bài tập lớn môn pháp luật việt nam đại cương đề tài chủ đề 3 nhận diện hợp đồng lao động theo bộ luật lao động năm 2019

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tập lớn môn pháp luật việt nam đại cương đề tài chủ đề 3 nhận diện hợp đồng lao động theo bộ luật lao động năm 2019

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dẫn đến việc phân chia HĐLĐ hiện nay khác với những nămtrước chính vì thế ta phải hiểu rõ các chi tiết nội dung của HĐLĐ từ đó có thể yên tâm trongviệc ký HĐLĐ.Hiểu biết về ưu, nhược điể

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019

LỚP DT09 – NHÓM 14

Giảng viên hướng dẫn: Cao Hồng Quân

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ

Trang 2

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 14

8 Nội dung chương 1 100%

Tp Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 8 năm 2022

Trang 3

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Nhiệm vụ của đề tài 2

3 Bố cục tổng quát của đề tài: 3

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 4

1.1 Khái quát về hợp đồng lao động 4

1.1.1 Khái quát về hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2012 4

a Khái niệm hợp đồng lao động của Tổ chức Lao động quốc tế ILO và một số nước 4

b Ưu điểm và khuyết điểm 5

c Khái niệm hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động năm 2019 5

1.1.2 Dấu hiệu nhận diện HĐLĐ theo BLLĐ năm 2019 6

1.2 Đặc điểm hợp đồng lao động 12

1.2.1 Phân loại hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 12

a Các loại hợp đồng lao động 12

b Ý nghĩa việc phân loại hợp đồng lao động 13

1.2.2 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động 13

1.2.3 Chủ thể giao kết hợp đồng lao động 15

1.2.4 Hình thức giao kết hợp đồng 16

1.3 Ý nghĩa của hợp đồng lao động 18

CHƯƠNG II NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆNQUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 20

2.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc 22

2.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 22

2.2.1 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp 22

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở môi trường đại học, chúng em là nhữngtân sinh viên nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu sót nhưng với sự chỉ bảo tận tình của cácthầy cô và các bạn xung quanh, đã giúp chúng em hòa nhập với môi trường đại học tốthơn, giúp chúng em trở thành những sinh viên thực thụ Vì vậy em luôn biết ơn những lờichỉ bảo sâu sắc đó.

Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy: Cao Hồng Quân Cảm ơn thầyđã truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cũng như tri thức tâm huyết của mình để giúpđỡ và hướng dẫn chúng em một cách tận tình chu đáo trong suốt thời gian học tập mônpháp luật đại cương cũng như trong suốt quá trình chúng em làm bài tiểu luận Những lờichỉ dẫn quý báu của thầy cũng như giúp chúng em tiếp cận kiến thức, cách phân tích, giảiquyết vấn đề để chúng em hoàn thiện bài tiểu luận.

Bằng những gì chúng em tìm hiểu, làm việc trong suốt thời gian qua cuối cùngchúng em cũng hoàn thành bài tiểu luận Tuy nhiên kiến thức về bộ môn Pháp luật ViệtNam đại cương còn hạn chế, do đó trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận chắc chắnkhông tránh khỏi những thiếu sót Bản thân chúng em rất mong nhận được những lời gópý đến từ thầy để chúng em rút ra những kinh nghiệm, khắc phục những mặt hạn chế đểbài tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp giảng dạy củamình.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Lao động là hoạt động căn bản cũng như quan trọng nhất của con người qua mọi thờiđại Lao động làm biến đổi các vật chất tự nhiên thành những sản phẩm có giá trị sử dụng vàgiá trị kinh tế để phục vụ nhu cầu của con người và xã hội Chúng ta giành một nửa khoảngthời gian của một ngày để lao động và làm việc Ngày nay xã hội ngày càng tiến bộ nền kinhtế ngày càng phát triển Thì việc nhu cầu sử dụng lao động nhiều tạo nên các mối quan hệlao động.

Quan hệ lao động là mối quan hệ quan trọng, cần thiết phải duy trì hài hòa một cách tốtnhất Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế đó tạo nên sựphong phú, đa dạng trong quan hệ lao động, cũng như nảy sinh ra vấn đề phức tạp Chính vìthế khái niệm hợp động lao động (HĐLĐ) ra đời HĐLĐ là công cụ pháp lý để xác lập mốiquan hệ lao động giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) Trongđiều kiện của nền kinh tế thị trường, để sử dựng lao động, NSDLĐ có thể lựa chọn các cáchthức khác nhau NSDLĐ có thể sử dụng lao động thông qua phương thức tuyển dụng laođộng trực tiếp hoặc thuê lại lao động của doanh nghiệp khác Tuy nhiên, trong hai phươngthức này, phương thức tuyển dụng lao động trực tiếp bao giờ cũng là phương thức tuyểndụng cơ bản được NSDLĐ sử dụng chủ yếu bởi phương này giúp cho doanh nghiệp có đượclực lượng lao động ổn định và bền vững Hơn nữa, việc thuê lại lao động của doanh nghiệpkhác chỉ được áp dụng trong những trường hợp pháp luật cho phép với những điều kiện hếtsức chặt chẽ nên không phải lúc nào NSDLĐ cũng có thể áp dụng được phương thức này.Chính vì thế NSDLĐ ưu tiên tuyển dụng trực tiếp NLĐ và liên kết với họ bằng các hợpđồng lao động.

Về phương diện lịch sử, luật lao động ra đời sau luật dân sự Vì vậy, trước đó các vấnđề pháp lí liên quan đến quan hệ lao động nói chung, hợp đồng trong lĩnh vực lao động nóiriêng được điều chỉnh bằng các quy định của luật dân sự Chính bởi vậy, trước đây trong hệthống pháp luật của nhiều nước (như Pháp, Đức, Trung Quốc ) hầu như xác định HĐLĐ làmôt loại của hợp đồng dân sự.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học luật lao động, quan hệ lao động cũngnhư nhận thức mới về sức lao động (với những yếu tố đặc thù) đã khiến cho quan niệm vềHĐLĐ trong khoa học pháp lí cũng như trong quy định của pháp luật các nước đã có sự thay

1

Trang 6

đổi Cùng với quan hệ lao động cá nhân, quan hệ lao động tập thể cũng luôn phát triển nhằmduy trì nền hòa bình công nghiệp trong các doanh nghiệp Chính bởi vậy, bên cạnh quan hệHĐLĐ (những thoả thuận trong hợp đồng lao động), những thoả thuận của tập thể lao độngvới NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ (như thoả ước lao động tập thể) cũng rất được quan tâmvà coi trọng Những thoả thuận tập thể này cũng sẽ chi phối rất lớn đến những thoả thuậntrong HĐLĐ Do đó, bên cạnh luật dân sự được coi là cơ sở pháp lí chung cho các quan hệhợp đồng thì ngày nay quan hệ HĐLĐ còn được điều chỉnh bằng các quy định riêng trongluật lao động như Bộ luật lao động (Việt Nam), Luật Tiêu chuẩn lao động (Hàn Quốc, NhậtBản ).

Bộ luật lao động(BLLĐ) của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được banhành ngày 23/6/1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997, đã qua 5 lần sửa đổi bổ xungvào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012 và năm 2019: trong đó lẫn sửa đổi năm 2019 là lầnsửa đổi cơ bản toàn diện Việc sửa đổi nhiều như vậy ít nhiều ảnh hưởng đến các quy định,quy tắc trong các HĐLĐ Dẫn đến việc phân chia HĐLĐ hiện nay khác với những nămtrước chính vì thế ta phải hiểu rõ các chi tiết nội dung của HĐLĐ từ đó có thể yên tâm trongviệc ký HĐLĐ.

Hiểu biết về ưu, nhược điểm của các loại hợp đồng này sẽ giúp cả NLĐ lẫn NSDLĐđộng nắm rõ quyền hạn trong thời gian lao động, đặc biệt những quy định về thời gian phảithông báo khi một bên muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ Chính vì thế việc nhận diệnHĐLĐ rất quan trọng khi ta thực hiện ký kết với đối phương.

HĐLĐ là cam kết, thoả thuận về mặt pháp lí để chính thức xác lập mối quan hệ giữacác bên, thiết lập quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các bên Giao kết HĐLĐ được coi là vấnđề trung tâm trong mối quan hệ lao động Việc giao kết HĐLĐ không chỉ được thừa nhậnbằng pháp luật trong nước, mà còn ghi nhận trong hệ thống pháp luật của các nước trên thếgiới Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giao kết HĐLĐ tại các doanh nghiệp cho thấy việcgiao kết HĐLĐ còn bộc lộ tính thiếu chặt chẽ, chưa đầy đủ Thực tế áp dụng HĐLĐ cònnhiều vướng mắc, điều này dẫn đến tranh chấp về HĐLĐ tại các doanh nghiệp phát sinhngày càng nhiều.

Vậy nên, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Nhận diện HĐLĐ theo BLLĐ năm2019” cho Bài tập lớn trong chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương.

2

Trang 7

2 Nhiệm vụ của đề tài

Một là, làm rõ lý luận về chế định hợp đồng lao động theo pháp luật lao động Việt

Nam Trong đó, nhóm tác giả nghiên cứu những vấn đề về khái niệm; đối tượng và phạm viđiều chỉnh của HĐLĐ; các loại HĐLĐ theo quy định pháp luật hiện hành.

Hai là, từ lý luận về HĐLĐ từ đó nhóm tác giả tập trung là sáng tỏ đặc trưng của

HĐLĐ để nhận diện trong thực tế.

Ba là, nghiên cứu thực tiễn xét xử của Toà án về HĐLĐ để nhận thấy những bất cập

giữa quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử.

Bốn là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định HĐLĐ.3 Bố cục tổng quát của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của tiểuluận gồm 2 chương như sau:

Chương I: Lý luận chung về HĐLĐ theo BLLĐ năm 2019.

Chương II: Nhận diện HĐLĐ - từ thực tiễn đến kiến nghị hoàn thiện qui định phápluật.

3

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNGLAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

1.1.Khái quát về hợp đồng lao động

a Khái niệm hợp đồng lao động của Tổ chức Lao động quốc tế ILO và mộtsố nước

Song hành cùng với sự phát triển đa dạng của xã hội hiện nay thì phải nhắc đến sựphát triển kinh tế của một quốc gia Nhưng để phát triển một xã hội vừa văn minh, vừahiện đại với một nền kinh tế độc lập, vững mạnh và đảm bảo được tất cả quyền lợi chocon người thì đó luôn là xu thế đặt lên hàng đầu của nhiều quốc gia Thấu hiểu đượcnhững nổi lo ấy, các nhà chức trách và các nhà làm luật trên thế giới đã ban hành nhữngvăn bản quy định luật pháp về “hợp đồng” để giải quyết vần đề trên Hiện nay có rấtnhiều loại hợp đồng phù hợp cho từng mục đích trong nhiều lĩnh vực lĩnh vực khác nhau,trong đó loại hợp đồng phổ biến nhất, đóng vai trò thiết lập các mối quan hệ việc làm, làHĐLĐ

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quy định về HĐLĐ: “Hợp đồng lao động là thỏathuận ràng buộc pháp lí giữa một người sử dụng lao động và một công nhân trong xác lậpcác điều kiện và chế độ làm việc” 1 Hệ thống khoa học luật lao động của Pháp cũng quanniệm: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận theo đó một người cam kết sẽ tiến hành mộthoạt động theo sự chỉ đạo của người khác, lệ thuộc vào người dùng và được trả công”.Qua những quy định trên, nhóm tác giả thấy rằng sự thỏa thuận luôn được đề cập đến đầutiên như một điều tất yếu Do đó, sự thỏa thuận đóng vai trò lớn để hình thành HĐLĐ.Tiếp sau đó là chủ thể hai bên, NLĐ và NSDLĐ, điều này nhằm chỉ rõ ai sẽ là nhữngngười chấp nhận sự thỏa thuận Cuối cùng là vấn đề tiền lương cho NLĐ.

Theo quy định tại Điều 15 BLLĐ năm 2012 quy định về HĐLĐ: “Hợp đồng laođộng là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trảlương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”

1 Luật sư Lê Minh Trường, Hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động? [https://luatminhkhue.vn/hop-dong-lao-dong-la-gi -khai-niem-ve-hop-dong-lao-dong.aspx]

4

Trang 9

Như vậy, HĐLĐ được hiểu là trước hết phải tồn tại “sự thỏa thuận” giữa các chủthể trong quan hệ lao động cá nhân, “sự thỏa thuận” này được thể hiện dưới dạng chấpthuận các điều lệ về công việc phải thực hiện, về trả lương, điều kiện làm việc, quyền vànghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Từ đó nhóm tác giả có thể chỉ ra đượcnhững ưu và nhược điểm của quy định này

b Ưu điểm và khuyết điểm

Ưu điểm đầu tiên của quy định này là đề cao sự thỏa thuận của hai bên, cho thấy sựtiếp thu của nhà làm luật nước ta đối với những quan niệm tiến bộ của các nước khác.Quy định của nước ta coi trọng thỏa thuận là vì có “thỏa thuận” là có độc lập về ý chí củahai bên, từ đó có thể nói họ tham gia vào quan hệ lao động này một cách tự do, tựnguyện, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối, không bị chi phối về ý chí Thứ hai là đãxác định được chủ thể hai bên khi tham gia vào mối quan hệ lao động, đó là NLĐ vàNSDLĐ Điều này sẽ giúp cho quá trình thảo luận về công việc phải làm, quyền và nghĩavụ rõ ràng hơn khi những điều khoản điều chỉ đích danh bên nào sẽ chịu trách nhiệm vềđiều khoản đó

Bên cạnh đó thì bộ luật còn có những khuyết điểm Đầu tiên là quy định này chưachỉ rõ thế nào là “trả lương”, nhờ đó mà các công ty và doanh nghiệp có thể lách luậtbằng cách thay việc trả lương bằng việc tặng thưởng, trợ cấp, tiền thưởng Vì thế sẽkhông có việc NSDLĐ trả lương cho NLĐ, mà chỉ là trả tiền cho công sức mà NLĐ bỏra, từ đó sẽ không có HĐLĐ giữa hai bên Thứ hai là quy định chưa nói đến nhữngtrường hợp NSDLĐ cố tình dùng tên khác cho hợp đồng giữa hai bên (không dùngHĐLĐ) thì sẽ như thế nào, từ đó, những quyền lợi của NLĐ sẽ bị ảnh hưởng.

c Khái niệm hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động năm 2019

Vì quy định về HĐLĐ trong BLLĐ năm 2012 vẫn tồn tại những lỗ hổng như vậynên BLLĐ năm 2019 đã có những chỉnh sửa Theo BLLĐ năm 2019, HĐLĐ được quyđịnh tại khoản 1 Điều 13 như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoản thuận giữa người laođộng và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động,quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Trường hợp hai bên thỏa thậnbằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sựquản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”.

5

Trang 10

Khái niệm HĐLĐ mà BLLĐ năm 2019 đã đưa ra những sửa đổi khắc phục đượccác khuyết điểm của khái niệm HĐLĐ trong BLLĐ năm 2012 2

(i) Đã thay từ “việc làm có trả lương” thành “việc làm có trả công, tiền lương”,

điều này đồng nghĩa với việc BLLĐ năm 2019 mở rộng phạm vi của HĐLĐ, chỉ cầnNLĐ nhận được tiền từ NSDLĐ sau khi đã hoàn thành công việc hoặc theo thời gian(giờ, ngày, tháng) thì đã đủ điều kiện để tồn tại hợp đồng lao động, không cần phải là trảlương như trước đây, nhờ đó mà các doanh nghiệp hay công ty không thể lách luật nữa vìdù dùng bất cứ từ ngữ như thưởng tiền, tiền trợ cấp thì cũng có thể quy về là trả công, dođó trong trường hợp này vẫn tồn tại HĐLĐ giữa hai bên

(ii) Bộ luật đã quy định những trường hợp chỉ có sự thỏa thuận của hai bên, dù

không được ghi nhận dưới các hình thức khác, mà trong nội dung thỏa thuận có đề cậpđến việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thìvẫn được coi là có tồn tại HĐLĐ; với bổ sung này thì sẽ khắc phục được những trườnghợp NSDLĐ sử dụng các tên gọi khác như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng chuyên gia, hợpđồng cộng tác viên,… để tránh phải thực hiện các nghĩa vụ của NSDLĐ theo quy địnhluật lao động cũng như nghĩa vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Ngoài ra những người đi làm công việc bán thời gian hay những công việc nhỏ không cầnthiết phải ký kết một văn bản đồng lao động vì không quá cần thiết thì vẫn đảm bảo đượcnhững quyền lợi của người lao động

Dấu hiệu thứ nhất là sự thỏa thuận các bên trong HĐLĐ Theo từ điển Tiếng việt,

“thỏa thuận” được hiểu là đồng ý với nhau về điều nào đó có quan hệ đến các bên sau khiđã bàn bạc, trao đổi Ngoài ra, có quan điểm cho rằng: “Thỏa thuận là sự nhất trí chung(không bắt buộc phải được nhất trí hoàn toàn) được thể hiện ở chỗ không có một ý kiếnđối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề quantrọng và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đềuphải được xem xét và dung hóa được tất cả các tranh chấp”3 Từ những định nghĩa trên,nhóm tác giả nhận thấy rằng thỏa thuận trước hết là sự nhất trí, đồng ý về một vấn đề nàođó sau khi các bên đã bàn bạc, thảo luận với nhau, không nhất thiết phải chấp nhận hoàntoàn, tất cả mà chỉ cần không có ý kiến đối lập giữa các bên Tiếp sau đó thì các ý kiến,

2 PGS, TS Nguyễn Hiền Phương, Những điểm mới về hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019, [http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3573-nhung-diem-moi-ve-hop-dong-lao-dong-cua-bo-luat-lao-dong-nam-2019.html]

3 Thỏa thuận là gì? [https://accgroup.vn/thoa-thuan-la-gi/]

6

Trang 11

quan điểm, điều khoản được đưa ra, sự nhất trí, đồng ý của các bên phải hoàn toàn là tựnguyện, không bị cưỡng bức, ép buộc dưới bất kì hình thức nào.

Trong lao động thì cũng có tồn tại thỏa thuận và đóng vai trò quan trọng trong cácmối quan hệ lao động, gọi là thỏa thuận lao động Thỏa thuận lao động được định nghĩalà sự bàn bạc, thống nhất giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm cótrả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ laođộng4 Thỏa thuận lao động được thể hiện dưới hình thức hợp đồng lao động hoặc bằngtên gọi khác có nội dung thể hiện việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điềuhành, giám sát của một bên thì cũng được coi là HĐLĐ Điều này có nghĩa là HĐLĐ cóthể được giao kết thông qua thỏa thuận lao động dưới hình thức bằng văn bản, qua lời nói(cuộc thảo luận), hay hình thức mới nhất là phương tiện điện tử Các hình thức củaHĐLĐ sẽ được nhóm tác giả đề cập chi tiết hơn ở phần sau.

Thông qua quy định của Bộ luật Dân sự 2015, có quan điểm đã chỉ ra rằng: “Đốitượng của hợp đồng sẽ phụ thuộc vào từng loại hợp đồng mà quy định các đối tượng khácnhau và phù hợp Đối tượng của hợp đồng có thể là tài sản, dịch vụ, vận chuyển, các côngviệc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xãhội”5 Về bản chất, HĐLĐ là hợp đồng mua bán sức lao động, người cung cấp sức laođộng ở đây là NLĐ, còn người có nhu cầu sử dụng sức lao động là NSDLĐ Tuy nhiên,HĐLĐ là một loại hợp đồng đặc biệt vì đây là hợp đồng mua bán sức lao dộng, một loại“hàng hóa” đặc biệt, có sự khác biệt đối với đa số các hành hóa khác6 Đối với các loạihợp đồng khác, ví dụ như hợp đồng mua bán tài sản, đối tượng của loại hợp đồng này làcác loại tải sản như vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; những tài sản này đều đượcxác định cụ thể, vật và tiền thì được xác định thông qua số lượng, đặc điểm,…Còn đốivới sức lao động, nó là “hàng hóa” mà chúng ta không thể nhìn thấy, không thể cầm nắmđược và chỉ được thể hiện ra trong quá trình lao động của NLĐ Thông qua quá trình laođộng, NLĐ chuyển giao hàng hóa là sức lao động cho NSDLĐ và qua đó, NSDLĐ trả

công cho NLĐ Quá trình lao động đó còn gọi là việc làm 7 Qua những nhận định trên thì

có thể kết luận rằng “việc làm” chính là đối tượng của HĐLĐ

4 Phạm Kim Oanh, Các hình thức thỏa thuận lao động theo quy định 2022, [https://bom.so/BzNkA5]

5 Thạc sỹ Đinh Thùy Dung, Chủ thể của hợp đồng là gì? Chủ thể, đối tượng và bản thất của hợp đồng?[https://luatduonggia.vn/chu-the-cua-hop-dong-la-gi-chu-the-doi-tuong-va-ban-chat-cua-hop-dong/]

6 Luật sư Lê Minh Trưởng, Đặc điểm hợp đồng lao động là gì? Phân tích đặc điểm của hợp đồng lao động?[https://luatminhkhue.vn/dac-diem-hop-dong-lao-dong-la-gi -phan-tich-dac-diem-cua-hop-dong-lao-dong .aspx]

7 Luật sư Lê Minh Trường, Đặc điểm hợp đồng lao động là gì? Phân tích đặc điểm của hợp đồng lao động?[https://luatminhkhue.vn/dac-diem-hop-dong-lao-dong-la-gi -phan-tich-dac-diem-cua-hop-dong-lao-dong .aspx]

7

Trang 12

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 BLLĐ năm 2019 và khoản 2 Điều 3 Luật việclàm năm 2013: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không

cấm.” Qua khái niệm trên, nhóm tác giả hiểu rằng việc làm trước hết phải là hoạt động

lao động, là hoạt động thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo rasản phẩm hoặc dịch vụ8 Tiếp theo là tạo ra thu nhập, có quan điểm cho rằng: “Thu nhậplà khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, một doanh nghiệp hoặcmột nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụhoặc hoạt động nào đó”9 Qua đó, đối với lao động thì thu nhập là khoản tiền của NLĐmà họ nhận được từ NSDLĐ sau khi đã bán sức lao động của mình, tạo ra thu nhập làquá trình NLĐ làm việc để NSDLĐ trả công cho họ Ngoài ra, việc làm phải là hoạt độngmà pháp luật không cấm(ngoại trừ buôn bán ma túy,các chất kích thích,động vật quýhiếm, )

Qua những phân tích trên, có thể nhận định rằng “việc làm”vừa là đối tượng quantrọng của HĐLĐ, vừa là yếu tố nhận diện HĐLĐ, quan hệ lao động (hay quan hệ việclàm) Trong nội dung của HĐLĐ, quy định tại khoản 1 Điều 21 BLLĐ năm 2019, “côngviệc và địa điểm làm việc” được xem là vấn đề quan trọng cần thỏa thuận trước, chỉ đứngsau thông tin của NLĐ và NSDLĐ (Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, CMND,… của NLĐ; chứcdanh của người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ) Còn có quan điểm cho rằng: “Đểnhận diện có sự tồn tại của quan hệ lao động hay không cũng như hợp đồng đó có phải làhợp đồng lao động hay không, người ta thường xem trong quan hệ đó hay hợp đồng đócó “yếu tố việc làm” hay không”.Yếu tố việc làm ở đây có thể hiểu là 3 dấu hiệu trongkhái niệm “việc làm” đã nêu ở trên Vì vậy, khi nào trong mối quan hệ đó, hợp đồng đócó “yếu tố việc làm”, nghĩa là bao gồm quá trình lao động của NLĐ, nhận được tiền côngvà hoạt động này hợp pháp thì đó là quan hệ lao động, hợp đồng lao động, hay nói cáchkhác là việc làm chính là nhận diện HĐLĐ.

Dấu hiệu thứ hai là sự thỏa thuận về tiền lương, trả công Theo khoản 1 Điều 90

BLLĐ năm 2019 quy định: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trảcho người lao động theo thoả thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theocông việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác” Tóm lại, nhóm tácgiả hiểu rằng “tiền lương” là thu nhập bằng tiền mặt mà NLĐ nhận được từ NSDLĐ đãđược hai bên thỏa thuận trước bằng một hợp đồng cho một công việc mà NLĐ đã thựchiện (tính đến thời điểm nhận tiền lương) hoặc sẽ phải thực hiện, nói cách khác hợp đồng

8 Nguyễn Văn Phi, Khái niệm việc làm là gì? [https://bom.so/iid9ns]

9 Luật sư Lê Minh Trường, Thu nhập là gì? Tiền lương là gì? Qui định của pháp luật về tiền lương, [https://luatminhkhue.vn/thu-nhap-la-gi -quy-dinh-phap-luat-ve-thu-nhap.aspx]

8

Trang 13

đó là HĐLĐ Nói cách khác, “tiền lương” là giá cả sức lao động mà NLĐ bán choNSDLĐ.

Về trả công, ở Pháp, được quy định như sau: “Sự trả công được hiểu là tiền lương

hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, trả trực tiếp haygián tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theoviệc làm của họ”10 Qua đó, nhóm tác giả cho rằng “trả công” có ý nghĩa tương tự nhưtiền lương nhưng rộng hơn, bao quát hơn Nó bao gồm cả tiền lương, tiền thưởng, trợcấp, phụ cấp,… miễn đó là tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ khi họ làm việc của họ như thỏathuận, không những tiền mà nếu NSDLĐ trả cho NLĐ bằng hiện vật thì vẫn được xem là“trả công”.

Như vậy, “tiền lương” và “trả công” là dấu hiệu quan trọng để nhận diện HĐLĐ vìHĐLĐ là hợp đồng mua bán sức lao động Công việc mà NLĐ phải làm trong HĐLĐ làviệc làm có trả công, khi mà NLĐ đã cung cấp sức lao động của họ cho bên NSDLĐ nhưthỏa thuận thì họ phải nhận được một khoản tiền công, tiền lương xứng đáng với nhữngkết quả mà họ đã mang lại cho NSDLĐ.

Dấu hiệu thứ ba là sự quản lý, giám sát, điều hành của một bên “Khi tham gia lao

động, mỗi NLĐ có nghĩa vụ riêng của mình và việc thực hiện các nghĩa vụ đó là độc lậpvới nhau Tuy nhiên, lao động hiện này chủ yếu là lao động mang tính xã hội hoá, vì vậykết quả cuối cùng của quá trình lao động lại phụ thuộc vào sự phối hợp, tính đồng bộ,thống nhất của cả tập thể lao động Do đó, để hướng các hoạt động của từng người vàoviệc thực hiện kế hoạch chung đã định thì việc thiết lập một trật tự, nền nếp chung với

những đòi hỏi, yêu cầu, ràng buộc, sự ngăn cấm là rất cần thiết Trật tự, nền nếp trong

quá trình lao động chung giữa một nhóm người hay trong một đơn vị dẫn đến nhu cầuquản lí, giám sát, điều hành lao động” 11 Vì thế, quyền quản lý lao động xuất hiện như

một điều tất yếu trong quá trình tổ chức lao động giúp cho NSDLĐ đưa quá trình laođộng vào khuôn khổ nhằm đạt được kết quả và năng suất tốt nhất.

Quyền quản lý lao động là hệ thống các quy định của pháp luật về quyền củaNSDLĐ động nhằm giúp họ duy trì nề nếp của quá trình lao động Quyền quản lý laođộng mang tính khách quan Nó được coi là đặc quyền tự nhiên của NSDLĐ 12 Nội dung

10 Luật sư Lê Minh Trường, Lương là gì? Tiền lương là gì? Quy định luật lao động về tiền lương, [https://luatminhkhue.vn/luong-la-gi -khai-niem-ve-luong-duoc-hieu-nhu-the-nao .aspx]

11 Dấu hiệu nhận diện người lao động thoe quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, dong/dau-hieu-nhan-dien-nguoi-lao-dong-theo-quy-dinh-tai-bo-luat-lao-dong-nam-2019]

[http://khoatin.com.vn/lao-12 Luật sư Nguyễn Văn Dương, Quyền, nghĩa vụ quản lý lao động của người sử dụng lao động, [https://luatduonggia.vn/quyen-quan-ly-lao-dong-cua-nguoi-su-dung-lao-dong/]

9

Trang 14

của quyền quản lý lao động bao gồm nhiều quyền của NSDLĐ, trong đó quan trọng hơnhết là quyền kiểm trả, giám sát và quyền tổ chức, điều hành.

Quyền kiểm tra, giám sát là nội dung quan trọng của quản lý lao động Nhờ có hoạtđộng giám sát, kiểm tra, NSDLĐ có thể nắm bắt được tình hình hoạt động thực tế củadoanh nghiệp Đồng thời, hoạt động giám sát, kiểm tra còn tạo ra môi trường làm việcnghiêm túc, có trách nhiệm hơn của NLĐ Nếu không có hoạt động giám sát, kiểm tra,NLĐ sẽ thường có thái độ chống đối, không tận tâm làm việc hết mình, lơ là công việcdẫn đến tình trạng công việc trì trệ, gây thiệt hại cho NSDLĐ Vì vậy, có thể nói quyềnkiểm tra, giám sát là quyền năng đặt biệt của NSDLĐ và là công cụ hữu hiệu để NSDLĐthực hiện quyền đơn phương của mình trong quan hệ lao động13

Quyền tổ chức, điều hành là nội dung cơ bản của quyền quản lý lao động củaNSDLĐ Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình diễn ra liên tục, trong từng khâu từngbước của quá trình đó luôn cần đến sức lao động của NLĐ Vì vậy, NSDLĐ cần tổ chức,điều hành một cách hợp lý nhất hoạt động của NLĐ để thực hiện các nội dung đã banhành một hiệu quả, nhằm tận dụng tối đã sức lao động và khả năng của NLĐ Quyền tổchức, điều hành của NSDLĐ được thể hiện qua các hành động của NSDLĐ như là sắpxếp, phân NLĐ thành các tổ để thực hiện từng khâu sản xuất khác nhau trong chuỗi sảnxuất, tổ chức cuộc họp để điều hành, chỉ đạo trực tiếp công việc đến từng bộ phận, giántiếp chỉ đạo qua các phòng ban14

Tóm lại, quyền quản lý, giám sát, điều hành của NSDLĐ trong quá trình lao độngđóng vai trò quan trọng Khi có sự tổ chức lao động thì sẽ xuất hiện sự quản lý lao động.Vì vậy, quản lý, giám sát, điều hành lao động là dấu hiệu quan trọng để nhận diện hợpđồng lao động.

Đặc trưng của hợp đồng lao động

Với tư cách là một loại khế ước, HĐLĐ mang những đặc điểm nói chung của hợpđồng, đó là sự tự do, tự nguyện và bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ Bên cạnh đó,nó cũng mang những đặc trưng để phân biệt với các loại hợp đồng khác15.

i) Trong HĐLĐ có sự phụ thuộc pháp lí của NLĐ với NSDLĐ

13 Luật sư Nguyễn Văn Dương, Quyền, nghĩa vụ quản lý lao động của người sử dụng lao động, [https://luatduonggia.vn/quyen-quan-ly-lao-dong-cua-nguoi-su-dung-lao-dong/]

14 Luật sư Nguyễn Văn Dương, Quyền, nghĩa vụ quản lý lao động của người sử dụng lao động, [https://luatduonggia.vn/quyen-quan-ly-lao-dong-cua-nguoi-su-dung-lao-dong/]

15 Những đặc trưng mà nhóm tác giả đưa ra có tham khảo bài viết của tác giả Hồ Thị Ngọc Ánh, Đặc trưng của hợp đồng lao động, một số điểm quan trọng, [https://luatlaodong.vn/dac-trung-cua-hop-dong-lao-dong-mot-so-diem-quan-trong/]

10

Trang 15

Đặc trưng của HĐLĐ được thể hiện tiêu biểu nhất qua sự phụ thuộc pháp lý Khitham gia quan hệ HĐLĐ, mỗi NLĐ thực hiện các nghĩa vụ có tính cá nhân, đơn lẻ nhưnghiệu quả cuối cùng lại phụ thuộc vào sự phối hợp của cả tập thể, của tất cả các quan hệlao động Vì vậy, cần thiết phải có sự thống nhất, liên kết, điều phối bằng các yêu cầu,đòi hỏi, rằng buộc, mệnh lệnh… của chủ sở hữu doanh nghiệp Ở đây, vai trò của phápluật HĐLĐ trở nên đặc biệt quan trọng: vừa tôn trọng quyền quản lý của người sử dụnglao động vừa kiểm soát sự quản lý đó trong khuôn khổ pháp luật và bình đẳng.

ii) Đối tượng của HĐLĐ là việc làm có trả lương

HĐLĐ là một loại quan hệ mua bán đặt biệt, thể hiện ở chỗ hàng hóa mang ra traođổi là sức lao động – luôn tồn tại gắn liền với cơ thể NLĐ Vì vậy, khi NSDLĐ mua hànghóa sức lao động thì cái mà họ được sở hữu đó là một quá trình lao động biểu thị thôngqua thời gian làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, ý thức… của NLĐ Nhưvậy, lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu tượng mà là laođộng cụ thể, lao động thể hiện thành việc làm Việc xác định đối tượng của HĐLĐ là việclàm có trả công không chỉ có ý nghĩa trong việc đưa ra dấu hiệu để phân biệt HĐLĐ vớinhững loại hợp đồng khác, mà còn có ý nghĩa với việc xác định chủ thể trong quan hệ laođộng.

iii) HĐLĐ do đích danh người lao động thực hiện

HĐLĐ thường được thực hiện trong môi trường xã hội hóa, có tính chuyên môn hóavà hợp tác hóa rất cao, vì vậy, khi NSDLĐ thuê NLĐ, là họ sẽ mua sức lao động củaNLĐ, vì vậy NSDLĐ sẽ rất chú trọng đến trình độ, chuyên môn NLĐ, hơn nữa họ cònquan tâm đến đạo đức, ý thức, phẩm chất … Tại Điều 28 BLLĐ năm 2019 quy định:

“Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thựchiện” Từ đó, NLĐ phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không được chuyểndịch vụ cho người thứ ba Ngoài ra, trong HĐLĐ còn có một số chế độ , quyền lợi như:quyền nghỉ hằng năm, nghỉ lễ tết,… Những quyền lợi này chỉ được chuyển hóa trên cơsở sự cống hiến của NLĐ đứng tên trong HĐLĐ Vì vậy, để được hưởng những quyền lợinói trên, NLĐ phải trực tiếp thực hiện HĐLĐ

iiii) HĐLĐ có sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chế bới những giới hạnpháp lý nhất định

Đặc trưng này của HĐLĐ xuất phát từ nhu cầu cần bảo vệ, duy trì và phát triển sứclao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường không chỉ với tư cách là các quyền cơ bảncủa công dân mà còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế,xã hội của đất nước Mặt khác, HĐLĐ có quan hệ tới nhân cách của NLĐ, do đó quátrình thỏa thuận, thực hiện HĐLĐ không thể tách rời với việc bảo vệ và tôn trọng của

11

Trang 16

nhân cách NLĐ Thừa nhận đặc trưng của HĐLĐ, sẽ giải quyết được về mặt lí luận rấtnhiều vấn đề liên quan đến chủ thể, hình thức, nội dung HĐLĐ.

iiiii) HĐLĐ được thực hiện liên tục trong thời gian nhất định hoặc vô hạn định

Trong HĐLĐ sẽ xác định rõ ngày mà HĐLĐ bắt đầu có hiệu lực, có thể có hoặckhông đề cập đến thời hạn chấm dứt HĐLĐ Ở đây, các bên không có quyền lựa chọnhay làm theo ý chí chủ quan của mình Trong quá trình lao động, NLĐ phải thực hiệncông việc một cách liên tục, không được ngắt quãng theo thời gian đã được NSDLĐ xácđịnh (làm việc hàng tuần, hàng tháng)

1.2.1 Phân loại hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019

a Các loại hợp đồng lao động

Theo Điều 20, BLLĐ năm 2019, quy định hai loại HĐLĐ:

i) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bênkhông xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

ii) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xácđịnh thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời giankhông quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.16

Thông qua quy định này, theo quan điểm của nhóm tác giả, hợp đồng lao độngkhông xác định thời hạn (HĐLĐKXĐTH) được hiểu là hợp đồng mà hai bên không thỏathuận về thời hạn hợp đồng chấm dứt, nghĩa là nó chỉ được chấm dứt bằng cách nào đómà không phải bởi thời gian, những trường hợp này đã được quy định ở Điều 34 BLLĐnăm 2019 (trừ khoản 1 là hết hạn hợp đồng lao động), hai bên cũng có thể đơn phươngchấm dứt HĐLĐ khi xảy ra những trường hợp được quy định tại Điều 35, 36 BLLĐ năm2019 Cũng theo cách hiểu đó, hợp đồng lao động xác định thời hạn (HĐLĐXĐTH) đượchiểu là hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận về thời hạn mà hợp đồng chấm dứt trong thờigian không quá 36 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực; hợp đồng nãy vẫn có thể đượcchấm dứt trước thời hạn thông qua quy định ở Điều 34 BLLĐ năm 2019 và trong nhữngtrường hợp khác được quy định tại Điều 34, 35, 36 BLĐ năm 2019

Sau khi tìm hiểu thông tin về hai loại HĐLĐ này thì nhóm tác giả nhận thấy rằngHĐLĐKXĐTH có nhiều ưu điểm hơn cho NLĐ so với loại còn lại Đối với loại hợpđồng này, NLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần chứng minh bất kỳ lý

16 Bộ luật Lao động [http://vbpl.vn/FileData/TW/Lists/vbpq/Attachments/139264/VanBanGoc_BO%20LUAT%2045%20QH14.pdf ], 7/7/2022.

12

Trang 17

do gì, nhưng phải báo trước cho NSDLĐ trước ít nhất 45 ngày, không cần phải bồithường mà còn được hưởng trợ cấp thôi việc Còn NSDLĐ nếu muốn đơn phương chấmdứt HĐLĐKXĐTH thì phải có những căn cứ theo quy định tại Điều 36 BLLĐ năm 2019.

b Ý nghĩa việc phân loại hợp đồng lao động

Những thay đổi này mang nhiều ý nghĩa giúp các điều luật liên quan khác được sửađổi để phù hợp hơn với tình hình thực tế Ngoài ra, sự thay đổi này được đánh giá là tiếnbộ lớn của pháp luật lao động nhằm bảo vệ người lao động, hạn chế tình trạng khôngđóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng cách ký các loại hợp đồng mùa vụ, dịchvụ 17 Bên cạnh đó, sự phân loại này còn giúp giải quyết các vấn đề về việc đơn phươngchấm dứt hợp đồng, hết hạn hợp đồng của người lao đồng và người sử dụng lao động mộtcách rõ ràng, bảo đảm quyền và lợi ích của mỗi bên.

1.2.2 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 15 BLLĐ năm 2019 quy định về nguyên tắc giao kết hợpđồng lao động:

“1 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2 Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước laođộng lao động tập thể và đạo đức xã hội.”

(i) Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực

Theo từ điển Tiếng Việt, “tự nguyện” có nghĩa là tự mình muốn làm, không phải bịthúc ép, bắt buộc Nguyên tắc “tự nguyện” biểu hiện ở sự tự do về mặt ý chí, lý trí vàHĐLĐ phải phản ánh đúng ý chí của chủ thể khi tham gia vào quan hệ lao động Đây lànguyên tắc quan trọng khẳng định HĐLĐ là kết quả của quá trình thảo luận giữa NLĐ vàNSDLĐ, không bên nào bị ép buộc, tạo tiền đề cho các bên thực hiện mối quan hệ laođộng một cách tự giác, duy trì sự hài hòa và lợi ích của đôi bên Cũng theo đó, việc giaokết HĐLĐ còn phải đảm bảo yếu tố “bình đẳng” “Bình đẳng” được hiểu là ngang hàngnhau về địa vị, về quyền lợi Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ các chủ thể ngang nhau về tưcách, địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của đôi bên Các nội dung thỏa thuận trong hợpđồng lao động phải do chính các bên chủ thể quyết định, các bên đều có quyền như nhaukhi đưa ra đề nghị và chấp nhận đề nghị khi giao kết, các bên phải được đưa ra trọnvẹn,đầy đủ yếu tố ý thức, tinh thần và sự mong muốn đích thực của mình, vì bản chấtHĐLĐ là hợp đồng mua bán sức lao động, vì vậy đôi bên phải đưa ra những giá trị cân

17 Ban TGCSPL, những điểm mới Bộ luật Lao động 2019,

[http://congdoandsvn.org.vn/Tin-tuc/Tin-tuc/580325/nhung-diem-moi-bo-luat-lao-dong-2019 ], 6/7/2022.

13

Ngày đăng: 16/05/2024, 05:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan