thực trạng kiến thức và thực hành dự phòng ngã cho người bệnh của điều dưỡng tại trung tâm y tế huyện tân kỳ nghệ an năm 2023

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng kiến thức và thực hành dự phòng ngã cho người bệnh của điều dưỡng tại trung tâm y tế huyện tân kỳ nghệ an năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu Trường các thầy côgiáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tạitrường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TTND người thầy đãnhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các bác sỹ và điều dưỡng tại các khoalâm sàng, phòng Điều dưỡng – Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ đã quan tâm giúp đỡ tạođiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề.

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡtôi trong quá trình thực hiện chuyên đề.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất.Song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mongđược sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để chuyên đềđược hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, ngàytháng 11 năm 2023

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi Nội dung trong bàibáo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ mộtcông trình nào khác.

Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướngdẫn Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nam Định, ngàytháng 11 năm 2023

Học viên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

1.1.1 Đại cương về té ngã, nguy cơ té ngã và phòng ngừa té ngã 3

1.1.2 Khái niệm về điều dưỡng, kiến thức và thực hành của người điều dưỡng 6

1.1.3 Vai trò của điều dưỡng trong dự phòng ngã cho người bệnh 8

1.2 Cơ sở thực tiễn 10

1.2.1 Trên thế giới 10

1.2.2 Tại Việt Nam 16

Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 21

2.1 Vài nét về Huyện Tân Kỳ và Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ 21

2.2 Công tác dự phòng té ngã cho người bệnh tại Trung tâm Y tế huyệnTân Kỳ 21

2.3 Thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng về dự phòng ngãcho người bệnh tại Trung tâm 25

2.3.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25

2.3.2 Kết quả kiến thức và thực hành phòng ngã cho người bệnh của điều dưỡng 28

2.3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của điều dưỡng về dự phòng té ngã chongười bệnh 40

Chương 3: BÀN LUẬN 44

3.1 Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 44

3.2 Thực trạng kiến thức và thực hành của Điều dưỡng về dự phòng té ngãcho người bệnh 46

Trang 4

3.2.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành dự phòng té ngã cho người bệnh của

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTAHRQ

Agency for Healthcare Research and Quality (Tổ chức Nghiên cứuxây dựng Chính sách Y tế và Chất lượng Hoa Kỳ)

Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soátbệnh tật Hoa Kỳ)

Fall Prevention Tool Kit (Bộ công cụ phòng té ngã)

Health Information Technology (Công nghệ thông tin trong lĩnh vựcY tế)

Interdisciplinary Falls Prevention Program (Chương trình phòngchống té ngã liên ngành)

Morse Falls Scale (Thang đo mức độ té ngã Morse)Nhân viên y tế

Quality Improvement (Cải thiện chất lượng)

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tiêu chí phân loại kiến thức đối tượng nghiên cứu (áp dụng cho kiếnthức chung và kiến thức từng nhóm thành phần) ……… 27Bảng 2.2 Tiêu chí phân loại thực hành đối tượng nghiên cứu (áp dụng cho thực

hành chung và thực hành từng nhóm thành phần)……… 27Bảng 2.3 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ……… 29Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn của điều dưỡng tham gia nghiên cứu ……… 29Bảng 2.5 Số lượng người bệnh điều dưỡng phải chăm sóc trong 1 ngày…… 29Bảng 2.6 Đã tham gia các lớp đào tạo về té ngã ……….30Bảng 2.7 Đã được cập nhật về té ngã trong quá trình làm việc ……… 30Bảng 2.8 Sự quan tâm và nhu cầu tập huấn về phòng ngừa té ngã ……….31Bảng 2.9 Kiến thức của điều dưỡng về yếu tố nguy cơ té ngã của người bệnh…31Bảng 2.10 Kiến thức của điều dưỡng về đánh giá nguy cơ té ngã ……… 32Bảng 2.11 Kiến thức của điều dưỡng về dự phòng té ngã ……… 33Bảng 2.12 Kiến thức của điều dưỡng về quản lý té ngã ……… 34Bảng 2.13 Phân chia mức độ kiến thức về phòng ngừa té ngã của điều dưỡng theo

từng nhóm kiến thức ……… 35Bảng 2.14 Phân loại kiến thức về té ngã của điều dưỡng theo từng nhóm ………36Bảng 2.15 Phân loại kiến thức chung của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã… 36Bảng 2.16 Thực trạng thực hiện các hoạt động của điều dưỡng trong đánh giá người

bệnh có nguy cơ té ngã ……….36Bảng 2.17 Thực trạng thực hiện các hoạt động của điều dưỡng về dự phòng té ngã

cho người bệnh ……… 37Bảng 2.18 Thực trạng thực hành các hoạt động của điều dưỡng về quản lý té ngã

cho người bệnh ……… 39

Trang 7

Bảng 2.19 Phân loại thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho ngườibệnh……… 40Bảng 2.20 Mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng vớikiến thức về té ngã……… 40Bảng 2.21 Mối liên quan giữa một số đặc điểm chuyên môn của điều dưỡng với kiến

thức phòng ngừa té ngã ……… 41

Bảng 2.22 Mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng vớithực hành dự phòng té ngã ……… 41Bảng 2.23 Mối liên quan giữa một số đặc điểm chuyên môn của điều dưỡng với thực

hành về phòng ngừa té ngã cho người bệnh ………42

Bảng 2.24 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về dự phòng té ngã của điềudưỡng ……… 43Bảng 2.25 Các yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng té ngã của điều dưỡng hiệu

chỉnh theo mô hình hồi quy logistic đa biến……….43

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 2.1.Hình 2.2.Hình 2.3.Hình 2.4.Hình 2.5.Hình 2.6.Biểu đồ 2.7.Biểu đồ 2.8.

Biển cảnh báo nguy cơ ngã trên lối đi, trong nhà vệ sinh……… 23

Xe lăn, cáng đẩy có dây, thanh chắn ……….23

Chuông gọi đầu giường bệnh……….24

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo cơ quan nghiên cứu y tế và chất lượng Hoa Kỳ (AHRQ), té ngã ở người bệnh đượcđịnh nghĩa là tình trạng người bệnh ngã xuống sàn không chủ đích, có hoặc không có thươngtích, xảy ra trong bệnh viện, trong thời gian khám và điều trị [25].

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), té ngã gặp chủ yếu ở người từ65 tuổi trở lên, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích gãy xương vàchấn thương sọ não Trong năm 2020, tại Hoa Kỳ thống kê có 3 triệu lượt khám do téngã ở người lớn tuổi, cứ 4 người lớn tuổi thì có 1 người bị ngã mỗi năm, tổng chi phícho các vụ té ngã là hơn 50 tỷ đô la [30].

Tại Việt Nam, chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng ước tính mỗi năm có khoảng 2triệu người trên 65 tuổi té ngã Các tai nạn do té ngã chiếm khoảng 4,6% sự cố thườnggặp Tai nạn té ngã dẫn đến tử vong đứng thứ hạng cao trong danh mục sự cố thường gặp[14] Theo một thống kê tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2017,té ngã chiếm 92,31% trong các sự cố Y khoa thường có trong bệnh viện [4].Té ngã manglại hậu quả to lớn về không chỉ đến sức khỏe của người bệnh mà còn tác động xấu đến chiphí điều trị cho người bệnh.

Việc đảm bảo an toàn cho người bệnh nói chung và đánh giá nguy cơ té ngã cho ngườibệnh nói riêng là nhiệm vụ quan trọng Thông tư số 19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về hướngdẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện quy định vềtriển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế, đánh giá nguy cơ téngã người bệnh là một trong những nội dung khi thiết lập chương trình và xây dựng các quyđịnh cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế [7].

Với đặc thù nghề nghiệp của mình là lực lượng thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, độingũ điều dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu sự cố y khoa, trong đó cóté ngã [9] Trên thực tế, kiến thức của điều dưỡng về phòng chống té ngã còn rất hạn chế.Trong nghiên cứu của Đinh Thị Thu Hằng và cộng sự tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định(2020), tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đánh giá nguy cơ người bệnh té ngã thấp, chỉ có 1,2 %điều dưỡng đạt ở mức độ kiến thức tốt, có tới 75,9% điều

Trang 10

dưỡng mức độ kiến thức kém, tỷ lệ thực hành chung về phòng ngừa té ngã của điềudưỡng ở mức chưa đạt là 51,2% [14].

Trong những năm qua, Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ đã thực hiện nhiều giải phápnhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh Công tác dự phòng té ngã cho ngườibệnh đã được trung tâm quan tâm sát sao, có nhiều hành động cụ thể để trung tâm thực sựlà môi trường an toàn, thân thiện Để tiếp tục góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc

người bệnh tại trung tâm chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức

và thực hành dự phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế huyệnTân Kỳ, Nghệ An năm 2023” với hai mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành dự phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ, Nghệ An năm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác dự phòng ngã cho người bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ.

Trang 11

Buchner và cộng sự (1993): “Té ngã là sự không chủ ý nằm xuống hành lang, sànnhà và những vị trí thấp khác không bao gồm đồ nội thất, tường nhà và những đồ giadụng khác” [27].

Viện Thông tin Y tế Canada (2002): “Té ngã là sự thay đổi tư thế không chủ ý màkết quả là cơ thể nằm xuống nền nhà hoặc hành lang” [28].

Zecevic và cộng sự (2006): “Té ngã là bất kỳ biến cố mà một người vô tình hay cốý nằm xuống nền nhà hoặc một vị trí thấp hơn như ghế tựa, nhà vệ sinh hay giườngngủ” [51].

Tổ chức Y tế thế giới (2021) đưa ra khái niệm: “Té ngã là một biến cố dẫn đến việcmột người không chủ ý nằm xuống mặt đất hoặc sàn nhà hay một vị trí thấp khác” [49].Đây là khái niệm mang tính tổng quát nhất so với những khái niệm trên.

1.1.1.2 Nguy cơ té ngã

Theo WHO những yếu tố nguy cơ dẫn đến té ngã có thể ảnh hưởng đến phân loạivà mức độ nghiêm trọng của chấn thương do té ngã [49].

- Nguyên nhân liên quan đến người bệnh

Tình trạng sức khoẻ người bệnh: Một số bệnh kinh niên là những nguyên nhân gâychóng mặt, mất thăng bằng dẫn đến té ngã như tai biến, Parkinson, động kinh, phongthấp, tim mạch, thần kinh.

Giảm thị lực: Thị lực có vai trò quan trọng trong sự thăng bằng Không nhìn rõ đường đivà đồ vật xung quanh hoặc do môi trường quá tối đều có thể dẫn đến té ngã.

Trang 12

Tác dụng của thuốc: Một số thuốc mang đến cảm giác lâng lâng, ngây ngất hoặc đôi khibứt rứt, khó chịu dẫn đến đi đứng không vững làm tăng nguy cơ té ngã Ví dụ: thuốc an thần,thuốc ngủ, thuốc tim mạch, huyết áp, thần kinh hoặc do phối hợp nhiều loại.

Giảm sức lực và chức năng vận động thường gặp ở người cao tuổi hoặc người cókhuyết tật về vận động Ví dụ: rối loạn cảm giác ngoài da, cứng khớp xương, teo yếucơ bắp.

Tâm lý người bệnh: Buồn phiền, mất định hướng, không tập trung, chậm phản ứnghoặc hấp tấp vội vàng Tâm lý e ngại khi được đề nghị hỗ trợ các vấn đề vệ sinh cánhân (từ người thân và điều dưỡng).

Tình trạng dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì đều có nguy cơ té ngãnhư nhau Tình trạng dinh dưỡng tiết chế không hợp lý dễ đưa tới tình trạng suy nhượcchung của cơ thể [29][49].

Nguyên nhân liên quan đơn vị chăm sóc

Điều kiện chăm sóc không tốt: Điều dưỡng quá tải, không đủ thời gian quan tâm, thiếu sự nhắcnhở Sàn nhà (sàn toilet) được thiết kế “chuẩn khách sạn” trơn trượt Thảm chống trơn trượt khôngđảm bảo vệ sinh Quần áo người bệnh quá rộng không vừa vặn.

Cơ sở vật chất: Xe đẩy, giường bệnh chất lượng nhưng vẫn còn khe hở để ngườibệnh lọt ra ngoài Thiếu dép chống trơn trợt Thiếu dụng cụ hỗ trợ như tay vịn trongnhà vệ sinh [29].

1.1.1.3 Phòng ngừa té ngã

Phòng ngừa nói chung, theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “làm một cái gì đó trước khi sựviệc, hiện tượng diễn ra nhằm ngăn chặn không để xảy ra hậu quả” [15] Luận điểm nàythường được áp dụng đối với các hiện tượng xấu, phức tạp, ảnh hưởng tới cuộc sống conngười và xã hội Như vậy có thể suy rộng ra phòng ngừa té ngã cho người bệnh của điềudưỡng viên là các hoạt động tác động lên người bệnh của người điều dưỡng nhằm mục đíchngăn chặn không để xảy ra té ngã khi người bệnh điều trị tại cơ sở y tế.

- Các biện pháp dự phòng té ngã Các

phương pháp cấp độ môi trường

Trang 13

Lắp đặt các thiết bị báo động ở ngay giường, hoặc xây dựng lại quy trình kiểm travà thử hệ thống báo động ở ngay giường Lắp đặt các loại khóa chốt tự động ở cácphòng toilet/phòng tắm Hạn chế mở cửa sổ Lắp đặt các hệ thống báo động ở các lốithoát Cải thiện hoặc chuẩn hóa hệ thống gọi điều dưỡng Sử dụng những loại giườngthấp cho người bệnh có nguy cơ té ngã cao Cải thiện hệ thống chiếu sáng Kiểm soáttiếng ồn cho tốt Sắp đặt để những người bệnh có nguy cơ té ngã cao ở gần khu vựcđiều dưỡng Đảm bảo sao cho các vật dụng sinh hoạt cần thiết cho người bệnh ở ngaygần tầm tay họ [3] [49].

Các phương pháp cấp độ nhân viên

Xem xét lại quy trình liên quan đến nhân viên Tư vấn cho từng cá nhân nhân viêntham gia vào việc chăm sóc người bệnh Giúp các nhân viên chăm sóc người bệnh hiểuđược người bệnh bằng cách nhận biết một số người bệnh có nguy cơ dễ ngã hơn nhữngngười khác bởi vì họ đang trải qua một số thay đổi ví dụ như thay đổi trong khả năng tựlập, chậm thích nghi với những thay đổi môi trường xung quanh, thay đổi về trí nhớ ngắnhạn, giảm khả năng kiểm soát xúc cảm, thay đổi các giác quan (như thị lực, thính giác, cânbằng, nhận biết các nhu cầu bài tiết), những thay đổi về vận động tinh tế, những cảm xúctích cực, khó khăn trong giao tiếp.

Thành lập bộ phận quản lý phòng ngừa té ngã để đánh giá nguy cơ té ngã ở nhữngngười bệnh mới nhập viện, thường xuyên xem xét, phân tích các trường hợp té ngã,đánh giá các biện pháp can thiệp giảm nguy cơ té ngã, phân tích xu hướng và trao đổicác thông tin thu thập được với các nhân viên khác.

Cung cấp cho nhân viên các dấu hiệu dễ thấy bằng mắt để nhận biết người bệnh nàocó nguy cơ té ngã cao (ví dụ như dùng màu đặc biệt cho vòng đeo cổ tay người bệnhhoặc biển cảnh báo treo ở cửa buồng bệnh).

Đánh giá xem nhân viên phản hồi các cuộc gọi của người bệnh (qua hệ thống gọiđiều dưỡng) trong bao lâu và rút ngắn khoảng thời gian ấy nếu cần thiết, để đảm bảorằng các nhu cầu của người bệnh về thức ăn, đồ uống, các vật dụng vệ sinh được đápứng.

Xem lại quy trình đánh giá trình độ của nhân viên.

Trang 14

Liên đới trách nhiệm cảnh báo của nhân viên khoa Dược đối với người bệnh cầndùng phối hợp nhiều loại thuốc [3] [49].

Tối đa hóa việc tự chăm sóc.

Tư vấn cho người bệnh để có được giấc ngủ bình thường, tự nhiên.Đánh giá các loại thuốc sử dụng.

Điều trị giảm đau hiệu quả.

Liên tục đánh giá lại trình trạng sức khỏe của người bệnh và các kết quả xét nghiệm.Cung cấp dịch vụ người chăm sóc túc trực.

Phong phú hóa các hoạt động cho người bệnh.

Khuyến khích các kỹ thuật làm thư giãn cho người bệnh.Tăng cường trao đổi thông tin liên lạc.

1.1.2 Khái niệm về điều dưỡng, kiến thức và thực hành của người điều dưỡng

Khái niệm về điều dưỡng

Điều dưỡng bao gồm các hoạt động chăm sóc tự chủ và kết hợp của các cá nhân ở mọilứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, có bệnh hoặc khỏe mạnh ở trong tất cả các cơ sở ytế Điều dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc người bệnh,người tàn tật và chăm sóc cuối đời Tham gia vận động chính sách, thúc đẩy môi trường antoàn, nghiên cứu, định hình chính sách y tế, quản lý hệ thống y tế, giáo dục sức khỏe cũnglà những vai trò quan trọng của điều dưỡng [35].

Khái niệm về điều dưỡng viên

Điều dưỡng viên là người đã hoàn thành một chương trình giáo dục điều dưỡng cơ bản, tổngquát và được ủy quyền bởi cơ quan quản lý thích hợp để thực hành điều dưỡng tại quốc gia củamình Giáo dục điều dưỡng cơ bản là một chương trình nghiên cứu được công nhận chính thứccung cấp nền tảng rộng rãi và vững chắc về khoa học hành vi, đời

Trang 15

sống và kỹ năng thực hành điều dưỡng nói chung, cho vai trò định hướng và giáo dục sau cơ bản của chuyên ngành điều dưỡng hoặc thực hành nâng cao [35].

Kiến thức và thực hành của người điều dưỡng

- Kiến thức là sự nhận thức hoặc thành thạo có được từ kinh nghiệm, thông tin vềsự vật, hiện tượng Nó là tập hợp sự hiểu biết về lý thuyết và thực hành về một lĩnh vựccủa con người [36] Kiến thức thường được tích lũy qua học tập, qua kinh nghiệmsống Kiến thức được cung cấp bởi các giáo viên, cha mẹ, bạn bè, sách vở, báo chí vàkiến thức của mỗi người được tích lũy trong suốt cuộc đời [12] Tập hợp những kiếnthức đã được hệ thống hóa gọi là tri thức, có 2 hệ thống tri thức là tri thức kinh nghiệmvà tri thức khoa học [23]:

+ Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàngngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiênnhiên Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển tronghoạt động thực tế Tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhấtđịnh và là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.

+ Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt độngnghiên cứu khoa học, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoahọc Tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và quacác sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên Tri thức khoa học đượctổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như: triết học, sử học, kinh tế học,toán học, sinh học, Như vậy, kiến thức điều dưỡng là tập hợp sự hiểu biết lý thuyết về lĩnhvực điều dưỡng Kiến thức điều dưỡng được tích lũy qua quá trình học tập chuyên nghiệp củasinh viên điều dưỡng tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo về chuyên ngànhđiều dưỡng cũng như quá trình công tác của người điều dưỡng viên sau này Kiến thức điềudưỡng vừa là tri thức kinh nghiệm, vừa là tri thức khoa học của người điều dưỡng.

-Thực hành điều dưỡng là ứng dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ trong việc giảm bớt, hỗtrợ hoặc nâng cao phản ứng của cá nhân, cộng đồng đối với các vấn đề sức khỏe hiện tại haytiềm tàng Nó tập trung vào việc thúc đẩy, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa thương

Trang 16

tích hoặc bệnh tật và chăm sóc người bệnh, người tàn tật để xác định nhu cầu điều dưỡng trong duy trì, tối ưu hóa sức khỏe hay chăm sóc giảm nhẹ lúc cuối đời [43].

- Có nhiều phương pháp để đánh giá kiến thức và thực hành điều dưỡng Việc lựachọn phương pháp đánh giá phụ thuộc vào từng chủ đề và lĩnh vực cụ thể Đối vớiđánh giá kiến thức điều dưỡng, hiện nay người ta thường xây dựng những bộ câu hỏitrắc nghiệm tự điền, tốt nhất là sử dụng bộ câu hỏi được xây dựng bởi những tổ chức,những nhà khoa học có uy tín và đã chứng minh tính hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi.Còn đối với đánh giá thực hành điều dưỡng, bảng kiểm quan sát được dùng như là mộtphương pháp phổ biến.

1.1.3 Vai trò của điều dưỡng trong dự phòng ngã cho người bệnh

Ngã là sự cố được báo cáo thường xuyên nhất ở người bệnh Tỷ lệ té ngã tăng dao động từ1,7 đến 25 lần trong 1.000 ngày khi người bệnh nằm điều trị tại viện, với người bệnh tâm thầnhoặc lão khoa tỷ lệ này cao hơn Ngã làm tăng thời gian nằm viện và sử dụng dịch vụ chămsóc sức khỏe Té ngã gây chấn thương chiếm từ 30% đến 51% trong đó có từ vết bầm tím chođến vết thương nghiêm trọng hoặc gãy xương [33] Theo trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ(CDC), tỷ lệ té ngã tại Mỹ tăng 30% từ năm 2007 đến năm 2016 chủ yếu gặp ở người già, gâyhậu quả nghiêm trọng như gãy xương, chấn thương đầu Trong năm 2015, tổng chi phí y tếcho các vụ té ngã là hơn 50 tỷ đô la [29] Tại Anh, từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2012 cókhoảng 209.000 người bị té ngã với chi phí khoảng 2,3 tỷ bảng mỗi năm Ngã xảy ra phổ biếnở người trên 65 tuổi, chiếm tỷ lệ khoảng 30% Ngã trong bệnh viện là sự cố y khoa phổ biếnnhất được báo cáo ở các bệnh viện tại Anh và chỉ riêng việc điều trị té ngã cho người bệnhđiều trị nội trú tại Anh là hơn 15 triệu bảng mỗi năm Người bệnh điều trị trong Bệnh viện cónguy cơ té ngã cao hơn những người không nằm viện Điều này một phần là do các yếu tốnguy cơ mới mắc phải (như bệnh cấp tính, mê sảng, bệnh tim mạch, di động bị suy giảm,thuốc và ngất) và môi trường xung quanh không quen thuộc có thể làm tăng nguy cơ té ngã[40] Trước tình hình đó, đội ngũ điều dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảmthiểu sự cố y khoa bởi các lý do sau: (1) Dịch vụ do điều dưỡng, hộ sinh cung cấp được WHOđánh giá là một trong những trụ cột của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế; (2) Hầu

Trang 17

hết các chỉ định của bác sĩ điều trị đều thông qua người điều dưỡng để thực hiện trênngười bệnh; (3) Công việc chuyên môn của điều dưỡng luôn diễn ra trước và sau côngtác điều trị và bảo đảm cho công tác điều trị an toàn [9].

Nguy cơ té ngã có thể do môi trường chăm sóc hoặc do bản thân người bệnh Nguy cơ téngã có thể do môi trường chăm sóc bao gồm những thiết kế cơ sở vật chất, vật dụng không phùhợp cho người bệnh Nguy cơ do bản thân người bệnh bao gồm có tiền sử té ngã trước đó,khiếm khuyết về cảm giác và thính giác, suy nhược thần kinh, bị xúc động suy nhược thăngbằng hoặc vận động, các vấn đề về cơ xương, các bệnh mãn tính, rối loạn tiểu tiện, các vấn đềvề dinh dưỡng, và việc sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau Người điều dưỡng cần phải traođổi với gia đình người bệnh và những người quan trọng khác việc đánh giá toàn diện nguy cơté ngã Thông báo cho các thành viên của gia đình người bệnh các yếu tố làm gia tăng nguy cơté ngã [38] Dựa vào đánh giá, người điều dưỡng cần đưa ra những kiến nghị và thực hiệnphương pháp chủ động ngăn ngừa té ngã trong kế hoạch và thực hiện chăm sóc người bệnh.Bất cứ nguy cơ nào đã được nhận diện đều cần được xử lý ngay, cần phải xem xét tất cả thuốcgồm tất cả thuốc cấp theo đơn, thuốc mua tại quầy, và những thứ bổ sung mà người bệnh đã sửdụng Lưu hồ sơ tình trạng dị ứng thuốc và tiền sử lạm dụng thuốc, kể cả lạm dụng thuốc anthần và các loại thuốc theo đơn khác Việc thay đổi thuốc - gồm có thuốc gây nghiện và cácliều lượng tăng hoặc giảm - đòi hỏi phải theo dõi hết sức cảnh giác các phản ứng phụ mới cóthể xảy ra Một loại thuốc mới thêm vào các loại thuốc người bệnh đang dùng có thể tạo nêncơn chóng mặt, gây buồn ngủ, hoặc các triệu chứng khác có thể đưa người bệnh đến nguy cơté ngã nhiều hơn Thường xuyên tái đánh giá và lưu ý những biểu hiện khi người bệnh đã trảiqua gây mê Đề xuất áp dụng một số biện pháp cải tiến môi trường giúp giảm té ngã: Lắp đặtchuông báo động tại giường hoặc thiết kế lại hệ thống kiểm soát và kiểm tra chuông báo độngtại giường; Lắp đặt các ổ khoá tự động ở các phòng phục vụ (như phòng giặt, v.v ); Hạn chếviệc mở cửa sổ khi có nguy cơ; Lắp đặt chuông báo động ở các lối ra vào; Bổ sung phần ngănngừa té ngã vào chương trình huấn luyện người bệnh và gia đình họ; Cải tiến và chuẩn hoá hệthống gọi điều dưỡng; Sử dụng “giường thấp” cho những người có nguy cơ té ngã [9].

Trang 18

1.2 Cơ sở thực tiễn1.2.1 Trên thế giới

Những năm gần đây an toàn người bệnh luôn là một trong những mối quan tâmhàng đầu trong chính sách y tế trên phạm vi toàn thế giới nói chung và mỗi quốc gianói riêng Đã có năm hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về an toàn người bệnh được tổchức, quy tụ các Bộ trưởng Bộ Y tế của các quốc gia thành viên của WHO, các chuyêngia và các nhà hoạch định chính sách y tế.

- Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về an toàn người bệnh lần thứ nhất (2016) tại LuânĐôn, Vương Quốc Anh Tổng giám đốc WHO, các nhà lãnh đạo y tế của các quốc giathành viên và các chuyên gia với quan điểm đồng thuận cao ủng hộ phong trào an toànngười bệnh toàn cầu cũng như hợp tác quốc tế ở tất cả các cấp và đưa ra 5 điểm hànhđộng cụ thể: (1) Cam kết chính trị và lãnh đạo; (2) Các chính sách khuyến khích và chophép cải thiện an toàn cho người bệnh; (3) Thay đổi mô hình: cung cấp một không gianđể mọi người báo cáo về an toàn; (4) Đo lường hiệu quả: điểm chuẩn, phát triển các chỉsố và hệ thống dữ liệu; (5) Phong trào an toàn cho người bệnh: kêu gọi hành động khẩncấp của các chính phủ [46].

-Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về an toàn người bệnh lần thứ hai (2017) tại Bonn, Cộnghòa Liên bang Đức đã thảo luận và định hướng chính sách cho 6 vấn đề nhằm thúc đẩy an toànngười bệnh, cụ thể là: (1) Kinh tế và hiệu quả của sự an toàn người bệnh; (2) An toàn ngườibệnh toàn cầu: Quan điểm từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình;

(3) An toàn người bệnh trong kỷ nguyên số; (4) Phòng ngừa và kiểm soát các bệnhtruyền nhiễm; (5) Tăng tính an toàn trong chẩn đoán và điều trị -bộ công cụ lượng giá;(6) An toàn người bệnh trong dùng thuốc [47].

-Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về an toàn người bệnh lần thứ ba (2018) tại Tokyo, NhậtBản thể hiện sự lo ngại về sự cải thiện tiến trình đảm bảo an toàn người bệnh bất chấp nhữngnỗ lực của các quốc gia và đưa ra Tuyên bố Tokyo với những cam kết mạnh mẽ hơn để đẩynhanh tiến độ hướng tới cải thiện an toàn người bệnh toàn cầu, cụ thể là:

(1) Cam kết mạnh mẽ trong việc duy trì động lực chính trị về “ Hành động toàn cầu về an toànngười bệnh ” tại các quốc gia trên toàn thế giới, làm việc cụ thể với từng quốc

Trang 19

gia, bao gồm cả các nước có thu nhập thấp và trung bình nhằm đẩy mạnh khả năng thông quahợp tác và học hỏi, ưu tiên an toàn người bệnh trong chính sách và các chương trình y tế tiếntới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; (2) Cam kết hỗ trợ và thúc đẩy các cơ sởkhám chữa bệnh công lập và tư nhân, từ tuyến chăm sóc y tế ban đầu đến tuyến cao nhất nhằmthực hiện cải tiến trong hệ thống và thực hành nâng cao an toàn người bệnh, hướng tới đạtđược các mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và mục tiêu phát triển bền vững củaliên hợp quốc; (3) Cam kết xây dựng năng lực lãnh đạo và quản lý nhằm hỗ trợ mục tiêu chămsóc lấy người bệnh làm trung tâm, thực hiện và đẩy mạnh hệ thống và các quy trình an toànngười bệnh, tạo một môi trường an toàn và minh bạch, khích lệ đồng đều, giáo dục và đào tạođội ngũ nhân viên y tế về an toàn người bệnh, khuyến khích sự tham gia của người bệnh và giađình, tăng hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ rủi ro qua việc chia sẻ kiến thức, phương pháp thựchành tốt nhất và cách điều trị tối ưu; (4) Phối hợp cùng người bệnh và gia đình người bệnh,các tổ chức quốc tế và các bên liên quan nhằm tăng tính rõ ràng, minh bạch và làm việc hướngtới hành động toàn cầu về an toàn người bệnh, trong đó lấy ngày 17 tháng 9 hàng năm là ngàyAn toàn người bệnh thế giới [48].

Hội nghị cấp Bộ trưởng toàn cầu lần thứ tư về An toàn người bệnh được tổ chức vàotháng 3 năm 2019 tại Vương quốc Ả Rập Saudi Sự kiện này tập trung vào việc thúc đẩysự an toàn của người bệnh ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi chịu 2/3 gánhnặng tổn hại cho người bệnh trên toàn cầu Trong Hội nghị thượng đỉnh, “Tuyên bố Jeddahvề An toàn người bệnh” đã được đưa ra, đưa ra các khuyến nghị chính nhằm duy trì độnglực của phong trào an toàn người bệnh toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia có thunhập thấp và trung bình Những nỗ lực này đã được hồi sinh hơn nữa với Hội nghị Thượngđỉnh Bộ trưởng Toàn cầu về An toàn người bệnh lần thứ 5 do Chính phủ Thụy Sĩ đăng caitổ chức vào ngày 23-24 tháng 2 năm 2023, tại Montreux, Thụy Sĩ Trong sự kiện này,trọng tâm được đặt vào việc thực hiện nhằm tăng cường cụ thể An toàn người bệnh và duytrì hành động [50].

Nghiên cứu quan sát của Renné Schwendimann và cộng sự từ năm 1999 đến năm 2003 tạimột bệnh viện công có quy mô 300 giường bệnh ở thành phố Zurich, Thụy Sỹ

Trang 20

về tác động của chương trình phòng ngừa té ngã liên ngành tới người bệnh ngã và chấnthương khi nằm viện Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế khảo sát nối tiếp để kiểm tra tỷ lệngã của người bệnh trước và sau khi thực hiện Chương trình phòng ngừa té ngã liên ngành(IPF), đối tượng nghiên cứu là người bệnh các khoa nội, lão khoa và khoa ngoại Kết quảtrong 34.972 người bệnh nhập viện, độ tuổi trung bình là 67,3 ± 19,3; nữ giới chiếm53,6%; thời gian nằm viện trung bình 11,9 ± 13,2 ngày; thời gian điều dưỡng chăm sócmỗi ngày trung bình 3,5 ± 1,4 giờ Tổng cộng có 3.842 vụ té ngã ảnh hưởng tới 2.512người bệnh nhập viện (7,2%) trong đó 66,4% không gây thương tích, 29,7% gây thươngtích nhẹ và 3,9% dẫn đến chấn thương nặng Tỷ lệ té ngã trung bình là 8,9 vụ/1000 ngàyđiều trị nội trú, có xu hướng giảm nhẹ từ 9,1/1000 ngày điều trị nội trú năm 1999 xuốngcòn 8,6/1000 ngày điều trị nội trú năm 2003 Sau khi triển khai IPF năm 2001 là 7,8/1000ngày điều trị nội trú (p = 0,086), tỷ lệ thương tích nhẹ và chấn thương nặng không giảmsau khi thực hiện IPF Một số yếu tố ở người bệnh có thay đổi theo hướng tăng nhẹ nhưgiới tính nữ, tuổi, thời gian điều dưỡng chăm sóc và theo hướng giảm ở thời gian nằmviện Tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ té ngã tăng tới 46,8% ở những người bệnh bị té ngãtrong bệnh viện Nghiên cứu kết luận: IPF không giúp làm giảm tần suất cũng như thươngtích do té ngã và những nghiên cứu tiếp sau cần có chiến lược đánh giá sự tuân thủ liên tụcvới các can thiệp của Chương trình phòng ngừa té ngã trong bệnh viện [42].

Nghiên cứu quan sát của Sachiko Ohde và cộng sự trong 6 năm (2004-2010) tại Bệnh việnquốc tế St.Luke ở Tokyo, Nhật Bản về hiệu quả của hoạt động cải thiện chất lượng đa ngành(QI) trong phòng ngừa rủi ro té ngã, sự tuân thủ của nhân viên y tế là rất quan trọng Hoạtđộng QI trong phòng ngừa té ngã cho người bệnh bao gồm: công cụ đánh giá rủi ro; giao thứccan thiệp để ngăn ngừa té ngã ở người bệnh; can thiệp an toàn môi trường cụ thể; giáo dụcnhân viên; giám sát đa ngành về sự tuân thủ và cơ chế phản hồi Kết quả nghiên cứu cho thấycó sự giảm đáng kể số lần té ngã trong bệnh viện: 2,13 lần/1000 ngày điều trị nội trú năm2004 so với 1,53/1000 ngày điều trị nội trú năm 2010 (p=0,039); có sự gia tăng việc tuân thủsử dụng công cụ đánh giá rủi ro té ngã khi người bệnh nhập viện trong sáu tháng đầu năm:91,5% năm 2007 tăng lên 97,6% năm 2010;

Trang 21

Tỷ lệ tuân thủ của nhân viên trong việc thực hiện kế hoạch can thiệp phù hợp là 85,9%năm 2007 tăng lên 95,3% trong năm 2010 Nghiên cứu đưa ra kết luận: tỷ lệ té ngã củangười bệnh trong bệnh viện giảm đáng kể và tăng sự tuân thủ của nhân viên y tế vớichương trình phòng ngừa té ngã mới Cách tiếp cận QI có hiệu quả bao gồm sự giámsát chặt chẽ, khuyến khích và giáo dục nhân viên y tế [44].

Trong một nghiên cứu đoàn hệ được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Fukushima, Nhật Bản.Đối tượng nghiên cứu bao gồm 9957 người bệnh nội trú nhập viện đồng ý tham gia nghiên cứu từtháng 8 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009 được theo dõi cho đến khi xuất viện Thông tin được thuthập từ khi người bệnh nhập viện bằng một bảng câu hỏi có cấu trúc được tiến hành dưới hình thứcphỏng vấn trực tiếp với các đối tượng bởi các điều dưỡng viên và bác sĩ Các chỉ số bao gồm tuổi,giới tính, tiền sử ngã, tiền sử bệnh, lý do nhập viện, cần được hỗ trợ chăm sóc hoặc giúp đỡ vàthuốc Những người tham gia được hỏi liệu mỗi trong số bảy hoạt động hàng ngày (ADL): đứng,ngồi, mặc quần áo, ăn uống, đi vệ sinh, di chuyển và rửa mặt có thể được thực hiện bằng hoặckhông có sự trợ giúp Sự cần thiết phải giúp đỡ với bất kỳ một trong những bảy hoạt động đượcxác định là mức độ thấp của ADL Các đối tượng được chấm theo theo thang điểm kiểm tra cơ bắpbằng tay (MMT), 6 trong số các ADL suy yếu được xác định là MMT < 4 Các đặc điểm cơ bảnđược so sánh giữa nhóm những người bệnh bị té ngã và những người không bị té ngã trong cùngthời gian nghiên cứu Kết quả nghiên cứu: có 9470 đối tượng (95%) được theo dõi từ tháng 8 năm2008 đến tháng 9 năm 2009; thời gian nằm viện trung bình là 10,0 ngày (trung bình ± SD 16,4 ±17,9); số lượng người bệnh té ngã trong thời gian theo dõi là 230 (2,5%) và tỷ lệ té ngã là 3,28/100ngày điều trị nội trú, thời gian trung bình từ khi nhập viện đến khi bị té ngã là 30,0 ngày Các yếutố liên quan đến té ngã được so sánh giữa nhóm người bệnh té ngã và không té ngã ngã: không cósự khác biệt về giới tính giữa hai nhóm, nhưng có sự khác biệt đáng kể trong độ tuổi, tiền sử téngã, rối loạn chức năng nhận thức, phẫu thuật theo kế hoạch, sử dụng xe lăn, cần giúp đỡ để dichuyển, sử dụng hệ thống chăm sóc từ xa, phục hồi chức năng, sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốcan thần, cần cho giúp đỡ với ADL và điểm MMT thấp Kết luận của nghiên cứu chỉ ra việc xácđịnh có nguy cơ té ngã ở người bệnh trong bệnh

Trang 22

viện là rất quan trọng Hiện trạng, tiền sử té ngã và nhu cầu giúp đỡ với ADL của ngườibệnh là nhứng thông tin quan trọng nhất cần được thu thập khi nhập viện Các kế hoạchchăm sóc cần được xem xét và làm rõ việc phòng ngừa té ngã và người bệnh nên đượctheo dõi cẩn thận khi được điều trị bằng thuốc an thần Bác sĩ và nhân viên y tế nên kiểmtra cẩn thận tiền sử và thuốc hiện tại của người bệnh [45].

Một nghiên cứu ngẫu nhiên theo cụm được thực hiện tại 4 bệnh viện ở Boston vàMassachusetts, Hoa Kỳ năm 2009 về ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế (HIT) bằngcách sử dụng Thang đo té ngã Morse (MFS), Bộ công cụ phòng ngừa té ngã (FPTK) đánh giárủi ro té ngã trên người bệnh, giám sát sự tuân thủ phòng ngừa té ngã trên người bệnh vàNVYT Tại mỗi bệnh viện chọn ngẫu nhiên hai khoa, một khoa có can thiệp, khoa còn lại làmđối chứng để so sánh Có 10.264 người bệnh tham gia nghiên cứu với tổng số 48.250 ngàynằm viện Kết quả của nghiên cứu: Người bệnh trong các khoa đối chứng và can thiệp có điểmrủi ro té ngã tương tự khi nhập viện (49,8 và 48,6 trong khoảng 0-125; P = 0,74), không có sựkhác biệt về thời gian nằm viện và giới tính; 51,3% người bệnh từ 65 tuổi trở lên tuổi bìnhquân của nhóm này là 78,8 (SD = 8,4) và của nhóm dưới 65 tuổi là 47,9 (SD= 11,9) Tỷ lệtuân thủ hoàn thành đánh giá MFS hàng ngày là 81% trong các khoa đối chứng và 94% trongcác khoa can thiệp; Đầu ra của FPTK được in cho 93,2% người bệnh, với 89% tuân thủ việctreo bản in FPTK đầu giường bệnh Các khoa can thiệp có ít người bệnh bị té ngã hơn ở cáckhoa đối chứng (67 so với 87), tỷ lệ té ngã/1000 ngày điều trị nội trú ở các khoa can thiệp thấphơn đáng kể so với các khoa đối chứng {3,15 (95% CI, 2,54-3,90)} so với {4,18 (95% CI,3,45-5,06)}, chênh lệch tỷ lệ là 1,03 (95% CI, 0,57-2,01) với P = 0,04 FPTK được phát hiệnlà đặc biệt hiệu quả với người bệnh từ 65 tuổi trở lên với chênh lệch tỷ lệ té ngã/1000 ngàyđiều trị nội trú 2,08 (95% CI, 0,61-3,56), P = 0,003 Nghiên cứu đưa ra kết luận: can thiệp HITnhằm mục tiêu cơ bản ngăn ngừa té ngã ở người bệnh cao tuổi khi nằm viện Cần có nhữngnghiên cứu tương tự trong một khoảng thời gian dài hơn để đánh giá tình trạng té ngã Tuynhiên, FPTK có hiệu quả trong việc giảm số lượng té ngã của người bệnh trong các khoa cócan thiệp [41].

Trang 23

Nghiên cứu so sánh có can thiệp và kiểm soát về tác động của Chương trình phòng chốngté ngã trong bệnh viện tại Singapore năm 2006 nhằm đánh giá kiến thức, thực hành về phòngchống té ngã của điều dưỡng viên trước và sau can thiệp Có 641 điều dưỡng viên tham gianghiên cứu, cùng với 610 hồ sơ người bệnh nội trú tại bệnh viện có can thiệp và 510 hồ sơ tạibệnh viện đối chứng được chọn ngẫu nhiên để lấy tỷ lệ người bệnh té ngã năm 2006 so vớinăm 2004 Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm kiểm tra kiến thức trung bình sau sáu tháng tạibệnh viện can thiệp (10,3 ± 2,3) cao hơn đáng kể so với điểm số tại bệnh viện đối chứng (9,8 ±1,8) với t [516] = -3,3; p < 0,01 Sự tuân thủ việc sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro té ngã ởđiều dưỡng viên tại bệnh viện đối chứng và bệnh viện có can thiệp là 99,4% và 99,3% tổng sốhồ sơ theo dõi Việc thực hiện chương trình phòng ngừa té ngã tại bệnh viện có can thiệp giúpgiảm đáng kể tỷ lệ té ngã (từ 1,44 xuống còn 1,09/1.000 ngày điều trị nội trú, không có giảmtỷ lệ té ngã tại bệnh viện đối chứng Nghiên cứu ghi nhận tác động nhiều mặt của chương trìnhphòng ngừa té ngã có hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức và thực hành của Điều dưỡngviên nhưng không có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với việc giảm tỷ lệ ngã Sự giatăng kiến thức và sự thay đổi trong thực hành của điều dưỡng là những dấu ấn quan trọng vềphòng ngừa té ngã của các bệnh viện [39].

Trong một nghiên cứu mô tả tại Khoa Cấp cứu của một Trung tâm Y tế tạiMichigan, Hoa Kỳ về độ cao của giường bệnh là yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến té ngãtrong bệnh viện Có 32 giường bệnh được theo dõi về chiều cao, số liệu được thu thậptrong vòng một tuần, vào thời điểm khi không có mặt NVYT Kết quả: Số đo chiều caotrung bình của NVYT vào cuối tuần cao hơn đáng kể so với các ngày trong tuần (26,01inch so với 25,32 inch); chiều cao trung bình giường bệnh của người bệnh có cảnh báoté ngã là 26,43 inch, cao hơn đáng kể so với nhóm không có nguy cơ té ngã là 25,41inch (t = 2,473; p = 0,007) Nghiên cứu kết luận: nếu giường bệnh có thể được điềuchỉnh bằng tay hoặc tự động thì điều dưỡng viên phải hạ chiều cao của giường xuốngvị trí thấp nhất sau khi hoàn thành các kỹ thuật can thiệp, hoạt động này cần được thựcthi và thường xuyên theo dõi; giường thấp nên được sử dụng cho những người bệnh cónguy cơ bị ngã cao [34].

Trang 24

1.2.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, vấn đề an toàn người bệnh luôn được sự quan tâm không những chỉ củariêng ngành y tế Cùng với sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế xã hội, nhu cầu chăm sócsức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao đòi hỏi Nhà nước, ngành y tế cùng các nhàhoạch định chính sách cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hoàn thiện hệ thống phápquy về y tế, đặc biệt là quan tâm đến an toàn người bệnh [1].

Luật khám bệnh, chữa bệnh (2009) tại điều 7 quy định người bệnh có quyền đượckhám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế, trong đó: (1) Đượctư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh phù hợp với bệnh; (2) Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và cóhiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật Những quy định trên thể hiện sự quantâm lớn của những nhà hoạch định chính sách nhằm đảm bảo sự an toàn cho ngườibệnh [22].

Để cụ thể hóa những quy định về an toàn người bệnh, ngày 26/01/2011 Bộ Y tế đã banhành Thông tư 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnhtrong bệnh viện Điều 14 của Thông tư quy định “ Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sótchuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh” bao gồm ba nội dung: (1) Bệnh viện xâydựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh phù hợp với mô hìnhbệnh tật của từng chuyên khoa; (2)Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện phápphòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trongviệc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật; (3) Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáocác sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện Định kỳ phântích, báo cáo các sự cố, sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòngngừa hiệu quả [5].

Ngày 28/12/2021, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 31/2021/TT-BYT quy định hoạt động điềudưỡng trong bệnh viện, nguyên tắc thực hiện chăm sóc điều dưỡng được quy định tại điều 3: “Việcnhận định lâm sàng, phân cấp chăm sóc và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho ngườibệnh phải đúng chuyên môn, toàn diện, liên tục, an toàn, chất lượng, công bằng giữa các ngườibệnh và phù hợp với nhu cầu của mỗi người bệnh”.

Trang 25

Điều 5 của thông tư 31/2021/TT-BYT cũng quy định nhiệm vụ của người điều dưỡng: “Dựbáo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh”và người điều dưỡng phải xác định và thực hiện các can thiệp điều dưỡng được quy định tạiđiều 6 của thông tư để bảo đảm thực hiện đầy đủ nguyên tắc trên [11].

Cải tiến chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tếtrong giai đoạn hiện nay trong đó yếu tố an toàn người bệnh là tiêu chí hàng đầu Thông tư19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh tại bệnh viện tại Điều 7 có quy định về triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn ngườibệnh và nhân viên y tế, các hoạt động bao gồm: (1) Thiết lập chương trình và xây dựng các quyđịnh cụ thể bảo đảm an toàn 14 người bệnh và nhân viên y tế: Xác định chính xác người bệnh; Antoàn phẫu thuật, thủ thuật; An toàn trong sử dụng thuốc; Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnhviện; Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi thông tin sai lệch giữa các nhân viên y tế; Phòng ngừangười bệnh bị ngã; An toàn trong sử dụng trang thiết bị y tế; (2) Bảo đảm môi trường làm việc antoàn cho người bệnh, khách thăm và nhân viên y tế; tránh tai nạn, rủi ro, phơi nhiễm nghề nghiệp;

(3) Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa tại các khoa lâmsàng và toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện; (4) Xây dựng quy trìnhđánh giá sai sót chuyên môn,sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân cótính hệ thống và nguyên nhân chủ quan của nhân viên y tế; đánh giá các rủi ro tiềm ẩn cóthể xảy ra; (5) Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có các hành động khắc phục đốivới nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan để giảmthiểu sai sót, sự cố và phòng ngừa rủi ro [7].

Để triển khai thực hiện Thông tư 19/2013/TT - BYT có hiệu quả Bộ Y tế đã ban hành Tàiliệu an toàn người bệnh (2014) Tài liệu bao gồm có 6 nội dung: (1) Tổng quan về an toànngười bệnh; (2) Phòng ngừa sự cố y khoa trong việc xác định người bệnh và Cải thiện thôngtin trong nhóm chăm sóc; 3) Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc; (4) Phòng ngừa sự cố ykhoa trong phẫu thuật; (5) Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; (6) Phòng ngừa sự cốy khoa trong chăm sóc và sử dụng trang thiết bị vật tư y tế Tài liệu An toàn người bệnh nhằmcung cấp các kiến thức hiểu biết về tần suất các sai

Trang 26

sót chuyên môn, sự cố y khoa, các nguyên nhân và các giải pháp để hạn chế các sai sótchuyên môn và sự cố y khoa tới mức thấp nhất có thể trong các cơ sở khám chữa bệnhđể đảm bảo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn hơn cho người bệnh Đồng thời tàiliệu cũng giúp cán bộ y tế cập nhật những chủ trương, chính sách mới về an toàn ngườibệnh Trong những nội dung trên, vấn đề phòng ngừa té ngã cho người bệnh được đềcập đến ở nội dung thứ 6 [9].

Thực hiện những cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về an toàn người bệnh lần thứba (2018) tại Tokyo, Nhật Bản Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 43/2018/TT - BYT hướngdẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Thông tư quy định việcnhận diện, báo cáo, phân tích, phản hồi và xử lý sự cố y khoa cũng như trách nhiệm thực hiệncủa NVYT và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phòng ngừa sự cố y khoa Tại phụ lục IIcủa Thông tư, người bệnh bị tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng do té ngã trong lúc đượcchăm sóc tại cơ sở y tế thuộc nhóm sự cố do môi trường

[10] An toàn người bệnh cũng là một tiêu chí trong đánh giá năng lực của người điều dưỡng.Tiêu chuẩn 5 trong bộ Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam về “ Tạo sự an toàn,thoải mái và kín đáo cho người bệnh ” quy định điều dưỡng viên cần:

(1) Thực hiện các biện pháp an toàn trong chăm sóc người bệnh; (2) Tạo môi trườngchăm sóc thoải mái trong khi chăm sóc cho người bệnh; (3) Bảo đảm sự kín đáo trongkhi chăm sóc người bệnh [10].

Một vấn đề mà ngành y tế nước ta đang phải đối mặt là tình trạng quá tải tại bệnh viện.Nghiên cứu ở một số bệnh viện tuyến trung ương chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến quá tải nhưtình trạng vượt tuyến còn phổ biến, thiếu hiệu quả trong hoạt động của hệ thống phân tuyến kỹthuật, tâm lý người bệnh Sự quá tải làm cho bệnh viện hoạt động vượt công suất thiết kế từcác chỉ số về giường bệnh đến tương quan giữa số cán bộ y tế với số lượng người bệnh [17].Hệ quả tất yếu của sự quá tải người bệnh là cán bộ y tế phải chịu một cường độ lao động caovà cũng làm phát sinh những sự cố y khoa không mong muốn Chương trình hành động Quốcgia về tăng cường công tác Điều dưỡng hộ sinh giai đoạn từ nay đến năm 2020 cũng ghi nhận“Tình trạng quá tải người bệnh và quá tải công việc làm cho điều dưỡng viên không có nhiềuthời gian giao tiếp với người

Trang 27

bệnh, tăng nguy cơ sai sót chuyên môn” [8] Báo cáo về An toàn người bệnh trong chămsóc và điều trị người bệnh tim mạch tại Hội nghị tim mạch toàn quốc năm 2016 do Hội timmạch học Quốc gia tổ chức đã ghi nhận những sự cố y khoa ảnh hưởng đến người bệnh:(1) Quên rút Introducer/sheath; (2) Nhầm hồ sơ bệnh án và người bệnh; (3) Nhầm lẫnthuốc; (4) Xe tiêm không an toàn; (5) Té ngã trong bệnh viện Để đảm bảo an toàn trongchăm sóc người bệnh tim mạch, Hội nghị đưa ra 5 nhóm giải pháp bao gồm: (1) An toàntiêm; (2) An toàn trong sử dụng thuốc; (3) Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; (4)An toàn trong thủ thuật, phẫu thuật; (5) Phòng ngừa người bệnh bị ngã Việc áp dụng côngcụ 5S (Sẵn sàng, Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc) cho cán bộ y tế và nhân viên bệnhviện cũng được đề cập đến như một cách tiếp cận mới trong quản lý, đề phòng rủi ro chongười bệnh [16].

Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả kiến thức, thực hành về an toàn người bệnh của điềudưỡng tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2016 được thực hiện trên 203 điều dưỡng Kết quảnghiên cứu cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về an toàn người bệnh (≥28/55 điểm) là78,3% Tỷ lệ điều dưỡng thực hành an toàn người bệnh đạt chiếm 88,7%; Cụ thể, tỷ lệ thựchành đạt về xác định đúng người bệnh đạt 50,7%; Cải tiến thông tin chăm sóc và phòng ngừasự cố trong sử dụng thuốc lần lượt 93,1% và 78,8%; Thực hành phòng ngừa sự cố trong phẫuthuật chiếm 80,3%; Kiểm soát nhiễm khuẩn 48,3%; Phòng ngừa người bệnh ngã 82,8%.Nghiên cứu giúp cung cấp thông tin về 6 nhóm mục tiêu An toàn người bệnh nhằm đề xuấtcác giải pháp phù hợp nhằm hướng tới nâng cao công tác quản lý chất lượng bệnh viện [20].Nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm2017 ghi nhận 13 sự cố/sai sót được báo cáo trong đó có 12 ca là sự cố (92,3%) và 01 là sai sót(7,7%) Trong tổng số 13 sự cố/sai sót, số ca té ngã chiếm tỷ lệ 84,6% (11/13), tiếp đến là sựcố an toàn sử dụng thuốc 7,7 % (1/13) và sự cố an toàn cơ sở vật chất trang thiết bị 7,7%(1/13) Về tần suất xảy ra sự cố/sai sót, thống kê của nghiên cứu cho thấy khoa Nội tiêu hóa cótần suất cao nhất với 5 sự cố/sai sót, các khoa Ngoại thần kinh, Ngoại tiêu hóa, Chấn thươngchỉnh hình, Lão khoa, Nội hô hấp, Nội tim mạch, Gan - mật - tụy, Hồi sức tích cực xảy ra 01sự cố/sai sót Các biện pháp phòng ngừa sự cố/sai sót được đưa ra gồm: (1) Phòng

Trang 28

ngừa nguy cơ nguy cơ người bệnh bị té ngã: Xây dựng đề án phòng ngừa té ngã cho

người bệnh; (2) An toàn liên quan vật tư, thiết bị: Cố định các thiết bị, vật tư y tế; (3)An toàn trong sử dụng thuốc: Tập huấn, nhắc nhở NVYT về Quy trình quản lý và sửdụng thuốc an toàn [4].

Trang 29

Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ thành lập năm 1963 Trải qua 60 năm phát triển, hiện nayTrung tâm Y tế huyện Tân Kỳ là trung tâm y tế tuyến huyện hạng 3, thực hiện chức năngkhám chữa bệnh, dự phòng, dân số và phát triển Khối khám, chữa bệnh hoạt động với quy mô200 giường bệnh kế hoạch, 290 giường bệnh thực kê với 158 cán bộ viên chức, từng bước đápứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện và các huyện lân cận Những năm quatrung tâm từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, ổn định và phát triển về cơ sởvật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực, chuyên môn kỹ thuật, tích cực phát triển các dịch vụ kỹthuật cao, hiện đại Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khối khámchữa bệnh của trung tâm đã thu hút trung bình 200 nghìn lượt người bệnh đến khám, chữabệnh mỗi năm.

Khối Lâm sàng tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ có 7 khoa, gồm 6 khoa nội trú vàkhoa Khám bệnh Tổng số điều dưỡng các khoa điều trị nội trú là 44, tỷ lệ Bác sĩ/Điềudưỡng (nội trú): 1/1,4 [22].

2.2 Công tác dự phòng té ngã cho người bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ

Trang 30

cho lắp đặt hệ thống chuông báo gọi nhân viên y tế ở tất cả các buồng bệnh, trang bị hệthống biển cảnh báo các khu vực trơn trượt dễ ngã, lắp tay vịn tại các nhà tắm, nhà vệsinh.

+ Trung tâm đã trang bị giường nằm có thanh chắn cho người bệnh có nguy cơ ngãcao tại tất cả các khoa và hệ thống biển cảnh báo nguy cơ ngã treo tại giường bệnh đối vớingười bệnh có nguy cơ ngã Hàng năm Tổ quản lý chất lượng tổ chức đào tạo nhân viên về antoàn người bệnh và thực hiện đánh giá các nguy cơ mất an toàn đối với người bệnh hàng quý,trong đó có nguy cơ té ngã để đề xuất giải pháp khắc phục Trung tâm cũng đã triển khai phầnmềm sự cố y khoa để ghi nhận các sự cố từ các khoa, phòng.

Một số hình ảnh về cơ sở, vật chất, trang thiết bị để phòng tránh té ngã cho người bệnh được trang bị tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ:

Hình 2.1 Biển cảnh báo nguy cơ ngã treo đầu giường bệnh

Trang 31

Hình 22 Tay vịn nhà tắm, nhà vệ sinh

Hình 2.3 Biển cảnh báo nguy cơ ngã trên lối đi, trong nhà vệ sinh

Hình 2.4 Xe lăn, cáng đẩy có dây ngáng, thanh chắn

Trang 32

Hình 2.5 Chuông gọi NVYT đặt đầu giường bệnh

Hình 2.6 Hệ thống giường bệnh có thanh chắn 2.2.2 Một số hạn chế

- Cơ sở vật chất vẫn còn một số hạn chế: một số xe đẩy, một số giường bệnh không cóthanh chắn, thiếu giày, dép chống trơn trợt cho người bệnh Thiếu vật liệu tăng ma sát dán tạicác vị trí có nguy cơ trượt ngã như cầu thang, lối đi dốc… Tại các vị trí

Trang 33

chuyển tiếp không bằng phẳng của sàn nhà thiếu dán các vật liệu thay đổi màu sắc để dễ nhận biết,tránh vấp, ngã (hoặc sử dụng vật liệu xây dựng cố định có màu sắc khác nhau).

- Chưa lắp đặt chuông báo động ở các lối ra vào, khu vệ sinh.

- Các dãy nhà xây dựng đã lâu năm không có các thanh vịn dọc hành lang cho người bệnh.

- Công tác hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh về dự phòng té ngã của nhân viên y tế thực hiện chưa thường xuyên.

- Nhân viên y tế chưa thường xuyên được tập huấn kiến thức và thực hành về đánh giá và phòng ngừa té ngã cho người bệnh.

2.3 Thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng về dự phòng ngã cho người bệnh tại Trung tâm

Để có kết quả khách quan về kiến thức và thực hành của điều dưỡng về dự phòng té ngã cho người bệnh, chúng tôi đã thực hiện như sau:

2.3.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Điều dưỡng các khoa lâm sàng

+ Tiêu chuẩn chọn mẫu: Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng có người bệnh điều trị nộitrú.

+ Tiêu chuẩn loại trừ:

Điều dưỡng ốm, nghỉ thai sản, nghỉ phép trong giai đoạn nghiên cứuĐiều dưỡng không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 01/09/2023- 31/10/2023- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

- Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy mẫu toàn bộ, thực tế có 43 điều dưỡng đáp ứng tiêu

chuẩn lựa chọn đã tham gia nghiên cứu.

- Bộ công cụ và tiêu chí đánh giá:+ Bộ công cụ gồm 3 phần (Phụ lục 1):

Phần A: các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới, trình độ, thâm niên công tác).

Trang 34

Phần B: kiến thức về té ngã (Yếu tố nguy cơ té ngã, đánh giá nguy cơ té ngã, dựphòng té ngã và quản lý té ngã).

Bộ công cụ đánh giá kiến thức về dự phòng té ngã gồm 24 câu hỏi với các đáp ánđúng và sai Bộ công cụ này được xây dựng dựa trên công cụ “Fall preventionknowledge tests” của tác giả Patricia C Dykes và các cộng sự công bố năm 2010 [32][41] Đây là bộ công cụ được xây dựng dựa trên việc tổng quan các nghiên cứu trướcđây về vấn đề này.

Bộ công cụ để đánh giá kiến thức gồm 4 phần: Yếu tố nguy cơ té ngã (gồm câu B1,B4, B13, B14, B19, B21; Đánh giá nguy cơ té ngã (Gồm những câu B3, B5, B8, B11,B16, B18); Dự phòng té ngã: (Gồm những câu: B6, B9, B10, B15, B17, B23); Quản lýté ngã: (Gồm những câu: B2, B7, B12, B20, B22, B24).

Phần C: Thực hành phòng ngừa té ngã (Các hoạt động đánh giá nguy cơ té ngã,hoạt động dự phòng té ngã , hoạt động quản lý té ngã cho người bệnh).

Bộ công cụ đánh giá thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã trong bệnh viện đượcxây dựng dựa trên tài liệu “Nursing Standard of Practice Protocol: Fall Prevention” củaDeanna, Gray-Micelli [31] và Quy trình phòng ngừa và xử trí té ngã đối với người bệnh nộitrú của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh [2].

Bộ công cụ gồm 20 câu hỏi chia thành 5 mức độ theo thang đo Likert 5 mức độ: Mức1: không làm, không có bằng chứng thực hiện; Mức 2: có làm một phần, chỉ làm cho xongviệc; Mức 3: có làm đạt trung bình, thực hiện chưa đầy đủ; Mức 4: có làm đạt tốt, thựchiện đầy đủ; Mức 5: có làm rất tốt, thực hiện đầy đủ và thường xuyên.

Bộ công cụ để đánh giá thực hành gồm 3 phần: Các hoạt động đánh giá nguy cơ téngã: (Gồm những câu: C1, C2, C13, C18); Các hoạt động dự phòng té ngã: (Gồmnhững câu: C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9, C10, C11, C12; Các hoạt động quản lý té ngã:(Gồm những câu: C14, C15, C16, C17, C19, C20).

+ Các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Kiến thức: Sử dụng phương pháp gán điểm để đánh giá kiến thức của đối tượng, trả lờimỗi ý đúng là 1 điểm, sai 0 điểm Tổng số ý trả lời đúng là 24 tương ứng với tổng số điểm là24 Sau đó, tính tổng điểm và phân mức độ kiến thức thành 4 mức độ và phân

Trang 35

loại chưa đạt và đạt Kiến thức về yếu tố nguy cơ, kiến thức đánh giá nguy cơ té ngã,kiến thức quản lý té ngã, kiến thức chung dự phòng té ngã của điều dưỡng được phânthành các nhóm như sau [14]:

Bảng 2.1 Tiêu chí phân loại kiến thức đối tượng nghiên cứu (áp dụng cho kiến thức chung và kiến thức từng nhóm thành phần)

< 30% tổng số điểm Chưa có kiến thức

Chưa đạt30% - < 55% tổng số điểm Kiến thức kém

55% - < 80% tổng số điểm Kiến thức trung bình

Đạt80% - 100% tổng số điểm Kiến thức tốt

Thực hành: Bộ công cụ sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ để đánh giá hoạt động thựchành về phòng ngừa té ngã cho người bệnh của đối tượng nghiên cứu theo các mức độ 1 =Không bao giờ thực hiện; 2= Hiếm khi thực hiện; 3 = Thỉnh thoảng thực hiện; 4

= Thường xuyên thực hiện; 5 = Luôn luôn thực hiện Sau đó tính tổng điểm, tổng điểmcàng cao thực hành đối tượng nghiên cứu càng cao rồi phân thành các mức độ: Đạt: ≥ 4điểm; không đạt: ≤ 3 điểm Sau đó, tính tổng điểm và phân loại thực hành thành chưađạt và đạt Thực hành đánh giá nguy cơ té ngã, thực hành quản lý té ngã, thực hành dựphòng té ngã, thực hành chung về phòng ngừa té ngã của điều dưỡng được phân thànhcác nhóm như sau:

Bảng 2.2 Tiêu chí phân loại thực hành đối tượng nghiên cứu (áp dụng cho thực hành chung và thực hành từng nhóm thành phần)

Phương pháp thu thập thông tin

Sử dụng phương pháp tự điền phiếu để thu thập các thông tin của đối tượng nghiên cứu Điều tra viên là nhân viên phòng Điều dưỡng Điều tra viên đã được tập huấn về

Trang 36

nội dung nghiên cứu và thống nhất cách thức thu thập số liệu Tổ chức thu thập số liệutrong một lần đánh giá tại 6 khoa lâm sàng Các đối tượng nghiên cứu tại các khoađược các điều tra viên gặp gỡ ở phòng giao ban của khoa, giải thích rõ nội dung nghiêncứu và phát phiếu điều tra cho từng điều dưỡng tự điền Điều tra viên giám sát để đảmbảo điều dưỡng không trao đổi thông tin trong quá trình điền phiếu, sau đó thu lạiphiếu điều tra, kiểm tra sự phù hợp của các câu trả lời và đề nghị điều chỉnh ngay khicần Thực hiện giám sát quá trình thu thập số liệu để đảm bảo bộ công cụ được đầy đủ,chính xác và khách quan cho nghiên cứu Các điều dưỡng không thể tham gia trả lờitập trung do phải thực hiện nhiệm vụ, điều tra viên gửi phiếu để đối tượng tự điền vàothời gian thích hợp.

Xử lý số liệu

- Trước khi tiến hành phân tích, nghiên cứu viên kiểm tra thông tin ghi nhậnđược để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác Số liệu được nhập liệu, làm sạch và xử lýbằng phần mềm SPSS 20.0.

- Phân tích mô tả tỷ lệ, tính các giá trị phần trăm tìm hiểu thực trạng kiến thức,thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh tại các khoa lâm sàngTrung tâm Y tế huyện Tân Kỳ.

Vấn đề đạo đức

- Chuyên đề nghiên cứu được Trường phê duyệt Quá trình thực hiện được sựcho phép của Ban giám đốc, các khoa lâm sàng và các phòng ban liên quan của Trungtâm Y tế huyện Tân Kỳ.

- Tất cả các thông tin thu được từ đối tượng nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phục vụ cho các mục đích khác.

- Mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật.

2.3.2 Kết quả kiến thức và thực hành phòng ngã cho người bệnh của điều dưỡng2.3.2.1 Thông tin về điều dưỡng tham gia nghiên cứu

Trang 37

Bảng 2.3 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n=43)

Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn của điều dưỡng tham gia nghiên cứu (n=43)

Trang 38

Bảng 2.6 Đã tham gia các lớp đào tạo về té ngã (n=43)

Nhận xét: Vẫn còn 16,3 % chưa tham gia các lớp đào tạo về phòng ngừa té ngã.

Bảng 2.7 Đã được cập nhật về té ngã trong quá trình làm việc

Tình trạngĐược cập nhậtKhông được cập nhật

T p hu nập huấnấn

Phương tiện truyềnng ti n truy nện truyềnền

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan