phân tích các yếu tố liên quan đến việc thuê nhà tác động đến sức khoẻ tâm lý của sinh viên đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích các yếu tố liên quan đến việc thuê nhà tác động đến sức khoẻ tâm lý của sinh viên đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây đã xem xét các tiền đề của sức khoẻ tâm lýnhưng chỉ tập trung phân tích dựa trên các đối tượng có thu nhập thấp đồng thời cácnghiên cứu trước đây đã khô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾNVIỆC THUÊ NHÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHOẺ TÂM

LÝ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNHPHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn học: Phương pháp nghiên cứu kinh tếGiảng viên: TS Ngô Hoàng Thảo Trang

Mã lớp HP: 23D1ECO51011202Sinh viên thực hiện:

1 Thái Hữu Quỳnh – 312210240802 Lê Minh Thiện – 312210243153 Trần Đình Toàn – 312210251044 Phan Hồng Thắm – 31221023187

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 2

NHÓM 9

MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

STTHọ và tên thành viênPhần trămtham gia

Liệt kê các hoạt động và mụcchính đã tham gia

1 Lê Minh Thiện 100% - Nhóm trưởng, phân chia công việc- Thuyết trình

- Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu - Các khái niệm chính trong nghiêncứu, xây dựng thang đo

- Tổng hợp bài

2 Thái Hữu Quỳnh 100% - Làm slide thuyết trình- Cơ sở lý thuyết nền - Câu hỏi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu3 Trần Đình Toàn 100% - Mục tiêu nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng khảo sát - Phạm vi nghiên cứu - Dữ liệu nghiên cứu - Cấu trúc nghiên cứu

4 Phan Hồng Thắm 100% - Lược khảo các nghiên cứu thựcnghiệm

- Bản thảo phiếu khảo sát - Danh mục từ viết tắt - Danh mục bảng biểu

Trang 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 6

1.4 Đối tượng nghiên cứu 6

1.5 Đối tượng khảo sát 6

1.6 Phạm vi nghiên cứu 7

1.7 Cấu trúc nghiên cứu 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỀN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 8

2.1 Khái niệm chính 8

2.2 Cơ sở lý thuyết nền 9

2.2.1 Lý thuyết căng thẳng 9

2.2.2 Lý thuyết Suzhi tâm lý: 10

2.2.3 Lý thuyết sinh thái xã hội 11

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm 12

2.4 Các giả thiết trong nghiên cứu và khung phân tích đề xuất 14

2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu 14

2.4.2 Khung phân tích 16

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Dữ liệu nghiên cứu 17

3.1.1 Loại dữ liệu 17

3.1.2 Tiến hành thu thập dữ liệu 17

3.2 Công cụ thu thập dữ liệu 17

3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 17

3.4 Phương pháp nghiên cứu 17

3.4.1 Quy trình nghiên cứu 17

Trang 4

3.4.2 Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu nghiên cứu 18

3.4.3 Xây dựng và điều chỉnh thang đo 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

PHỤ LỤC: 28

Trang 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh chung của thế giới, bệnh tâm thần là một trong những nguyênnhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật lâu dài và gánh nặng toàn cầu là rất lớn Năm2019, giá trị kinh tế của bệnh tâm thần toàn cầu ước tính lên tới 5 nghìn tỷ USD (Arias vàcộng sự, 2022) Trên nhiều lĩnh vực, nghiên cứu đã ghi lại những hậu quả kinh tế và xãhội của việc dân số ngày càng tăng có vấn đề về sức khỏe tâm lý (OECD, 2016;Trautmann và cộng sự, 2016; Tucci và Moukaddam, 2017).

Số lượng người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm lý ngày càng tăng đã làmdấy lên mối lo ngại toàn cầu Các rối loạn tâm lý chính bao gồm trầm cảm và lo âu: 4,4%(tức là 332 triệu bệnh nhân) và 3,6% (tức là 264 triệu bệnh nhân) dân số toàn cầu lần lượtbị trầm cảm và lo âu.

Trong những năm gần đây, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đang trong quá trìnhhình thành phát triển trở thành Đại học đa ngành Rất nhiều các ngành học mới về lĩnhvực công nghệ, kỹ thuật được mở rộng đào tạo tại trường nên số lượng sinh viên ngàycàng tăng dẫn đến nhu cầu về nhà ở cho sinh viên là vấn đề thiết yếu và cấp bách Tuynhiên, vấn đề này nhận được ít sự quan tâm từ nhiều phía Nhà ở cho sinh viên hiện nayđược đáp ứng một phần nhỏ từ quỹ ký túc xá của các trường, viện, còn lại chủ yếu từhoạt động kinh doanh nhà trọ tự phát của các hộ tư nhân nhỏ lẻ

Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây đã xem xét các tiền đề của sức khoẻ tâm lýnhưng chỉ tập trung phân tích dựa trên các đối tượng có thu nhập thấp đồng thời cácnghiên cứu trước đây đã không đề cập nhiều đến các yếu tố từ việc thuê nhà nên ở bàinghiên cứu này nhóm cố gắng phân tích trên đối tượng các sinh viên đang sống xa nhàphải chịu những tác động từ việc thuê nhà Xuất phát từ những lí do trên, nhóm nghiêncứu tiếp tục kế thừa mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý của các nghiêncứu trước đây để thực hiện nghiên cứu “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VIỆCTHUÊ NHÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHOẺ TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Trang 7

đề này nhằm chọn ra một mô hình phù hợp nhất, giúp các nhà hoạch định đưa ra chínhsách góp phần hỗ trợ sinh viên về chỗ ở, đồng thời nâng cao nhận thức về tầm quan trọngcủa môi trường sống xung quanh nơi ở an toàn, lành mạnh cải thiện sức khỏe tâm lý sinhviên

1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nhóm tác giả tập trung phân tích các yếu tố từ việc thuê nhà ảnh hưởng đến sứckhỏe tâm lý của sinh viên nhằm đưa ra những kiến nghị thiết thực cho sinh viên lựa chọnchỗ ở phù hợp với bản thân.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định các điểm giao thoa có thể liên quan từ việc thuê nhà đến sức khỏe tâmlý của sinh viên; chẳng hạn như gánh nặng chi phí thuê, sự đông đúc, cơ sở vật chất, nhậnthức bạo lực và gắn kết xã hội.

- Hiểu các yếu tố rủi ro và bảo vệ sức khỏe tâm thần của sinh viên- Tìm hiểu và phân tích thực trạng hiện nay

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào liên quan đến việc thuê nhà ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý củasinh viên đại học kinh tế TP.HCM?

- Các đề xuất nào có thể áp dụng hỗ trợ sinh viên Đại học Kinh tế TP HCM lựachọn chỗ ở phù hợp để có một sức khỏe tâm lý tốt?

1.4 Đối tượng nghiên cứu

“Các yếu tố từ việc thuê nhà” tác động đến “sức khỏe tâm lý” của sinh viên Đạihọc Kinh tế TP HCM.

1.5 Đối tượng khảo sát

Sinh viên Đại học kinh tế TP HCM.

Trang 8

1.6 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Khu vực TP Hồ Chí Minh - Thời gian nghiên cứu: tháng 02 - 04/2024.

1.7 Cấu trúc nghiên cứu

- Chương 1: Giới thiệu Chương này sẽ nêu ra lý do chọn đề tài trong bối cảnh,bằng chứng số liệu về ảnh hưởng từ việc thuê nhà và sức khoẻ tâm lý từ đó đưa ra mụctiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Trong chương này, nhóm tácgiả sẽ tập trung trình bày các khái niệm liên quan đến sức khoẻ tâm lý và các nghiên cứutrước của Việt Nam và các quốc gia khác Từ đó làm cơ sở để chọn mô hình nghiên cứucho bài viết trong chương 3.

- Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương này đề xuất phươngpháp phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, cách thức đo lường các biến số và phần thiết kếnghiên cứu.

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trong chương này, nhóm tác giả tập trung phântích số liệu dựa trên kết quả thống kê mô tả, các kết quả hồi quy để xem xét các yếu tố từviệc thuê nhà ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của sinh viên Đại học Kinh tế Thành phốHồ Chí Minh.

- Chương 5: Kết luận và kiến nghị Sau khi xem xét kết quả từ quá trình nghiêncứu, nhóm tác giả sẽ kết luận và đưa ra những hạn chế trong quá trình nghiên cứu đề tài,đồng thời đề xuất một số kiến nghị cho Ban quản lý, các nhà hoạch định chính sách.

Trang 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỀN VÀ NGHIÊN CỨU THỰCNGHIỆM

2.1 Khái niệm chính

Vấn đề sức khỏe tâm lý:

Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào hiểu biết về tình hình tâm lý của những ngườidi cư khi họ tìm kiếm một nơi mới để định cư Điều này là hiển nhiên, vì khi họ rời xanhà cửa quen thuộc, họ đối mặt với một loạt các thách thức tâm lý, ảnh hưởng đến chấtlượng cuộc sống của họ Nhưng không chỉ vậy, mà các nghiên cứu cũng đã chứng minhrằng những khó khăn về nhà ở, bao gồm cả khả năng chi trả tiền thuê nhà và các điềukiện sống không ổn định, đều có thể góp phần vào căng thẳng tâm lý của họ (Huang &Tao, 2015; Liu, Wang, & Tao, 2013; Logan, Fang, & Zhang, 2009; Wang, Wang, & Wu,2010).

Trong nhiều nghiên cứu, căng thẳng về nhà ở thường được hiểu hẹp chỉ dưới gócđộ tài chính, mà chính xác hơn, là khả năng chi trả tiền thuê nhà Tuy nhiên, nghiên cứucũng đã chứng minh rằng căng thẳng về nhà ở không chỉ bị hạn chế trong phạm vi nàymà còn bao gồm các yếu tố khác như môi trường sống không ổn định, sự quá đông đúc,và các mối quan hệ xã hội không ổn định với hàng xóm và chủ nhà (Quinn, Kaufman,Siddiqi, et al., 2010; Sandel & Wright, 2006) Do đó, việc mở rộng hiểu biết về căngthẳng nhà ở là cần thiết.

Theo quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới, nhà ở không chỉ là một nơi cư trú vậtchất, mà còn là nơi cung cấp một môi trường an toàn, kiểm soát và tự chủ Các điều kiệnsống không thuận lợi, bao gồm môi trường sống không ổn định và mối quan hệ xã hộikhông ổn định, đều có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý(Matheson, Moineddin, Dunn et al., 2006; O'Campo, Salmon, & Burke, 2009; Polling,Khondoker, Hatch et al., 2014).

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vấn đề nhà ở, như khả năng chi trả tiền thuê nhà vàđiều kiện sống, có thể góp phần vào nhiều rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, lạm dụng

Trang 10

chất gây nghiện, tự tử và suy giảm trí tuệ (Lund et al., 2018) Và gần đây, sự quan tâmtăng lên đối với nhóm sống trong nhà thuê và các điều kiện cụ thể của việc thuê nhà, vàcách chúng ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tâm lý của họ, đã làm nổi bật nhu cầunghiên cứu và giải quyết vấn đề này (Acolin, 2022; Baker et al., 2013; Herbers &Mulder, 2017; Hulse & Milligan, 2014).

2.2 Cơ sở lý thuyết nền2.2.1 Lý thuyết căng thẳng

Có hai mặt của căng thẳng cần được xem xét một cách toàn diện Một mặt, căngthẳng kích thích cơ thể tiết ra hormone vỏ thượng thận (ATH) một cách nhanh chóng khichúng ta đối mặt với nguy hiểm, tạo ra phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" Từ đó, giúpchúng ta nâng cao "sức mạnh chiến đấu" để đối phó với các tình huống khẩn cấp, qua đótăng khả năng thích ứng với môi trường và cơ hội sống sót Tuy nhiên, mặt khác, căngthẳng cũng có thể gây tổn hại đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của chúng ta Khicăng thẳng trở nên quá mức, nó có thể dẫn đến nhiều loại bệnh về thể chất và rối loạntâm thần.

Từ những năm 1950, Hans Selye đã giới thiệu khái niệm "stress" từ góc độ y học.Ông mô tả rằng khi chúng ta trải qua căng thẳng, cơ thể đi qua ba giai đoạn: nhận ra căngthẳng, đôi khi cũng liên quan đến việc nhận ra nguyên nhân gây căng thẳng (phản ứngbáo động), đối phó với căng thẳng khi cố gắng thích nghi với các yêu cầu, và cuối cùng làsự kiệt sức khi không còn khả năng thích ứng.

Vào những năm 1970, mô hình tâm lý sinh học đã trở thành trọng tâm của nghiêncứu trong cộng đồng học thuật Vấn đề về cách căng thẳng tâm lý ảnh hưởng đến sứckhỏe con người dần trở nên quan trọng hơn Căng thẳng không chỉ là một quá trình sinhlý, mà còn bao gồm các phản ứng tâm lý và hành vi Nói cách khác, các yếu tố từ môitrường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của chúng ta, ảnh hưởng đếnkhả năng thích ứng và sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Trang 11

2.2.2 Lý thuyết Suzhi tâm lý:

Suzhi tâm lý là một khái niệm đặc trưng được các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưara, tương tự như khái niệm về tính cách Nó tập trung vào một phẩm chất tâm lý mà conngười tiếp thu các ảnh hưởng từ bên ngoài dưới dạng tiềm ẩn, ổn định và cơ bản, và phảnánh trong các hành vi thích ứng và sáng tạo Suzhi tâm lý bao gồm ba yếu tố chính: nhậnthức, tính cách và khả năng thích ứng

- Yếu tố nhận thức đại diện cho cách mà cá nhân hiểu biết về thế giới xung quanhvà là phần cơ bản nhất của suzhi tâm lý

- Yếu tố tính cách đề cập đến các đặc điểm cá nhân mà thể hiện trong hành vi vàcó vai trò điều chỉnh quan trọng Đây là trụ cột của suzhi tâm lý

- Khả năng thích ứng liên quan đến khả năng của một cá nhân thích ứng với môitrường xung quanh.

- Mối quan hệ giữa suzhi tâm lý và tính cách thường được thể hiện qua các khíacạnh sau:

Thứ nhất, tính cách là sự biểu hiện tự nhiên của hành vi cá nhân, trong khi suzhitâm lý là sự kết hợp giữa nội dung và chức năng của cá nhân trong tâm trạng và hành vi.Mục tiêu của việc nghiên cứu suzhi tâm lý là khám phá nền tảng nội tại của tâm trạng vàhành vi, đồng thời phơi bày các chức năng tâm trạng và hành vi bên trong và thích ứng

Thứ hai, tính cách được biểu hiện thông qua sự đa dạng của suy nghĩ, cảm xúc vàhành vi, trong khi suzhi tâm lý thể hiện qua sự ổn định bên trong, khả năng thích ứng bênngoài và chức năng sức khỏe.

Lý thuyết tương tác giữa con người và môi trường cho thấy tác động của căngthẳng lên cá nhân không chỉ phụ thuộc vào môi trường mà còn phụ thuộc vào đặc điểmcủa tính cách và nhận thức về căng thẳng Các nghiên cứu trước đó đã chứng minh rằngnhững người có mức độ suzhi tâm lý thấp hơn có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề vềsức khỏe tâm thần hơn những người có mức độ cao hơn Các nghiên cứu thực nghiệm vềmối quan hệ giữa suzhi tâm lý và sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên đã chỉ rarằng suzhi tâm lý có thể dự đoán một cách đáng kể và tiêu cực về trầm cảm, lo âu xã hội

Trang 12

và các hành vi có vấn đề Mô hình mối quan hệ giữa suzhi tâm lý và sức khỏe tâm thầnnhấn mạnh suzhi tâm lý là yếu tố nội sinh quyết định mức độ sức khỏe tâm thần của mỗicá nhân Hơn nữa, suzhi tâm lý có thể làm giảm bớt tác động của các yếu tố nguy cơ bênngoài đến sức khỏe tâm thần của cá nhân.

Wu và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về tác động của suzhi tâm lý đối vớicác sự kiện tiêu cực trong cuộc sống như bắt nạt và lo lắng xã hội, và phát hiện ra rằngsuzhi tâm lý có thể giảm tác động tiêu cực của các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống đốivới chứng lo âu xã hội Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan đã cung cấp bằng chứng thựcnghiệm về tác dụng điều tiết của suzhi tâm lý Ví dụ, khả năng phục hồi tâm lý đề cậpđến khả năng kiên trì của một cá nhân trong hoàn cảnh khó khăn và là hiện thân quantrọng của suzhi tâm lý.

2.2.3 Lý thuyết sinh thái xã hội

Lý thuyết sinh thái xã hội giải thích cách môi trường xã hội ảnh hưởng đến chứcnăng thích ứng và hạnh phúc cá nhân Theo Bronfenbrenner (1977), Kloos và Shah(2009), Moos (2002), mô hình này nhấn mạnh vai trò của môi trường đối với sức khỏetinh thần của mỗi người Đặc biệt, trong bối cảnh nhà ở, thanh niên sống độc lập phải đốimặt với nhiều thách thức mới như trách nhiệm tài chính, giao thông, và môi trường cư trúmới (Kloos & Shah, 2009) Tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng thíchứng và sức khỏe tinh thần của họ.

Mô hình sinh thái xã hội cũng nhấn mạnh sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trườngxã hội đối với cách cá nhân thích ứng và đối phó Theo Folkman & Lazarus (1980),Kloos & Shah (2009), Moos (2002), Unger và đồng nghiệp (1998), môi trường xã hội cóthể hạn chế hoặc thúc đẩy các chiến lược đối phó của cá nhân Ví dụ, môi trường xã hộibất ổn như khu vực có hoạt động tội phạm có thể thúc đẩy các chiến lược đối phó khônglành mạnh ở những thanh niên đã hình thành "cách tiếp cận theo chủ nghĩa sinh tồn" khiđối mặt với đau khổ (Bender và cộng sự, 2018) Điều này làm nổi bật vai trò của môhình sinh thái xã hội trong việc hiểu rõ hơn về sự ổn định của môi trường sống và quanhệ giữa các chiến lược đối phó và sức khỏe tinh thần Bằng cách này, mô hình này cung

Trang 13

cấp một góc nhìn tổng thể và phức tạp hơn về cách môi trường xã hội ảnh hưởng đến sứckhỏe tinh thần và cách các cá nhân đối mặt và thích ứng với nó.

Các đặc điểm vật chất và xã hội của khu dân cư giữ then chốt trong việc tạo ra môitrường sống có lợi cho sức khỏe tinh thần của cư dân Ví dụ, một khu dân cư có nhiềukhông gian xanh hơn không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gặp gỡ hàng xóm và tăngcường sự kết nối xã hội mà còn thúc đẩy sự hài hòa và thư giãn cho cư dân Ngược lại,một khu dân cư có mức độ gắn kết xã hội cao hơn có thể dễ dàng hơn để đạt được việcxây dựng thêm không gian xanh, do sự đồng thuận và hỗ trợ từ cộng đồng.

Nhìn chung, theo mô hình sinh thái xã hội, có một tương tác phức tạp giữa các yếutố vật lý và xã hội của môi trường sống Cùng với đó, các thuộc tính cá nhân của mỗingười cũng ảnh hưởng đến cách họ phản ứng và thích ứng với môi trường này (Stokols,1992) Điều này đặc biệt quan trọng trong việc hiểu và đánh giá tác động của môi trườngxã hội và vật chất đối với sức khỏe tinh thần của cư dân trong một khu dân cư

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm

Li và Liu (2018) nghiên cứu cho thấy các yếu tố gây căng thẳng ở khu dân cư vàsự hỗ trợ xã hội là những yếu tố dự báo các triệu chứng trầm cảm trong Nghiên cứu Sứckhỏe Người lớn Cộng đồng Chicago (Mair và cộng sự (2010) đã kiểm tra mối liên hệ cắtngang giữa các yếu tố gây căng thẳng trong khu dân cư (nhận thức về bạo lực và rối loạn,suy nhược và rối loạn về thể chất) và hỗ trợ xã hội (ổn định dân cư, cơ cấu gia đình, gắnkết xã hội, trao đổi qua lại, quan hệ xã hội) với các triệu chứng trầm cảm ở 3105 người ởChicago.

Trang 14

Hình 1: Khung phân tích “Căng thẳng về nhà ở và sức khỏe tâm lý của người nhập cư ởthành thị Trung Quốc” - Li and Liu (2018)

Theo nghiên cứu của Marcal (2021, 2018) cho thấy rằng tình trạng mất an ninhnhà ở được định nghĩa là thiếu tiền thuê nhà hoặc tiền thế chấp, tăng gấp đôi (chuyển đếnở cùng người khác) bị đuổi ra khỏi nhà hoặc mất ít nhất một đêm vô gia cư - có liên quanđến nguy cơ gia tăng trầm cảm tiếp theo cho đến bốn năm sau.

Với nghiên cứu của Songman Kang, Son Hyelim, BK Song (2023) sự bất bìnhđẳng về giá nhà đất ở địa phương ngày càng tăng làm tăng khả năng phải khám bệnh vàchi tiêu liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm lý.

Whitney Denary, Andrew Fenelon, Penelope Schlesinger, Jonathan Purtle, KimM Blankenship và Danya E Keene nghiên cứu thấy rằng việc thiếu khả năng tiếp cậnnhà cho thuê giá phải chăng này có thể có những tác động đặc biệt đến sức khỏe tâm lý.

Bina Ram a 1, Aparna Shankar a, Claire M Nightingale a, Billie Giles-Corti b,Anne Ellaway c, Ashley R Cooper d e, Angie Page d, Steven Cummins f, Daniel Lewisf, Peter H Whincup a, Derek G Cook a, Alicja R Rudnicka a, Christopher G Owen a đãchỉ ra rằng các đặc điểm nhận thức của khu dân cư có thể là yếu tố quan trọng quyết địnhtình trạng trầm cảm ở những người tìm kiếm nhà ở xã hội và mức độ hạnh phúc thấp hơn

Trang 15

2.4 Các giả thiết trong nghiên cứu và khung phân tích đề xuất2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu

2.4.1.1 Gánh nặng chi phí thuê

Gánh nặng chi phí thuê là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả áp lực các chi phíngười thuê phải chịu so sánh tương quan (được xem xét ở ngưỡng 30%) với thu nhập củahọ khi sử dụng một dịch vụ thuê nhà ở (Li and Liu, 2018) Ngưỡng chính xác và địnhnghĩa về chi tiêu và thu nhập cho thuê có thể là vấn đề đang được thảo luận (Ballesterosvà cộng sự, 2022 ), nhưng thực tế là gánh nặng tiền thuê nhà quá cao có thể gây ra nhữngtác động tiêu cực to lớn Khi gánh nặng tiền thuê nhà quá lớn sẽ cản trở việc mua hànghóa và dịch vụ khác, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống Trong trườnghợp cực đoan, nó có thể dẫn đến nghèo đói và suy dinh dưỡng Vì vậy, điều quan trọng làphải đảm bảo khả năng chi trả cho nhà ở (Huang & Tao, 2015).

H1: Gánh nặng chi phí thuê làm tăng các vấn đề về sức khỏe tâm lý của sinh viên.

2.4.1.2 Sự đông đúc

Sự đông đúc thường được hiểu là tình trạng khi có quá nhiều người sống chungtrong một không gian nhất định, thường là các căn hộ, phòng trọ hoặc khu nhà chung cư.Điều này thường xuyên xuất hiện trong các khu đô thị đông dân cư, đặc biệt là ở cáctrung tâm thành phố lớn hoặc các khu vực có giới hạn về không gian ở và tài nguyên nhàở (Mou và cộng sự, 2011) Sự đông đúc thường đi kèm với việc giảm không gian cá nhânvà chung Các khu vực chung như phòng tắm, nhà bếp và khu vực sinh hoạt có thể trởthành một nghiên nhân làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý người thuê (Li andLiu, 2018).

H2: sự đông đúc làm tăng các vấn đề về sức khỏe tâm lý của sinh viên.

2.4.1.3 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất thường được hiểu là những tiện ích và trang thiết bị cung cấp trongmôi trường sống chung như căn hộ, phòng trọ, hay khu nhà ở cộng đồng Đây là nhữngyếu tố vật chất hỗ trợ cuộc sống hàng ngày và tạo điều kiện sống thoải mái cho cư dân(Ren ,2018) Li and Liu (2018) quan sát biến này qua 4 phương diện chính: nước máy,

Trang 16

phòng tắm, toilet và bếp Sự thiếu hụt của các cơ sở vật chất trong nhà có thể dẫn đếnviệc cư dân tranh giành các cơ sở vật chất chung Kết quả là, người dân luôn trong tìnhtrạng báo động hơn là thoải mái, bởi vì họ phải tăng cường cảnh giác với những thói quenvà lịch trình của những người khác (Campagna, 2016; Hartig, Johansson, & Kylin, 2003).Việc cung cấp một môi trường sống đủ thuận lợi và thoải mái có thể đóng góp tích cựcđối với tâm lý và trạng thái tinh thần của người thuê.

H3: Cơ sở vật chất làm giảm các vấn đề về sức khỏe tâm lý của sinh viên.

2.4.1.4 Nhận thức về bạo lực

Nhận thức về bạo lực là sự hiểu biết và nhận biết về sự xuất hiện và mức độ củabạo lực trong môi trường sống của cư dân Điều này có thể bao gồm nhận thức về cáchành vi bạo lực như cảm giác không an toàn, xung đột xã hội, tội phạm, hoặc các sự kiệnliên quan đến an ninh và trật tự (Mair và cộng sự, 2010).

Nhận thức về môi trường khu phố là không an toàn, bạo lực hoặc mất trật tự caocó thể làm tăng cảm giác đau khổ, cả trực tiếp và gián tiếp, thông qua việc gia tăng cảmgiác bất lực và sợ hãi (Perkins và Taylor, 1996; Ross và Jang, 2000).

H4: Nhận thức bạo lực làm tăng các vấn đề về sức khỏe tâm lý của sinh viên.

2.4.1.5 Gắn kết xã hội

Gắn kết xã hội là một tình trạng mà mọi người trong một khu phố hoặc cộng đồnghiệu quả hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau Nó biểu hiện qua sự sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, tinhthần hòa hợp và lòng tin lẫn nhau trong cộng đồng

Đồng thời, các khu dân cư cung cấp kết nối xã hội cho mọi người, có thể làm giảmbớt tác động của các yếu tố gây căng thẳng Ví dụ, mật độ các mối quan hệ xã hội trongmột khu dân cư và mức độ trao đổi qua lại cũng như sự gắn kết xã hội giữa những ngườihàng xóm có thể ảnh hưởng đến cảm giác an toàn của cư dân và chống lại các tín hiệucăng thẳng trong môi trường khu dân cư của họ (Kazansky và cộng sự, 2005; Aneshenselvà Sucoff, 1996; Finfgeld-Connett, 2005) Các đặc điểm cấu trúc xã hội khác của các khudân cư như cấu trúc gia đình và sự ổn định của khu dân cư cũng có thể ảnh hưởng đến

Ngày đăng: 14/05/2024, 14:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan