phân tích và bình luận về các nguồn luật điều chỉnh đối với vấn đề mua bán sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại việt nam

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích và bình luận về các nguồn luật điều chỉnh đối với vấn đề mua bán sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dựa trên sự cần thiết trong việc nghiên cứu về các nguồn luật điều chỉnh hoạt động M&A nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh, nhóm chúng em xin phép được lựa chọn và phân tích đề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội, 2023

Trang 2

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Đánh giá của GV

A B C

SV

Ký tên

Điểm (số)

Điểm (chữ)

1

Phùng Thu Hiền (Nhóm trưởng)

462421

Tổng hợp, hoàn thiện

Trang 3

Kết quả điểm thuyết trình: ………

- Giáo viên chấm thứ nhất: ……… - Giáo viên chấm thứ hai: ………

Điểm kết luận cuối cùng: ………

- Giáo viên đánh giá cuối cùng: ………

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2024

Nhóm trưởng

(ký và ghi rõ họ tên)

Phùng Thu Hiền

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1 Một số vấn đề lý luận về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới 1 2 Phân tích và bình luận về nguồn luật điều chỉnh vấn đề mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam 3

2.1 Pháp luật Việt Nam 3 2.2 Các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên 9

3 Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng nguồn luật điều chỉnh và kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với vấn đề mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam 10 KẾT LUẬN 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions – M&A) là một xu hướng đã có từ rất lâu trên thế giới và phát triển nhanh chóng, trở thành kênh đầu tư hấp dẫn Chủ trương hội nhập quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hay đầu tư Việt Nam ra nước ngoài luôn là vấn đề Nhà nước ta chú trọng Hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song, nguồn luật điều chỉnh hoạt động này còn nhiều hạn chế Dựa trên sự cần thiết trong việc nghiên cứu về các nguồn luật điều chỉnh hoạt động M&A nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh, nhóm chúng em xin phép được lựa chọn và phân

tích đề tài: “Phân tích và bình luận về các nguồn luật điều chỉnh đối với vấn đề mua bán sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Một số vấn đề lý luận về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới

1.1 Khái niệm mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới

Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp cho ra đời một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và tư cách pháp nhân mới Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập Acquisitions (Mua lại) là việc một công ty mua toàn bộ/ một phần cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp khác thông qua hợp đồng mua bán, hoán đối cổ phiếu hay bất cứ hình thức nào khác đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động của một công ty khác Thường thì công ty lớn hơn sẽ thâu tóm công ty nhỏ hơn Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp với doanh nghiệp được mua

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (hay gọi là M&A) là mô hình thức tổ chức lại doanh nghiệp với mục đích giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không còn đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ lẻ Chính vì vậy các công ty khi tham gia M&A sẽ có cơ hội mở rộng thị phần và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn Điều này sẽ giảm thiểu được tình trạng khó khăn tồn tại trên thị trường hoặc bị phá sản

1.2 Đặc điểm mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới

Mua bán, sáp nhập xuyên biên giới về bản chất và khái niệm cũng giống như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Đối tượng của hoạt động M&A nói chung và M&A xuyên biên giới nói riêng là tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp mục tiêu sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội gắn với doanh nghiệp cả bên mua lại và bên mua Tuy nhiên, M&A xuyên biên giới khác M&A trong nước ở “tính quốc tế” thể hiện bản chất là một giao dịch xuyên biên giới Về yếu tố “xuyên biên giới”, “tính quốc tế” hay “yếu tố nước ngoài” được xác định dựa trên một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, chủ thể của mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới

Trang 6

2

Chủ thể tiến hành M&A hay còn gọi là bên mua trong giao dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới là nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác với doanh nghiệp bị thâu tóm Bên mua có thể chia thành bốn loại như sau1: (i) Bên mua chiến lược; (ii) Bên mua thực hiện nhiều lần; (iii) Bên mua lần đầu và bên mua thực hiện một lần; (iv) Bên mua tài chính

Chủ thể bị tiến hành M&A hay là bên bán trong một giao dịch M&A xuyên biên giới là các doanh nghiệp hoặc các cổ đông (công ty cổ phần) ở quốc gia có quốc tịch khác so với nhà đầu tư Các doanh nghiệp được phép kinh doanh bất kì ngành nghề nào họ muốn nhưng không được kinh doanh các ngành nghề bị cấm theo quy định của các quốc gia mà doanh nghiệp mang quốc tịch Bên bán thông thường có ba loại: (i) Bên bán một phần; (ii) Bên bán toàn phần; và (iii) Bên bán không mong muốn

Thứ hai, hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới Các

hình thức gồm: mua lại, mua bán, hợp nhất, sáp nhập Trên thực tế, trong các thương vụ M&A xuyên biên giới thường sử dụng ít hình thức hợp nhất, sáp nhập Bởi lẽ, để tận dụng hiệu quả thương hiệu của doanh nghiệp mục tiêu giảm tránh các thủ tục pháp lý, nếu lựa chọn hình thức hợp nhất, sáp nhập thì sau đó doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ chấm dứt hoạt động và mọi tài sản sẽ chuyển sang công ty sáp nhập; công ty sáp nhập muốn gia nhập thị trường lại phải thành lập một công ty mới tại đó để quản lý và

điều hành hoạt động kinh doanh mà công ty mục tiêu để lại

Thứ ba, kiểm soát giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới

Giao dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới phải được sự cho phép/ thừa nhận, kiểm soát của các cơ quan nhà nước theo thủ tục pháp lý nhất định Tùy thuộc từng hệ thống pháp luật khác nhau, các quy định về M&A cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cách tiếp cận M&A xuyên biên giới là một hình thức đầu tư trực tiếp, nên cũng sẽ được điều chỉnh bởi quy định về điều kiện, thủ tục đầu tư Những thủ tục này bởi có yếu tố nước ngoài nên có phần khắt khe hơn thủ tục các giao dịch trong nước nhằm đảm bảo quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia sẽ nắm rõ, quản lý, kiểm soát được các giao dịch xuyên biên

giới nhằm ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Thứ tư, giải quyết tranh chấp mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới

Hoạt động M&A xuyên biên giới là một lĩnh vực ngày càng phổ biến và nhạy cảm nên đòi hỏi phải có một cơ chế giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo quyền, lợi ích các bên Tranh chấp phát sinh trong hoạt động M&A xuyên biên giới là tranh chấp thương mại quốc tế mang tính chất tư trong lĩnh vực M&A Bởi có yếu tố “xuyên biên giới” nên sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, pháp luật, khoảng cách địa lí tiềm ẩn nhiều khả năng

1 Trần Thu Yến, Tào Thị Huệ, Nguyễn Mai Linh (2021), “Pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam”, Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, tr.22

Trang 7

hiểu không đúng, không đầy đủ, thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ, từ đó các phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện đa dạng để các bên tùy mong muốn thỏa thuận lựa chọn Các phương thức giải quyết tranh chấp có thể áp dụng như: hòa giải,

trọng tài, tòa án, phiên tòa mini (Mini-trial), trung gian – trọng tài (Mer-Arb),…

Thứ năm, hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới Hình

thức pháp lý ghi nhận các quan hệ M&A xuyên biên giới là hợp đồng Hợp đồng có thể là hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp chi phối Khác với hợp đồng M&A trong nước, hợp đồng này mang đầy đủ bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế Vì vậy, luật điều chỉnh hợp đồng cũng là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ, bởi hợp đồng có thể được điều chỉnh bởi nhiều nguồn như các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế hay nhiều hệ

thống luật của các quốc gia khác nhau

2 Phân tích và bình luận về nguồn luật điều chỉnh vấn đề mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam

Hoạt động M&A là một hoạt động tương đối phức tạp, nội dung pháp lý điều chỉnh tương đối rộng và bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau Tại các quốc gia, các hệ thống pháp luật khác nhau mà nguồn luật điều chỉnh cũng sẽ khác nhau Phần lớn các quốc gia không quy định cụ thể và toàn diện riêng về hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp Các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc đều không ban hành một đạo luật riêng về hoạt động M&A, mà M&A vẫn được điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật đan xen như: Luật Cạnh tranh, Luật Chống độc quyền, Luật Công ty, Luật Chứng khoán, Luật Thương mại, Luật Dân sự, 2 Tại Việt Nam, pháp luật về M&A cũng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác nhau M&A xuyên biên giới là hoạt động giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam, cho nên nội dung của quan hệ pháp luật sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn luật như: tập quán thương mại quốc tế, pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài, song trong đề tài là phân tích quy định pháp luật tại Việt Nam nên bài làm sẽ tập trung nghiên cứu về hai loại nguồn luật điều chỉnh chính là: pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên

2.1 Pháp luật Việt Nam

Tại Việt Nam chưa có một đạo luật thống nhất nào được ban hành nhằm điều chỉnh cụ thể và chuyên biệt dành cho hoạt động M&A nói chung, M&A xuyên biên giới nói riêng Đối với pháp luật về doanh nghiệp quy định M&A như là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp; pháp luật đầu tư quy định về M&A xuyên biên giới như về một khoản đầu tư từ nước ngoài; pháp luật cạnh tranh quy định về M&A như hình

2 Nguyễn Hưng Quang, Nguyễn Thị Minh Thu, Nguyễn Mai Phương, Nguyễn Mạnh Cường (2009), “Báo cáo Nghiên cứu về pháp luật điều

chỉnh sáp nhập và mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam”, Dự án 00057741/UNDP – CIEM, tr.12-15

Trang 8

4

thức tập trung kinh tế cần kiểm soát vì thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh; ngoài ra, pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng quy định đối với quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và các quyền khác thi thực hiện M&A; pháp luật chuyên ngành khác cũng có các quy định khi thực hiện M&A xuyên biên giới trong những lĩnh vực cụ thể Những quy định về M&A xuyên biên giới được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành cụ thể sẽ được nhóm phân tích và đưa ra bình luận cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về chủ thể của M&A xuyên biên giới Chủ thể của giao dịch

M&A xuyên biên giới là những doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau, một bên là doanh nghiệp Việt Nam, bên còn lại là các doanh nghiệp nước ngoài Pháp luật Việt nam quy định về tư cách của chủ thể doanh nghiệp nước ngoài với các thuật ngữ như: nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài Luật Thương mại 2005 tiếp cận vấn đề chủ thể dưới định nghĩa về thương nhân3 và thương nhân nước ngoài4 trong giao dịch mua

bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới

Đối với bên bán Nếu bên bán là doanh nghiệp nước ngoài thì việc xác định chủ thể có quyền bán doanh nghiệp đó phải tuân thủ theo quy định pháp luật nơi doanh nghiệp mang quốc tịch Hầu hết các nước không hạn chế nhiều quyền quyết định mua, bán doanh nghiệp, tuy nhiên cũng có trường hợp yêu cầu thực hiện hoạt động M&A cần tuân thủ một số quy định cụ thể Nếu bên bán là doanh nghiệp Việt Nam, thì pháp luật nước ta quy định phải là thương nhân, đáp ứng các điều kiện về thành lập, quản lí doanh nghiệp Tương tự, pháp luật Việt Nam hầu như không hạn chế quyền tự do quyết định mua, bán doanh nghiệp, riêng đối với công ty nhà nước thì quyền này thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyết ra quyết định Đối với các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thì việc quyết định phụ thuộc vào đồng sở hữu

Đối với bên mua Nếu bên mua là doanh nghiệp nước ngoài: theo Luật Đầu tư thì các doanh nghiệp này được nhìn nhận như những nhà đầu tư nước ngoài, và thực hiện hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp vào tổ chức kinh tế Pháp luật quy định hai nội dung đối với bên mua là doanh nghiệp nước ngoài như sau: (i) Tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ; (ii) Cam kết về đầu tư của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Nếu bên mua là doanh nghiệp Việt Nam: pháp luật hiện hành xác định việc doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp nước ngoài là một hình thức đầu tư ra nước ngoài

Luật Đầu tư 2020 khẳng định nguyên tắc bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước trong các hoạt động đầu tư Hơn thế nữa, ghi nhận về ngành nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài Nghị định

3 Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”

4 Điều 16 Luật Thương mại 2005

Trang 9

31/2021 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.5 Như vậy, đối với hoạt động M&A xuyên biên giới, nhà đầu tư nước ngoài được coi là bình đẳng đối với nhà đầu tư trong nước trong cùng việc thực hiện hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, trừ trường hợp việc mua bán, sáp nhập thuộc danh mục hạn chế, không thu hút đầu tư nước ngoài Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài thuận tiện hơn khi thực hiện các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới khi được tiếp cận các điều kiện thực hiện giao dịch thống nhất, minh bạch, công khai

Bình luận: Các quy định về chủ thể trong M&A xuyên biên giới tại Việt Nam đã

có những điểm tiến bộ đáng kể, thể hiện qua: điểm mới trong ghi nhận riêng một điều luật về ngành nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; các văn bản xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung, có sự thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật; các quy định công khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài dễ tiếp cận; các quy định cũng dần được hoàn thiện phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho chủ thể là các nhà đầu tư nước ngoài Số lượng tham gia M&A xuyên biên giới tại Việt Nam ngày càng gia tăng, thể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam Các chủ thể ngày càng đa dạng năng lực cũng ngày càng được nâng cao, chuyên nghiệp hơn, cho nên đặt ra thách thức trong sự khác biệt về pháp luật, ngôn ngữ, văn hóa Điều này đòi hỏi Nhà nước ta phải lường trước được các đối tượng chủ thể có thể tham gia và hoàn thiện hệ thống pháp luật dễ tiếp cận đối với các bên tham gia, đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế

Thứ hai, quy định về các hình thức M&A xuyên biên giới Như đã phân tích,

hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp là một trong các phương thức tổ chức lại doanh nghiệp.6 Điều 200 và 201 Luật Doanh nghiệp cũng quy định chi tiết về hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp Theo đó, sau khi công ty hợp nhất, sáp nhập đăng ký doanh nghiệp sẽ được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất, sáp nhập Đồng thời kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất Tính kế thừa có thể sẽ giúp giải quyết được xung đột giữa pháp luật doanh nghiệp về hợp nhất, sáp nhập và quy định chung về chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự (BLDS) Tuy nhiên, hai hình thức này trong M&A xuyên biên giới trên thực tế lại không được áp dụng nhiều Với M&A xuyên biên giới, hình thức góp vốn trực tiếp nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mua lại cổ phần, phần vốn góp,… là hình thức được sử dụng phổ biến Bởi vậy, M&A xuyên biên giới được coi như một hình thức đầu tư trực tiếp chỉ sự sáp

5 Điều 9 Luật Đầu tư 2020

6 Khoản 31 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2020

Trang 10

6

nhập hoặc mua lại giữa hai công ty trong đó có một bên là công ty nước ngoài được điều chỉnh cụ thể tại Luật Đầu tư7 và Luật Doanh nghiệp8, đặc thù còn có thể nhắc đến quy định của Luật Chứng khoán9 Cụ thể: (i) Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp thông việc góp vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần sao cho đạt được một tỷ lệ đủ để chi phối doanh nghiệp mục tiêu; (ii) Mua lại cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty với tỉ lệ đủ để chi phối, phần vốn góp của công ty Hình thức này không làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhưng có thể làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp/ cổ phần của doanh nghiệp; (iii) Mua bán doanh nghiệp là hình thức được áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về giao,

bán, khoán, kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước

Bình luận: M&A mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia như: mở

rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận; tiếp cận công nghệ, nguồn lực mới; nâng cao năng lực cạnh tranh; giảm thiểu rủi ro kinh doanh Song cũng tiềm ẩn một số rủi ro như gặp khó khăn trong việc quản lí, điều hành doanh nghiệp sau M&A, hay xung đột về văn hóa, ngôn ngữ hoặc thậm chí thất bại trong quá trình tích hợp Bên cạnh đó, quy định pháp luật Việt về các hình thức M&A đã tương đối rõ ràng, ghi nhận trong nhiều nguồn luật riêng biệt tuy nhiên các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các quy định một cách dễ dàng Điều này đòi hỏi các chủ thể phải xem xét và lựa chọn kĩ lưỡng hình thức M&A để phù hợp với mục tiêu, chiến lược, tình hình tài chính, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và quy định pháp luật

Thứ ba, quy định về kiểm soát giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới Pháp luật hiện hành ghi nhận trong Luật Đầu tư một số nội dung

kiểm soát giao dịch M&A xuyên biên giới gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.10 Mặt khác, quy định trong Luật cạnh tranh 2018 đã mở rộng các hình thức kiểm soát các giao dịch M&A để đảm bảo kiểm soát toàn diện đối với các giao dịch M&A thực hiện bởi các doanh nghiệp có mối quan hệ trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập M&A là đầu vào của nhau hoặc bồ trợ cho nhau Lúc này, hình thức M&A chiụ sự kiểm soát đã được mở rộng sang cả chiều ngang và hỗn hợp thay vì chiều dọc như trước kia. 11 Trên thực tế, có rất nhiều vụ việc cạnh tranh được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng

7 Điều 21, Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020

8 Khoản 26 Điều 4, Khoản 3 Điều 125… Luật Doanh nghiệp 2020 9 Điểm đ Khoản 1 Điều 31, Điều 51, Điều 77 Luật Chứng khoán 2019 10 Khoản 3 Điều 47 Luật Đầu tư 2020

11 Trần Thu Yến, Tào Thị Huệ, Nguyễn Mai Linh (2021), “Pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam”, Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, tr.32

Ngày đăng: 16/05/2024, 13:48

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan