thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam trong giai đoạn 2008 2022 và những vấn đề đặt ra hiện nay

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam trong giai đoạn 2008 2022 và những vấn đề đặt ra hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Do vậy,đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư là hết sức cần thiết để phát triển kinh tế, góp phầngiải quyết tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế.Mặc dù Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Hà Nội, 10/2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 1

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 2

MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của FPI 5

1.1.1 Khái niệm FPI 5

1.1.2 Đặc điểm của FPI 5

1.1.3 Vai trò của FPI đối với nước nhận đầu tư 6

1.2 Phân loại FPI 7

1.3 Quan điểm chỉ trích với FPI 8

1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút FPI 8

1.5 Phân biệt FPI với FDI 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2022 13

2.1 Chính sách thu hút và quản lý FPI tại Việt Nam 13

2.1.1 Chính sách thu hút FPI 13

2.1.2 Chính sách quản lý FPI 13

2.2 Thực trạng thu hút FPI vào Việt Nam giai đoạn 2008-2022 15

2.2.1 Thực trạng FPI vào Việt Nam giai đoạn 2008-2012 15

2.2.2 Thực trạng FPI vào Việt Nam giai đoạn 2013-2017 17

2.2.3 Thực trạng FPI vào Việt Nam giai đoạn 2018-2022 22

CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP 27

3.1 Vấn đề đặt ra 27

3.1.1 Hạn chế trong quản lý FPI 27

3.1.2 Hạn chế trong thu hút FPI 28

3.2 Một số giải pháp thu hút và quản lý dòng vốn FPI 30

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 4

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

TTCK Thị trường chứng khoánTNCs Công ty xuyên quốc gia

(Transational Corporations)

BITs Hiệp định đầu tư song phương

(Bilateral Investment Treaties)

NHNN Ngân hàng Nhà nướcNĐTNN Nhà đầu tư nước ngoàiDNNN Doanh nghiệp Nhà nướcNHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phầnFED Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ

(Federal Reserve System)

TPCP Trái phiếu chính phủTPDN Trái phiếu doanh nghiệpHNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

(Hanoi Stock Exchange)

HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh

(Ho Chi Minh Stock Exchange)

UPCOM thị trường giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết

(Unlisted Public Company Market)

SCIC Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

(State Capital and Investment Corporation)

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới vào ngày7/11/2006 Gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới, nhưng cũng đầythách thức Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn để xây dựng, từng bước hoàn thiệnkết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội Do đó, thu hút vốn đầu tư và cạnh tranh trongthu hút vốn đầu tư nước ngoài trở thành vấn đề quan trọng đối với Việt Nam Đầu tưgián tiếp nước ngoài đã hình thành và phát triển từ lâu ở Mỹ và các nước châu Âu, nơicó thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ Loại hình đầu tư này đã mở ra cho cácdoanh nghiệp cách thức tiếp cận với các nguồn vốn mới, góp phần vào việc thúc đẩykinh tế phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy đầu tư trên thế giới phát triển theo một xuthế mới Các làn sóng đầu tư gián tiếp trên thế giới đang có xu hướng đổ về châu Á,một trong những khu vực kinh tế năng động và phát triển nhất hiện nay Đối với ViệtNam, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài mang một ý nghĩa rất quan trọng bởi lẽViệt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Do vậy,đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư là hết sức cần thiết để phát triển kinh tế, góp phầngiải quyết tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế.

Mặc dù Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là thị trường tiềm năng cóthể thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế trong tương lai nhưng hiện tạilượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn thấp Trong thời gian quachính phủ mới chỉ chú trọng đến việc thu hút FDI mà vẫn chưa có những chính sáchquan tâm thu hút vốn FPI Do vậy, một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là phảicó giải pháp để đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Namqua thị trường chứng khoán Chính vì lý do đó, nhóm đã lựa chọn đề tài: “Thực trạngđầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam trong giai đoạn 2008-2022 và những vấn đềđặt ra hiện nay”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của bài thảo luận là đánh giá tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài vàoViệt Nam trong thời gian qua, đồng thời xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến khả

Trang 6

năng thu hút FPI vào Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp thu hút vốn FPI vàoViệt Nam qua thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra là:

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư gián tiếp nước ngoài.

- Đánh giá thực trạng thu hút vốn FPI vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán thờigian qua.

- Đề xuất những giải pháp để tăng cường thu hút vốn FPI vào Việt Nam qua thị trườngchứng khoán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trườngchứng khoán.

Về thời gian: từ năm 2008-2022.

4 Kết cấu đề tài

Đề tài này được chia thành ba chương:

Chương I: Cơ sở lý thuyết Trong chương này, đề tài sẽ làm rõ khái niệm, đặc

điểm, vai trò của FPI, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến FPI.

Chương II: Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn

2008-2022 Trong chương này, đề tài sẽ đánh giá tình hình thu hút FPI vào Việt Namtrong giai đoạn 2008-2022, so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, phântích các nguyên nhân và hệ quả của FPI.

Chương III: Những vấn về đặt ra và giải pháp Trong chương này, đề tài sẽ nêu

những hạn chế của việc thu hút và quản lý FPI từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nângcao khả năng thu hút FPI vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán, bao gồm các giảipháp về chính sách, về cơ sở hạ tầng, về thị trường và về nhà đầu tư.

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của FPI

1.1.1 Khái niệm FPI

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (hoặc đầu tư chứng khoán nước ngoài), viết tắt tiếngAnh là FII (Foreign Institutional Investment) hay FPI (Foreign PortfolioInvestment) là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó chủ đầu tưcủa một nước mua chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác) củanước ngoài để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổchức phát hành chứng khoán

Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI cũnglà một trong các hình thức thu hút vốn đầu tư quốc tế nhằm bổ sung nguồn lực tàichính để đầu tư phát triển của Nhà nước (qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ), mởrộng và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và doanhnghiệp FDI tại Việt Nam (qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ có giá),góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của người dân

1.1.2 Đặc điểm của FPI

Thứ nhất, chủ đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ chứng khoán, không nắm quyền

kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán, bên tiếp nhận đầu tư cóquyền chủ động hoàn toàn trong sử dụng vốn

Thứ hai, đầu tư chứng khoán với kỳ vọng về một khoản lợi nhuận tương lai dưới

dạng cổ tức hoặc phần chênh lệch giá Thu nhập của chủ đầu tư cố định hoặckhông cố định, tùy thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư mua Nếu nhà đầu tưmua trái phiếu thì sẽ được hưởng trái tức cố định, tuy nhiên cũng có loiaj trái phiếumột phần thu nhập cố định một phần thay đổi theo kết quả kinh doanh Nếu nhà đầu tưmua cổ phiếu thì sẽ được hưởng cổ tức tùy theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệpvà quyết định phân chia lợi nhuận sau mỗi kỳ kinh doanh của hội đồng cổ đông

Thứ ba, FPI có vào/ra nhanh (nhà đầu tư có thể bán lại các chứng khoán mà họ

đang nắm giữ bất cứ lúc nào để thu về tiền mặt hoặc đầu tư sang thị trường, chứngkhoán khác) và tính bất ổn định (nhà đầu tư có xu hướng thay đổi chứng khoán hoặctài sản mà mình đang nắm giữ để tìm kiếm mức lợi nhuận cao nhất có thể đạt được vớimức độ rủi ro thấp nhất)

Trang 8

Thứ tư, số lượng chứng khoán mà các chủ thể đầu tư nước ngoài được mua có

thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng loại chứng khoán và tùy theo từngnước, thường là dưới 10%

Thứ năm, nước tiếp nhận đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ,

kỹ thuật máy móc, thiết bị hiện đại, kinh nghiệm quản lý mà chỉ tiếp nhận vốn bằngtiền

Thứ sáu, chủ đầu tư thường là các định chế tài chính, các quỹ đầu tư, công ty bảo

hiểm, quỹ hưu trí hoặc cá nhân, doanh nghiệp

1.1.3 Vai trò của FPI đối với nước nhận đầu tư

Một là, FPI góp phần làm tăng nguồn vốn cho nền kinh tế (nguồn không gây nợ),

từ đó tăng đầu tư, tăng sản lượng nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế Dòng vốnFPI khi đổ vào Việt Nam sẽ làm tăng lượng vốn FPI trên thị trường vốn trong nước.Thông qua các tác động tích cực của của mình làm tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội.FPI cho phép nền kinh tế nhanh chóng tăng tỷ lệ đầu tư mà không cần phải dựa hoàntoàn vào nguồn vốn tiết kiệm trong nước; góp phần thúc đẩy tăng trưởng bằng cáchlàm tăng khả năng thanh toán và hiệu suất thị trường vốn nội địa

Hai là, FPI thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa, như thị

trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trườngvốn FPI sẽ làm cho thị trường tài chính, đặc biệt là TTCK Việt Nam trở nên đồng bộ,cân đối và sôi động hơn, khắc phục được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậmchí đơn điệu và kém hấp dẫn Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với gia tăngdòng vốn FPI là sự nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính - chứng khoán, trước hết làcác loại quỹ đầu tư, công ty tài chính và các thể chế tài chính trung gian khác, cũngnhư các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm,bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường; đồng thời còn kéo theo sự giatăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết làTTCK,… Tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần làm cho thị trườngphát triển mạnh mẽ hơn

Ba là, FPI góp phần thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỹ thuật đối với các

chính sách của chính phủ Sự gia tăng vốn FPI và phát triển thị trường tài chính sẽ đặtra những yêu cầu mới và cũng tạo ra các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước

Trang 9

nói chung và quản lý, quản trị doanh nghiệp nói riêng Hệ thống luật pháp, cũng nhưcác cơ quan, bộ phận hoặc cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thịtrường tài chính, nhất là đến FPI phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lựchoạt động để đáp ứng yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kếthội nhập quốc tế Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, Nhà nước sẽđa dạng hóa các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mụctiêu lựa chọn thích hợp thích hợp Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý của Nhànước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiệnhơn

Bốn là, FPI giúp làm giảm chi phí vốn so với việc đi vay ngân hàng.

Các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp cận với nguồn tiết kiệm nước ngoài,tận dụng nguồn vốn này để đầu tư, giảm bớt áp lực vốn trong quá trình mở rộng sảnxuất, kinh doanh, giảm chi phí vay vốn Ngoài ra, sự hỗ trợ, tư vấn của các công tyquản lý quỹ sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, gópphần thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trong nước

Năm là, FPI hỗ trợ cán cân thanh toán, bổ sung nguồn ngoại tệ thiếu hụt Nguồn

vốn đầu tư gián tiếp sẽ bổ sung một lượng lớn ngoại tệ, đặc biệt, các dòng vốnnóng từ các thị trường nước ngoài đổ về Việt Nam nhiều hơn trong những đợt lãi suấtcủa tiền Việt tăng lên Chính nguồn vốn này đã tạo thêm cung ngoại tệ và cải thiện cáncân thanh toán và giảm nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán của Việt Nam

1.2 Phân loại FPI

FPI qua cổ phiếu (stocks): là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tiền tệ ra mua cổ

phiếu của các công ty phát hành đủ thu lợi nhuận mà không nắm quyền kiểm soát trựctiếp đối với tổ chức phát hành cổ phiếu Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyềnvà lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức pháthành Chủ thể phát hành cổ phiếu là Công ty cổ phần Người nắm giữ cổ phiếu gọi làcổ đông (đồng chủ sở hữu công ty) Người sở hữu cổ phiếu được hưởng cổ tức đượcchia không cố định phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty

FPI qua trái phiếu (bonds): là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tiền tệ ra mua

trái phiếu để kiếm lời Trái phiếu là loại chứng khoán vay nợ, khẳng định nghĩa vụ củabên phát hành (bên vay tiền) cần trả cho bên nắm giữ trái phiếu (bên cho vay) Khoản

Trang 10

tiền gốc và lãi, thời gian trả lãi trái phiếu thường được ấn định cụ thể ngay từ đầu;không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty Chủ thể phát hành trái phiếugồm có doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp) và nhà nước (trái phiếu chính phủ,công trái)

Đầu tư trái phiếu an toàn hơn đầu tư qua cổ phiếu vì dù làm ăn thua lỗ công tyvẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm như cổ phiếu Giả sử một công ty bị phá sản thìsẽ phải trả tiền cho trái chủ trước rồi mới đến cổ đông (nhưng nếu công ty có lợi nhuậncao, công ty có thể chia thêm cổ tức cho người có cổ phần, thì trái chủ vẫn chỉ đượchưởng mức đã định) Trái phiếu còn có loại được miễn thuế thu nhập (trái phiếu chínhphủ, trái phiếu chính quyền địa phương)

Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể mua các loại giấy tờ có giá khác của doanhnghiệp, Chính Phủ và các tổ chức tự trị được phép phát hành trên thị trường tài chính.

1.3 Quan điểm chỉ trích với FPI

FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái khi dòng vốnngoại chảy vào mạnh mẽ và khi NĐTNN đột ngột rút vốn.

1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút FPI

Yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô:

Nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung vào một số nhân tố thuộc môi trườngkinh tế vĩ mô của nước tiếp nhận đầu tư, cụ thể là: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷgiá hối đoái ổn định, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ lệ dự trữ ngoại hối an toàn,sức khỏe của hệ thống ngân hàng, tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, lãisuất thực tế Các nhân tố này có tầm quan trọng đối với nhà đầu tư gián tiếp bởi nó ảnhhưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi tức mà họ sẽ nhận được khi đầu tư tại một quốc gia nàođó Chẳng hạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tính thanh khoản cao của thị trườngchứng khoán sẽ đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trườngchứng khoán Hoặc mức độ thanh khoản cao của thị trường trái phiếu và tỷ lệ lãi suấtthực tế sẽ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp.

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa với doanhthu và tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng tănglên, khiến các nhà đầu tư FPI có lợi từ các chỉ số kinh tế đó, và ngược lại.

Trang 11

- Lạm phát: tác động của lạm phát lên thị trường chứng khoán và dòng vốn FPI theocác khả năng sau:

1) Lạm phát tăng do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, khiến dòng vốn FPI tăng lên; 2) Lạm phát tăng nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế không được cải thiện, dẫn đến sựgiảm giá trên thị trường chứng khoán, làm FPI giảm;

3) Lạm phát tăng nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, khiến giá chứng khoán giảmmạnh và dòng FPI giảm mạnh.

Các lý thuyết nghiên cứu FPI tập trung chủ yếu vào các yếu tố quyết định đầu tưgián tiếp nước ngoài Phần lớn các nhà đầu tư gián tiếp tập trung vào các yếu tố quyếtđịnh lợi nhuận và cách chọn danh mục đầu tư, ở đó nhu cầu tìm kiếm các khoản đầu tưlà vào những nơi có tỷ lệ hoàn vốn cao và tỷ lệ rủi ro thấp Những rủi ro được xác địnhở đây là rủi ro tiền tệ và rủi ro lạm phát Rủi ro tiền tệ là rủi ro phát sinh từ những thayđổi trong định giá tương đối của tiền tệ Rủi ro lạm phát là rủi ro khi sự tăng giá hànghoá và dịch vụ sẽ dẫn đến mất khả năng mua sắm Các nhà nghiên cứu đầu tư gián tiếpnước ngoài cho rằng đa dạng hoá danh mục đầu tư là biện pháp chủ yếu nhằm giảmcác rủi ro Các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư vào các thị trườngmới nổi hoặc các thị trường gần gũi về mặt địa lý bởi nó dễ dàng hơn cho nhà đầu tưkhi đa dạng hoá các khoản mục đầu tư và đạt được mức lợi nhuận thu được.

- Tỷ giá hối đoái: nhà đầu tư nước ngoài luôn có mục đích chuyển lợi nhuận thu đượctừ đầu tư về nước cùng hành vi chuyển đổi tiền tệ Vì vậy, khi đồng nội tệ có xu hướngtăng giá hay giảm giá đều có ảnh hưởng đến hành vi chuyển tiền của nhà đầu tư vềnước.

- Các yếu tố khác như môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ lệ dự trữ ngoại hối an toàn,sức khỏe của hệ thống ngân hàng, lãi suất thực tế đều ảnh hưởng đến quyết định củanhà đầu tư gián tiếp nước ngoài Phần lớn, các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài tậptrung vào các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ dự trữ ngoại hối lớn và có hệthống tài chính – ngân hàng tương đối phát triển (như khu vực Đông Á) Dòng vốn FPIít tập trung vào các nước có tốc độ tăng trưởng thấp, kinh tế vĩ mô bất ổn định, hệthống tài chính non trẻ, thị trường chứng khoán chưa phát triển.

Chính sách thu hút đầu tư của nước tiếp nhận:

Trang 12

Các tiêu chí về chính sách thu hút FPI bao gồm các khung chính sách và các quyđịnh cụ thể của nước tiếp nhận.

- Xây dựng các thể chế, cơ chế để tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động kinhdoanh, đầu tư, đặc biệt là các luật cụ thể như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luậtchứng khoán.

- Các cơ chế chính sách về quản lý ngoại hối.

- Các chính sách hỗ trợ khác như: ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng công táckế toán, công tác công bố thông tin; nâng cao chất lượng của hệ thống thanh toán,minh bạch hoá thông tin doanh nghiệp, cải cách hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu đầu tưcông

- Các chính sách hội nhập, mở cửa thị trường, tự do hoá tài chính, tự do hoá dòng vốnđầu tư nước ngoài.

- Hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trong WTO và các hiệp định thươngmại tự do đa phương, song phương, hội nhập quốc tế về tài chính ảnh hưởng trựctiếp đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Cạnh tranh thương mại, xung đột nướclớn, mức độ hội nhập tác động đến doanh nghiệp, làm cho thị trường trong nước dễ bịtổn thương hơn, ảnh hưởng đến tỷ giá, từ đó ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán vàđầu tư gián tiếp nước ngoài.

Yếu tố quốc tế:

- Toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính làm tăng quy mô tiếp cận thịtrường, đẩy mạnh quá trình dịch chuyển vốn ra nước ngoài, trong đó có vốn đầu tưgián tiếp nước ngoài Tự do hoá đầu tư thúc đẩy dòng vốn FPI vào các nước và khuvực Nhờ có các hiệp định đầu tư song phương (BITs), các TNCs được tự do hơn trongviệc ra quyết định đầu tư, lựa chọn cách thức đầu tư và tăng nhanh lợi nhuận Cácnước nhận đầu tư cũng nhờ có BITs đã thu hút được hơn nhiều vốn đầu tư, công nghệ,kinh nghiệm quản lý từ phía đối tác đầu tư, thúc đẩy sự liên kết sâu rộng hơn giữacác công ty địa phương với các chi nhánh của TNCs Tuy nhiên, tự do hóa đầu tư cũngđang tạo nên môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia, các khu vựcđể cùng thu hút vốn đầu tư nước ngoài Những nước không có những nỗ lực vượt bậctrong việc cải thiện môi trường đầu tư sẽ bị đẩy ra ngoài dòng vốn đầu tư đang được tựdo hóa mạnh mẽ trên thế giới.

Trang 13

- Sự phát triển của thị trường tài chính thế giới ảnh hưởng lớn đến việc thu hút FPI củacác nước Do FPI có độ nhạy cảm lớn, có tính thanh khoản cao, nên bất kỳ một biếnđộng bất lợi nào của tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng có thể làm tháo lui dòngvốn này, như đã từng chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998hay cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2010.

- Chính sách phát triển kinh tế của các nước lớn trên thế giới hoặc của các nền kinh tếlớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc cũng có tác động đáng kể đến dòng vốn FPI,tạo áp lực lên việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, tài khoá của các nước tiếp nhận dòngvốn này

1.5 Phân biệt FPI với FDI

Điểm giống nhau:

Có thể nói rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài là haitrong những con đường phổ biến nhất để nhà đầu tư đầu tư vào các nền kinh tế khác.Hai hình thức này đều là hình thức đầu tư quốc tế với việc các nhà đầu tư của mộtnước (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác sangmột nước khác để thực hiện hoạt động nhất định nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệuquả xã hội

Lợi nhuận đó tỉ lệ thuận với kết quả kinh doanh của chủ thể tiếp nhận đầu tưcùng số vốn mà nhà đầu tư bỏ ra Vì thế, vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâmnhất với cả hai hình thức đầu tư này là tình hình kinh doanh của chủ thể tiếp nhận đầutư.

Ngoài ra, cả hai hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nướcngoài đều phải chịu sự tác động của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư cũng như nhữngquy định khác của quốc tế Với mỗi một nền kinh tế khác nhau, các quốc gia sẽ cónhững quy định pháp luật cụ thể đối với đầu tư nước ngoài phù hợp với đặc điểm vàtình hình kinh tế trong nước Mặt khác, quốc tế cũng có những quy định nhất định đểđảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với nước tiếp nhận đầu tư và nhàđầu tư nước ngoài.

Điểm khác nhau: bên cạnh những điểm giống nhau như trên, hình thức đầu tư

trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài còn có những điểm khác biệt nhưsau:

Trang 14

Về bản chất:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tức là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tựchủ trong việc trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn đó trongquá trình đầu tư kinh doanh Đầu tư trực tiếp tạo ra sự dịch chuyển về cả nguồn vốn,công nghệ và nguồn nhân lực vì vậy hình thức này thường có xu hướng đầu tư từ nướcphát triển sang nước đang phát triển.

- Đầu tư gián tiếp nước ngoài tức là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư nhưngcác tất cả các hoạt động còn lại sẽ thông qua một bên thứ ba đảm nhận như quản lý,giám sát các quyết định liên quan đến phần vốn đầu tư đó… Ngoài ra, phần lợi nhuậnmà nhà đầu tư nước ngoài nhận được sẽ được chia cho bên thứ ba thực hiện công việcnày Đầu tư gián tiếp nước ngoài là sự dịch chuyển về nguồn vốn nên thường sẽ là sựđầu tư giữa các nước phát triển với nhau hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp có khảnăng thu được lợi nhuận cao.

Về quyền kiểm soát:

- Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nắm quyền chủ động trong quá trình sử dụng và kiểm soát nguồn vốn Nhà đầu tư nước ngoài tự quyết định đầu tư, quyết định quá trình kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi.

- Đối với đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhà đầu tư chỉ bỏ vốn và không nắm các quyền kiểm soát, sử dụng nguồn vốn trực tiếp Việc quản lý, kiểm soát và sử dụng nguồn vốnnày sẽ được thực hiện bởi một bên thứ ba khác.

Về rủi ro và lợi nhuận:

- Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài có rủi ro tùy thuộc theo tỷ lệ vốn đầu tư Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải chịu phần rủi ro phụ thuộc vào số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp Về lợi nhuận thu được, nhà đầu tư sẽ được hưởng và phân chia theo tỷ lệ phần vốn đầu tư của mình.

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:08

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan