thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần việt trì phú thọ

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần việt trì phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhiều bệnh viện tâm thần ở các nước phát triển đãphải dành 30% giường nội trú cho các bệnh lý do rượuỞ nước ta qua một số điều tra năm 1988 tỷ lệ nghiện rượu ở một phường tại Hà Nội là 1

Trang 1

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến là người đã trực tiếp hướng dẫn,khích lệ giúp đỡ tôi thực hiện chuyên đề này.

Tôi cũng xin cảm ơn tới Ban Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồichức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thậpthông tin.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè của tôi nhữngngười đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khoáluận.

Ngày tháng năm 2023

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi Những thông tin trong khoá luậnlà trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Ngày tháng năm 2023

Học viên

Trang 3

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 28

2.1 Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ 28

2.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh cai rượu tại Trung tâm Điều dưỡng – Phụchồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ 29

Chương 3 BÀN LUẬN 37

3.1 Thực trạng kết quả chăm sóc 37

3.2 Các ưu và nhược điểm 37

3.3 Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được 39

3.4 Đề xuất các giải pháp cải thiện chăm sóc người bệnh cai rượu tại Trung tâm39KẾT LUẬN 43

1 Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại Trung tâm Điều dưỡng- Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ 43

2 Đề xuất một số giải pháp để cải thiện công tác chăm sóc người bệnh cai rượutại Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CAIRƯỢU TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÂMTHẦN VIỆT TRÌ PHÚ THỌ

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Diagnostic and statical Manual ofMental Disorder (DSM)

Sách hướng dẫn chẩn đoán và thốngkê các bệnh tâm thần

International Classification ofDiseases and Related Health (ICD)

Bảng phân loại bệnh quốc tế

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, rượu được biết đến như một vấn đề nan giải trong xã hội hiện đại.Nhiều người vẫn lầm tưởng rượu là một chất kích thích Nhưng trên thực tế nó là chất ứcchế thần kinh trung ương, ảnh hưởng mạnh đến tâm tính sự phán đoán, cử chỉ, tính tậpchung và ý thức của người sử dụng Với số lượng vừa phải rượu làm cho người uốngcảm giác khoan khoái dễ chịu vui vẻ, giải khuây, giúp quên đi những khó khăn nhọcnhằn trong cuộc sống Nhưng nếu lạn dụng rượu, uống rượu lượng nhiều và đều đặn mỗingày trong thời gian dài sẽ dẫn đến chứng nghiện rượu Nó sẽ ăn mòn sức khoẻ và nhâncách, gây nhiều tác hại nặng nề, có thể làm băng hoại đạo đức xã hội và đổ vỡ hạnhphúc gia đình

Số người sử dụng rượu trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng, tuổi bắtđầu uống ngày trẻ, bệnh lý do rượu ngày càng trầm trọng Theo ước tính của tổchức y tế thế giới WHO có khoảng 2 tỷ người sử dụng rượu Trong đó có khoảng140 triệu người nghiện rượu Nhiều bệnh viện tâm thần ở các nước phát triển đãphải dành 30% giường nội trú cho các bệnh lý do rượu

Ở nước ta qua một số điều tra năm 1988 tỷ lệ nghiện rượu ở một phường tại Hà Nội là 1,15% dân số, năm 1988 tại một xã ở Hà Tây là 4,66% dân số

Theo thống kê của Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thầnViệt Trì, Phú Thọ số người phải nhập viện điều trị liên quan đến rượu lên đến 10-12% tổng số người bệnh điều trị nội trú của Trung tâm.

Đi kèm với số người bệnh phải nằm điều trị ngày càng tăng thì công tác chămsóc cho người bệnh cũng phải được quan tâm đúng mực để tăng cường hiệu quả củađiều trị Để đảm bảo cho việc chăm sóc người bệnh cai rượu được tốt hơn và nhằmhạn chế tỷ lệ tử vong góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho nền kinh tế xã hội Dovậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng công tác chăm sóc ngườibệnh cai rượu tại Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì,Phú Thọ” với 2 mục tiêu

1 Mô tả thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cai rượu tại Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ.

Trang 7

2 Đề xuất một số giải pháp cải thiện công tác chăm sóc cho người bệnh cai rượutại Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ.

Trang 8

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Đặc điểm chung về lạn dụng rượu và nghiện rượu

Uống rượu là một tập quán của con người trong giao tiếp cộng đồng đã xuất hiệnvà tồn tại từ rất lâu trên thế giới có tính xã hội rộng rãi được ghi nhận sâu sắc trongnhiều nền văn hoá của nhiều nền dân tộc Tuy nhiên rượu là chất tác động tâm thần,uống rượu ở mức độ vừa phải đem lại cho người uống cảm giác sảng khoái, vui vẻ, hoạtbát trong giao tiếp Nhưng uống rượu ở những liều lượng lớn

người uống dễ lâm vào trạng thái say rượu không còn làm chủ được bản thân,thậm chí có thể hôn mê, ngộ độc cấp do rượu gây hại cho sức khoẻ bản thân vàđược coi là lạn dụng rượu Lạn dụng rượu là một khái niệm đôi khi khó xác địnhranh giới giữa việc sử dụng rượu thông thường và sử dụng gây hại dẫn đến phụthuộc rượu, nghiện rượu

1.1.2 Tiêu chuẩn lạm dụng rượu theo DSM-IV(1994)

Theo hội tâm thần học Hoa Kỳ trong tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, thốngkê DSM-IV(1994) tiêu chuẩn lạn dụng rượu ghi nhận như sau:

- Hình thức sử dụng rượu không tương thích gây ra một sự biến đổi vềchức năng, hoặc một sự chịu đựng có ý nghĩa lâm sàng, đặc trưng bằng sự có mặtcủa ít nhất một trong những biểu hiện sau trong vòng một năm

+ Sử dụng nhắc lại rượu dẫn đến làm mất khả năng thực hiện những nhiệmvụ trọng yếu trong công việc, ở nhà hoặc ở trường

+ Sử dụng nhắc laiị rượu trong những tình huống gây hại về thể chất + Lậplại những vấn đề về tư pháp liên quan đến việc sử dụng rượu VD: Bị bắt giữ về những hành vi không bình thường do uống rượu

+ Sử dụng rượu mặc dù biết có những vấn đề dai dẳng hoặc tái diễn giữa các cá nhân hoặc xã hội xảy ra hoặc kịch phát lên do những tác động của rượu

+ Không có biểu hiện của sự phụ thuộc rượu

Trang 9

1.1.3 Nghiện rượu

Năm 1894 Huss M( Thuỵ Sĩ)- Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “ Nghiệnrượu” để chi những người uống rượu thường xuyên và thái quá có những vấn đềvề sức khoẻ cơ thể và tâm thần Cho đến nay người ta đã xác định nghiện rượu làmột loại bệnh lý do rượu, có các tác nhân thúc đẩy và nguyên nhân khác nhau.Tuy nhiên, định nghĩa thế nào là nghiện rượu thì vẫn đang là một vấn đề còn khóxác định Đã có những định nghĩa khác nhau đề cập đến nhiều khía cạnh củanghiện rượu

+ Năm 1951 Pougyet định nghĩa: Gọi là nghiện rượu khi một cá nhân đã sử dụng rượu mà bị mất tự do vì rượu

+ Năm 1994, Hardy O và Keureis O định nghĩa nghiện rượu như sau

cân nặng hoặc ¾ lít rượu vang 10% cồn cho một người đàn ông nặng 70kg

- Về mặt xã hội: Nghiện rượu là tất cả những hình thái uống rượu vượt quáviệc sử dụng thông thường và truyền thống

1.1.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu

* Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10(1992) được xác định như

+ Thèm muốn mạnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rượu

+ Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng

+ Xuất hiện hội chứng cai rượu khi việc sử dụng rượu bị ngừng lại hoặc bị giảm bớt

+ Cho những bằng chứng vè sự dung nạp như tăng liều

+ Dần dần xao nhẵng những thú vui hoặc những thích thú trước đây + Tiếp tục sử dụng mặc dù có những hậu quả tác hại

Chỉ được chẩn đoán nghiện rượu khi có từ 3 điểm trở lên đã được trải nghiệm hoặc biểu hiện trong vòng 1 năm trở lại đây

Trang 10

1.1.5 Mức độ phổ biến của bạn dụng rượu và nghiện rượu

Người ta nhận thấy việc tiêu thu rượu, bia có chiều hướng tăng lên trog những thậpkỷ qua Theo Godard J có sự tương đồng trong tiêu dùng rượu ở những quốc gia khác nhau,thể hiện bằng việc sử dụng bia tăng lên ở các nước La Tinh, tăng sử dụng rượu vang ở cácnước Anglo Xacxông và rượu mạnh được dùng ở nhiều nơi Chính vì thế mà tỷ lệ ngườinghiện rượu có xu hướng tăng ở các nước

Tài liệu nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới ở 15 nước công nghiệp phát triểncho thấy năm 1929 chỉ có 0,03% dân số nghiện rượu, năm 1940 tăng lên 0,33% vànăm 1975 tăng lên 1,23% dân số Tỷ lệ nghiện rượu trong dân chúng ở các nướcphương Tây tăng lên so với nước chiến tranh khoảng 2-3 lần

Ở nước ta cac bài báo cáo tại “ Hội nghị sơ kết nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng lạndụng rượu” Năm 1994 cho thấy: Tỷ lệ lạn dụng rượu ở khu vực thành phố chiếm 5-10,4% dân số, khu vực nông thôn 0,57-1,2% Tỷ lệ nghiện rượu ở thành phố 1,16-3,61%dân số, miền núi 2,34%; nông thôn 0,14-0,42% Năm 2005 theo Lâm Xuân Điền tỷ lệnghiện rượu riêng ở thành phố Hồ Chí Minh là 3% và chung cho cả nước 0,31-3% dânsố, ngày nay con số này có thể tăng lên rất cao

1.1.6 Hậu quả của lạn dụng rượu và nghiện rượu

Nghiện rượu và lạn dụng rượu không những để lại hậu quả nghiên trọngcho chính bản thân người sư dụng rượu mà còn để lại những hậu quả xấu về mặtkinh tế và an ninh toàn xã hội

1.1.6.1 Hậu quả đối với cá nhân

Rượu sau khi vào cơ thể sẽ được phân bố đến các cơ quan nội tạng, việcNghiện rượu và lạn dụng rượu lâu ngày sẽ từng bước ảnh hưởng đến chức năngcác cơ quan nội tạng, lâu dần sẽ gây rối loạn chức năng cơ quan nội tạng làmphát sinh các rối loạn, các bệnh lý khác nhau

Năm 1996 Lâm Xuân Điền và cộng sự điều tra tại 5 bệnh viện đa khoaThành Phố Hồ Chí Minh cho thấy 17,1% số người có sử dụng rượu Trong đócácbệnh về tiêu hoá 20,9%; các bệnh về xương khớp cơ 19,2%; các bệnh về hô hấp11,6%; các bệnh nhiễm khuẩn 8,1%; tim mạch 7,0%

Trang 11

1.1.6.2 Hậu quả về kinh tế- xã hội

Theo Ades J 1990 tại Pháp Nghiện rượu và lạn dụng rượu là nguyên nhâncảu 60% số tử vong tai nạn giao thông 10-20% số tử vong do tai nạn lao động25% số tử vong do tự sát Ở Bắc Mỹ và Châu Âu tỷ lệ chét tăng 1,6-4,7 lần ởnhững người lạn dụng rượu Chính vì vậy từ lây tổ chức y tế thế giới đã xếp cácbệnh lý do rượu đứng hàng thứ 3 sau các bệnh tim mạch và ung thư vè nguyênnhân gây tử vong

Ở Việt Nam tổng hợp báo cáo trong “ Hội nghị sơ kết nghiên cứu dịch tế,lâm sàng lạn dụng rượu” cho thấy trong số những người lạn dụng rượu nghiệnrượu có tới 31% mất việc làm, gia đình bị tan vỡ chiếm từ 8-18% gây tai nạn chongười khác từ 5-20% bị thương vì uống rượu gây tai nạn cho mình từ 5-34%phạm pháp bị bắt giữ từ 5-25% Số người lạn dụng rượu và nghiện rượu bị sa sútvề kinh tế chiếm từ 45-69%

1.1.7 Dịch tễ của nghiện rượu

Nghiện rượu hay gặp ở lứa tuổi từ 30 tuổi trở lên Tuy nhiên nghiện rượutăng lên nhanh chóng theo lứa tuổi khoảng 70% dân số nghiện rượu gặp ở ngườidưới 40 tuổi, 90% người nghiện rượu dưới 50 tuổi và 94% người nghiện rượu ởdưới 60 tuổi

Theo nghiên cứu của tác giả Việt Nam như Nguyễn Viết Thiêm, Trần ViếtNghị, Quách Văn Ngư thì có 27-50% số người nghiện rượu nằm trong độ tuổi30-40 nghĩa là độ tuổi lao động quan trọng Một số tác giả đã tính ra tuổi trungbình của người nghiện rượu ở Việt Nam là 42 tuổi

Tỷ lệ nam/ nữ nghiện rượu nói chung dao động từ 4/1 đến 8/1 Trong các nghiên cứu lâm sàng ngày nay hầu hết người bệnh là nam giới

Theo tác giả Starova L.V tỷ lệ nghiện rượu ở nữ chỉ là 10% tổng số người bệnh nghiện rượu

là nam giới, số người bệnh là rất nhỏ nữ hầu như không có, có lẽ điều này là dophong tục tập quán ở nước ta khác các nước Phương Tây Phụ nữ Việt Nam rất ítuống rượu nên hầu như không có người bệnh nữ bị nghiện rượu

Trang 12

Nghề nghiệp là môi trường có ảnh hưởng lớn đến lạn dụng rượu, từ đó phátsinh ra nghiện rượu Có 3 loại nghề nghiệp liên quan đặc biệt đến nghiện rượu lànông dân với môi trường nông thôn, tầng lớp công nhân lao động chân tay nặngnhọc, những nghề phải tiếp xúc với công chúng nhiều như bồi bàn, nhân viênchuyển hàng và giới kinh doanh

Nghiên cứu của tác giả Lý Trần Tình cho thấy công nhân chiếm tỷ lệ34,4%, nông dân chiếm 32,3%; viên chức 6,3% và 21,7% làm nghề tự do

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy có một tỷ lệ đáng kểngười bệnh có trình độ học vấn thấp Theo Soayka M( 1990) cho thấy 64,2% cóhọc vấn phổ thông trung học và 13,2% có học vấn tiểu học

Tác giả Trần Viết Nghị ( 1996) cho thấy có tới 80,6% số người nghiệnrượu chưa tốt nghiệp phổ thông trung học

Các nghiên cứu về lượng rượu uống hàng ngày của người bệnh nghiện rượucòn khác nhau, tuỳ thuộc vào từng vùng miền và tập quán của nhân dân địa phương.Nói chung lượng rượu uống trong ngày phải vượt qua 300ml rượu 40 độ thì ngườibệnh mới có thể trở thành nghiện rượu sau 10 năm uống liên tục Đây chỉ là giới hạndưới của nghiện rượu Người bệnh nghiện rượu thực tế uống rải rác trong ngày tổnglượng rượu uống có thể lên tới 1000ml rượu 40 độ

Đa số các tác giả đều cho rằng thời gian uống rượu phải trên 10 năm trởlên thành nghiện rượu Chỉ một số rất ít các người bệnh rượu trên 5 năm đã trởthành nghiện rượu Nói chung, tỷ lệ người nghiện rượu có thời gian uống dưới 5năm chỉ chiếm khoảng 10% số trường hợp, tỷ lệ cao nhất gặp trong nhóm uốngrượu từ 10-15 năm chiếm 60% các người bệnh ở các nhóm thời gian uống rượu10-20 năm chiếm 30%

Những người con của các người bệnh nghiện rượu có tỷ lệ nghiện rượu cao gấp4-5 lần những người con của những người bệnh con không nghiện rượu Các nghiên cứusau đó đã cho thấy nghiện rượu là một bệnh di truyền Nghiện rượu ở những người conmột phần do ảnh hưởng trực tiếp từ lồi sống, sinh hoạt của bố mẹ, phần khác do ảnhhưởng của tính di truyền đã được chứng minh qua nghiên

Trang 13

cứu những cặp sinh đôi cùng trứng và khác trứng Khoảng 60% trường hợp ngườibệnh nghiện rượu có bố mẹ anh em là người nghiện rượu

1.1.8 Biểu hiện lâm sàng của nghiện rượu

Giai đoạn 1( Giai đoạn giống suy nhược thần kinh)

Đây là giai đoạn khởi đầu của nghiện rượu Thật ra lúc này người bệnhchưa trở thành nghiện rượu và khi bỏ rượu họ không có hội chứng cai rượu Tuynhiên đây là bước đầu tiên quan trọng mà người nghiện rượu nào cũng phải trảiqua Người bệnh thích uống rượu và lượng rượu cũng tăng dần Nếu không uốngrượu thì người bệnh cảm thấy thèm và nhớ rượu Vì thế người bệnh tận dụng mọicơ hội để uống rượu

Đôi khi có thể ghi nhận các cơn say rượu bệnh lý của người bệnh Đó làtình trạng rối loạn ý thức trầm trọng, xuất hiện đột ngột sau khi uống một lượngrượu nhỏ Trong cơn say bệnh lý, người bệnh có thể có các rắc rối loạn hành virất trầm trọng nhhư đánh người, đập phá, Cơn say rượu bệnh lý thường kết thúcđột ngột bằng một giấc ngủ Khi thức dậy người bệnh không nhớ những gì đã xảyra trong cơn Cơn say rượu bệnh lý tuy hiếm những rất đặc trưng cho giai đoạn Icủa nghiện rượu

Cơn say bệnh lý có thể tái phát ngày càng trầm trọng và mật độ cơn ngàycàng nhiều nếu người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu

Các người bệnh này dần dần thay đổi tính tình Họ dần trở lên độc ác, hay nổicáu vô cớ, hay quấy nhiễu và đa nghi Những nạn nhân của họ thường là vợ con vàcác thành viên khác trong gia đình Người bệnh hay quên mất ngủ, trí nhớ và chú ýrất kém, hay mệt mỏi khả năng lao động giảm sút nghiêm trọng Vì vậy giai đoạnnày còn gọi là giai đoạn giống suy nhược thần kinh

Trong giai đoạn này, nếu người bệnh cai rượu thì các triệu chứng trên dầnbiến mất Nếu người bệnh tiếp tục uống rượu thì người bệnh sẽ chuyển sang giaiđoạn II của nghiện rượu

Giai đoạn II( Giai đoạn có hôi chứng cai)

Trang 14

Trong giai đoạn này người bệnh đã thực sự trở thành nghiện rượu Người bệnh luôntrong tình trạng thèm rượu bắt buộc, không thể kiềm chế Vì thế họ có thể uống rượubất cứ lúc nào Nếu bị cấm uống họ sẽ tìm mọi cách để uống rượu Bình thường cứsau một khoảng thời gian nhất định họ lại phải uống rượu để giảm cơn thèm rượu.Quãng thời gian này càng ngày càng ngắn lại, vì thế

không có gì phải ngạc nhiên nếu người bệnh luôn triền miên trong trạng thái sayrượu

Nếu không được uống rượu người bệnh sẽ có hội chứng cai rượu Hộichứng cai rượu xuất hiện khi nồng độ cồn trong máu người bệnh giảm xuống Vìthế hội chứng cai hay xuất hiện vào buổi sáng, sau một đêm không được uốngrượu Để ngăn chặn hội chứng cai rượu người bệnh phải uôgs ngay sau khi ngủdậy Do vậy hành vi uống rượu vào buổi sáng bị coi là nghiện rượu ở hầu hết cácnền văn hoá trên thế giới

Trong giai đoạn này biểu hiện của trạng thái phụ thuộc thực tế chiếm ưu thế.Tình trạng say rượu bệnh lý ngày càng gia tăng, không tự kiềm chế được và có tính chấtcưỡng bức( thèm bắt buộc) Người bệnh có đủ nghị lực để đấu tranh chống lại cơn thèmrượu Các triệu chứng ở giai đoạn I không những không biến mất mà còn phát triển tănglên Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là hội chứng cai xảy ra khi người bệnh khônguống rượu vài giờ hoặc vài ngày Hội chứng cai biểu hiện bằng các triệu chứng rối loạntâm thần cũng như các triệu chứng rối loạn thần kinh và các rối loạn cơ thể Các triệuchứng này chỉ giảm hoặc mất đi khi người bệnh uống trở lại Các triệu chứng rối loạntâm thần ở đây rất rõ ràng Trên nền khí sắc giảm xuất hiện trạng thái buồn rầu, dễ bựctức, giận dữ, độc ác, đa nghi Người bệnh cảm thấy sợ hãi vô duyên vô cớ và các ýtưởng buộc tội mình có thể có ảo thị giác và ảo thính giác thật, giấc ngủ không sâu,nhiều ác mộng, làm cho người bệnh có cảm giác không thoải mái sau khi ngủ dậy

Hội chứng cai còn biểu hiện ở rối loạn thần kinh và thần kinh thực vật:nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, run đầu chi, khô miệng, chóng mặt, chán ăn, buồnnuôn, ỉa chảy, tăng tiết mồ hôi, có thể run nhẹ các cơ mặt

Trang 15

Biểu hiện rối loạn tâm thần trong giai đoạn này thường là tiến triển cấptính và kéo dài, triệu chứng đa dạng và ngày càng đậm nét hơn Giai đoạn phụthuộc thực thể này có thể kéo dài 3-5 năm

Hội chứng cai rất hay gặp ở người nghiện rượu, nặng nề nhất la sảng rượu:

+ Giai đoạn khởi phát

Sảng rượu có khởi phát đột ngột, cấp tính trong khoảng thời gian từ một đếnvài ngày sau khi ngừng uống rượu Biểu hiện ban đầu của sảng rượu là người bệnhmất ngủ, chếnh choáng, run lẩy bẩy, rối loạn thần kinh thực vật (đỏ da, mạch nhanh,ra nhiều mồ hôi, đánh trống ngực, lo lắng, sợ hãi) Quãng thời gian từ lúc ngừngrượu cho đến khi có sảng rượu là khác nhau, thường từ 1-2 ngày, nhưng có trườnghợp phải sau 3-4 ngày Sảng rượu luôn được bắt đầu bởi cơn co giật kiểu động kinh,vì vậy, nếu người bệnh cai rượu có cơn co giật kiểu động kinh thì cần phải đề phòngsảng rượu.

+ Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát của sảng rượu thường xuất hiện sau cai rượu 3-5 ngàyvà có triệu chứng rất đa dạng và phong phú Sảng rượu bao gồm 3 triệu chứngchính sau:

– Mất ngủ hoàn toàn: Người bệnh mất ngủ trầm trọng, họ không ngủ được một tí gì trongvòng 24 giờ qua.

– Rối loạn ý thức: Người bệnh bị rối loạn định hướng không gian (khôngbiết đây là đâu), thời gian (không biết bây giờ là sáng hay chiều) Rối loạn địnhhướng bản thân (không biết mình là ai) ít gặp.

– Hoang tưởng và ảo giác rất rầm rộ: Người bệnh có các ảo thanh thật, ảo thị vàhoang tưởng bị hại biểu hiện rất mạnh mẽ Các hoang tưởng và ảo giác này có bất kỳ lúcnào trong ngày và chi phối hành vi của người bệnh Vì vậy họ hay vùng chạy đột ngột,tấn công các kẻ thù vô hình… kết quả là có thể gây ra các tai nạn (ngã, chạm vào ổ điện,chém vào chân mình) có thể gây ra tử vong.Các triệu chứng của sảng rượu thường tănglên về chiều tối và giảm đi vào buổi sáng.

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán sảng rượu theo DSM 5[1]

A Rối loạn ý thức cùng với giảm sự tập trung chú ý.Sự chú ý luôn xê dịch.

Trang 16

B Rối loạn nhận thức: Giảm trí nhớ, rối loạn định hướng, rối loạn ngônngữ hoặc rối loạn khả năng quan sát.

C Các rối loạn này xuất hiện cấp tính (trong vài giờ đến vài ngày) và tiếntriển có khuynh hướng dao động trong ngày.

D Có bằng chứng về một hội chứng cai rượu.

Giai đoạn III( Giai đoạn bệnh não thực tổn thương do rượu)

Giai đoạn này có đặc điểm là biến đổi từ từ làm cho các triệu chứng ở giaiđoạn II nặng lên và xuất hiện thêm các triệu chứng mới Thèm rượu có khuynhhướng giảm đi bớt lè nhè và bớt quấy rối hơn trước, thèm bắt buộc đối với rượu xâyra do các yếu tố loạn tâm thần nội sinh Khả năng dung nạp rượu kém, trạng thái sayxảy ra với liều lượng nhỏ hơn giai đoạn I và giai đoạn II

- Hội chứng ở giai đoạn này diễn ra dài hơn, biểu hiện rối loạn thần kinhvận mạch, rối loạn cơ thể và rối loạn kinh cũng nặng nề hơn giai đoạn I và giai đoạnII Biểu hiện trạng thái ở người bệnh với mạch chậm và xẹp mạch

Rượu đối với não:

Rượu không phải là một chất kích thích mà là một chất làm suy giảm cảhai quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh trung ương Nhưng rượu làmmất ức chế mạnh hơn gây nên quá trình hưng phấn giả và vì vậy người uống rượucảm thấy hưng phấn, đỡ lo âu, sợ hãi, hoạt động nhiều, nói nhiều, khả năng tựkiềm chế bản thân suy giảm nên lời nói thiếu tế nhị, suồng sã, sàm sỡ, cử chỉ hoạtđộng thiếu chính xác.

Khi nồng độ rượu trong máu là 0,3% thì vận động và tư duy, tri giác đều bịrối loạn Khi nồng độ rượu lên tới 0,4% - 0,5% thì cả hai quá trình hưng phấn và ứcchế đều bị suy giảm, người uống rượu bị bất tỉnh, hôn mê và khi nồng độ rượu lênđến 0,6% - 0,7% thì người uống rượu có thể tử vong.

Rượu ảnh hưởng đến các cơ quan khác:

- Tác dụng lên tuyến yên, gây nên rối loạn sự tăng trưởng, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chuyển hóa nước và muối khoáng.

-Gây viêm dạ dày, viêm tụy cấp.

-Tác hại đối với gan: gây xơ gan, thoái hóa mỡ gan.

Trang 17

- Các bệnh mạch máu, tim mạch, tăng lắng đọng choleterol ở mạch máu và

ở tim gây xơ mỡ động mạch.

1.1.9 Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu

Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu (ICD-10):

Chỉ chẩn đoán nghiện rượu khi có từ 3 triệu chứng trở lên và được trải nghiệm hay biểu lộ vào một lúc nào đó trong vòng 1 năm trở lại đây:

(1) Thèm muốn mãnh liệt Cảm thấy bắt buộc phải uống rượu.

(2) Giảm hoặc ngừng uống rượu là một việc làm rất khó khăn (Không tự làm chủ được mình).

(3) Khi ngưng sử dụng có hội chứng cai xuất hiện.(4) Phải tăng liều dần mới đạt được khoái cảm.

(5) Bỏ bê công việc hàng ngày và dùng nhiều thời gian để tìm kiếm và sử dụng rượu.

(6) Tiếp tục sử dụng rượu dù đã có những hậu quả về mặt cơ thể.Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai rượu theo DSM IV (1994):Ngừng hoặc giảm uống rượu khi đang uống liều cao và kéo dài.

Có ít nhất là 2 dấu hiệu dưới đây xảy ra sau tiêu chuẩn A vài giờ đến vài

+ Run tay.+ Mất ngủ.

+ Buồn nôn hoặc nôn.

+ Ảo thị, ảo thanh và ảo khứu hoặc hoang tưởng.+ Kích động tâm thần vận động.

+ Có trạng thái lo âu.

+ Có cơn co giật kiểu động kinh cơn lớn

1.1.10 Hội chứng cai rượu

Hội chứng cai rượu vẫn là một chẩn đoán lâm sàng nên cần loại trừ các nguyên nhân khác đặc biệt khi có thay đổi ý thức và sốt Các tình trạng như nhiễm

Trang 18

trùng thần kinh trung ương (viêm màng não), chấn thương (xuất huyết nội sọ), rối loạnchuyển hóa, quá liều ma túy, suy gan và xuất huyết tiêu hóa có thể giống hoặc cùng tồntại với cai rượu Có thể thực hiện chọc dò tủy sống và chụp cắt lớp

vi tính sọ não để loại trừ các chẩn đoán khác Chẩn đoán sớm hội chứng cai rượucó thể dẫn đến việc sử dụng thuốc an thần không phù hợp và trì hoãn các chẩnđoán khác.

Người bệnh trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, nhưng người bệnh không có hiệntượng ngáp và chảy nước dãi như trong cai nghiện ma tuý Họ chán ăn và ăn được rất ítmà uống rượu là chủ yếu, nhiều người không chịu ăn uống gì Người bệnh hay buồn nônvà nôn, nhưng khi được uống rượu thì tình trạng này hết ngay lập tức Chúng ta có thểlợi dụng hiện tượng này để bù nước và điện giải cho người bệnh bằng cách cho ngườibệnh uống nước pha với một chút rượu

Triệu chứng mất ngủ gặp ở hầu hết các người bệnh có hội chứng cai rượu.Mất ngủ xuất hiện ngay tối đầu tiên sau khi cai rượu Người bệnh khó vào giấcngủ không sâu hay tỉnh giấc sớm và đầy ác mộng Đặc biệt khi ngủ dậy ngườibệnh không cảm thấy thoải mái mà còn thấy rất mệt Mất ngủ sẽ nặng dần vàocác ngày tiếp theo va đạt đỉnh là ở ngày thứ 3 và ngày thứ 5

Người bệnh có biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật nặng nề mạch nhanh, ra mồhôi, huyết áp cao Mạch của người bệnh thường lên trên 100 lần/ phút Kèm theo mạchnanh người bệnh có huyết áp cao Bên cạnh đó người bệnh ra mồ hôi rất nhiều quần áohọ thường ướt đẫm mồ hôi vì vậy chúng ra rất dễ nhận ra Thân nhiệt của người bệnhtăng do run cơ, người bênh có thể sốt cao sẽ làm tình trạng rối loạn nước giải nặng hơn.Người bệnh có thể tử vong do rồi điện giải nặng hơn Người bệnh có thể tử vong do rốiloạn điện giải trầm trọng

Đa số người bệnh có kích động tâm thần, vận động: họ la hét, chửi bới lung tung đánh đập vợ con, đập phá đồ đạc

Hoang tưởng và ảo giác do cai rượu: Thường xuất hiện ở ngày thứ 3 đến ngàythứ 5 sau khi ngừng uống rượu Khi hoang tưởng và áo giác kết hợp trên cùng mộtngười bệnh, người ta gọi là hội chứng Paranoid do cai rượu

Trang 19

Khoảng 85% người bệnh có hội chứng cai rượu sẽ có ảo giác Ảo giác hay gặp nhất trong cai rượu là ảo thanh thật

Hoang tưởng cũng là triệu chứng hay gặp khoảng 65% người bệnh cai rượu sẽ có hoangtưởng Hoang tưởng ở người bệnh cai rượu thường gặp là hoang tưởng ghen tuông Mộtsố người bệnh có hoang tưởng bị hại cho rằng ma quỷ hại mình Triệu chứng trầm trọngnhất trong hội chứng cai rượu đó là chính là cơn co

giật kiểu động kinh

Cơn co giật kiểu động kinh được coi là triệu chứng nặng vì nó xuất hiệnkhi hội chứng cai rượu đạt đỉnh về mức độ trầm trọng hơn nữa nó là dấu hiệu chothấy người bệnh sắp vào giai đoạn sảng rượu

Sảng rượu là một cấp cứu tâm thần tối khẩn cấp, nếu không được điều trịkịp thời đúng quy cách thì tỷ lệ tử vong cao Sảng rượu xuất hiện trên nền hộichứng cai rượu mức độ nặng Khi người bệnh sảng rượu thì việc điều trị sẽ trởlên khó khăn tiên lượng sẽ rất nặng

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai rượu theo DSM-IV

Chẩn đoán hội chứng cai rượu theo Tiêu chí chẩn đoán và thống kê các rốiloạn tâm thần (DSM-5):

A Ngừng hoặc giảm đáng kể lượng rượu uống khi đang sử dụng rượu liềucao và kéo dài.

B Có ít nhất 2 tiêu chuẩn dưới đây xảy ra sau tiêu chuẩn A vài giờ đến vài

Tăng hoạt động tự động.Run tay.

Trang 20

C Các triệu chứng ở tiêu chuẩn B gây suy giảm rõ rệt các chức năng xãhội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.

D Các triệu chứng này không do một bệnh thực tổn và một bệnh rối loạntâm thần khác gây ra.

1.1.11 Tác hại của rượu

Ảnh hưởng tới não bộ:

Khi một lượng cồn lớn vào trong cơ thể chúng gây rối loạn bộ não của cơthể, khiến bộ não của chúng ta không còn kiểm soát, điều chỉnh được các hoạtđộng của các trung tâm dưới vỏ Từ đó gây ra các hành động tiêu cực của ngườiuống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát, suy giảm trí nhớvà tinh thần không ổn định.

Ảnh hưởng đến tim mạch:

Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương, cóthể gây ra suy tim Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim,phì đại tâm thất và xơ hóa.

Rượu bia cũng làm tăng khả năng cao huyết áp Tăng huyết áp là yếu tốnguy cơ lớn của đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Uống rượu cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, do vậy càng làm tăng huyết áp.Những người uống nhiều rượu bia cũng thường có lối sống không lành mạnh,nên càng dễ mắc bệnh tim mạch.

Tác hại đến dạ dày

Theo một số nghiên cứu, khi rượu bia vào trong cơ thể sẽ bị phân hủy từethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày.

Rượu kích thích niêm mạc dạ dày, khiến cho nó tiết nhiều axit tiêu hóa hơn.

Khi rượu và cả axit tích tụ trong dạ dày, bạn có thể thấy buồn nôn và nôn.Tác hại với gan

Khi rượu vào cơ thể nó được hấp thụ nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết Sau đó, rượuđược chuyển hóa chủ yếu vào tại gan (90%) Trong quá trình này, gan phải hứngchịu một đợt tấn công của rất nhiều độc tố.

Trang 21

Khi đó, chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc

ở ngoài đến gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan, và nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra ung thư gan.

Làm tổn thương tuyến tụy, gây tiểu đường, ung thư

Thông thường, tụy là nơi sản xuất insulin, giúp điều hòa nồng độ đường trong máu và một loạt các hooc-môn khác giúp ruột tiêu hóa thức ăn.

Khi uống nhiều rượu, quá trình sản sinh các hooc-môn này sẽ bị gián đoạnhoặc làm chậm Cùng với đó, các độc chất tích tụ vào tụy có thể gây viêm tụy,dần già dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng hơn.

Một ngày nào đó, khi tuyến tụy bị mất chức năng, không thể tạo ra insulin, bạnsẽ bị mắc tiểu đường type 2 Rượu cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.

Tăng nguy cơ mắc bệnh Gout

Gout là hiện tượng thừa axit uric khiến chúng tích tụ ở các cơ: ngón châncái, mắt cá chân, đầu gối khiến cho việc đi lại hết sức khó khăn Lạm dụng rượubia quá mức dần dần làm hỏng các bộ phận trên cơ thể bạn và đặc biệt là gan vàthận khiến cơ thể không có khả năng loại bỏ độc tố và các chất độc hại khiến bạncó nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn.

Loãng xương, tiêu cơ bắp

Tiêu thụ nhiều rượu có thể làm giảm lượng canxi trong cơ thể Cùng vớicách nó ảnh hưởng đến các hooc-môn tăng tưởng, rượu sẽ ngăn chặn quá trìnhhình thành tế bào xương mới Khi đó, bạn sẽ dễ bị loãng xương.

Chất cồn hạn chế máu đến cơ bắp, theo thời gian sẽ khiến bạn bị tiêu giảm cơ bắpvà yếu hơn.

Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản

Đối với nam giới, nồng độ cồn trong máu từ 8 -10 g/100cc đủ làm giãn nở mạchmáu, gây cản trở quá trình quan hệ, đặc biệt rượu bia còn làm ảnh hưởng chất lượng tinhtrùng, khi kết hợp với trứng để thụ thai dễ dẫn đến suy yếu thế hệ.

Đối với nữ giới nghiện rượu sẽ làm suy yếu vùng hạ đồi – tuyến yên,buồng trứng dẫn đến trứng không rụng nữa, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, ảnhhưởng đến khả năng sinh sản, gây nguy cơ sinh non…

Trang 22

Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể

Rượu bia có thể “giết chết” tế bào bạch cầu mà cơ thể tạo ra để chống lạibệnh tật, phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Những người uống rượu thường xuyên trong thời gian dài cũng vì thế mà hay bịviêm phổi hoặc lao.

Rượu bia có tác hại rất lớn đối với cơ thể, là một trong mười nguyên nhângây tử vong hàng đầu trên thế giới Người dân cần phải nâng cao ý thức về việcsử dụng rượu bia ở mức độ hợp lý, tránh gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơthể, đặc biệt rượu bia sẽ tác hại lớn đối với gan, lá gan sẽ không còn hoạt độngbình thường được nữa, và một ngày có thể bị suy dẫn đến tử vong nếu khôngđược ghép gan mới.

1.1.12 Loạn thần do rượu

Ảo giác do rượu

Ảo giác: thường là những ảo giác thật, có thể có nhiều ảo giác trên một

người bệnh, có thể có ảo thanh, ảo thị, ảo giác xúc giác, ảo khứu,…

- Ảo thanh hay gặp nhất ở người bệnh, ảo thanh phần lớn được phát triểntrên nền tảng những rối loạn khác kèm theo, đôi khi ảo thanh xuất hiện vào ngàycuối cùng của cơn uống rượu Ảo thanh thường xuất hiện vào chiều tối và lúcthiêm thiếp ngủ Có thể là ảo thanh thô sơ hay ảo thanh lời nói.

độ ảo thanh có thể là tiếng kêu hay tiếng thì thầm, giọng nói biến đổi nhưng thường cónhững chủ đề liên quan với nhau Ảo thanh nặng lên về chiều tối Thoái triển đột ngộtsau một giấc ngủ sâu hay giảm dần về cường độ và tần số, khi ảo thanh hết hẳn thìngười bệnh phê phán được trạng thái loạn thần đã qua.

- Ảo thị cũng thường gặp sau ảo thanh, nội dung ảo thị thường phù hợp vớinội dung ảo thanh và hoang tưởng Khi ảo giác có sảng thì người bệnh thấynhững côn trùng, động vật với kích thước thu nhỏ Khi ảo giác kèm theo ý thức uám người bệnh thấy những cảnh giống mộng nhưng chủ đề thường không hoànchỉnh và mất tính thứ tự.

Trang 23

- Ảo xúc ít gặp hơn ảo thanh và ảo thị, thường xuất hiện cùng với ảo thị,người bệnh thấy những côn trùng bò trên da thịt, chuột gậm nhấm chân tay mìnhgây cảm giác khó chịu Đôi khi ảo xúc là cảm giác những vật lạ trong miệng vàhọng.

- Ảo khứu và ảo vị chỉ gặp ở 9% người bệnh loạn thần do rượu với ảo giác chiếm ưu thế.

* Điều trị ảo thanh do rượu:

- Phải cai rượu cho người bệnh ở cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần

để điều trị ảo thanh do rượu, thường sử dụng 1 trong các phác đồ sau

+ Phác đồ 1:

Haloperidol 1,5mg x 8 viên/ ngàyTrihex 2mg x 4 viên/ ngày Uống sáng ½ liều, tối ½ liều

Hoang tưởng do rượu:

- Hoang tưởng (paranoid) do rượu được nhắc đến nhiều là hoang tưởngghen tuông, được phát triển dần trên một nhân cách đã thoái hoá do rượu Thoạtđầu những ý tưởng ghen tuông chỉ có trong khi say Dần dần mới trở nên bềnvững và xuất hiện cả những khi người bệnh không uống rượu Từ chỗ nghi ngờ điđến khẳng định vợ mình không chung thủy Người bệnh rình mò, tra khảo, bắt vợphải nhận lỗi Người bệnh xác định người yêu của vợ mình thường là người quenbiết.

- Sự phức tạp của loạn thần có thể diễn ra theo 2 hướng:

Trang 24

+ Hoang tưởng ghen tuông là chủ đề duy nhất không thay đổi.

+ Ý tưởng hoang tưởng còn có nội dung khác liên quan đến sự thiệt hại vậtchất (vợ lấy tiền cho người yêu, đầu độc người bệnh để có tự do với người yêu).Một số nhà nghiên cứu nhận thấy hoang tưởng ghen tuông thường xuất hiện sauloạn thần do rượu cấp tính, ở tuổi trung niên Một số thống kê nhận thấy hoangtưởng ghen tuông gặp ở 40% người bệnh loạn thần do rượu với hoang tưởng vàảo giác chiếm ưu thế.

- Paranoid do rượu được nhắc đến nhiều là hoang tưởng bị theo dõi, hoang tưởng bị hại và các hoang tưởng cảm thụ có tính hình tượng cao.

- Hoang tưởng bị theo dõi chi phối mãnh liệt hành vi, cảm xúc của người

- Hoang tưởng bị hại có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõihoặc hoang tưởng ghen tuông trong paranoid cấp do rượu Theo thống kê của mộtsố nhà nghiên cứu, hoang tưởng bị hại chiếm 71% người bệnh loạn thần do rượuvới hoang tưởng chiếm ưu thế Hoang tưởng bị hại có tỉ lệ cao nhưng không đặchiệu cho loạn thần do rượu.

-Ngoài ra ở người bệnh loạn thần do rượu còn thấy một số hoang tưởngkhác như hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng tự cao, hoang tưởng nghi bệnh…nhưng với tỉ lệ thấp.

- Hoang tưởng và ảo giác đôi khi cùng phối hợp với nhau trong một bệnhcảnh lâm sàng của loạn thần do rượu Theo thống kê của Soayle M., 1990 chỉ có13% người bệnh loạn thần do rượu có ảo giác đơn thuần.

Điều trị hoang tưởng do rượu

Trang 25

- Phải cai rượu cho người bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần- Sau khi hết mọi hội chứng cai rượu, người bệnh cần tiếp tục dùng thuốc an thần để điều trị hoang tưởng, thường sử dụng phác đồ sau:

+ Haloperdol 1,5mlx 8 viên/ ngày+ Trihex 2mg x 4 viên/ ngày Uống sáng ½ liều, tối ½ liều Thờigian điều trị 3-6 tháng

Chống tái nghiện rượu cho người bệnh bằng Esperal 500mg x ½ viên/ ngàyvào buổi sáng Thời gian uống thuốc tái nghiện tối thiểu 2 năm

Cảm xúc và hành vi:

Hoang tưởng và ảo giác do rượu thường chi phối mạnh mẽ hành vi, cảmxúc của người bệnh loạn thần do rượu ở những cơn cấp tính Người bệnh lo âu,sợ hãi và căng thẳng cao độ, đôi lúc khoái cảm Hành vi thường né tránh, chạytrốn hoặc phản ứng tấn công người xung quanh.

Trong những trường hợp kéo dài mãn tính cảm xúc của người bệnh thườngbị ức chế, đôi khi trở nên cau có, giận dữ Hành vi có khi thẫn thờ hoặc sững sờ,cảm giác không lối thoát nhưng cũng có khi trở nên độc ác, thô bạo với ngườithân.

Các bệnh cơ thể phối hợp:

Bên cạnh các triệu chứng loạn thần còn thấy các bệnh cơ thể phối hợp như viêmloét dạ dày, xơ gan, rối loạn huyết áp và thần kinh thực vật Ngoài ra ở nhiều ngườibệnh có biểu hiện trạng thái suy kiệt do nhiễm độc rượu lâu ngày.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

- Các hoang tưởng, ảo giác chiếm vị trí hàng đầu Không chẩn đoán khi cómột sự ngộ độc hoặc cai rượu phối hợp, không tính đến những ảo giác do sửdụng chất gây ảo giác.

bệnh.

Trang 26

- Những biểu hiện sau cho phép nghĩ đến một loạn thần không do rượu:hoang tưởng, ảo giác có trước khi dùng rượu, những giai đoạn tái diễn không liênquan đến rượu.

- Bệnh cảnh không diễn ra theo chiều hướng của một sảng tiến triển.

Chẩn đoán phân biệtVới tâm thần phân liệt:

- Về khởi phát hoang tưởng, ảo giác do rượu thường cấp tính, nhanh đi đếntoàn phát trong khoảng vài giờ đến vài ngày Còn trong tâm thần phân liệt khởiphát từ từ hơn, thường có giai đoạn ủ bệnh trước khi hoang tưởng, ảo giác pháttriển rầm rộ.

thường là những ảo giác giả có khi có ảo giác thật Ảo thanh ra lệnh, bình phẩm đặctrưng trong tâm thần phân liệt ít thấy ở người bệnh loạn thần do rượu.

- Hiện tượng bị động, bị chi phối hay tâm thần tự động đặc trưng cho tâm thần phân liệt ít thấy ở người bệnh loạn thần do rượu.

- Phải xem xét tiền sử, bệnh sử, sự biến đổi nhân cách để có thể phân biệt tâm thần phân liệt và loạn thần do rượu.

Giai đoạn loạn thần

Việc điều trị nhằm làm mất trạng thái loạn thần và đề phòng các biến chứng.

chúng không ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá thải trừ của rượu Một số bác sĩ kháckhuyên nên lựa chọn phối hợp an thần kinh tùy theo bệnh cảnh lâm sàng.

Trang 27

Ở nước ta theo thống kê ban đầu 66,6% người bệnh loạn thần do rượu điều trị đơn thuầnmột loại an thần kinh chủ yếu là Halopéridol, 33,3% người bệnh điều trị phối hợp vớicác thuốc an thần kinh như Haloperidol, Tisercin, Aminazin,…

- Các thuốc bình thần: Thường sử dụng Diazepam (Seduxen) để giải lo âu với liều lượng trung bình.

- Các thuốc chống trầm cảm: Thường sử dụng thuốc chống trầm cảm bavòng như Amitriptilin, hoặc các thuốc chống trầm cảm mới như Stablon, Prozax,… với liều thấp hoặc trung bình.

- Liệu pháp vitamin: Nghiện rượu lâu thường dẫn đến thiếu vitamin B1,giảm giữ trữ glucoza gây ra tình trạng suy kiệt Dùng vitamin B1 liều cao khắcphục được tình trạng này, phòng ngừa tiến triển xấu dẫn đến các bệnh não dorượu.

- Liệu pháp tâm lý: Nhằm mục đích thiết lập các mối quan hệ tin cậy, thông cảm với người bệnh, làm cơ sở cho việc điều trị tiếp theo.

Giai đoạn sau loạn thần

Phục hồi chức năng tâm lý xã hội để chống tái nghiện, giúp người bệnh táihòa nhập với gia đình và cộng đồng Phối hợp tâm lý, quản lý, lao động nghề nghiệpđể có thể chuyển đổi hành vi của người bệnh theo chiều hướng tốt.

1.1.13 Điều trị nghiện rượu

- Sử dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với liệu pháp môi trường- Sử dụng các liệu pháp học tổng hợp

- Các phương pháp giải độc bằng thuốc

- Các phương pháp làm dịu cơn thèm rượu bắt buộc bằng các thuốc hướng tâm thần

- Điều trị chống tái phát

- Điều trị các rối loạn cơ thể khác

- Người bệnh phải tự nguyện hoặc bị gia đình cưỡng ép vào điều trị nội trú tại cơ sở y tế

Trang 28

- Khắc phục hội chứng cai bằng thuốc bình thần nhóm Cacbamazepin Có thể dùng phác đồ sau:

+ Seduxen 10mg x 2 ống/ ngày, tiêm bắp sáng 1 ống, tối 1 ống dùng trong 7 ngày

Điều trị hoang tưởng, ảo giác trong hội chứng cai rượu

Nếu người bệnh có hoang tưởng áo giác rầm rộ, xuất hiện liên tục, chi phốihành vi của người bệnh thì ta có thể dùng thuốc an thần sau

+ Haloperidol 5mg x 2 ống

Sử dụng VTM B1 trongg điều trị hội chứng cai rượuVitamin B1 0,1g x 2 ống/ ngày tiêm bắp vào sáng và tối

Bù nước và điện giải cho người bệnh có hội chứng cai rượu

- Ringer lactac 500ml x 2 chai truyền tĩnh mạch chậm 60 giọt/ phútDự phòng tái phát nghiện rượu

Điều trị cắt cơn cai rượu đã khó nhưng giữ cho người bệnh không táinghiện còn khó gấp bội

Hiện nay các bác sỹ hay sử dụng Disulfiram 500mg uống mỗi sáng ½ viên.Thời gian uóng tối thiểu 24 tháng

Mặt khác để người bệnh điều trị chống tái nghiện rượu thành công thuốcphai được đảm bảo đến đúng bụng người bệnh Vì thế không thể để người bệnhquản lý thuốc và uống thuốc được Người nhà người bệnh phải trực tiếp chongười bệnh uống thuốc hàng ngày Đây là công việc khó khăn, đòi hỏi sự kiên trìcao của mọi thành viên trong gia đình

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Các chương trình can thiệp cai rượu

Các chương trình can thiệp có các mục tiêu trước mắt, ngắn hạn và dài hạn Mụctiêu trước mắt là tham gia vào các nhu cầu cấp bách có liên quan đến rượu chẳng hạnnhư cai nghiện, chữa trị các biến chứng cấp tính về sức khỏe và can thiệp vào cáctrường hợp bị khủng hoảng Mục đ tiêu ngắn hạn thường là điều trị các bệnh mạn tínhkết hợp hay các bệnh lý tâm thần, duy trì thói quen không uống rượu, tái hòa nhập giađình và bắt đầu tái hòa nhập cộng đồng.

Trang 29

Các mục đích và mục tiêu lâu dài tập trung vào vấn đề lớn hơn là chống táinghiện, tái hòa nhập nghề nghiệp, tái hòa nhập xã hội, lối sống lành mạnh và cảithiện chất lượng cuộc sống.

Dựa vào những mục tiêu này, quá trình điều trị được chia thành 4 giaiđoạn: tiền điều trị, giai đoạn cai nghiện, giai đoạn điều trị tích cực và giai đoạnhậu chăm sóc.

Giai đoạn tiền điều trị (giai đoạn tạo lập quan hệ/giai đoạn chuẩn bị) Việc

sớm xác định người có mắc các vấn đề liên quan đến rượu và phỏng

vấn khích lệ tạo nên cơ sở cho giai đoạn tiền điều trị Phỏng vấn khích lệ nhằm giúpngười đó chấp nhận vấn đề và cần sự giúp đỡ bên ngoài Bác sỹ tại các cơ sở chămsóc sức khỏe các tổ chức phi chính phủ dựa trên cộng đồng, chủ lao động, bạn bè vàcác thành viên của gia đình có thể rất có tác dụng trong nhiệm vụ quan trọng này đểchuẩn bị tâm lý cho người bệnh bắt đầu việc điều trị trong giai đoạn này vì nó có thểkéo dài từ vài ngày đến vài tuần hoặc vài tháng.

Cai nghiện (giai đoạn cắt cơn)

Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 tuần đến 2 tháng tùy thuộc vào loại chấtnghiện, lượng chất nghiện sử dụng và thời gian nghiện Quá trình cai nghiệnthường được thực hiện bằng benzodiazepines để kiểm soát các triệu chứng cainghiện xảy ra khi ngừng uống rượu hoặc sử dụng hình thức khác để thay chất gâynghiện Sinh tố B và các loại vitamin B hỗn hợp khác cũng rất cần thiết Thời kỳcai nghiện cũng được dùng để đánh giá các tác động vể mặt sức khỏe và các vấnđề khác trong đời sống của người bệnh, cũng như để đánh giá điểm mạnh và điểmyếu của người bệnh.

Điều trị tích cực

Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến12 tháng hoặc lâu hơn, và có liên quan đến quátrình lựa chọn các phương thức điều trị chủ yếu bằng thuốc, liệu pháp tâm lý hay tâm lýxã hội Căn cứ vào đánh giá đưa ra, người ta sẽ chọn một hoặc một số phương pháp điềutrị Những phương pháp điều trị cụ thể thường được sử dụng là liệu pháp tâm lý dựa trênnhóm hay cá nhân, sự can thiệp của gia đình và các kế hoạch tái hòa nhập Các biệnpháp điều trị này được thực hiện một cách có tổ

Trang 30

chức nhưng mang tính cá nhân rất cao để đáp ứng nhu cầu riêng của các ngườibệnh.

Liệu pháp tâm lý cá nhân được áp dụng cho các người bệnh có các vấn đề liênquan đến việc uống rượu trước năm 1960 đã không thành công lắm Tuy nhiên, cácliệu pháp cá nhân lại được sử dụng lại vào những năm 1980, một phần là do cácchỉnh sửa trong các liệu pháp tâm lý và sự phát triển rất nhiều các liệu pháp khác(chẳng hạn như các liệu pháp hỗ trợ thể hiện, giao tiếp, và hành vi nhận thức) vàcũng là do việc áp dụng quy định hạn chế dược phẩm.

Hậu cai (giai đoạn chống tái nghiện)

Giai đoạn hậu điều trị và hậu chăm sóc tập trung vào các mục tiêu dài hạnđược đặt ra và có thể tiếp tục trong 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn thế Trong giaiđoạn này, vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội khác tích cực hơn và cần thiếthơn Đối với các người bệnh tiếp theo và hậu chăm sóc, yếu tố quan trọng nhất làduy trì mối quan hệ điều trị đã được tiếp tục Khía cạnh quan trọng khác tronggiai đoạn này là nhận thức về hiện tượng tái nghiện Chống tái nghiện thườngđược thực hiện thông qua các kỹ năng phù hợp, tái hòa nhập nghề nghiệp và quanhệ với các thành viên trong gia đình.

Phục hồi từ nghiện không chỉ liên quan đến thói quen không sử dụng cácchất gây nghiện cũng như tạo ra những thay đổi đối với việc cải thiện chất lượngcuộc sống Quá trình phục hồi này rất khó khăn.

Uống rượu trong giai đoạn hậu chăm sóc có thể coi là tái nghiện Phát hiện rakhả năng tái nghiện là một hiện tượng quan trọng đối với quá trình phục hồi và cóthể xử lý một cách có ý nghĩa việc xử lý đúng cách có thể tránh được cảm giác chánnản và vô dụng đối với người bệnh, gia đình, nhóm điều trị nếu bị coi là thất bại điềutrị Tất cả mọi người sẽ giúp quá trình phục hồi tốt hơn nếu họ chấp nhận hiện tượngtái nghiện, qua đó tiếp tục chống tái nghiện.

Các chiến dịch cụ thể để chống tái nghiện bao gồm việc xác định các yếu tố nguycơ gây tái nghiện, các biện pháp can thiệp và các phương pháp điều trị có thể giảm nhẹcác yếu tố đó Mục đích chính của các mô hình chống tái nghiện cụ

Trang 31

thể này là giúp người bệnh xác định các biện pháp chống tái nghiện tiềm tàng vàcác kỹ năng xử lý tương ứng.

1.2.2 Quy trình tổ chức khám, điều trị và chăm sóc cho người bệnh cai rượu Bước 1:

Người bệnh được gia đình đưa đến khoa khám bệnh của bệnh viện.

Người bệnh được bác sỹ khám bệnh và cho chỉ định vào khoa điều trị Tại đâyngười bệnh được nhân viên phòng khám hướng dẫn làm thủ tục nhập viện sau đóđưa vào khoa lâm sàng điều trị

Bước 2: Tại khoa điều trị

- Người bệnh được khoa điều trị tiếp nhận

- Bác sỹ tiếp xúc khám bệnh cho người bệnh và gia đình người bệnh làm bệnhán nằm viện, đồng thời cho chỉ định thuốc và các xét nghiệm cần thiết

- Điều dưỡng viên thực hiện công tác chăm sóc cho người bệnh bằng cách:Cho người bệnh thay quần áo viện, xếp chăn màm giường chiếu cho người bệnhvà gia đình người bệnh

+ Người bệnh được điều dưỡng đo các chỉ số sinh tồn và các chỉ định của bác sỹ đồng thời viết vào hồ sơ bệnh án

+ Hàng ngày người bệnh được điều dưỡng đôn đốc tắm gội thay quần áo cắt móng tay chân cạo râu co người bệnh

+ Người bệnh được ăn cơm theo giờ ăn của bệnh viện theo thực đơn chung dokhoa dinh dưỡng cung cấp Trừ một số trường hợp cụ thể người bệnh không ăn đượccơm thì cho ăn sữa hoặc cháo tuỳ tình trạng của người bệnh

+ Người bệnh được dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ

+ Theo quy định của bệnh viện nếu người bệnh ở chế độ chăm sóc cấp 2 vàquản lý cấp 2 trở lên thì hồ sơ bệnh án sẽ được viết phiếu chăm sóc 2 ngày/ lầnvào thứ 2,4,6 hàng tuần

Nếu người bệnh có chỉ định tiêm thuốc an thần kinh thì điều dưỡng kiểm tra dấu hiệu sinh tồn trước và sau khi tiêm

Trang 32

Nếu người bệnh có chỉ định truyền dịch thì điều dưỡng kiểm tra dấu hiệusinh tồn trước trong và sau khi truyền theo dõi sát tình trạng của người bệnhtrong khi truyền

+ Người bệnh được khoa điều trị quản lý sát không được cho ra ngoài khoanếu không có người nhà bảo lãnh đi cùng và người bệnh không được tiếp xúc,uống rượu

bệnh có thể đáp ứng sức khoẻ, bằng liệu pháp tập thể dục xem ti vi

+ Một số người bệnh trong giai đoạn ổn định thì được đưa sang khoa hoạt động liệu pháp phục hồi chức năng cho người bệnh

Bước 3: Người bệnh được điều trị ổn định gia đình xin cho người bệnh raviện thì khoa làm thủ tục giải quyết cho người bệnh ra viện và kê đơn thuốc vềnhà cho người bệnh uống

Trang 33

CHƯƠNG II:

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1 Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú ThọTrung tâm Điều dưỡng PHCN tâm thần Việt Trì là đơn vị sự nghiệp thuộcBộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trụ sở đóng trên địa bàn khu 4 PhườngVân Phú, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Trung tâm được thành lập năm 1968, tên gọi ban đầu là Trại điều dưỡng T202trực thuộc Bộ Nội vụ, trụ sở đóng trên địa bàn xã Thanh Uyên - huyện Tam Nông -tỉnh Phú Thọ Tháng 3/1986 Trung tâm được Bộ Thương binh và Xã hội đổi tênthành Khu điều dưỡng tâm thần Tam Thanh Đến năm 2002 chuyển về cơ sở mới tạiKhu 4 - Vân Phú - Việt Trì - Phú Thọ và đổi tên thành Trung tâm Điều dưỡng - Phụchồi chức năng tâm thần Việt Trì theo Quyết định số 536/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày02/5/2002 Để bổ sung, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Trungtâm, tháng 12/2009 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hànhQuyết định số 1736/QĐ-LĐTBXH ngày 22/12/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Điều dưỡng phục hồi chức năng tâmthần Việt Trì.

2 Chức năng, nhiệm vụ

* Chức năng: Tổ chức quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng đối

với người mắc bệnh tâm thần mãn tính theo quy định của Nhà nước.* Nhiệm vụ:

- Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, PHCN và hướng nghiệp cho các bệnhnhân bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; người đã phục vụ trong lựclượng vũ trang; người là thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng; ngườinhiễm chất độc da cam/dioxin được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần kết luận bệnhmãn tính, thuộc diện trợ cấp hàng tháng nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tựlo được cuộc sống, không có điều kiện sống tại gia đình hoặc nhà xã hội tại cộng đồng(dưới đây gọi chung là đối tượng).

- Kết hợp điều trị, phục hồi chức năng với tổ chức lao động sản xuất phùhợp với từng đối tượng; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đốitượng;

-Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan trong nghiên cứu, ứng dụng những thànhtựu tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động của Trung tâm nhằm nâng

Trang 34

cao chất lượng công tác quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng cho đốitượng;

- Vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng trợ giúp kinh phíchăm sóc đối tượng; tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí và hiện vậthuy động (nếu có) theo quy định của pháp luật để nâng cao đời sống, vật chất,tinh thần cho đối tượng;

- Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của Trung tâm theo quy định của pháp luật;

- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;quản lý cơ sở vật chất, tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của phápluật và phân cấp của Bộ;

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định;- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ giao.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm:- Ban Giám đốc;

- Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị;- Phòng Kế toán - Tài vụ;

- Phòng Khám chuyên khoa Tâm thần và Phục hồi chức năng- Khoa Điều trị bệnh nhân nặng (KA);

- Khoa Phục hồi chức năng bệnh nhân nam (KB);- Khoa Phục hồi chức năng bệnh nhân nữ (KC).

2.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh cai rượu tại Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì, Phú Thọ.

Khảo sát các điều dưỡng thực hiện chăm sóc 202 người bệnh vào khoa điều trị với các biểu hiện rối loạn tâm thần do rượu cho kết quả như sau:

Bảng 2.2 Thực trạng thực hiện nhận định điều dưỡng

STT Nội dung Có Tỷ lệ %

Trang 35

1 Đi buồng nhận định, đánh giá tình trạng người 202 100bệnh

2 Tương đối đầy đủ, phù hợp với tình trạng người 173 85,6bệnh

3 Phát hiện các bệnh kèm theo kịp thời 160 79,24 Thể trạng, tình trạng dinh dưỡng 197 97,55 Tình trạng tự chăm sóc bản thân, vệ sinh cá nhân 196 97,06 Sự hiểu biết của người bệnh và người nhà người 183 90,5

bệnh về tác hại của rượu

7 Ghi chép hồ sơ bệnh án mô tả triệu chứng sơ sài 61 30,2

Có 100% điều dưỡng đi buồng nhận định đánh giá người bệnh Nhận định đánhgiá tình trạng người bệnh tương đối đầy đủ, phù hợp với tình trạng người bệnh 85,6% sốcòn lại điều dưỡng còn bỏ xót các dấu hiệu bất thường ở người bệnh, bởi vậy 29 trườnghợp còn lại khai thác không kỹ nên khi người bệnh có diễn biến điều dưỡng mới pháthiện tình trạng bất thường chiếm 14,4%.

Người bệnh ngay khi được tiếp nhận vào khoa điều trị hoặc khi người bệnh hợptác điều dưỡng đo chỉ số sinh tồn, cân nặng, chiều cao để đánh giá toàn trạng và thểtrạng người bệnh bằng chỉ số BMI đạt 97,5% số còn lại 05 người bệnh nhập viện trongtình trạng kích động mãnh liệt điều dưỡng chỉ đo được dấu hiệu sinh tồn, không đo đượcchiều cao cân nặng nên bỏ xót đánh giá thể trạng cũng như tình trạng tự chăm sóc bảnthân, vệ sinh cá nhân của người bệnh.

Tình trạng tự chăm sóc bản thân, vệ sinh cá nhân được điều dưỡng nhận địnhngay từ khi người bệnh nhập khoa 97,0% Việc ghi chép hồ sơ bệnh án điều dưỡngmô tả còn sơ sài, chưa đầy đủ, chưa mô tả được các diễn biến bất thường của ngườibệnh, chủ yếu phụ thuộc vào nhận xét của Bác sỹ 30,2 %.

Bảng 2.3 Thực trạng thực hiện chẩn đoán điều dưỡng

STT Nội dung Có Tỷ lệ %

Trang 36

1 Người bệnh có hoang tưởng bị hại, ghen tuông, 174 86,1truy sát

Người bệnh có ảo giác luôn có cảm giác như kiến

2 bò trong người; rắn rết bò trên tường; nhìn thấy 183 90,6ma quỷ, ngủ ít, bồn chồn, khó chịu

3 Người bệnh có rối loạn ý thức, rối loạn năng lực 38 18,8định hướng, đi lại loạng choạng.

Kết quả nghiên cứu Chẩn đoán của Điều dưỡng cho thấy:

Người bệnh ngủ ít, bồn chồn, khó chịu cảm thấy bứt rứt trong người đứngngồi không yên hoặc người bệnh nhìn thấy nhiều sâu bọ, rắn rết bò xung quanh90,6%.

Người bệnh nhập khoa với biểu hiện ghen tuông luôn cho rằng vợ mình ngoạitình hoặc luôn cho rằng có người đang muốn giết hại mình chiếm 86,1% cũng xuất pháttừ những hoang tưởng đó chi phối hành vi và tính cách người bệnh dẫn tới tình trạngkích động, đạp phá, đánh chửi người xung quanh 32,2%.

Trang 37

Người bệnh có rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện run chân tay, vã mồ hôi, đi lại loạng choạng chiểm 70,3%.

Người bệnh mệt mỏi, đầy bụng khó tiêu, chán ăn, không muốn ăn dẫn đến nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng là 96,0%.

Có 21,3% người bệnh và người nhà người bệnh thiếu kiến thức về tác hại của rượu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bệnh có vết thương trên cơ thể do bị ngã tại nhà cần được chăm sóc với tỷ lệ 4,0%.

Người bệnh có nguy cơ trốn viện do thèm rượu, luôn tìm cách trốn ra ngoài tìm rượu uống 16,8%.

Người bệnh không xác định được không gian, thời gian, nơi người bệnh đang ở 18,8%.

Trang 38

Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện các chăm sóc của Điều dưỡng

1 Quản lý người bệnh tại buồng, giường 202 100

4 Chăm sóc người bệnh có rối loạn ý thức, rối loạn 35/38 92,1năng lực định hướng

Kết quả khảo sát chăm sóc của Điều dưỡng cho thấy:

100% người bệnh được quản lý tại buồng bệnh, điều dưỡng thực hiệntương đối tốt quy trình chăm sóc người bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnhtrong thời gian nằm viện.

Trang 39

100% người bệnh có rối loạn trí nhớ được điều dưỡng chăm sóc hỗ trợ vàhướng dẫn người nhà phối hợp gợi nhớ lại những việc đã qua, những người thântrong gia đình giúp người bệnh dần hồi phục trí nhớ.

100% người bệnh có cơn co giật do sảng rượu được điều dưỡng chăm sóctận tình, đúng quy trình, đảm bảo an toàn.

100% người bệnh có vết thương được chăm sóc thay băng, rửa vết thươngđảm bảo vết thương khô, liền tốt.

100% người bệnh và gia đình người bệnh đã được bổ xung kiến thức về táchại của rượu với cơ thể, hiểu được tác hại của rượu và người bệnh cam kết sẽ bỏkhông uống rượu.

Người bệnh có hoang tưởng được chăm sóc đúng quy trình là 93,7%; ảogiác 88,5% trong giai đoạn người bệnh rối loạn tâm thần do rượu bị kích động cóthể gây nguy hiểm cho chính bản thân và người khác nên nhân viên y tế cần tìmcách quản lý, cố định người bệnh để đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhữngngười xung quanh; theo dõi phát hiện các hoang tưởng, ảo giác đi buồng kiểm tratheo dõi người bệnh 30 phút/ lần, 60 phút/lần.

Người bệnh có rối loạn năng lực định hướng, rối loạn ý thức điều dưỡng phốihợp cùng người nhà quản lý người bệnh ở phòng riêng, luôn theo sát người bệnhđảm bảo an toàn 92,1%; có 4/38 người bệnh tranh thủ người nhà đi mua đồ ăn ngườibệnh đã tự đi ra khỏi phòng đến phòng khác nhưng không biết đường về phòng mìnhkhiến người nhà và điều dưỡng phải đi tìm.

Khi người bệnh có biểu hiện kích động, đạp phá, đánh chửi người xungquanh ngay lập tức điều dưỡng phối hợp cùng người nhà cố định người bệnhbằng dây chuyên dụng tại giường kết hợp thực hiện y lệnh thuốc người bệnhđược đảm bảo an toàn 92,3%.

Người bệnh run chân tay, vã mồ hôi điều dưỡng phối hợp cùng người nhà laurửa, vệ sinh cá nhân cho người bệnh, giúp người bệnh đi lại, vận động an toàn 90,1%;người bệnh ra nhiều mồ hôi cần bù nước điện giải bằng cách truyền dịch Khi ngườibệnh có bệnh kèm theo ngoài chăm sóc về mặt tâm thần người điều dưỡng càng phảitheo dõi sát hơn đề phòng sự cố đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến

Trang 40

sự an toàn tính mạng của người bệnh 95,8%; số còn lại 5/118 người bệnh khiphát hiện có bệnh kèm theo gia đình xin chuyển tuyến điều trị.

Người bệnh rối loạn tâm thần do rượu thường men gan tăng, người bệnh thấymệt mỏi, đầy bụng, chán ăn dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng do vậy điều dưỡng cầnphải hướng dẫn chế độ ăn của người bệnh để người nhà chuẩn bị, điều dưỡng phốihợp cùng người nhà cho người bệnh ăn; trường hợp người bệnh chống đối ăn uốngthì cho người bệnh ăn qua Sonde, điều dưỡng trực tiếp cho người bệnh ăn để phòngtránh tai biến có thể xảy ra khi cho người bệnh ăn Sonde nhằm đảm bảo cung cấp đủdinh dưỡng cho người bệnh, người bệnh sớm hồi phục và tăng cân 90,7%; 18/194người bệnh chế độ dinh dưỡng không đảm bảo do gia đình người bệnh không hợptác trong việc cung cấp thức ăn cho người bệnh nên việc chăm sóc dinh dưỡng chonhững người bệnh này chưa đảm bảo nên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Trong quá trình chăm sóc, theo dõi người bệnh thấy người bệnh có biểuhiện thèm rượu hoặc luôn đòi đi tìm rượu uống điều dưỡng cần động viên ngườibệnh, quản lý cách ly người bệnh (nếu cần), theo dõi sát đề phòng người bệnhtrốn viện, kết quả 26/34 người bệnh không có cơ hội và hành vi trốn viện đạt76,1%; 8/34 người bệnh trốn viện vào thời gian cao điểm (giao ca, buổi trưa,chập choạng tối) sau khi phát hiện nhân viên y tế phối hợp cùng người nhà tìmkiếm đưa người bệnh trở lại viện an toàn.

Người bệnh bồn chồn, khó chịu, ngủ ít cần bố trí người bệnh ở buồng bệnh yêntĩnh, ngủ đúng giờ, không dùng các chất kích thích kết hợp sử dụng thuốc theo y lệnh đểgiúp người bệnh dần có được giấc ngủ êm dịu đạt 87,1%; 26/202 người bệnh chưa tuânthủ chế độ nghỉ ngơi, đi lại nhiều, hơn nữa do lưu lượng người bệnh tại khoa đông, sốbuồng bệnh quản lý cách ly người bệnh không đủ đáp ứng nhu cầu nên công tác chămsóc người bệnh cũng phần nào bị hạn chế.

Trong thời gian nằm điều trị tại viện người bệnh được sử dụng thuốc tại giườngđảm bảo 5 Đúng, hướng dẫn người nhà và người bệnh giờ sử dụng thuốc phải có mặt tạigiường bệnh, chuẩn bị sẵn nước uống để uống thuốc, sau khi dùng thuốc thấy ngườibệnh có biểu hiện bất thường phải báo cáo ngay nhân viên y tế

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan