2 Những phương diện cơ bản của quản lý 4

1.1.3 Đặc điểm của quản lý 5

1.2 Những vấn đề cơ bản về vai trò của quản lý với tổ chức 7

1.2.1 Sự cần thiết khách quan của quản lý 7

1.2.2 Vai trò của quản lý với tổ chức 8

Kết luận chương 1 9

CHƯƠNG 2 9

THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL) TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 9

2.1 Tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) 9

2.2 Vai trò của quản lý đối với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế 12

2.2.1 Tạo sự thống nhất ý chí và hành động 12

2.2.2 Định hướng sự phát triển của tổ chức 12

2.2.3 Phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức 15

2.2.4 Giúp tổ chức thích nghi được với môi trường 17

Trang 3

2.3 Đánh giá chung về thực trạng vai trò của quản lý đối với Tập đoàn Công

nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế 17

2.3.1 Kết quả đạt được từ công tác quản lý khoa học 18

2.3.2 Hạn chế trong công tác quản lý 19

3.1 Bối cảnh trong nước, quốc tế tác động đến sự phát triển của Viettel 20

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của Viettel trong quá trình hội nhập quốc tế 21

KẾT LUẬN CHUNG 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦULý do chọn đề tài

Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người C.Mácđã từng coi việc xuất hiện của hoạt động quản lý như là một dạng hoạt động đặcthù của con người gắn liền với sự phát triển của phân công và hiệp tác lao độngxã hội Quản lý có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi tổchức cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng tất yếu của thời đại, mở ra nhiều cơhội phát triển cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó cóViệt Nam Tuy nhiên khi một thế giới bao gồm đa dạng các quốc gia, dân tộc vớisự phức tạp, muôn màu của các nền kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội khácnhau thì toàn cầu hóa sẽ mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức không nhỏ - đây làtính hai mặt của toàn cầu hóa Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như vậy, làm thếnào để các tổ chức doanh nghiệp có thể tận dụng thời cơ một cách tốt nhất vàvượt qua các rào cản thách thức đó? Điều này sẽ phụ thuộc rất lớn vào nghệ

thuật của nhà quản lý Từ những lý do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Vai trò của quản lý đối với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội(Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế” để làm bài tiểu luận này.

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ vai trò của quản lý đối với tập đoàn Viettel từ đó đề ra các giải phápđể nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý trong quá trình hội nhập quốc tế hiệnnay.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: vai trò của quản lý đối với tập đoàn ViettelPhạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: tập đoàn Viettel

+ Phạm vi thời gian: trong quá trình hội nhập quốc tế.

Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Bài tiểu luận chủ yếu thực hiện trên các phương pháp nghiên cứu: phươngpháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,phương pháp lịch sử

Kết cấu của tiểu luận

Chương 1: Lý luận chung về vai trò của quản lý với tổ chức.

Chương 2: Thực trạng về vai trò của quản lý đối với Tập đoàn Công nghiệp –

Viễn thông quân đội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với Tập đoàn Công nghiệp –

Viễn thông quân đội (Viettel) trong quá trình hội nhập quốc tế.

Trang 6

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ VỚI TỔ CHỨC1.1 Tổng quan về quản lý

1.1.1 Khái niệm quản lý

Từ những năm 1950 trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiêncứu về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau Và mỗicách tiếp cận lại cho một khái niệm khác nhau về quản lý như:

- Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của ngườikhác.

- Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyếtđịnh.

- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộngsự trong cùng một tổ chức.

- Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mụcđích của tổ chức.

- Quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó.

Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơnvị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ thống gồm 2phân hệ: chủ thể quản lýđối tượng quản lý Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt

động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý).

Chủ thể quản lý: là tập hợp các cơ quan hay cá nhân thực hiện các tác động

Trang 7

Từ đó có thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, cóhướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sửdụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêuđặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Quản lý bao gồm các yếu tố sau:

+ Phải có ít nhất 1 chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất 1 đốitượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể cóquan hệ gián tiếp với chủ thể quản lý Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng cóthể là liên tục nhiều lần.

+ Phải có 1 mục tiêu và 1 quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng quản lý và chủ thểquản lý Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể quản lý đưa ra các tác động quản lý.+ Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động Vì thế, đòi hỏi chủthể phải biết tác động và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.

+ Chủ thể quản lý có thể là 1 cá nhân, hoặc 1 cơ quan quản lý còn đối tượngquản lý có thể là con người (một hoặc nhiều người) giới vô sinh hoặc sinh vật.+ Khách thể là các yếu tố tạo nên môi trường của hệ thống.

1.1.2 Những phương diện cơ bản của quản lý

- Xét về mặt tổ chức – kỹ thuật của hoạt động quản lý:+ Làm quản lý là làm gì?

+ Đối tượng chủ yếu của quản lý là gì?

Trang 8

+ Quản lý được tiến hành khi nào?+ Mục đích của quản lý tổ chức là gì?- Xét về mặt kinh tế - xã hội của quản lý:

+ Ai nắm quyền lãnh đạo và điều hành tổ chức?+ Giá trị gia tăng nhờ hoạt động quản lý thuộc về ai?

1.1.3 Đặc điểm của quản lý

(1)Quản lý là hoạt động dựa vào quyền uy của chủ thể quản lý.

Để có thể tiến hành có hiệu quả hoạt động quản lý, chủ thể quản lý phải cóquyền uy nhất định Quyền uy của chủ thể quản lý bao gồm:

+ Quyền uy về tổ chức hành chính+ Quyền uy về kinh tế

+ Quyền uy về trí tuệ+ Quyền uy về đạo đức

Một cơ quan quản lý mạnh, một nhà quản lý giỏi phải hội tụ đủ cả bốnquyền uy nêu trên.

(2)Quản lý là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý.

Các quyết định quản lý bao giờ cũng được xây dựng và ban hành bởinhững tập thể và cá nhân những người quản lý cụ thể Trong khi đó, đối tượngquản lý (nền kinh tế, doanh nghiệp) tồn tại và vận động theo những quy luậtkhách quan, vì vậy, hiệu quả của các quyết định quản lý tùy thuộc vào năng lựcnhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào điều kiện kinh tế - xã hội cụthể của chủ thể quản lý Từ đây đặt ra yêu cầu phải lựa chọn những người có đủphẩm chất và năng lực tham gia quản lý ở tầm vĩ mô và tầm vi mô.

Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mốiliên hệ ngược.

Quản lý được tiến hành nhờ có thông tin Thông tin chính là các tín hiệumới được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho các hoạt động

Trang 9

quản lý Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tượng quản lý thì phải đưa racác thông tin (mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định…), đó chính là thôngtin điều khiển Đối tượng quản lý muốn định hướng hoạt động của mình thì phảitiếp nhận các thông tin điều khiển của chủ thể cùng các đảm bảo vật chất khácđể tính toán và tự điều khiển mình (nhằm thực thi mệnh lệnh của chủ thể quảnlý) Vì vậy, quá trình quản lý là một quá trình thông tin

Đối với chủ thể quản lý, sau khi đã đưa ra các quyết định cùng các đảm bảovật chất cho đối tượng quản lý thực hiện, thì họ phải thường xuyên theo dõi kếtquả thực hiện các quyết định của đối tượng quản lý thông qua các thông tin phảnhồi (mối liên hệ ngược) của quản lý

Quá trình quản lý thường bị đổ vỡ vì các luồng thông tin phản hồi bị áchtắc (bị bóp méo, bị cắt xén, bị ngăn chặn).

(3)Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghềQuản lý là một khoa học

Quản lý có đối tượng nghiên cứu riêng là các mối quan hệ quản lý.Quản lý có phương pháp luận nghiên cứu riêng và chung, đó là quan điểmvà tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan, lý luận gắn với thực tiễn.

Khoa học quản lý là những lý luận quản lý đã được hệ thống hóa.Vận dụng các phương pháp đo lường, định lượng hiện đại.

Trang 10

Nghệ thuật quản lý = Khoa học quản lý + Tài năng cá nhân + Kinh nghiệmvà bí quyết

=> Quản lý khoa học vì nó gắn liền với các quy luật, phạm trù, nguyên tắc… Nótạo nền tảng, làm cơ sở lý luận cho các hoạt động thực tiễn của quản lý Mặtkhác, quản lý là nghệ thuật vì nó gắn liền với hoạt động thực tiễn đòi hỏi sự sángtạo cao.

Quản lý là một nghề (nghề quản lý)

Là một nghề khoa học nên đòi hỏi nhà quản lý phải được đào tạo bài bản,chuyên nghiệp (phải có tri thức quản lý qua tự học, tự tích lũy và qua các quátrình được đào tạo ở các cấp độ khác nhau…).

Kinh nghiệm quản lý:

+ Phải trải qua nhiều nghề, nhiều việc, nhiều môi trường, hoàn cảnhkhác nhau.

+ Không chỉ cần kinh nghiệm chuyên môn, mà còn cần cả vốn sống,thông hiểu về con người, về đối nhân xử thế.

Gắn bó với nghề: nhà quản lý phải có niềm tin và lương tâm nghề nghiệp.

1.2 Những vấn đề cơ bản về vai trò của quản lý với tổ chức

1.2.1 Sự cần thiết khách quan của quản lý

Quản lý là một tất yếu khách quan của mọi quá trình lao động xã hội, bấtkể hình thái kinh tế - xã hội nào Nếu không thực hiện các chức năng và nhiệmvụ quản lý, không thể thực hiện được các quá trình hợp tác lao động, sản xuất,không thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố của lao động sản xuất.

Quản lý ra đời thực hiện 2 chức năng:

+ Kết hợp một cách hợp lý các yếu tố cơ bản của sản xuất đảm bảo choquá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao hơn.

+ Xác lập sự ăn khớp về hoạt động giữa những người lao động cá biệt.

Trang 11

=> Quản lý là một hiện tượng khách quan tồn tại ở mọi chế độ xã hội, cần thiếtvới mọi lĩnh vực hoạt động, mọi tổ chức trong xã hội.

1.2.2 Vai trò của quản lý với tổ chức

Quản lý chính là yếu tố quyết định cho sự phát triển của quốc gia và các tổchức Vai trò của quản lý đối với các tổ chức thể hiện trên các mặt:

- Quản lý nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí và hành động giữa các thànhviên trong tổ chức, thống nhất giữa người quản lý với người bị quản lý, giữanhững người bị quản lý với nhau Chỉ có tạo ra sự thống nhất cao trong đa dạngthì tổ chức mới hoạt động có hiệu quả.

- Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chungvà hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, của tổ chức đó vào việc thực hiện mụctiêu chung đó.

- Quản lý phối hợp tất cả các nguồn của tổ chức (nhân sự, vật lực, tài chính,thông tin…) để đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao.

- Quản lý giúp tổ chức thích nghi được với môi trường, nắm bắt và tậndụng tốt hơn các cơ hội và giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các nguy cơ từ môitrường, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của tổ chức.

Những nhân tố làm tăng vai trò của quản lý, đòi hỏi quản lý phải thích ứng:(1) Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cả về quy mô, cơ cấu và trình độkhoa học – công nghệ làm tăng tính phức tạp của quản lý, đòi hỏi trình độ quảnlý phải được nâng cao tương ứng với sự phát triển kinh tế.

(2) Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang diễn ra với tốc độ cao và quymô lớn trên phạm vi toàn cầu khiến cho quản lý có vai trò hết sức quan trọng,quyết định sự phát huy tác dụng của khoa học – công nghệ với sản xuất và đờisống.

(3) Trình độ xã hội và các quan hệ xã hội ngày càng cao đòi hỏi quản lý phảithích ứng

Trang 12

(4) Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng

Kết luận chương 1

Không có một tổ chức nào có thể vận hành, hoạt động được mà không có quảnlý Vì vậy, các tổ chức cần phải đặc biệt chú trọng vào công tác này để tổ chứcngày càng phát triển và lớn mạnh hơn nữa trong tương lai.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀNCÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL) TRONG QUÁ

TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1 Tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel)

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoànViễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm1989 Trụ sở chính của Viettel được đặt tại Lô D26, ngõ 3, đường Tôn ThấtThuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệpkinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền,

nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quânđội Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền

chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưuchính - viễn thông và công nghệ thông tin Với slogan "Hãy nói theo cách củabạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạtđộng

Trang 13

Hiện nay, Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhấtViệt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông cótốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 công ty viễn thôngtoàn cầu về số lượng thuê bao Bên cạnh đó, còn vinh dự thuộc Top 40 công tyviễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu

Viettel hiện đang hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ ChâuÁ, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lầndân số Việt Nam Bên cạnh viễn thông, Viettel còn tham gia vào lĩnh vực nghiêncứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính, xây lắpcông trình, thương mại và XNK, IDC Chiến lược của Tập đoàn Viettel trongthời gian tới là tiếp tục phát triển các ứng dụng CNTT để đưa vào mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội và cụ thể hóa tại nhiều thị trường nước ngoài, vươn lên trởthành một tập đoàn toàn cầu, nằm trong 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thếgiới.

Lịch sử hình thành và phát triển của Viettel: Viettel được chính thức thànhlập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989 Dưới đây là lịch sử hình thành chi tiết củaviettel:

Ngày 01/06/1989: Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO)được thành lập, đây là công ty tiền thân của Viettel.

Năm 1990 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì – Vinh cho Tổng cụcBưu điện.

Năm 1995: Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh các dịch vụviễn thông.

Năm 1999: Hoàn thành cục cáp quang Bắc – Nam dài 2000 km Thànhlập Trung tâm Bưu chính Viettel.

Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường viễn thông Lắp đặt thànhcông cột phát sóng của Đài truyền hình Quốc gia Lào cao 140m.

Trang 14

Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

Tháng 2/2003: Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộcBinh chủng Thông tin.

Tháng 3/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà Nội vàTP.HCM.

Tháng 4/2003: Tiến hành lắp đặt mạng lưới điện thoại di động.

Ngày 15 /10/ 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động Cổng cáp quangquốc tế.

Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia Thành lập công ty ViettelCambodia.

Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – internet Thành lập Tổngcông ty Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel).

Năm 2009: Trở thành Tập đoàn kinh tế có mạng 3G lớn nhất Việt Nam.Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique Chuyển đổi thành Tập đoànviễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng.

Năm 2011: Đứng số 1 tại Lào về cả doanh, thuê bao và hạ tầng.

Năm 2012: Thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhàcung cấp dịch vụ tốt nhất thị trường.

Năm 2013: Doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD.

Năm 2014: Chính thức bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệuNexttel tại Cameroon và Bitel.

Tháng 3/2016: Trở thành doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm cung cấp cấpdịch vụ 4G.

Tháng 11/2016: Nhận giấy phép cung cấp dịch vụ 4G, cán mốc 36 triệukhách hàng quốc tế.

Ngày 18/4/2017: Chính thức khai trương mạng viễn thông 4G tại ViệtNam.

Ngày đăng: 17/05/2024, 12:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan