Bài thảo luận môn Khởi sự kinh doanh

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài thảo luận môn Khởi sự kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhu cầu về trang sức, vật phẩm phong thủy ngày càng tăng cao do đời sống người dân ngày càng được cải thiện, họ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần và mong muốn tìm kiếm những sản phẩm mang lại may mắn, tài lộc.Theo báo cáo của Statista, thị trường trang sức phong thủy toàn cầu dự kiến sẽ đạt giá trị 24,7 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng CAGR 9,2% từ năm 2020 đến năm 2025.Hơn nữa, ngành kinh doanh trang sức, vật phẩm phong thủy có thể mang lại lợi nhuận cao. Tỷ suất lợi nhuận gộp (gross margin) có thể lên đến 60-70%. Điều đặc biệt là trang sức, vật phẩm phong thủy không chỉ là phụ kiện thời trang mà còn mang lại giá trị tinh thần cho khách hàng. Chúng có thể giúp khách hàng cảm thấy tự tin, may mắn và thành công hơn. Khách hàng không chỉ cảm thấy vui vẻ, thoải mái về vẻ đẹp của trang sức mà họ còn cảm thấy thoải mái về mặt tinh thần. Nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của khách hàng trong thời đại mới, khi mà giờ đây giá trị thẩm mỹ có thể mang tới cả sức khỏe tinh thần. Tất cả những điều đó đã thôi thúc nhóm chúng em hình thành ý tưởng khởi sự kinh doanh với đứa con mang bao ấp ủ mang tên “Lucky Charm”

Trang 1

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA MARKETING

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KHỞI SỰ KINH DOANH

“TRANG SỨC, VẬT PHẨM PHONG THỦY – LUCKY CHARM”

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1.1 Lí do lựa chọn ý tưởng kinh doanh……… 4

1.2 Mô tả khái quát dự án………4

1.3 Sản phẩm kinh doanh……….4

1.4 Khách hàng mục tiêu……… 5

1.5 Đánh giá khả thi: Ma trận SWOT + Đánh giá……….5

CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH KINH DOANH2.1.Nghiên cứu thị trường……….7

2.1.1.Thông tin cần thu thập……… …7

2.1.2.Phương pháp thực hiện……… 8

2.2.Kế hoạch marketing ………8

2.2.1.Sản phẩm và các cấp độ của sản phẩm……… 8

2.2.2.Giá bán……….…… 9

2.2.3.Địa điểm, phân phối……….… 9

2.2.4.Truyền thông và quảng cáo……….……….….10

2.2.5 Bán hàng và chăm sóc khách hàng…… ………11

2.3.Kế hoạch sản xuất vận hành……… ……11

2.3.1.Nguyễn vật liệu, hàng hóa và trang thiết bị ……….…………11

2.3.2.Công nghệ và quá trình sản xuất……… ……….………12

2.3.3.Bố trí mặt bằng cơ sở kinh doanh……… 14

2.5.1 Xác định nhu cầu nhân sự………20

2.5.2 Định hình việc quản lí nhân sự………21

Trang 4

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN……….23CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do lựa chọn dự án kinh doanh.

Nhu cầu về trang sức, vật phẩm phong thủy ngày càng tăng cao do đời sống người dân ngày càng được cải thiện, họ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần và mong muốn tìm kiếm những sản phẩm mang lại may mắn, tài lộc.Theo báo cáo của Statista, thị trường trang sức phong thủy toàn cầu dự kiến sẽ đạt giá trị 24,7 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng CAGR 9,2% từ năm 2020 đến năm 2025.Hơn nữa, ngành kinh doanh trang sức, vật phẩm phong thủy có thể mang lại lợi nhuận cao Tỷ suất lợi nhuận gộp (gross margin) có thể lên đến 60-70% Điều đặc biệt là trang sức, vật phẩm phong thủy không chỉ là phụ kiện thời trang mà còn mang lại giá trị tinh thần cho khách hàng Chúng có thể giúp khách hàng cảm thấy tự tin, may mắnvà thành công hơn Khách hàng không chỉ cảm thấy vui vẻ, thoải mái về vẻ đẹp của trang sức mà họ còn cảm thấy thoải mái về mặt tinh thần

Nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của khách hàng trong thời đại mới, khi mà giờ đây giá trị thẩm mỹ có thể mang tới cả sức khỏe tinh thần Tất cả những điều đó đã thôi thúc nhóm chúng em hình thành ý tưởng khởi sự kinh doanh với đứa con mang bao ấp ủ mang tên “Lucky Charm”

1.2 Mô tả khái quát dự án

 Tên cửa hàng: Cửa hàng trang sức, vật phẩm phong thủy Lucky Charm Lĩnh vực: Kinh doanh sản phẩm phong thủy kèm kinh doanh dịch vụ Vốn đầu tư: 400 000 000 đồng

 Thời gian dự kiến tiến hành: 13/5/2024

 Địa điểm dự kiến: đường Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội

1.3 Sản phẩm kinh doanh

 Trang sức phong thủy bao gồm:

 Vòng tay: Loại sản phẩm phổ biến nhất, được làm từ nhiều chất liệu như đá phong thủy, gỗ, kim loại,

 Nhẫn: Mang ý nghĩa phong thủy về tài lộc, may mắn, tình duyên,

 Dây chuyền: Có thể kết hợp với mặt dây chuyền phong thủy như tỳ hưu, phật bảnmệnh,

 Lắc tay: Mang ý nghĩa về sức khỏe, bình an,  Khuyên tai: Mang ý nghĩa về nhan sắc, sự may mắn. Vật phẩm phong thủy:

 Tượng phật: Mang ý nghĩa về tâm linh, cầu bình an, tài lộc.

 Linh vật phong thủy: Tỳ hưu, hồ ly, thiềm thừ mang ý nghĩa về tài lộc, công danh, tình duyên.

 Đồ trang trí nhà cửa: Tranh treo tường, cây cảnh phong thủy mang ý nghĩa thu hút năng lượng tích cực.

 Đá phong thủy: Thạch anh, ngọc bích, mã não được sử dụng để chế tác trang sức hoặc làm vật phẩm phong thủy.

 Dịch vụ:

Trang 5

 Tư vấn phong thủy: Giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với mệnh, tuổi và nhu cầu.

 Thiết kế, chế tác trang sức phong thủy theo yêu cầu: Đáp ứng nhu cầu cá nhân của khách hàng.

 Cung cấp dịch vụ khai quang, trì chú: Giúp tăng năng lượng cho vật phẩm phongthủy.

1.4 Khách hàng mục tiêu

1.4.1 Nhóm khách hàng theo độ tuổi:

 Từ 20 - 35 tuổi: Nhóm khách hàng trẻ tuổi, năng động, quan tâm đến thời trang và có nhu cầu sử dụng trang sức phong thủy để thể hiện cá tính, thu hút may mắn.

 Từ 35 - 50 tuổi: Nhóm khách hàng có thu nhập ổn định, quan tâm đến sức khỏe, gia đình và có nhu cầu sử dụng vật phẩm phong thủy để cầu bình an, tài lộc. Trên 50 tuổi: Nhóm khách hàng quan tâm đến tâm linh, có nhu cầu sử dụng vật

phẩm phong thủy để cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình 1.4.2 Nhóm khách hàng theo nghề nghiệp:

 Doanh nhân, người làm kinh doanh: Quan tâm đến các sản phẩm phong thủy mang ý nghĩa thu hút tài lộc, công danh.

 Nhân viên văn phòng: Quan tâm đến các sản phẩm phong thủy mang ý nghĩa cầubình an, may mắn trong công việc.

 Nghệ sĩ, người nổi tiếng: Quan tâm đến các sản phẩm phong thủy mang ý nghĩa thu hút năng lượng tích cực, tăng cường sự tự tin.

 Vị trí thuận lợi: Cửa hàng nằm ở vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận khách hàng.

 Giá cả cạnh tranh: Cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh tranh, phù hợp với nhiều

Trang 6

Cơ hội (Opportunities):

 Nhu cầu thị trường cao: Nhu cầu sử dụng trang sức phong thủy ngày càng tăng cao.

 Sự phát triển của thương mại điện tử: Có thể tận dụng kênh bán hàng online để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

 Sự phát triển của mạng xã hội: Có thể sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và thương hiệu hiệu quả.

 Hợp tác với các đối tác: Có thể hợp tác với các nhà cung cấp, nhà bán lẻ khác để mở rộng thị trường.

Trang 7

CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH KINH DOANH2.1 Nghiên cứu thị trường

2.1.1 Thông tin cần thu thập

Đối thủ cạnh tranh: Phong thuỷ An Nhiên

1 Thông tin cơ bản:

 Tên: Phong thuỷ An Nhiên

 Địa chỉ: 169 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

2 Phân tích thị trường:

 Giá bán: Giá bán của Phong thuỷ An Nhiên tương đối cao so với mặt bằng chungthị trường Tuy nhiên, sản phẩm của họ được làm từ chất liệu cao cấp và có thiết kế độc đáo.

 Độ có sẵn: Sản phẩm của Phong thuỷ An Nhiên có sẵn tại cửa hàng và trên website của họ Họ cũng có dịch vụ giao hàng toàn quốc.

 Chất lượng: Sản phẩm của Phong thuỷ An Nhiên được đánh giá cao về chất lượng và thiết kế Họ sử dụng các loại đá quý tự nhiên và có đội ngũ thợ thủ công lành nghề.

 Quảng cáo: Phong thuỷ An Nhiên quảng cáo sản phẩm của họ trên Facebook, Instagram và Google Ads Họ cũng có chương trình tri ân khách hàng và tặng quà cho khách hàng mới.

 Năng lực nhân viên: Nhân viên của Phong thuỷ An Nhiên được đào tạo bài bản về kiến thức phong thuỷ và trang sức Họ có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.

 Giao hàng: Phong thuỷ An Nhiên có dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi Họ cũng có chính sách đổi trả hàng trong vòng 7 ngày.

 Dịch vụ sau bán: Phong thuỷ An Nhiên có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt Họ có đội ngũ nhân viên tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng 24/7.

 Quy mô doanh thu: Phong thuỷ An Nhiên là một doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh thu của họ ước tính khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm.

Trang 8

 Cung cấp sản phẩm chất lượng cao. Đầu tư vào dịch vụ khách hàng.

 Sử dụng nhiều kênh quảng cáo và tiếp thị.

2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin:

 Truy cập website và fanpage của đối thủ: Đây là nguồn thông tin chính thức và cập nhật nhất về doanh nghiệp.

 Đọc đánh giá của khách hàng: Đánh giá của khách hàng cho biết trải nghiệm của họ về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

 Ghé thăm cửa hàng trực tiếp: Đây là cách tốt nhất để trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

 Tham gia các hội nhóm liên quan đến trang sức, vật phẩm phong thuỷ: Đây là nơi bạn có thể tìm hiểu về thị trường và các đối thủ cạnh tranh.

 Phân tích SWOT: Phân tích SWOT giúp bạn xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Bạn có thể sử dụng SWOT để đánh giá bản thân và đối thủ cạnh tranh.

 Phân tích dữ liệu qua mạng xã hội: Mạng xã hội là nguồn thông tin dồi dào về thịtrường và đối thủ cạnh tranh Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích mạng xã hội để theo dõi các cuộc trò chuyện về thương hiệu của bạn và đối thủ cạnh tranh.

Khảo sát thị trường: Khảo sát thị trường giúp bạn thu thập thông tin về nhu cầu, sở thíchvà hành vi của khách hàng Có thể thực hiện khảo sát trực tuyến, qua điện thoại hoặc trực tiếp.

+ Thiết kế: Vòng cổ Tỳ Hưu được thiết kế tinh xảo với hình tượng Tỳ Hưu dũng mãnh, màu vàng tượng trưng cho tài lộc Mỗi loại trang sức sẽ được thiết kế kiểu dáng đặc biệt khác nhau, mang ý nghĩa khác nhau + Nhãn hiệu: phát triển nhãn hiệu trang sức, vật phẩm phong thủy” Lucky Charm” là 1 thương hiệu chất lượng, uy tín

+ Chất lượng: Trang sức được làm từ đá tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, có giấy tờ kiểm định, độ bền cao.

 SP gia tăng:

+ Khi mua các sản phẩm thì khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí (đối với khách hàng xa thì call trực tiếp để tư vấn, khách ở gần < 30km sẽ đến

Trang 9

trực tiếp để tư vấn) đối với những sản phẩm như tranh, tượng, cây phong thủy

+ Giảm giá cho khách hàng thân thiết: Tạo ra chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá đặc biệt cho những khách hàng đã mua sản phẩm phong thủy từ trước hoặc là thành viên thường xuyên của cửa hàng (thẻ thành viên tích điểm)

+ Quà tặng kèm: Tặng kèm các sản phẩm phụ trợ như sách hướng dẫn, đồ trang trí phong thủy, hoặc các vật phẩm phong thủy nhỏ khác để làm tăng giá trị của giao dịch.

+ Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng như hướng dẫn về cách bảo quản sản phẩm, sửa chữa nếu cần thiết, hoặc tư vấn thêm về phong thủy cho không gian mới.

2.2.2 Giá bán

- Cơ sở định giá:

 Chi phí làm ra sản phẩm: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, lao động, côngnghệ sản xuất, và các chi phí khác liên quan đến việc tạo ra sản phẩm trang sức đá quý: 500k đến 3 triệu tùy thuộc vào loại đá, kĩ thuật tạo ra sảnphẩm

 Giá bán trung bình của đối thủ cạnh tranh: Nắm bắt được mức giá trung bình mà các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng cho các sản phẩm tương tự để đảm bảo bạn không đặt giá quá cao hoặc quá thấp so với thị trường Mức giá trung bình của các loại trang sức đó sẽ khoảng từ 4 triệu đến hơn 20 triệu và thậm chí có thể cao hơn.

 Mức giá khách hàng sẵn sàng chi trả: Nghiên cứu và khảo sát thị trường để hiểu được mức giá mà khách hàng tiềm năng sẵn lòng trả để mua sản phẩm trang sức đá quý thì mức tiền nó trong khoảng tầm từ 3 triệu đổ lên tùy từng giá trị sản phẩm mang lại và ví tiền của từng khách hàng.

- Phương pháp định giá

 Phương pháp định giá cộng thêm: tùy những thời điểm khó khăn của doanh nghiệp muốn có thêm lợi thêm để đầu tư vào sản phẩm mới hay máy móc thiết bị giúp đẩy nhanh tiến độ sản phẩm thì sẽ tăng giá (tùy sản phẩm sẽ từ 10k - 2tr)

 Phương pháp định giá cạnh tranh: cùng với 1 sản phẩm chúng ta sẽ có những cách giảm giá sản phẩm hơn so với mặt bằng thị trường có thể bằngcách giảm chi phí sản xuất hay thuê mặt bằng, nhân viên,

- Điều chỉnh giá

 Điều chỉnh giá theo vùng địa lý hay nhóm khách hàng khác nhau: Những khách hàng ở gần cách các cơ sở bán trong bán kính 20km sẽ free, còn lại toàn quốc tùy theo sản phẩm là gì, bảo quản, cân nặng, cấu tao sẽ dao động từ 10k - 1 triệu)

 Giảm giá:

dựa vào thanh toán ngay bằng tiền mặt: giảm 2-5% (tùy giá trị sản phẩm), căn cứ số lượng: tổng giá trị các sản phẩm từ 499 - 999k giảm 59k, sản phẩm trên 1399k giảm 119k…

theo mùa vụ: vào các dịp tết Nguyên Đán, giỗ tổ Hùng Vương,

2.2.3 Địa điểm, phân phối

- Địa điểm

Trang 10

 Online: có trang web, trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tik Tok Shop, Tiki, ….), các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram )

 Cửa hàng trực tiếp: Mở cửa hàng bán lẻ hoặc gian hàng trong các trung tâm thương mại, khu mua sắm, hoặc khu vực du lịch phù hợp Đây là cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng và cho phép họ xem trực tiếp và cảm nhận sản phẩm đồ đá quý phong thủy

- Phân phối:

 Sự hợp tác với cửa hàng khác: Hợp tác với các cửa hàng phong thủy, cửahàng phụ kiện trang sức, hoặc cửa hàng tâm linh để bán sản phẩm thông qua hệ thống của họ.

 Hợp tác với đối tác: Hợp tác với các đối tác phân phối, như các đại lý bán buôn hoặc nhà phân phối sản phẩm phong thủy, để đưa sản phẩm đến với nhiều địa điểm bán lẻ khác nhau.

 Cửa hàng bán lẻ: Đây là kênh phân phối truyền thống phù hợp cho các sản phẩm đá quý phong thủy Cửa hàng chuyên về đá quý

 Phân phối qua các kênh đối tác: Sử dụng các kênh phân phối khác như spa, nhà hàng phong thủy, hay các trung tâm yoga để đưa sản phẩm của bạn đến với khách hàng tiềm năng.

2.2.4 Truyền thông, quảng cáo

 Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể cho chiến dịch truyền thông và quảng cáo, tăng doanh số bán hàng, tăng nhận thức thương hiệu, hoặc mở rộng mạng lưới khách hàng để họ biết đến sản phẩm đá quý phong thủy

 Xác định đối tượng khách hàng: Xác định nhóm mục tiêu mua sản phẩm Khi đã xác định được kĩ đặc điểm khách hàng, có được chiến lược truyền thông thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, quảng bá sản phẩm

 Tạo nội dung chất lượng: Tạo ra nội dung hấp dẫn và giáo dục về các sản phẩm đá quý phong thủy của bạn Sử dụng blog, video, hình ảnh và bài viết trên mạng xã hội để chia sẻ kiến thức và cung cấp giá trị cho khách hàng.

 Sử dụng mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội phù hợp như Instagram, Facebook và Pinterest để chia sẻ hình ảnh sản phẩm, câu chuyện thương hiệu và khuyến mãi đặc biệt Xây dựng các kênh bán hàng để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, thu hút sự quan tâm từ khách hàng mới

 Quảng cáo trực tuyến: Sử dụng Google Ads và các nền tảng quảng cáo trực tuyến khác để đưa sản phẩm đá quý phong thủy đến với đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị và quảng cáo trên mạng xã hội.

 Hợp tác với các influencer: Tìm kiếm và hợp tác với các influencer, KOL hoặc người nổi tiếng trong lĩnh vực đá quý và phong thủy để giới thiệu sản phẩm của bạn đến với đám đông Tạo dựng niềm tin từ khách hàng qua người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

 Tổ chức sự kiện và triển lãm: Tổ chức các sự kiện và tham gia triển lãm liên quan đến đá quý và phong thủy để tăng cơ hội tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và tạo ra mối quan hệ trực tiếp.

 Lập kế hoạch truyền thông: Chiến dịch truyền thông: “Tìm bạn đồng hànhcho trang sức phong thủy” Nhằm truyền đạt ý nghĩa: Trang sức phong

Trang 11

thủy như người bạn đồng hành với khách hàng, hỗ trợ, giúp đỡ một phần về năng lượng cũng như tinh thần cho khách hàng Chiến dịch nhằm để tương tác và tạo mối quan hệ với khách hàng, bao gồm cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng và việc thu thập phản hồi từ khách hàng.

2.2.5 Bán hàng và chăm sóc khách hàng

 Định vị và lựa chọn địa điểm bán hàng: Chọn lựa địa điểm bán hàng như cửa hàng thực tế, trang web thương mại điện tử, sự kiện triển lãm, hoặc các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, eBay để phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng.

 Tạo trải nghiệm mua sắm đặc biệt: Tạo ra một môi trường mua sắm thú vị và độc đáo, bao gồm việc trang trí cửa hàng một cách thẩm mỹ để tạo cảmgiác phù hợp với sản phẩm.

 Giáo dục và tư vấn cho khách hàng: Đào tạo nhân viên bài bản, kĩ càng để họ có kiến thức vững vàng về các loại đá quý, ý nghĩa phong thủy và cách sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả Điều này giúp họ có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua sắm.

 Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và nhanh chóng Và luôn luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp hỗ trợ sau bán hàng đối với các vấn đề phát sinh.

 Tạo ra chính sách đổi trả linh hoạt: Xây dựng chính sách đổi trả linh hoạt để tăng sự tin tưởng từ phía khách hàng Họ cần biết rằng họ có thể yên tâm khi mua sản phẩm và nếu cần, họ có thể đổi trả một cách dễ dàng.

 Gia tăng giá trị thông qua gói quà và ưu đãi: Tạo ra các gói quà tặng đặc biệt hoặc ưu đãi cho khách hàng thân thiết hoặc đơn hàng lớn để tăng giá trị cho sản phẩm và tạo sự hài lòng từ phía khách hàng.

 Thu thập phản hồi từ khách hàng: Liên tục thu thập phản hồi từ khách hàng về sản phẩm và dịch vụ để có thể điều chỉnh và cải thiện trong tương lai.

 Xây dựng mối quan hệ lâu dài: Tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng cách thường xuyên tương tác qua email, mạng xã hội hoặc các sự kiện khác ngoài việc mua sắm.

2.3 Kế hoạch sản xuất, vận hành

2.3.1 Nguyên vật liệu, hàng hóa và trang thiết bị

1 Kim loại quý:

- Vàng: Là nguyên liệu phổ biến nhất, được sử dụng để chế tác các loại trang sức như vòng tay, nhẫn, dây chuyền, tượng phật Vàng có nhiều loại như vàng ta, vàngtây, vàng 18k, vàng 24k….

- Bạc: Cũng là một nguyên liệu phổ biến, được sử dụng để chế tác các loại trang sức như vòng tay, nhẫn, dây chuyền, lắc chân Bạc có độ sáng bóng và mềm dẻo hơn vàng, dễ chế tác thành nhiều kiểu dáng khác nhau.

- Bạch kim: Là kim loại quý hiếm, có giá trị cao hơn vàng và bạc, thường được sử dụng để chế tác các loại trang sức cao cấp.

2 Đá quý và đá phong thủy:

Trang 12

- Đá quý: Bao gồm các loại đá như kim cương, ngọc bích, ruby, saphia, thạch anh được sử dụng để chế tác các loại trang sức cao cấp.

- Đá phong thủy: Bao gồm các loại đá như thạch anh, mã não, obsidian, hổ phách được cho là mang lại năng lượng tích cực cho người đeo.

 Khuôn: Dùng để đúc các loại trang sức bằng kim loại.

Ngoài ra, còn có một số nguyên vật liệu khác được sử dụng để sản xuất trang sức, vật phẩm phong thủy như:

 Gỗ: Dùng để chế tác các loại tượng phật, vật phẩm phong thủy.

 Lụa, gấm: Dùng để làm túi đựng trang sức, hộp đựng vật phẩm phong thủy. Nhựa, xi măng: Dùng để chế tác các loại tượng phong thủy giá rẻ.

2.3.2 Công nghệ và quá trình sản xuất

2.3.2.1 Công nghệ

1 Công nghệ chế tác truyền thống:

 Chế tác thủ công: Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng lâu đời để sản xuất trang sức, vật phẩm phong thủy Các nghệ nhân sử dụng các dụng cụthủ công như kìm, búa, dao, kéo để tạo hình và gia công sản phẩm Phương pháp này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và tay nghề cao của người thợ.

 Đúc khuôn: Phương pháp này sử dụng khuôn để đúc các loại trang sức bằng kim loại Khuôn có thể được làm từ thạch cao, kim loại hoặc nhựa Phương pháp này giúp sản xuất ra những sản phẩm có độ chính xác cao và đồng nhất 2 Công nghệ hiện đại:

 Công nghệ in 3D: Công nghệ này sử dụng máy in 3D để tạo hình sản phẩm từcác bản vẽ kỹ thuật số Công nghệ này giúp sản xuất ra những sản phẩm có thiết kế phức tạp mà phương pháp truyền thống không thể thực hiện được. Công nghệ cắt laser: Công nghệ này sử dụng tia laser để cắt, khắc các chi tiết

trên sản phẩm Công nghệ này giúp sản xuất ra những sản phẩm có độ chính xác cao và chi tiết sắc nét.

 Công nghệ mạ điện: Công nghệ này sử dụng dung dịch điện phân để mạ một lớp kim loại lên bề mặt sản phẩm Công nghệ này giúp tăng độ sáng bóng và bền đẹp cho sản phẩm.

Ngày đăng: 15/05/2024, 22:02

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan