bài tập nhóm chủ đề phân tích các hạn chế bất cập của luật kế toán năm 2015

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tập nhóm chủ đề phân tích các hạn chế bất cập của luật kế toán năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Về chế độ kế toán: Chế độ kế toán bao gồm các nội dung: Chứng từ kế toán; Tài khoản kế toánvà sổ kế toán; Báo cáo tài chính và Luật đã cụ thể hóa và làm rõ các nội dungnày như Danh mục h

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHÓMCHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH CÁC HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦALUẬT KẾ TOÁN NĂM 2015

Nhóm 2:

04 Lương Thị Thuỳ Dương08 Trần Thị Hương11 Tạ Thuỳ Linh15 Nguyễn Mai Nhung22 Vũ Thị Phương Thảo28 Nguyễn Thị Việt Hà

Môn học: Chuyên đề thực tếLớp: B7

Giảng viên: TS Đỗ Lan Hương

Hà Nội, tháng 3 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Đặt vấn đề 4

2 Tổng quan về Luật Kế toán năm 2015 4

3 Một số nội dung cơ bản của Luật Kế toán 2015 4

3.1 Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: 5

3.2 Về đối tượng kế toán: 5

3.8 Về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ: 7

3.9 Về trách nhiệm của người đại diện pháp luật của đơn vị kế toán và kế toán trưởng: 7

3.10.Về việc tăng cường tính công khai, minh bạch: 7

3.11.Về kinh doanh dịch vụ kế toán (từ Điều 57 đến Điều 69): 7

3.12.Về tổ chức nghề nghiệp kế toán: 7

3.13.Về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kế toán: 7

4 Thành tựu đạt được: 8

4.1 Đánh giá chung: 8

4.2 Đánh giá việc thực hiện một số quy định cụ thể trong Luật Kế toán 9

4.2.1 Về nội dung công tác kế toán 9

4.2.2 Về công tác kiểm tra kế toán 9

4.2.3 Về kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán 10

4.2.4 Về công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản 11

4.2.5 Về tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán 11

4.2.6 Về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán 11

4.2.7 Về báo cáo tài chính nhà nước 11

Trang 3

5 Hạn chế khi áp dụng Luật Kế toán tại Việt Nam 12

5.1 Một số bất cập, hạn chế của các điều khoản trong Luật 12

5.2 Sự khác biệt và chưa thật đồng bộ, thống nhất về cơ chế chính sách 155.3 Những vấn đề mới nảy sinh về môi trường hoạt động, cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số 15

5.4 Một số bất cập khác 15

6 Hạn chế cụ thể khi áp dụng Luật Kế toán tại một doanh nghiệp 15

7 Giải pháp sửa đổi Luật kế toán 23

7.1 Bổ sung quy định về kế toán cho các loại hình tổ chức mới 23

7.2 Bổ sung các quy định về kế toán quản trị, kế toán công, kế toán kiểm toán 23

7.2.1 Kế toán quản trị: 23

7.2.2 Kế toán công: 23

7.2.3 Kế toán kiểm toán: 23

7.3 Bổ sung, hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy kế toán & quản lý nhà nước về kế toán 24

7.3.1 Về quản lý nhà nước về kế toán 24

Trang 4

1 Đặt vấn đề

Luật Kế toán số 88/2015/QH13 là văn bản pháp luật cao nhất của kế toán Việt Nam, được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang hoàn thiện dần và công nghệ số tác động chưa nhiều đến công việc kế toán Sau gần 10 năm triển khai, Luật Kế toán 2015 đã đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kế toán Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, nhất là trongquá trình chuyển đổi số, đòi hỏi các cơ chế, chính sách về tài chính, kế toán phảiđiều chỉnh kịp thời, đặc biệt là cần bổ sung các quy định pháp lý về kế toán phù hợp với môi trường điện tử cùng với nhu cầu cập nhật các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) và các quy định quốc tế khác vào hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đang được quan tâm Chính vì thế, việc đánh giá thực trạng áp dụng Luật Kế toán hiện nay, đánh giá những tồn tại, hạn chế để có những biện pháp khắc phục là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

2 Tổng quan về Luật Kế toán năm 2015

- Ngày 20/11/2015 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt

Nam khóa XIII đã thông qua Luật Kế toán số 88/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật Kế toán năm 2015).

- Luật Kế toán 2015 được xây dựng với 06 Chương, 74 Điều có hiệu lực thi

hành từ ngày 01/01/2017

+ Chương 1: Những quy định chung (gồm 15 điều, từ Điều 1 đến Điều 15).+ Chương 2: Nội dung công tác kế toán (gồm 06 mục, 33 điều, từ Điều 16đến Điều 48) quy định về Chứng từ kế toán; Tài khoản kế toán và sổ kế toán;Báo cáo tài chính; Kiểm tra kế toán; Kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệukế toán và Công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợpnhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứthoạt động, phá sản

+ Chương 3: Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán (gồm 08 điều,từ Điều 49 đến Điều 56).

+ Chương 4: Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán (gồm 14 điều, từ Điều57 đến Điều 70).

+ Chương 5: Quản lý nhà nước về kế toán (gồm 01 điều là Điều 71).+ Chương 6: Điều khoản thi hành (gồm 03 điều, từ Điều 72 đến Điều 74).

3 Một số nội dung cơ bản của Luật Kế toán 2015

Trang 5

Luật Kế toán 2015 quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.

So với Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán 2015 đã có một số thay đổi, cụ thể:

3.1 Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

Kế thừa phạm vi điều chỉnh của Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán 2015 đãbổ sung thêm “tổ chức nghề nghiệp về kế toán” tại Điều 1 Còn về đối tượng ápdụng để đảm bảo tính bao quát, đầy đủ, ngoài việc kế thừa đối tượng áp dụngcủa Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán 2015 đã bổ sung thêm các cơ quan, tổ chứccó nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp (cơ quan thuế, hải quan, khobạc nhà nước); kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp dịch vụ kế toán tại Điều 2.

3.2 Về đối tượng kế toán:

Theo Luật Kế toán 2003, đối tượng kế toán bao gồm 4 nhóm: Ngân sáchnhà nước và các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN); Đơn vị,tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN; Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế; Các đối tượng thuộc lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứngkhoán, đầu tư tài chính Luật Kế toán 2015 đã thay đổi tên gọi một số đối tượngnhư: “Tài sản công”, “nợ công” thay cho cụm từ “tài sản nhà nước”, “nợ nhànước” cho phù hợp và quy định 4 nhóm đối tượng kế toán thuộc các lĩnh vựckhác nhau như thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; đơn vị, tổchức không sử dụng ngân sách nhà nước; hoạt động kinh doanh, hoạt động ngânhàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính tại Điều 8.

3.3 Về nguyên tắc kế toán:

Kế thừa nguyên tắc hạch toán của Luật Kế toán 2003 và để phù hợp vớichuẩn mực kế toán quốc tế, ngoài việc hạch toán theo giá gốc, Luật Kế toán2015 quy định một số tài sản còn được hạch toán theo giá trị hợp lý (có ý nghĩalà hạch toán theo giá thực tế của tài sản đó) Theo đó giá trị tài sản và nợ phải trảđược ghi nhận ban đầu theo giá gốc Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loạitài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường vàgiá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhậntheo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính và giao Bộ Tàichính quy định cụ thể các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lạitheo giá trị hợp lý, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợplý tại Điều 6.

3.4 Về chuẩn mực kế toán:

Thực hiện Luật Kế toán 2003, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kếtoán làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán Để phù hợp với chuẩn mực kế toán

Trang 6

quốc tế, Luật Kế toán 2015 bổ sung thêm Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vàgiao cho Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán nhằm phù hợp với điềukiện cụ thể của Việt Nam tại Điều 7.

3.5 Về chế độ kế toán:

Chế độ kế toán bao gồm các nội dung: Chứng từ kế toán; Tài khoản kế toánvà sổ kế toán; Báo cáo tài chính và Luật đã cụ thể hóa và làm rõ các nội dungnày như Danh mục hóa đơn chứng từ, số ký hiệu các tài khoản, phương pháphạch toán các nghiệp vụ, sổ kế toán, báo cáo tài chính; Chứng từ điện tử và sổkế toán tái các điều 18 và 26; thay cụm từ “hóa đơn bán hàng” bằng cụm từ “hóađơn” cho phù hợp với thực tế và đây là chứng từ để làm căn cứ hạch toán vàquyết toán thuế với Nhà nước tại Điều 20 và bổ sung quy định về các hệ thốngtài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị kế toán có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhànước, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị không sử dụng ngân sách nhànước, doanh nghiệp và đơn vị kế toán khác tại Điều 22.

3.6 Về báo cáo tài chính nhà nước:

Đây là nội dung mới trong công tác kế toán Việt Nam nên Điều 30 Luật Kếtoán 2015 đã quy định một số nguyên tắc cơ bản như Nội dung bao gồm: Thuchi ngân sách nhà nước, nợ công, các quỹ tài chính nhà nước, vốn nhà nước đầutư tại doanh nghiệp, tài sản hình thành từ vốn nhà nước; có 4 loại: Báo cáo tìnhhình tài chính nhà nước; Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước; Báo cáolưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước Bộ Tài chính chịutrách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chínhphủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo các cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước lậpbáo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình UBND để báo cáo HĐNDcùng cấp Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vịcó liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tintài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toànquốc và từng địa phương Luật Kế toán 2015 còn giao cho Chính phủ hướng dẫnvề các quy định như trình tự, thủ tục lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước

3.7 Các hành vi bị cấm (Điều 13):

Luật Kế toán 2015 bổ sung các hành vi bị cấm để bao hàm tất cả các hànhvi gian lận, sai phạm trong quá trình thực hiện luật, tạo cơ sở pháp lý cho việcxử lý vi phạm như: Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp,công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kếtoán; Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhậnđăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức; Kinh doanh dịch vụ kếtoán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế

Trang 7

toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định củaLuật này; Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinhdoanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình; Kế toán viênhành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối vớikhách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật,

3.8 Về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ:

Luật Kế toán 2015 bổ sung quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nộibộ để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác kế toán tại Điều 39.

3.9 Về trách nhiệm của người đại diện pháp luật của đơn vị kế toánvà kế toán trưởng:

Kế thừa quy định về trách nhiệm của người đại diện pháp luật của đơn vịkế toán Luật Kế toán 2015 bổ sung trách nhiệm người đại diện pháp luật củađơn vị kế toán bao gồm: Chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm dongười khác gây ra nhưng thuộc trách nhiệm quản lý của mình và Tổ chức kiểmtra kế toán trong nội bộ đơn vị và thực hiện kiểm tra kế toán các đơn vị cấp dướitại Điều 50 Ngoài ra, còn bổ sung trách nhiệm của kế toán trưởng phải lập báocáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán tại Điều 55.

3.10 Về việc tăng cường tính công khai, minh bạch:

Luật Kế toán 2015 đã bổ sung quy định về việc thực hiện theo pháp luậtchuyên ngành (chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm) có quy định cụ thể về hìnhthức, thời hạn công khai đối với báo cáo tài chính khác với quy định của Luật kếtoán thì theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó tại Khoản 4 Điều 32.

3.11 Về kinh doanh dịch vụ kế toán (từ Điều 57 đến Điều 69):

Luật Kế toán 2015 bổ sung quy định về “kế toán viên hành nghề” là ngườiđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo Khoản 11Điều 3 Luật Kế toán 2015 còn quy định rõ hơn về điều kiện kinh doanh dịch vụkế toán: đối với doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn là kế toánviên hành nghề theo điểm b khoản 1 Điều 60, đối với cá nhân phải thành lập hộkinh doanh và cá nhân đó phải là kế toán viên hành nghề theo điểm b khoản 1Điều 65 Ngoài ra, Luật Kế toán 2015 còn bổ sung các quy định về điều kiện, hồsơ, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đảmbảo tính minh bạch, rõ ràng, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tụchành chính; Quy định rõ về trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanhnghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán; Các trường hợp không được cung cấpdịch vụ kế toán; Các trường hợp bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán, bị thuhồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đối với doanhnghiệp, hộ kinh doanh và bị đình chỉ hành nghề đối với kế toán viên hành nghề.

Trang 8

3.12 Về tổ chức nghề nghiệp kế toán:

Hiện nay tổ chức nghề nghiệp kế toán đã được thành lập (Hội Kế toán vàKiểm toán Việt Nam) Luật Kế toán 2015 đã quy định cụ thể về tổ chức nghềnghiệp kế toán tại Điều 70.

3.13 Về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kế toán:

Kế thừa quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán trong Luật Kếtoán 2003, Luật Kế toán 2015 tiếp tục quy định trách nhiệm của Chính phủ, BộTài chính, các Bộ ngành có liên quan, UBND cấp tỉnh trong việc quản lý về lĩnhvực kế toán và đã bổ sung nội dung quản lý nhà nước về kế toán, bao gồm cảviệc quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán, quy định về thẩm quyềntrong việc cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịchvụ kế toán và giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, giám sát việctuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán tại Điều 71./.

4 Thành tựu đạt được:4.1 Đánh giá chung:

Việc ban hành Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn trong những nămqua đã tạo cơ sở pháp lý để kế toán thực hiện vai trò là công cụ quản lý kinh tếquan trọng và chức năng tạo lập hệ thống thông tin về kinh tế – tài chính – ngânsách phục vụ cho việc điều hành và quyết định kinh tế của Nhà nước cũng nhưcủa mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp Từ đó góp phần thực hiện thành côngcác giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế– xã hội theo Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và các Nghị quyết của Chínhphủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạchphát triển kinh tế – xã hội.

Luật Kế toán 2015 là Luật quy định chi tiết, được kế thừa trên cơ sở LuậtKế toán 2003, có sửa đổi, bổ sung một số nội dung mới nhằm phù hợp với điềukiện thực tế của nền kinh tế, xã hội Các nội dung được quy định chi tiết baogồm các quy định chung; công tác kế toán bao gồm chứng từ kế toán, tài khoảnkế toán và sổ kế toán, báo cáo tài chính; kiểm tra kế toán; kiểm kê tài sản, bảoquản, lưu trữ tài liệu kế toán; công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toánchia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giảithể, chấm dứt hoạt động, phá sản; tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán; quản lý nhà nước về kế toán.

Theo đó, một số nội dung trong Luật Kế toán 2015 đã có những đổi mớikhá cơ bản so với Luật Kế toán 2003 Ví dụ, trong nội dung nguyên tắc kế toánđã đề cập đến “giá trị hợp lý” để tạo cơ sở cho việc áp dụng chuẩn mực báo cáotài chính quốc tế trong doanh nghiệp; ban hành các chuẩn mực kế toán có liên

Trang 9

quan trong lĩnh vực này bao gồm cả các chuẩn mực về công cụ tài chính, hợpđồng bảo hiểm, tài sản cố định và bất động sản đầu tư Ngoài ra, Luật Kế toán2015 cũng có quy định về báo cáo tài chính nhà nước và hoạt động kiểm toánnội bộ Đây là các vấn đề mới đã được Chính phủ hướng dẫn và tổ chức thựchiện tại các đơn vị liên quan trong thời gian qua.

Để triển khai Luật Kế toán, Chính phủ đã ban hành Nghị định số174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điềucủa Luật Kế toán về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và ngườilàm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, cung cấp dịch vụ kế toánqua biên giới và tổ chức nghề nghiệp về kế toán Đây là những nội dung cầnthiết, được Luật Kế toán giao cho Chính phủ hướng dẫn để đảm bảo đầy đủ căncứ để tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày12/3/2018 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán – kiểm toánđộc lập quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xửphạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bảnvà thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán – kiểm toánđộc lập.

4.2 Đánh giá việc thực hiện một số quy định cụ thể trong Luật Kế toán4.2.1 Về nội dung công tác kế toán

Nội dung công tác kế toán bao gồm các hoạt động tổ chức thu thập thôngtin kế toán theo các chứng từ tài liệu kế toán; tổ chức phân loại và ghi nhận trêncơ sở dữ liệu kế toán của đơn vị theo hệ thống tài khoản và sổ kế toán; tổ chứccung cấp thông tin theo các biểu mẫu báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán.Các chế độ kế toán đã quy định đầy đủ về nội dung công tác kế toán áp dụngcho từng loại hình đơn vị trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp và kế toán nhànước Theo đó các đơn vị kế toán thực hiện các chế độ kế toán theo quy định,tuân thủ đúng các quy định của Luật Kế toán về chứng từ kế toán, tài khoản kếtoán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.

Về lĩnh vực kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tưhướng dẫn chế độ kế toán chung cho các đơn vị thuộc các loại hình, quy môkhác nhau Các quy định này phù hợp với hệ thống 26 chuẩn mực kế toán ViệtNam do Bộ Tài chính ban hành

Về lĩnh vực kế toán nhà nước, các đơn vị kế toán nhà nước thực hiện theochế độ kế toán quy định phù hợp theo từng lĩnh vực, như chế độ kế toán hànhchính sự nghiệp, chế độ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án đầu tư công, chếđộ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, chế độ kế toán thuế nội địa,chế độ kế toán thu thuế và thu khác hàng hóa xuất, nhập khẩu, chế độ kế toán nợ

Trang 10

công, chế độ kế toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… Các chế độ kế toán nàyđều hướng dẫn các đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước lập báo cáo tài chínhcủa đơn vị theo quy định của Luật Kế toán.

4.2.2 Về công tác kiểm tra kế toán

Luật Kế toán đã quy định cụ thể các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra côngtác kế toán, bao quát đầy đủ các đơn vị từ Trung ương đến địa phương Ngoài racũng đã quy định về các nội dung kiểm tra kế toán, thời gian kiểm tra kế toán,quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán, quyền và trách nhiệm của đơnvị kế toán được kiểm tra kế toán Các quy định này là căn cứ để các Bộ, ngànhcác địa phương tổ chức công tác kiểm tra kế toán phù hợp với tổ chức hoạtđộng, bộ máy và yêu cầu quản lý của đơn vị mình.

Về lĩnh vực kế toán doanh nghiệp, công tác kiểm tra, giám sát tình hìnhthực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán tại các doanh nghiệp nhằm đổi mới,nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, phục vụ việc quản lý, giám sát tàichính, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp Việc giám sát còn thông qua cáchoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, phân tích, đánh giá, xếp loại doanhnghiệp, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách tài chínhdoanh nghiệp, công bố công khai thông tin về kết quả kinh doanh và tình hìnhtài chính doanh nghiệp… được duy trì hiệu quả Các yêu cầu về kiểm tra, giámsát thực thi pháp luật, chế độ kế toán và kiểm tra kế toán được thực hiện theoquy định của Luật Kế toán, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP về hướng dẫn LuậtKế toán và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính Các cơ quan có thẩmquyền kiểm tra kế toán như cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước… trực tiếpthực hiện các công việc kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của phápluật về kế toán.

Về lĩnh vực kế toán nhà nước, các yêu cầu về kiểm tra, giám sát thực thipháp luật, chế độ kế toán và kiểm tra kế toán được thực hiện theo quy định củaLuật Kế toán, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP, các chế độ kế toán mà đơn vị làđối tượng áp dụng Hiện nay, việc giám sát thực thi các quy định của pháp luậtvề kế toán tại các đơn vị kế toán nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền kiểmtra kế toán như cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước… trực tiếp thực hiện.Ngoài ra, các đơn vị sử dụng NSNN còn tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tratheo hướng dẫn tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộtrưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toántại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

4.2.3 Về kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

Luật Kế toán đã quy định các trường hợp phải kiểm kê tài sản, các nội dungchính của việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán trong đó có thời hạn lưu trữ tài

Trang 11

liệu, trách nhiệm của đơn vị kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mấthoặc bị hủy hoại.

Các nội dung cụ thể về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán được quy địnhtrong Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số điều của Luật Kế toán, làm căn cứ cho các đơn vị tổ chức thựchiện đối với tài liệu trên giấy và tài liệu dưới hình thức dữ liệu điện tử.

4.2.4 Về công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản

Luật Kế toán đã quy định rõ nội dung công việc trong các trường hợp cụthể, làm cơ sở cho các đơn vị tổ chức thực hiện khi phát sinh các hoạt động Khiphát sinh các trường hợp trong thực tế, các đơn vị căn cứ quy định của Luật Kếtoán đã tổ chức thực hiện các công việc kế toán, thực hiện các phương án tàichính, hoàn tất các tài liệu có liên quan để thực hiện kết thúc hoạt động tại cácđơn vị cũ và tổ chức hoạt động tại các đơn vị mới theo quy định của pháp luật.

4.2.5 Về tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán

Luật Kế toán đã quy định rõ đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bốtrí người làm kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán; việc tổ chức bộ máy, bố tríngười làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kếtoán, kế toán trưởng thực hiện theo quy định của Chính phủ Đối với người đạidiện theo pháp luật, Luật cũng quy định trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, bốtrí người làm kế toán hoặc quyết định thuê doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kếtoán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán Căncứ các quy định này, các đơn vị kế toán đều phải tổ chức bộ máy kế toán, bố tríngười đứng đầu bộ máy kế toán theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện được quy địnhtrong Luật Kế toán.

Ngoài ra Luật cũng quy định đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán để thuêdịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của phápluật.

4.2.6 Về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán

Luật Kế toán 2015 đã thể hiện các nội dung về dịch vụ kế toán trong điềukiện hội nhập Với mục tiêu hội nhập kinh tế nói chung và lĩnh vực kế toán nóiriêng, quy định của Luật về cơ bản được quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng, đãtạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp cungcấp dịch vụ kế toán Với việc triển khai Luật Kế toán, thị trường dịch vụ kế toánViệt Nam đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, từng bước đáp ứng yêu cầu thựctiễn của nền kinh tế xã hội.

Trang 12

4.2.7 Về báo cáo tài chính nhà nước

Triển khai Luật Kế toán, Bộ Tài chính đã xây dựng Nghị định của Chínhphủ và các văn bản hướng dẫn lập báo cáo tài chính nhà nước trên cơ sở tổnghợp báo cáo tài chính của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chứckinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước từ năm tài chính2018 Báo cáo này dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính nhànước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt độngtài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Về cơ bản, báo cáo tài chính nhà nước đã cung cấp thông tin về tình hìnhthu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nướctại doanh nghiệp.

5 Hạn chế khi áp dụng Luật Kế toán tại Việt Nam5.1 Một số bất cập, hạn chế của các điều khoản trong Luật* Về “Giải thích từ ngữ”

Theo Điều 3 “Giải thích từ ngữ”

Khoản 14 Điều 3 có quy định “Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từthời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghisổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính” Việc quy định này, chỉ phùhợp với kế toán tài chính nhưng chưa thực sự phù hợp với kế toán quản trị, bởiBáo cáo tài chinh là sản phẩm cuối cùng của Kế toán tài chính, trong khi của kếtoán quản trị lại là Báo cáo kế toán quản trị.

Khoản 10 Điều 3 có quy định “kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phântích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết địnhkinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” Trên thực tế, kế toán quản trịkhông chỉ cung cấp các thông tin kinh tế tài chính mà còn cung cấp các thông tinphi tài chính khác, theo yêu cầu quản lý của các nhà quản trị các cấp trongdoanh nghiệp như: Thông tin về khả năng thanh toán, thông tin về mức độ hàilòng của khách hàng đối với sản phẩm nên khái niệm về kế toán quản trị nhưtrên là chưa phản ánh đúng và đầy đủ nội dung công việc cũng như thông tin màkế toán quản trị cung cấp.

Mặt khác, việc sử dụng cụm từ “Đơn vị kế toán” theo nhóm em là chưa phùhợp Vì khi nghiên cứu kế toán quản trị thường gắn liền với “tổ chức” hơn là“đơn vị kế toán” bởi cấu trúc tổ chức sẽ liên quan đến việc phân cấp quản lýtrong tổ chức đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung công việc của kế toánquản trị Còn “Đơn vị kế toán” thì phù hợp với kế toán tài chính “coi doanhnghiệp là một thực thể thống nhất”, chính vì vậy mà thông tin trên báo cáo tàichính là thông tin có tính chất chung về toàn doanh nghiệp Trong khi đó, Báo

Trang 13

cáo của kế toán quản trị lại cung cấp thông tin liên quan đến từng bộ phận trongtổ chức.

* Về nguyên tắc kế toán

Theo Điều 6, Khoản 1 của Luật Kế toán có quy định: Giá trị của tài sản, nợphải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc Sau ghi nhận ban đầu, đối với mộtsố loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thịtrường và giá trị của chúng có thể xác định một cách đáng tin cậy thì được ghinhận theo giá trị hợp lý (tương đương với giá thị trường tại thời điểm cuối kỳ lậpbáo cáo tài chính

Theo quan điểm của nhóm em, việc thay đổi ghi nhận một số tài sản, nợphải trả có biến động thường xuyên và có thể xác định lại một cách đáng tin cậythì ghi theo “Giá trị hợp lý” là thiếu căn cứ pháp lý vững chắc, vì:

- Giá trị hợp lý là giá trị tương đương với giá thị trường tại thời điểm xácđịnh lại giá trị tài sản, nợ phải trả để ghi sổ là rất khó xác định Mặt khác thịtrường tại một thời điểm nào đó thường không đồng nhất giữa các vùng, khuvực, quốc gia… nên để có một giá trị thị trường hợp lý cho doanh nghiệp lựachọn là rất khó khăn, tính khả thi thấp.

- Việc chỉ đưa ra thông tin chung chung là một số loại tài sản, nợ phải trảmà không có hướng dẫn cụ thể sẽ rất khó cho doanh nghiệp khi phải lựa chọnnhững tài sản, công nợ phải trả có sự biến động thường xuyên Hơn nữa đã là thịtrường thì giá cả có thể lên, xuống thất thường phụ thuộc vào tốc độ phát triểncủa nền kinh tế, vào chính sách tài chính và tốc độ lạm phát hoặc giảm phát củađồng tiền, nên việc xác định giá trị hợp lý trong một khoảng thời gian là khôngkhả thi.

Với 2 lý do nêu trên, cần được xác định rõ các điều kiện liên quan để có thểthực hiện được việc ghi nhận theo giá trị hợp lý.

* Về Đơn vị sử dụng trong kế toán

Theo Khoản 3, Điều 10, Luật Kế toán 2015 có quy định: Doanh nghiệpđược làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tàichính Việc quy định như vậy theo nhóm em là chưa rõ và chi tiết sẽ dẫn đếnviệc triển khai không thống nhất, đồng bộ của các đơn vị kế toán trong phạm viquốc gia Vì vậy, Luật cần phải có hướng dẫn chi tiết và cụ thể, đó là: Làm trònsau dấu phẩy là bao nhiêu số thập phân, làm tròn theo nguyên tắc nào? và nhữngbáo cáo nào được làm tròn số… Nếu không có sự hướng dẫn cụ thể sẽ dẫn đếntình trạng là việc làm tròn số giữa các doanh nghiệp sẽ có thể không thống nhấtvà rất khó cho việc triển khai.

* Các hành vi bị nghiêm cấm

Theo Điều 13, các Khoản từ 1 đến 15, Luật Kế toán 2015, mặc dù Luật đãquy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện công tác kế toán Tuy

Ngày đăng: 17/05/2024, 12:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan