thực trạng tuân thủ tự chăm sóc của người bệnh ung thư đầu cổ xạ trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an năm 2023

46 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng tuân thủ tự chăm sóc của người bệnh ung thư đầu cổ xạ trị tại bệnh viện ung bướu nghệ an năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường, cácthầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhhọc tập tại trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới, người đã trựctiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứuvà hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các bác sĩ, điều dưỡng, nhânviên y tế và những người bệnh của Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã tạo điềukiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Tôi xin cảm ơn bàn bè, gia đình và người thân đã luôn động viên tôi hoànthành khóa học này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, tháng 12 năm 2023Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cảcác số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nam Định, ngày tháng năm 2023

Họ và tên học viên

Trang 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 20

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Người bệnh

Chăm sóc giảm nhẹ

World Health Organization- Tổ chức y tế thế giới

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……….Bảng 2 Phân loại giai đoạn bệnh ……… Bảng 3 Tuân thủ tự chăm sóc của người bệnh……….

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư là một bệnh lý không lây nhiễm đang rất phổ biến và có xu hướnggia tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam Tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mắc mới và tỷlệ tử vong do bệnh ung thư ngày càng tăng, khiến cho ung thư trở thành một tháchthức lớn cho ngành y tế cũng như nền kinh tế xã hội ở các nước, đặc biệt là cácnước nghèo đang phát triển Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chothấy, mỗi năm trên toàn cầu có 18,1 triệu ca mắc ung thư mới và 9,6 triệu ca tửvong do ung thư gây ra vào năm 2018 Cũng theo báo cáo này, tổng số người sốngsót trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán ung thư ước tính khoảng 43,8 triệungười[19] Theo thống kê của Viện Nghiên cứu và phòng chống ung thư quốc gia,hiện mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tửvong vì ung thư, cao hơn 9 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông[2].

Ung thư hiện nay đang là bệnh phổ biến và gây ra cho người bệnh nhiềuảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và tinh thần, làm tăng gánh nặng cho ngườibệnh, gia đình và xã hội Trong suốt quá trình mang bệnh, bất kể loại ung thư, giaiđoạn nào hay các phương pháp điều trị có thể làm nặng thêm các triệu chứng hiệntại bao gồm cả thể chất (đau, nôn hay buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút haytăng cân) [1], [2], [3], lẫn tinh thần (stress, lo lắng, trầm cảm) [4] Xạ trị là mộtphương pháp sử dụng các tia để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc để ức chế sự pháttriển và lây lan của tế bào ung thư Tuy nhiên, điều trị bằng xạ trị có thể gây ra cáctác dụng phụ Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng bởi các biến chứng về thể chất, tinhthần, xã hội tất cả các biến chứng này đều ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc củangười bệnh.

Các chương trình giáo dục người bệnh về hành vi tự chăm sóc, quản lý bệnh đãđược áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới Nhiều tác giả đã chứng minh rằng việc gắnkết người bệnh vào quá trình chăm sóc là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng cuộcsống về cả thể chất lẫn tinh thần cho chính người

Trang 7

bệnh [5] Chính vì vậy, nâng cao hành vi tự chăm sóc của người bệnh ung thưđóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh, nâng cao chấtlượng cuộc sống Mặt khác, về lâu dài, người bệnh có hành vi chăm sóc đúng đắnsẽ góp phần không nhỏ giảm nhẹ gánh nặng của bệnh viện, hệ thống tài chính ytế Tuy nhiên, để có thể áp dụng một cách hiệu quả những can thiệp nhằm nângcao hành vi tự chăm sóc của người bệnh, việc đánh giá thực trạng và tìm hiểunhững yếu tố ảnh hưởng đến hành

vi tự chăm sóc của người bệnh là cần thiết Chúng tôi thực hiện nghiên cứunày nhằm mục đích mô tả thực trạng tuân thủ tự chăm sóc của người bệnh ungthư từ đó là cơ sở khoa học phát triển một chương trình can thiệp nâng caohành vi tự chăm sóc góp phần nâng cao chất lượng sống của người bệnh tốthơnNhằm đánh giá khách quan về hoạt động tự chăm sóc của nhóm ngườibệnh này, chúng tôi tiến hành chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ tự chăm sóc củangười bệnh ung thư đầu cổ xạ trị tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An năm 2023”nhằm 2 mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng tuân thủ tự chăm sóc của người bệnh ung thư đầu cổ xạ trị tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An năm 2023

2 Đề xuất các giải pháp nâng cao tuân thủ tự chăm sóc của người bệnh ung thư đầu cổ xạ trị tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An

Trang 8

Ung thư vùng đầu cổ là những khối u ác tính ở vùng đầu và cổ, bao gồmmiệng, mũi, họng, thanh quản – hạ họng và các xoang Loại ung thư nàythường gặp ở nam nhiều hơn nữ giới, nhất là những người trên 50 tuổi Thôngthường, ung thư vùng đầu cổ được đặt tên theo từng phần của cơ thể nơi chúngphát triển Dưới đây là 5 loại ung thư thường gặp và các dấu hiệu đi kèm.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vùng đầu cổ tăng theo tuổi Mặc dù hầu hếtbệnh nhân ở độ tuổi từ 50 đến 70, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ ngày càngtăng (chủ yếu là miệng họng) gây ra bởi nhiễm virut papillomavirus ở người(HPV) Ung thư đầu và cổ phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới, ít nhất mộtphần là do nam giới hút thuốc liên tục nhiều hơn nữ giới hút thuốc và do nhiễmHPV ở miệng thường gặp hơn ở nam giới.

1.1.1.2 Căn nguyên của khối u vùng đầu cổ

Phần lớn bệnh nhân (ít nhất là 85%) mắc ung thư vùng đầu cổ có tiền sửuống rượu, hút thuốc lá, hoặc cả hai Những người nghiện thuốc lá và uống rượunặng, kéo dài có nguy cơ mắc ung thư tế bào vẩy tăng lên tới 40 lần Các tác nhânkhác cũng bị nghi ngờ bao gồm việc sử dụng hít hoặc nhai thuốc lá, tiếp xúc vớiánh sáng mặt trời, chụp Xquang vùng đầu cổ trước đó,

Trang 9

một số bệnh nhiễm virut, dùng thiết bị nha khoa không phù hợp, nhiễmCandida mạn tính và vệ sinh răng miệng kém Tại Ấn Độ, ung thư khoangmiệng rất phổ biến, có thể là do nhai trầu (một hỗn hợp các chất, còn gọi làtrầu không) Phơi nhiễm lâu dài với ánh sáng mặt trời và việc sử dụng các sảnphẩm từ thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư biểu mô tế bào vẩy ở môidưới.

Mối liên quan giữa nhiễm virut papillomavirus ở người (HPV) và ungthư biểu mô tế bào vẩy vùng đầu cổ, đặc biệt là ung thư họng miệng, đã đượcxác định Sự gia tăng ung thư liên quan đến HPV đã làm gia tăng tỷ lệ ung thưhọng miệng, vốn được kỳ vọng sẽ giảm do hút thuốc giảm trong 2 thập kỷ gầnđây Cơ chế cho sự hình thành khối u qua trung gian virut có khác với các conđường liên quan đến thuốc lá.

Những bệnh nhân được chiếu tia bức xạ để điều trị mụn trứng cá, rậmlông vùng mặt, tuyến ức to, amydal quá phát, và viêm VA có xu hướng mắcbệnh ung thư tuyến giáp, ung thư ,và u lành tính tuyến nước bọt VirusEpstein-Barr đóng vai trò trong quá trình bệnh sinh của ung thư vòm họng, vàcác chỉ số huyết thanh của một số protein virus Epstein-Barr có thể là chất chỉđiểm sinh học để phát hiện bệnh tái phát.

1.1.1.3 Triệu chứng và dấu hiệu khối u vùng đầu cổ

Các biểu hiện của ung thư vùng đầu cổ phụ thuộc rất nhiều vào vị trí và mức độ lan rộng của khối u Các biểu hiện ban đầu thường gặp của ung thư vùng đầu cổ

Không triệu chứng khối u vùng cổ Đau loét niêm mạc

Tổn thương niêm mạc có thể nhìn thấy (ví dụ, bạch sản, hồng sản) Khàn tiếng

Khó nuốt

Các triệu chứng muộn hơn phụ thuộc vào vị trí và mức lan rộng của khối u và bao gồm đau, dị cảm, liệt thần kinh, cứng hàm, và hơi thở hôi

Trang 10

ĐauDị cảm

Thần kinh palsiesKhít hàm

Chẩn đoán hình ảnh và nội soi để đánh giá mức độ lan tràn của bệnh Khámsức khoẻ định kỳ (bao gồm khám miệng) là cách tốt nhất để phát

hiện ung thư sớm trước khi biểu hiện triệu chứng Bộ kít sinh thiết bàn chảigiúp sàng lọc ung thư khoang miệng Các triệu chứng ở đầu và cổ không rõnguyên nhân như là đau họng, khàn tiếng hoặc đau tai kéo dài > 2 tuần đến 3tuần cần phải nhanh chóng chuyển đến bác sĩ chuyên khoa đầu và cổ, họthường sẽ thực hiện nội soi thanh quản bằng sợi quang mềm để đánh giá thanhquản và hầu họng.

Sinh thiết cần được tiến hành để chẩn đoán xác định Sinh thiết kimthường được sử dụng trong chẩn đoán khối vùng cổ; vì dễ được chấp nhận,chính xác và khác với sinh thiết mở, thủ thuật này không ảnh hưởng đến cáclựa chọn điều trị sau đó Tổn thượng vùng miệng được đánh giá bằng sinh thiếtrạch và/hoặc sinh thiết chải Ung thư vòm mũi họng, họng miệng hay thanhquản được sinh thiết qua nội soi.

Chẩn đoán hình ảnh (CT, MRI, hoặc PET/CT) được thực hiện để giúp xácđịnh mức độ lan tràn của khối u nguyên phát, sự liên quan tới các cấu trúcxung quanh và hạch vùng cổ.

1.1.1.5 Phân giai đoạn khối u vùng đầu cổ

Trang 11

Ung thư vùng đầu cổ được phân loại giai đoạn theo kích thước u nguyênphát (T), số lượng và kích thước hạch di căn (N), và bằng chứng di căn xa (M)(1, 2) Cho ung thư thực quản, tình trạng HPV cũng được xem xét Kết quảCT, MRI, hoặc cả hai, và đặc biệt là PET/CT thường cần đến để phân loại giaiđoạn bệnh.

Giai đoạn lâm sàng (cTNM) dựa trên kết quả khám lâm sàng và các xétnghiệm được thực hiện trước khi phẫu thuật Phân loại giai đoạn bệnh lý(pTNM) dựa trên đặc điểm bệnh lý của khối u nguyên phát và số hạch dươngtính được tìm thấy trong quá trình phẫu thuật.

Tổn thương xâm lấn hạch được kết hợp vào loại "N" cho ung thư di cănđến các hạch vùng cổ Chẩn đoán lâm sàng của việc xân lấn ngoài hạch thểdựa trên việc tìm kiếm bằng chứng của việc xâm lấn ngoài hạch trong quá trìnhkhám lâm sàng cùng với các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh Mô bệnh họcxâm lấn ngoài hạch được định nghĩa là bằng chứng mô học của khối u trongmột hạch bạch huyết kéo dài qua các nang bạch huyết vào mô liên kết xungquanh, có hoặc không có phản ứng mô đệm.

1.1.2 Các phương pháp điều trị ung thư

Điều trị ung thư là điều trị đa mô thức Điều trị đa mô thức là phươngpháp điều trị có sử dụng nhiều hơn một loại thuốc hoặc phương thức (so vớiđơn trị liệu, chỉ sử dụng một phương pháp điều trị) Nếu được phát hiện kịpthời và áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý, ung thư có thể được chữakhỏi Vì thế, người bệnh không nên chủ quan mà hãy cố gắng thực hiện tầmsoát sớm để có thể chiến thắng bệnh tật Dưới đây là các phương pháp trị ungthư phổ biến hiện nay.

* Phẫu thuật

Với đa số bệnh nhân ung thư, phẫu thuật được cho là biện pháp điều trị quantrọng và hiệu quả Phẫu thuật được chia làm 2 loại là phẫu thuật triệt căn và phẫuthuật giảm nhẹ triệu chứng Phẫu thuật triệt căn: Đây là cách điều trị thường áp dụngvới bệnh nhân mắc ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm.

Trang 12

Phẫu thuật là để loại bỏ khối u và nạo vét hạch Phẫu thuật giảm nhẹ triệuchứng: Với các bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, các bác sĩ sẽ sửdụng phương pháp điều trị này Mục đích chính của phẫu thuật chính là giảmchèn ép và giải phóng bít tắc, giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng và cảithiện chất lượng sống.

* Hoá trị

Phương pháp này thường được áp dụng điều trị cho các bệnh nhân ungthư đã ở giai đoạn muộn, khi mà các phương pháp phẫu thuật hay xạ trị khôngthể mang lại hiệu quả cao Một số thuốc điều trị ung thư và các loại hóa chấtgiúp ngăn chặn được sự phát triển của bệnh Các loại hóa chất điều trị ung thưđều là những chất gây độc cho tế bào Chính vì thế, bác sĩ và người bệnh phảicân nhắc kỹ khi áp dụng phương pháp này dựa trên một số yếu tố như giaiđoạn bệnh, độ tuổi của người bệnh, thể trạng của bệnh nhân để đưa ra lụa chọnphác đồ phù hợp.

Trang 13

phát triển và lan rộng của một số tế bào ung thư nhờ tế bào nhắm trúng đích.Phương pháp này hiệu quả và ít gây độc cho tế bào lành.

Điều trị miễn dịch: Phương pháp trị ung thư này có thể kết hợp với cácphương pháp khác nhằm mục đích, miễn dịch tự thân sẽ làm tăng khả năng tiêudiệt tế bào ung thư và giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh Điều trị miễn dịchphù hợp với một số loại bệnh ung thư bao gồm ung thư phổi, ung thư dạ dày,ung thư gan, ung thư mật, ung thư cổ tử cung,…

* Ưu, nhược điểm

- Có thể điều trị những vị trí u mà phẫu thuật khó với tới được.- Có thể kiểm soát u tại chỗ ở mức độ vi thể.

- Ít hiệu quả khi thể tích u lớn.

- Sự nhạy xạ của mô lành quanh u cản trở việc nâng liều.- Không có tác dụng toàn thân.

- Tiềm năng sinh ung thư thứ cấp* Phân loại

- Theo mục đích điều trị

Xạ trị triệt căn:

• Dùng thuần túy tia xạ để điều trị bệnh ung thư.

Trang 14

• Thường áp dụng trong những giai đoạn sớm của bệnh ung thư phụ khoa, vòm hầu, da, Hodgkin…

Xạ trị giảm đau:

Dùng khi bệnh nhân không còn chỉ định điều trị triệt căn.

Có chỉ định trong xạ trị giảm đau do di căn, chống chèn ép, phù nề, cầm máu…

Thường gặp: ung thư di căn xương, não, phổi…Xạ trị dự phòng:

Dùng ngăn chặn khả năng ung thư di căn hay tái phát.

Xạ trị toàn bộ não trong bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ hay bệnh Lymphoblastic Leukemia…

Xạ trị trước khi phẫu thuật

Giảm kích thước khối u,giai đoạn bệnh hỗ trợ cho phẫu thuật

Trang 15

Tăng độc tính đối với mô lànhTiềm năng sinh ung thư thứ cấp Hóa dẫn đầu, Hóa Xạ đồng thời- Theo kỹ thuật điều trị:

Xạ trị ngoài (External Beam RT):

Có một khoảng cách nhất định từ nguồn xạ đến khối u Thường dùng máy gia tốc thẳng (Linac)

Hiện tại bệnh viện chúng ta đang triển khai được kỹ thuật Xạ 3D và IMRT

U ở liền kề cơ quan nguy cấp

U hình dạng kỳ dị (hình móng ngựa)U tái phát

Hạn chế khi u quá lớn, dao động nhiềuXạ trị trong (Brachytherapy)

Xạ trị trong lúc phẫu thuật (Intraoperative RT- IORT

1.1.3 Vai trò của đội ngũ chuyên gia y tế trong Xạ trị:1.1.3.1 Vai trò của Bác sĩ xạ trị

Hội chẩn điều trị cho bệnh nhân.

Trang 16

Đánh giá việc sử dụng kỹ thuật xạ trị cho từng bệnh nhân Thực hiện việc contouring khối u.

Chỉ định liều xạ trị.

Đánh giá và giám sát bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Theo dõi, đánh giá kết quả điều trị cũng như biến chứng sớm, muộn Báo cáo tổng kết điều trị

1.1.3.2 Vai trò của Điều dưỡng chăm sóc trong Xạ trị:

Hàng ngày đi buồng theo đội chăm sóc

Lập kế hoạch chăm sóc từng bệnh nhân cụ thể Thực hiện y lệnh điều trị của Bác sĩ

Giúp bệnh nhân nắm bắt các thông tin về xạ trị cũng như theo dõi tácdụng phụ như loét sau xạ trị, đau sau xạ trị hay buồn nôn, rụng tóc ở ngườibệnh…

Nhóm độc tính điều trị thứ hai là nhóm độc tính muộn hay độc tính mãn.Nhóm này có thể từ những độc tính sớm, không cải thiện sau điều trị và kéo dài sauđó, hoặc những độc tính xuất hiện muộn vài tháng đến vài năm sau điều trị Ví dụ:ảnh hưởng lên mô liên kết gây xơ chai phần mềm, ảnh hưởng lên răng xương, gây sâurăng, gây viêm hoại tử xương, cứng khớp, khít hàm; ảnh hưởng lên mô thần kinh, gâyhoại tử não, rối loạn nội tiết (suy giáp sau xạ trị), mờ mắt, mù, tổn thương niêm mạcđường tiêu hóa gây viêm xuất

Trang 17

huyết, gây teo hẹp – xơ chai (hẹp thực quản sau xạ trị) gây thủng ruột, gây rò(rò bàng quang trực tràng, rò âm đạo – trực tràng )

Do đó, chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư cần phải làm tốt cả quátrình trước, trong và sau khi tiến hành xạ trị.

1 Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trước khi xạ trị

Người bệnh trước khi tiến hành xạ trị cần được chuẩn bị tốt về mặt tâmlý, tránh căng thẳng, sợ hãi Đặc biệt là cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinhdưỡng để tăng cường thể lực, cải thiện toàn trạng, hạn chế tối đa viêm nhiễmcục bộ.

2 Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trong khi xạ trị

Trong quá trình xạ trị, nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện như kémăn, xuất huyết, đau thì cần phải được xử lý kịp thời Lúc này, các bác sĩ sẽchú ý điều chỉnh phương pháp điều trị và liều lượng thuốc, bảo vệ những phầnkhông cần phải chiếu xạ, đồng thời sẽ cho người bệnh sử dụng vitamin , thuốcan thần Tiếp theo, người chăm sóc bệnh nhân ung thư cần giúp cơ thể bệnhnhân hấp thụ đầy đủ nước để làm giảm các phản ứng trên cơ thể và tránhnhững tổn thương cục bộ do xạ trị.

3 Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị

Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởngđến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị Chú ý phần da sau khi bịchiếu xạ cần được chăm sóc sạch sẽ, hạn chế tối đa những kích thích về hóahọc và vật lý, tránh cọ sát nếu không sẽ xảy ra tình trạng loét sau khi xạ trị.Đối với những xạ trị tại chỗ, cụ thể như xạ trị thực quản thì sau khi xạ trị,người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm Xạ trị trực tràng thì cần tìm cáchtránh bị táo bón

Bệnh nhân cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý đểtăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.

4 Khi nào cần liên hệ với bác sĩ khi xạ trị ung thư?

Trang 18

Bệnh nhân xạ trị ung thư cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng, phải thông báongay cho bác sĩ điều trị khi có các biểu hiện như:

Đau sau xạ trị không giảm, đặc biệt là đau luôn ở 1 vị trí Cơ thể xuất hiện khối u bất thường

Nôn, buồn nôn sau xạ trị, tiêu chảy, ăn uống kémSốt cao liên tục

Da nổi ban hoặc chảy máu bất thường

Ngoài ra, người bệnh sau khi tiến hành xạ trị ung thư cần phải thămkhám, theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe an toàn

1.2.2 Tự chăm sóc ở người bệnh ung thư đầu cổ1.2.2.1 Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Chấp nhận căn bệnh ung thư cũng như chung sống với nó trong phầnđời còn lại với nhiều bệnh nhân thực sự là một thử thách Giúp họ lấy lại đượcsự cân bằng tâm lý là một điều quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhânung thư tại nhà, qua những phương pháp sau:

Trò chuyện, lắng nghe, cảm thông, và chia sẻ thật lòng là cách tốt nhất đểchăm sóc bệnh nhân ung thư về mặt cảm xúc: một trong những việc quan trọng nhấtlà trò chuyện, tâm sự, bởi bệnh nhân ung thư rất dễ bi quan, thu mình và dần trở nêntuyệt vọng Hãy trò chuyện nhiều hơn mỗi khi có thể, hãy để bệnh nhân là trung tâmcủa cuộc nói chuyện, hãy cố gắng lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu bệnh nhân Hãyđể bệnh nhân cảm thấy được cảm thông, chia sẻ, và những cuộc nói chuyện cởi mở sẽgiúp bệnh nhân dần lấy lại được tinh thần Cần lưu ý tới những dấu hiệu bệnh nhânmuốn tự sát và thông báo cho các thành viên khác trong gia đình để tất cả mọi ngườicùng cảnh giác.

Giúp bệnh nhân ung thư tham gia các hoạt động ưa thích: dù ngay cả khi bệnhnhân không còn đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động ưa thích trước đây, hãy tìmmột cách nào đó để họ cảm thấy bản thân vẫn tham gia được vào hoạt động đó Điềunày giúp bệnh nhân duy trì sự gắn kết với xã hội

Trang 19

cũng như cảm thấy cuộc sống hiện tại không quá tồi tệ so với cuộc sốngthường ngày trước khi mắc bệnh của họ.

Nhận ra dấu hiệu bệnh nhân cần được trợ giúp: bệnh nhân ung thư có thểtrải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau, như buồn rầu, căng thẳng, tức giận, loâu, tuyệt vọng, Do đó khi nhận thấy cảm xúc của bệnh nhân bất ổn, hãy tìmkiếm sự giúp đỡ cho bệnh nhân từ tư vấn viên, chuyên gia tâm lý, bác sĩ, hoặccác biện pháp giúp bệnh nhân thư giãn.

1.2.2.2 Dinh dưỡng

Các cơ quan của bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối thường suy yếu đi,khiến họ kém ăn và tiêu hoá kém Lúc này người chăm sóc cần chú ý kết hợp cácloại thức ăn sao cho phù hợp với khẩu vị và cơ thể suy yếu của người bị ung thư.Nên cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm mềm dễ tiêu hoá, không chứa các chấtkích thích Nhiệt độ của thức ăn cần vừa phải, nên để nguội bớt trước khi chongười bệnh ăn Tránh các loại thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và nhiều muối Cácloại thức uống có gas, nhiều đường và chất hóa học cũng nên được hạn chế Đốivới bệnh nhân hay bị nôn thì cần lưu ý với bác sĩ để tuỳ theo tình trạng mà họ sẽcho uống thuốc chống nôn.

1.2.2.3.Giảm đau

Ung thư giai đoạn cuối thường gây ra rất nhiều đau đớn cho bệnh nhân.Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh hoạt, giấc ngủ và đặc biệtlà tâm trạng của người bệnh Nên cân nhắc với các bác sĩ về việc sử dụngthuốc giảm đau cho bệnh nhân Ngoài ra, người nhà cũng cần thường xuyên tròchuyện, động viên bệnh nhân để bệnh nhân hoặc thường xuyên đọc sách báo,xem tin tức hoặc phim ảnh cùng bệnh nhân để giúp phân tán sự chú ý của họkhỏi cơn đau Nên khuyến khích bệnh nhân tự khống chế cơn đau của mìnhthay vì phụ thuộc vào thuốc.

1.2.2.4 Sử dụng thuốc

Bệnh nhân ung thư thường uống nhiều thuốc Để có được lợi ích caonhất trong quá trình điều trị, họ phải uống thuốc một cách chính xác như

Trang 20

được hướng dẫn Tìm hiểu thêm về các loại thuốc đang được sử dụng là bướckhởi đầu tốt trong việc quản lý thuốc cho người bị ung thư Nếu không chắcchắn về bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ngay bác sĩ Một số điểm cần lưu tâmkhi cho bệnh nhân uống thuốc bao gồm: Đúng thuốc, đúng liều lượng, thờigian (trước bữa ăn, sau bữa ăn, sáng sớm,…), các triệu chứng bất thường khibệnh nhân sử dụng thuốc hoặc các tác dụng phụ không mong muốn trong quátrình điều trị bằng thuốc.

1.2.2.5 Vệ sinh cơ thể và nghỉ ngơi

Cần tạo cho bệnh nhân một không gian yên tĩnh, sạch sẽ, trong lành vàthoải mái Điều này sẽ giúp giảm căng thẳng và lo sợ trong quá trình điều trị Hỗtrợ bệnh nhân giữ cơ thể sạch sẽ Đối với những bệnh nhân nằm trên giường trongmột thời gian dài thì cần chú ý kỹ hơn về vấn đề vệ sinh, phòng tránh các trườnghợp bị hoại tử và biến chứng từ các bệnh khác.

Việc trang bị kiến thức về chăm sóc bệnh nhân ưng thư tại nhà sẽ giúpcông tác chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân một cách tối ưu, khoa học Vừa giúp bệnhnhân giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu vừa hỗ trợ, nâng cao chất lượng điềutrị./.

1.2.3 Các nghiên cứu về chăm sóc người bệnh ung thư đầu cổ1.2.3.1 Trên thế giới

Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu về đau Quốc tế chothấy, tỷ lệ triệu chứng đau ở thởi điểm chẩn đoán ung thư và giai đoại sớm củaung thư khoảng 50% và tăng lên 75% vào giai đoạn muộn Cũng theo kết quảnày cho thấy, các loại ung thư khác nhau có tỷ lệ đau khác nhau Cụ thể, ungthư vùng đầu mặt cổ có tỷ lệ đau từ 67-91%, ung thư tuyến tiền liệt có tỷ lệ đauchiếm 56-94%, ung thư đường tiết niệu có tỷ lệ đau chiếm 30-90%, ung thư vúcó tỷ lệ đau chiếm 72-85%[11].

Theo một nghiên cứu ở Trung Đông trên 119 người bệnh ung thư cho thấy, chỉcó 26,1% người bệnh ung thư không trải qua triệu chứng đau ở trong 1 ngày qua,31,9% người bệnh có mức độ đau nhẹ, 37,8% có mức độ đau

Trang 21

trung bình và 4,2% người bệnh có mức độ đau nặng Trong đó vị trí đau ở đầuchiếm 16,8%, ở lưng chiếm 23,5%, ở chi chiếm 40,3%, ở thân chiếm 30,3%, vịtrí khác chiếm 5%[9].

Tác giả Oosterling A và cộng sự nghiên cứu trên 829 người bệnh ungthư đã chỉ ra rằng, có 23% người bệnh ung thư có triệu chứng đau ở mức độtrung bình và nặng, có 77% người bệnh ung thư không đau hoặc đau ở mức độnhẹ Trong đó, tỷ lệ người bệnh có khối u ở xương và mô mềm có mức độ đautrung bình đến nặng chiếm 18%, ung thư vú chiếm 31%, ung thư phổi chiếm30%, ung thư đường tiêu hóa chiếm 26% Có 170 người bệnh (chiếm 19%) cótriệu chứng đau thần kinh Bên cạnh đó, triệu chứng đau mức độ nặng và đauthần kinh có cản trở có ý nghĩa với các hoạt động hàng ngày của người bệnhung thư[15].

Theo nghiên cứu của Neufeld N.J và cộng sự, tỷ lệ đau ở người bệnhung thư chiếm từ 33% ở những người bệnh mới được chẩn đoán ung thư tới64% ở những bẹnh nhân ung thư tiến triển và ung thư giai đoạn muộn Tỷ lệchung chiếm trên 50%, và với tỷ lệ cao nhất khoảng 70% ở những người bệnhung thư vùng đầu mặt cổ.Về mức độ đau, có đến 31-45% người bệnh ung thưcó mức độ đau từ trung bình đến nặng[14].

Các kết quả nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, người bệnh ung thư thườngcó triệu chứng đau ở các mức độ khác nhau Do đó, người bệnh ung thư rất cầnáp dụng các biện pháp nhằm quản lý và giảm bớt triệu chứng đau để có chấtlượng cuộc sống tốt hơn.

Việc quản lý và điều trị đau của người bệnh ung thư cần được tiến hànhtừ sớm để làm giảm bớt sự khó chịu do tình trạng đau mang lại cho người bệnhung thư Việc quản lý và điều trị đau cho người bệnh ung thư có thể kết hợpcác biện pháp điều trị bằng thuốc và các phương pháp điều trị không dùngthuốc.

Đối với paracetamol và thuốc NSAIDs là những thuốc giảm đau thườngđược sử dụng cho những người bệnh ở bất cứ mức độ đau nào theo

Trang 22

thang giảm đau 3 bậc của WHO Theo một nghiên cứu tổng quan của tác giảFallon M và cộng sự, việc sử dụng thuốc NSAIDs có thể làm giảm mức độ đautrung bình hoặc nặng xuống không đau hoặc đau nhẹ ở 26-51% người bệnh sau1-2 tuần sử dụng[8].

Một nghiên cứu của tác giả Hamied N.M và cộng sự cho thấy, có đến 55,5%người bệnh chưa được áp dụng các biện pháp quản lý và điều trị đau thích hợp Đốivới việc sử dụng thuốc giảm đau, có 61,8% người bệnh được sử dụng thuốc giảm đauthông thường, 32,9% người bệnh được sử dụng thuốc giảm đau có opioid nhẹ, 5,3%sử dụng thuốc giảm đau có opioid mạnh[9].

Tại Mỹ, có 51% nhân viên y tế hiểu sai về cách sử dụng morphin phùhợp và 39% hiểu sai về tác dụng phụ của morphin trong điều trị đau cho ngườibệnh ung thư, 29% không nhận thức được việc sử dụng thuốc hỗ trợ giảmđau[16].

1.2.3.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu trước đây đã thực hiện để đánh giátình trạng đau của người bệnh ung thư.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Lam và cộng sự tại Trungtâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho thấy, có đến 68,2 %người bệnh ung thư có đau ở các mức độ khác nhau, trong đó 31,8 % số ngườibệnh đau mức độ vừa, có đến 15,6 % người bệnh đau nặng[5] Một nghiên cứukhác tại Thái Nguyên thì cho thấy, 100% người bệnh có đau, trong đó đau vừavà nặng (từ 6-10 điểm) chiếm 54,8%[3].

Tác giả Phạm Hoài Thanh Vân tại bệnh viện Ung bướu Thành phố HồChí Minh đã chỉ ra rằng, người bệnh ung thư khi vào viện có mức độ đau nhẹchiếm khoảng 20%, mức độ đau trung bình khoảng trên 35%, và trên 30%người bệnh có mức độ đau nặng[6].

Nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Vinh trên người bệnh ung thư dạ dày chothấy, 100% người bệnh có triệu chứng đau, 76,4% người bệnh có triệu

Trang 23

chứng sụt cân, 41,8% người bệnh có triệu chứng đầy bụng khó tiêu, 40%người bệnh có triệu chứng chán ăn…[7].

Chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng quản lý đau cho ngườibệnh ung thư tại Việt Nam Nghiên cứu của tác giả Nông Văn Dương và cộngsự cho thấy, 100% (42/42) người bệnh đều đau ở các mức độ khác nhau vàđược sử dụng thuốc giảm đau phù hợp theo hướng dẫn Trong đó có 22/42người bệnh sử dụng thuốc giảm đau bậc 2, 16/42 người bệnh sử dụng thuốcgiảm đau bậc 3 và 4/42 người bệnh được sử dụng các biện pháp giảm đau phốihợp[3].

Nghiên cứu của tác giả Mã Minh Hương và cộng sự cho thấy, tỷ lệngười bệnh ung thư có mức độ đau nhẹ là 37 BN (2,3%), đau vừa là 776 BN(47,6%), đau nặng là 818 BN (50,2%), 298 BN (18,27%) có kiểu đau phối hợpgiữa đau do cảm thụ và đau do bệnh lý thần kinh Trong đó, có 170 BN(10,4%) giảm đau với điều trị đau bậc 1, 984 BN (60,3%) giảm đau với điều trịđau bậc 2, liều tiêm Tramadol thường là 300mg/ngày (80,9%), 477 BN(29,3%) giảm đau với điều trị đau bậc 3 Morphin uống đã kiểm soát đau tốtcho 245 BN (51,4% số BN đau nặng) với liều trung bình: 95,76 39,64 mg/24giờ, liều Morphin tiêm dưới da (TDD) trung bình: 38 14,98 mg/24 giờ, liềuMorphin truyền dưới da liên tục (DDLT) trung bình: 58,70 23,60 mg/24 giờ,liều Fentanyl dán thường là 25 mcg/giờ Tác dụng phụ táo bón khi sử dụngTramadol tiêm chiếm 33,7%, sử dụng Morphin uống chiếm 75,9%, sử dụngMorphin tiêm dưới da chiếm 82,6%, Morphin truyền dưới da liên tục chiếm91,3%, sử dụng Fentanyl dán 14,5% Tác dụng phụ ức chế hô hấp: 0%.[4].

Phạm Hoài Thanh Vân và Nguyễn Tuấn Dũng đánh giá, khoảng liềufentanyl sử dụng dao động từ 25-150 mg/giờ, trong đó phần lớn người bệnh dùngfentanyl ở liều 25-50 mg/giờ; sự tăng liều sau 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày so vớiban đầu có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Mức độ đau của người bệnh (theo thangNPRS) sau khi dùng fentanyl so với ban đầu giảm có ý

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan