đề tài công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư thực trạng và giải pháp phát triển

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư thực trạng và giải pháp phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt 2Lời mở đầu 3Phần 1 Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cáchmạng công nghiệp lần thứ tư 41.1 Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 41.2 Lý luận về cách mạng công nghiệp 4.0 7Phần 2 Thực trạng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gianqua 92.1 Những thành tựu đạt được trong quá trình CNH,HĐH đất nước trongbối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 92.2 Một số hạn chế trong quá trình CNH,HĐH đất nước trong bối cảnhcách mạng công nghiệp 4.0 112.3 Một số nguyên nhân chính dẫn tới những tồn tại và hạn chế của quátrình CNH, HĐH ở nước ta 12Phần 3 Giải pháp khắc phục hạn chế và nhiệm vụ của mỗi người trongquá trình CNH, HĐH ở nước ta trong bối cảnh CMCN 4.0 123.1 Giải pháp khắc phục những hạn chế của quá trình CNH,HĐH ở nướcta 133.2 Liên hệ: sinh viên cần trang bị gì để góp phần thúc đẩy CNH-HĐH: 14Kết luận 15Tài liệu tham khảo 16

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàngđầu vì nó đứa cả nề sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đấtnước lên trình độ mới Đối sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệphóa có vai trò tạo điều kiện làm tiền đề vật chất – kỹ thuật, công nghiệp hóa cónội dung, bước đi cụ thể, phù hợp Đối với Việt Nam khi chính thức bước vàothời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệphóa xã hội chủ nghĩa và từ cuối thế kỉ XX đến nay quá trình này được xácđịnh đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đó là một quá trình kinh tế, kĩthuật – công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện sâu rộng nhằm chuyển đổi nềnsản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ côngnghiệp tiên tiến, hiện đại và văn minh Trên cơ sở tổng kết công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay bám sát bốicảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếptục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoahọc, công nghệ và đổi mới sáng tạo”

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển rất mạnhmẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triểnnhư Việt Nam Đối với nước ta, nếu tận dụng được tốt, hiệu quả những thànhtựu của cuộc cách mạng này có thể đi tắt, đón đầu, đẩy mạnh và rút ngắn thờigian tiến hành CNH – HĐH đất nước Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0cũng tạo ra không ít thách thức đòi hỏi những nhà lãnh đạo, nhà quản lý cầncó những chính sách quyết định đúng đắn nếu không thì sẽ khiến nước ta tụthậu càng xa hơn nếu không tạn dụng tốt cơ hội này Thực tế này đã và đangđặt ra rất nhiều vấn đề cần giải pháp phù hợp để nước ta có thể nhanh chóngtrở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nhận thấy sự cấp thiết và

Trang 4

thực tế của vấn đề nên em đã quyết định chọn đề tài “ Công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư – thựctrạng và giải pháp phát triển” nhằm nâng cao kiến thức và trình độ hiểu biết đểtheo kịp thời đại và góp phần phát triển đất nước.

Phần 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ1.1 Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.1.1 Khái niệm công nghiệp hoá hiện đại hóa

Xuất phát từ thực tiễn công nghiệp hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ,các học giả phương Tây quan niệm, công nghiệp hóa là việc đưa các đặc tínhcông nghiệp cho một hoạt động, mà thực chất là trang bị các nhà máy cho mộtvùng, hay một nước Đây là quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hóa, bởiđã đồng nhất công nghiệp hóa với quá trình phát triển công nghiệp Họ coi đốitượng của công nghiệp hóa chỉ là ngành công nghiệp, còn sự phát triển củanông nghiệp và các ngành khác được coi là hệ quả của quá trình phát triểncông nghiệp. 

Năm 1963, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc(UNIDO) đã đưa ra định nghĩa về công nghiệp hóa: “công nghiệp hóa là mộtquá trình PTKT, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồncủa cải quốc dân được động viên để phát triển CCKT nhiều ngành ở trongnước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm của CCKT này là có một bộ phận chếbiến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng cókhả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảođạt tới sự tiến bộ mọi mặt về KT – XH”.

Hiện đại hoá lá quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt độngsản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những qui

Trang 5

trình công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự pháttriển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng xuất lao động hiệu quả và trìnhđộ văn minh kinh tế xã hội cao.

Ở Việt Nam, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII(1994), Đảng và Nhà nước đã đưa ra khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa:

“Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện

các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sửdụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao độngcùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trênsự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra NSLĐxã hội cao”

1.1.2 Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là chủ trương gắn liền với sự nghiệp quáđộ lên chủ nghĩa xã hội của đất nước Việt Nam Quá trình công nghiệp hoáhiện đại hoá có những đặc điểm chính sau đây:

- Công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá: thế giới đang thực hiệncách mạng khoa học – công nghệ mạnh mẽ, chúng ta phải tranh thủ ứngdụng thành tựu khoa học – công nghệ thế giới để hiện đại hoá ngành,lĩnh vực có khả năng nhảy vọt.

- Công nghiệp hoá – hiện đại hoá nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội: đây là quá trình tất yếu đối với các nước chậmphát triển như Việt Nam, công nghiệp hoá thúc đẩy xây dựng cơ sở vậtchất – kỹ thuật, tăng cường sức mạnh để có thể bảo vệ độc lập dân tộc.- Trong công nghiệp hoá hiện đại hóa, cơ chế thị trường phải có sự điều

tiết của Nhà nước: trong cơ chế quản lý kinh tế bao cấp thì công nghiệphoá thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước còn với cơ chế mới hiện này

Trang 6

thì Nhà nước giữ vai trò chủ đạo kết hợp với vận dụng quy luật kháchquan của thị trường.

1.1.3 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện CNH, HĐH

Lý luận thực tiễn cho thấy CNH là quy luật phổ biến của sự phát triểnlực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua.

Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất - kỹthuật tương ứng Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thốngcác yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuậttương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng, tác động vào để sản xuất racủa cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một cơ sở vật chất – kỹ thuật cao hơn trên cảhai mặt : trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cáchmạng khoa học – kỹ thuật hiện đại Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủnghĩa xã hội sẽ là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, cótrình độ xã hội hoá cao dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại đượchình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốcdân.

Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xãhội như Việt Nam, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hộiphải thực hiện thông qua CNH, HĐH Vì: CNH, HĐH từng bước tăng cườngcơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượngsản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nâng dần trình độ vănminh của xã hội

Thực hiện CNH, HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nềnkinh tế dựa trên thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển

Trang 7

lực lượng sản xuất, khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lựctrong và ngoài nước, nâng cao dần tính độc lập, tự chủ nền kinh tế Làm chokhối liên minh công dân, nông dân và trí thức ngày càng được tăng cường;nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Tăng cường tiềm lực cho anninh, quốc phòng; taọ điều kiện vật chất và tinh thần để xây đựng nền văn hóamới và con người mới xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, có thể nói công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết địnhsự thắng lợi của con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân tađã lựa chọn Vì vậy, công nghiệp hóa - hiện đại hóa được Đảng và Nhà nướcta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xãhội.

1.2 Lý luận về cách mạng công nghiệp 4.0

1.2.1 Định nghĩa cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến sự cải tiến và ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc ở tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và rất đa dạng trong cách ngành nghề khác nhau Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là việc đẩy mạnh phát triển công nghệ giúp xóa mờ ranh giới giữa các yếu tố vật chất, kỹ thuật và sinh học

Định nghĩa một cách rộng hơn, đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 là sử cải tiến công nghệ một cách nhanh chóng thông qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di động và kết nối internet ( internet vạn vật), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot, phương tiện tự điều khiển, công nghệ in3D, nano và công nghệ sinh học, công nghệ điện toán v.v.

1.2.2 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 8

a) Thuận lợi của cuộc cách mạng 4.0

- Gia tăng việc làm và nâng cao chất lượng việc làm: Hội nhập sâu hơn

với kinh tế thế giới dẫn đến thu hút được nhiều vốn đầu tư và công nghệ từbên ngoài, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, mởrộng các kênh dịch chuyển lao động Hội nhập mở ra các cơ hội phát triểnnghề nghiệp, kèm theo là việc thực hiện các quyền cơ bản của người lao động,cơ chế đối thoại xã hội và bảo đảm ASXH sẽ góp phần quan trọng nâng caochất lượng việc làm của Việt Nam.

- Chuyển dịch tích cực cơ cấu việc làm: Các dòng vốn đầu tư và công

nghệ sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu từ những ngành kinh tế năng suất thấpsang những ngành có năng suất lao động cao hơn và tham gia vào chuỗi giá trịnhiều hơn Việt Nam có cơ hội thu hút lao động có trình độ cao như các bác sỹtừ Singapore, kỹ sư từ Hàn Quốc hay Nhật Bản, các nhà quản lý dự án từPhilippines… nhằm bù đắp sự thiếu hụt lao động chất lượng cao trong nước,thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách phát triển Tham gia mạngsản xuất toàn cầu sẽ tạo ra những việc làm với trình độ công nghệ cao (côngnghệ thông tin và internet, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics, tựđộng hóa….), mức lương cao và điều kiện làm việc tốt.

- So với các nước trong ASEAN, Việt Nam có mức độ hội nhập sâu rộngnhất và tác động tích cực nhất đến TTLĐ: Hội nhập sâu rộng khuyến khích cả

lao động có kỹ năng và không có kỹ năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàncầu và các cơ hội sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới Tự do hóathương mại, tăng trưởng xuất khẩu và dịch vụ cũng thúc đẩy áp dụng côngnghệ mới và hình thành những hình thức tổ chức sản xuất mới Điều này sẽtạo ra những cơ hội phát triển việc làm trong những ngành công nghệ cao, giátrị gia tăng lớn và có tính cạnh tranh toàn cầu Cùng với hội nhập sâu rộng, hệ

Trang 9

thống luật pháp, chính sách về việc làm, TTLĐ ngày càng được hoàn thiện sẽlà cơ sở pháp lý quan trọng, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong pháttriển TTLĐ Việt Nam hướng tới mục tiêu việc làm bền vững và năng suất chomọi người lao động.

b) Khó khăn của cuộc cách mạng 4.0

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵnsàng tiếp cận công nghệ mới, còn bị động với các xu thế phát triển mới, chưasẵn sàng chuyển hướng mô hình tổ chức kinh doanh, trong đó, áp lực cạnhtranh ngày càng gay gắt và đứng trước áp lực về nguồn lực đầu tư để chuyểnđổi, đổi mới sáng tạo, đột phá

Cách mạng 4.0 đang vào Việt Nam nhưng vẫn mang nhiều tính đạichúng, phong trào và truyền thông hơn là hỗ trợ thực sự cho nền kinh tế vàchưa đóng góp giá trị thực tế vào GDP Bênh cạnh đó, việc ứng dụng côngnghệ 4.0 đối với người nông dân Việt Nam vẫn còn khó khăn Do công nghệnày đòi hỏi người nông dân phải sử dụng phần mềm phải thật linh hoạt Trongkhi bản chất của nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển nhỏ lẻ và manh mún, sửdụng lao động thủ công là chính Đây là một trong những rào cản lớn trongviệc đưa công nghệ 4.0 vào nông nghiệp

Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ ở hầu hết cáclĩnh vực, làm thay đổi phương thức sản xuất, quản trị xã hội, dịch vụ, thươngmại… Từ đó tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt, thể hiện rất rõ giữa các doanhnghiệp truyền thống và các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới Nếukhông chủ động, doanh nghiệp nội có nguy cơ thua ngay trên sân nhà khi lànsóng đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực ngày càng mạnh.

Trang 10

Phần 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓAĐẤT NƯỚC THỜI GIAN QUA

2.1 Những thành tựu đạt được trong quá trình CNH,HĐH đất nướctrong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt những thành tựu quan trọng trong côngcuộc CNH, HĐH đất nước Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90%dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹthuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH, tạo ramôi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển Diện mạo đất nước cónhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nềnkinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình), đời sống nhân dân từngbước được cải thiện, đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã 6 hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân thật sựtrở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối CNH, HĐH đất nước.

Về tăng trưởng kinh tế, trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt

tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới Sau giai đoạn đầu đổimới (1986-1990), với mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt4,4%, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua gần 20 năm với mức tăng trưởng rất ấntượng: giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm, gấp đôi so với 5năm trước đó; giai đoạn 5 năm tiếp theo 1996-2000, mặc dù cùng chịu tácđộng của khủng hoảng tài chính khu vực (1997-1999), GDP vẫn duy trì bìnhquân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005, GDP tăng bình quân 7,34%; giaiđoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăngtrưởng GDP bình quân 6,32%/năm Trong các năm tiếp theo, do chịu tác độngtừ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công 2010,

Trang 11

tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam tuy đã chậm lạinhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.

Nên kinh tế nước ta cũng đã chứng kiến vai trò tích cực của các chủ thểkinh tế trong nền kinh tế quốc dân, tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quyđịnh của pháp luật: Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn vai trò chủ đạo; hệthống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theoLuật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng Kinh tế tập thể bước đầuđược đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơnvới cơ chế thị trường Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nângcao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vàoGDP Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển, cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có những đóng góp quan trọngvào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm vàxuất khẩu

2.2 Một số hạn chế trong quá trình CNH, HĐH đất nước trong bốicảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, nổi bật là:

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiềunước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa Quy mô nền kinh tế cònnhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theochiều rộng, tập trung vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sửdụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động Năng suất lao động còn thấp so vớinhiều nước trong khu vực Chỉ số ICOR ngày càng cao, cao hơn nhiều so vớicác nước trong khu vực ở vào thời điểm có trình độ phát triển như nước ta.

Ngày đăng: 14/05/2024, 13:55

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan