PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU THÔNG QUA BẢN ÁN SỐ 23/2022/HS-ST NGÀY 25/03/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU THÔNG QUA BẢN ÁN SỐ 23/2022/HS-ST NGÀY 25/03/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

GVHD: TS TRẦN THANH HƯƠNG HVTH: NGUYỄN THANH THẢO VY

MSSV: 236104525 – NHÓM 01

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

4 Vấn đề pháp lý về đấu thầu trong vụ án 3

5 Nhận định và phán quyết của toàn án 3

6 Bình luận của tác giả đối với những nội dung về pháp luật đấu thầu trong vụ án 5

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 8

KẾT LUẬN 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 4

MỞ ĐẦU

Kể từ khi phát triển khai đấu thầu và đấu thầu năm 1994 và ban hành Luật Đấu thầu năm 2005, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu và đấu thầu ngày càng hoàn thiện và đồng bộ trong 30 năm qua Đồng thời, công tác thanh tra, giám sát thầu cũng được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả hơn Tuy nhiên, có lúc có nơi trong các công đoạn của công tác đấu thầu vẫn phát sinh những tiêu cực chưa xử lý được, đặc biệt trong mấy năm gần đây có nhiều vụ việc liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng cơ bản đã gây bức xúc trong dư luận Thông qua Bản án số 23/2022/HS-ST ngày 25/03/2022 của Tòa án nhân dân Tỉnh Cao Bằng, nhóm sẽ mô tả nội dung về các vấn đề pháp lý liên quan đến đấu thầu Từ đó, bàn luận về nhận định của tòa án và rút ra kết luận nhằm đề xuất một số kiến nghị giúp cho công tác đấu thầu được công khai, minh bạch và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai

Theo Luật Đấu thầu năm 2013, “đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.” Vi phạm quy định về đấu thầu là hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về hoạt động đấu thầu gây thiệt hại tài sản cho người khác Các hành vi vi phạm Luật đấu thầu được quy định cụ thể tại Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013 Ngay cả Luật Đấu thầu 2023 (Luật đấu thầu mới sẽ có hiệu lực ban hành từ 01/01/2024) cũng nhắc đến hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Điểm mới của Luật Đấu thầu năm 2023 là giao cho Chính phủ quy định chi tiết điều này, vì vậy riêng Luật Đấu thầu 2023 phải chờ thêm Nghị định hướng dẫn của Chính phủ liên quan đến xử lý vi phạm đấu thầu

Trang 5

2

NỘI DUNG 1 Nguồn thông tin vụ án

Bản án số 23/2022/HS-ST ngày 25/03/2022 của Toà án nhân dân Tỉnh Cao Bằng được đăng trên trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của toà án nhân dân tối cao

2 Chủ đề vụ án

Đây là một bản án xét xử cấp sơ thẩm xoay quanh vụ án hình sự đối với bị cáo Sầm

Thị Y và Nông Văn D đã vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (điều 222 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015) khi thực hiện việc mua sắm thùng rác và lắp đặt rèm cửa cho các lớp học thuộc quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện PH (nay là huyện Q), tỉnh Cao Bằng, bằng cách chia nhỏ các gói mua sắm dưới 100.000.000 đồng nhằm mục đích chỉ định thầu Tổng số tiền Nhà nước đã bị thất thoát do không tổ chức đấu thầu là 273.161.000 đồng

3 Tóm tắt nội dung vụ án

Bản án số: 23/2022/HS-ST, ngày 25/3/2022 của Toà án nhân dân Tỉnh Cao Bằng xét xử sơ thẩm đối với 2 bị cáo Sầm Thị Y và Nông Văn D về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” Các nhân vật trong vụ án như sau:

- Bị cáo Sầm Thị Y là nguyên kế toán trưởng của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện PH - Bị cáo Nông Văn D là nguyên Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện PH

- Người làm chứng 1 (Thuỳ) - Người làm chứng 2 (Tiếng)

Vào cuối năm 2017, Sầm Thị Y tham mưu mua thùng đựng rác cho các trường học trên địa bàn huyện Y đã liên hệ đặt mua 44 thùng đựng rác loại 240 lít và 53 thùng rác loại hình chim cánh cụt, cá heo với Thuỳ với tổng số tiền 294.450.000 đồng Tiếp đó, Sầm Thị Y đã thực hiện chia dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa thành các gói thầu dưới 100.000.000 đồng để thực hiện việc chỉ định thầu Cụ thể:

Y yêu cầu Thùy xuất các hóa đơn bán hàng để giá trị trên mỗi hóa đơn đều dưới 100.000.000 đồng gồm hóa đơn số 0001878 ngàỵ 21/12/2017 với số tiền là 98.400.000 đồng; hóa đơn số 0001870 ngày 12/12/2017 với số tiền 98.500.000 đồng; số 0001874 ngày 15/12/2017 với số tiền 97.550.000 đồng rồi lập các quyết định chỉ định thầu, hợp đồng kinh tế, chứng từ kế toán theo các hóa đơn đó trình Nông Văn D ký duyệt thực hiện Sau khi, Thùy đã cấp đủ số lượng, chủng loại thùng rác theo các họp đồng, hóa đơn bán hàng đã lập Sau khi được Phòng Giáo dục và Đào tạo (P.GD&ĐT) huyện PH thanh toán, Thuỳ đã chuyển khoản lại cho Sầm Thị Y 50.000.000 đồng tiền chiết khấu, số tiền này Y dùng để chi cho các hoạt động chung của P.GD&ĐT huyện PH như thăm viếng, dự các buổi lễ của các đơn vị trên địa bàn

Trang 6

Căn cứ kết luận định giá trên, xác định số tiền ngân sách bị thất thoát do không tố chức đấu thầu là 157.545.000 đồng

Mở rộng điều tra còn phát hiện thêm hành vi chỉ định thầu trái qui định của P.GD&ĐT huyện PH khi thực hiện mua sắm rèm cửa cho Tiểu học CL và Trường Trung học cơ sở (THCS) PH: tháng 02/2020, Y đã liên hệ với Cửa hàng thương mại tổng hợp KT lắp đặt rèm tại hai trường học nêu trên với tổng số tiền 196.332.000 đồng Việc thuê cửa hàng KT lắp đặt rèm cửa cũng không thực hiện đấu thầu chào hàng cạnh tranh, không lập dự toán Sau khi lắp đặt rèm xong mới tiến hành lập và ký 02 hợp đồng mua rèm là họp đồng số 0022018 ngày 18/02/2020 với số tiền 98.742.000 đồng và hợp đồng số 0022020 ngày 28/2/2020 là 97.590.000 đồng được thanh toán cho cửa hàng cùng ngày 03/3/2020, nguồn tiền thuộc dự toán chi thường xuyên mua vật tư văn phòng từ Ngân sách tỉnh cấp

Theo Kết luận định giá tài sản số 2616/KL- HĐĐGTS ngày 11/11/2021 của Hội đồng định giá tài sản trong Tố tụng hình sự tỉnh Cao Bằng kết luận số tiền bị thất thoát do không tổ chức đấu thầu là: 115.616.000 đồng

Tại phiên tòa các bị cáo Sầm Thị Y, Nông Văn D đều thừa nhận cáo trạng phản ánh đúng hành vi phạm tội như đã nêu ở trên Toà án nhân dân Tỉnh Cao Bằng tuyên phạt Bị cáo

Sầm Thị Y và bị cáo Nông Văn D - 36 (ba mươi sáu) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo,

thời gian thử thách 60 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm Đồng thời, truy thu đối với các bị

cáo Sầm Thị Y và Nông Văn D số tiền gây thất thoát cho nhà nước là 273.161.000 đồng để

nộp ngân sách Nhà nước Xác nhận các bị cáo đã nộp đủ số tiền trên để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra

4 Vấn đề pháp lý về đấu thầu trong vụ án

Qua nghiên cứu, tác giả đúc kết một vài vấn đề pháp lý trong vụ án này như sau: Hành vi vi phạm trong pháp luật đấu thầu của các bị cáo như vậy đã đúng và đủ hay không?

Ngoài tình tiết chia nhỏ các gói thầu dưới 100.000.000 đồng và tiền chiết khấu bị cáo Y được hưởng để phục vụ cho các hoạt động của phòng Giáo dục liệu có xem là vụ lợi không mặc dù bị cáo Y và bị cáo D không “bỏ túi” riêng?

Vì vụ án mang tính chất là một vụ án hình sự, vậy Tòa án căn cứ vào cơ sở nào để xác định mức độ phạm tội?

Hai người làn chứng Thùy và Tiếng đã xuất hóa đơn liên tục theo chỉ dẫn của bị cáo Y, như vậy hai người này có vi phạm Luật đấu thầu hay không?

5 Nhận định và phán quyết của toàn án a Về hành vi, quyết định tố tụng

Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố

Trang 7

4

tụng hình sự Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên toà, các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không có người nào có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp

b Về hành vi phạm tội

Lời khai của các bị cáo hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra, các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án, Bản Kết luận điều tra, Cáo trạng của Viện kiểm sát và các tài liệu, chứng cứ khác có đủ căn cứ kết luận: Bị cáo Sầm Thị Y và Nông Văn D đã vi phạm quy định về đấu thầu khi thực hiện việc mua sắm thùng rác và lắp đặt rèm cửa cho các lớp học thuộc quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện PH (nay là huyện Q), tỉnh Cao Bằng, bằng cách chia dự toán ngân sách thành các gói mua sắm dưới 100.000.000 đồng nhằm mục đích chỉ định thầu Tổng số tiền Nhà nước đã bị thất thoát do không tổ chức đấu thầu là 273.161.000 đồng (Hai trăm bảy mươi ba triệu một trăm sáu mươi mốt nghìn đồng)

c Về nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Về nhân thân: Các bị cáo là người có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, trước

khi phạm tội luôn chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở nơi cư trú

Về tình tiết giảm nhẹ:

 Quá trình điều tra và tại phiên tòa các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; các bị cáo đã chủ động khắc phục hậu quả gây thất thoát cho ngân sách bằng việc nộp

tiền vào tài khoản tạm giữ của Công an tỉnh Cao Bằng

 Nông Văn D và Sầm Thị Y là con gia đình có công với cách mạng (bố đẻ của Nông Văn D được tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất, bố đẻ của Sầm Thị Y được tặng Huân chương kháng chiến hạng ba), đối với bị cáo Nông Văn D quá trình công tác có thành tích xuất sắc, có nhiều đóng góp cho giáo dục tại vùng khó khăn, được tặng thưởng

nhiều giấy khen, bằng khen

Về tình tiết tăng nặng: Các bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm

hình sự

d Về hình phạt chính:

Căn cứ vào nhân thân, tính chất, mức độ phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo: Quá trình điều tra và tại phiên tòa đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực bồi thường khắc phục hậu quả; các bị cáo có thân nhân là người có công với cách mạng; bản thân có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác; đều là người có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, có nơi cư trú rõ ràng Do đó, Hội đồng xét xử xét thấy không cần thiết phải cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội mà chỉ cần giao cho chính quyền địa phương nơi các bị cáo cư trú, giám sát và giáo dục cũng đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời răn đe, giáo dục phòng ngừa chung

e Về hình phạt bổ sung:

Trang 8

Khoản 4 Điều 222 của Bộ luật Hình sự quy định: “Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc tại bộ tài sản” Hội đồng xét xử xét thấy không cần thiết áp dụng hình phạt bổ

sung đối với các bị cáo

f Về xử lý vật chứng:

Các bị cáo phải có trách nhiệm nộp lại cho Nhà nước số tiền gây thất thoát do hành vi không tổ chức đấu thầu là: 273.161.000đ (Hai trăm bảy mươi ba triệu một trăm sáu mươi mốt nghìn đồng) Quá trình điều tra, truy tố các bị cáo đã tự nguyện nộp lại số tiền bị thất thoát từ hành vi phạm tội để khắc phục hậu quả là 273.161.000đ (Hai trăm bảy mươi ba triệu một trăm sáu mươi mốt nghìn đồng) để sung công quỹ nhà nước Xác nhận các bị cáo đã nộp đủ số tiền trên

g Các vấn đề khác:

Đối với NLC 1, NLC 2 việc xuất hóa đơn do yêu cầu của chủ đầu tư, không biết mục đích để chỉ định thầu nên không đủ căn cứ xử lý hình sự đối với Thùy, Tiếng về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng cùng với Sầm Thị Y và Nông Văn D

h Về án phí:

Các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm mỗi bị cáo là 200.000đ để sung vào công quỹ nhà nước Xác nhận các bị cáo đã nộp đủ án phí hình sự sơ thẩm theo biên lai số 0000406 ngày 28/12/2021 và biên lai số 0000404 ngày 28/12/2021 tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Cao Bằng

6 Bình luận của tác giả đối với những nội dung về pháp luật đấu thầu trong vụ án

Tác giả đồng ý với các nội dung, nhận định và quy trình thực hiện của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng, Điều tra viên, của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên toà, các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không có người nào có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp

Tuy vậy, tác giả không đồng ý với cách Toà án nhận định bị cáo Sầm Thị Y và Nông Văn D chỉ có hành vi vụ lợi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 222 của Bộ luật Hình sự 2015 Nếu nghiên cứu theo pháp luật đấu thầu thì xét theo lời khai của các bị cáo hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra, các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án nhưng phải chỉ rõ các bị cáo đã có hành động chia dự toán ngân sách thành các gói mua sắm dưới 100.000.000 đồng nhằm mục đích chỉ định thầu làm thất thoát tổng số tiền là 273.161.000 đồng do không tổ chức đấu thầu Đồng thời, Toà án cần nên chỉ rõ hành vi các bị cáo không phải chỉ vì vụ lợi mà còn phải xét theo pháp luật đấu thầu là hành vi gì? Theo tác giả Hội đồng xét xử sơ thẩm – Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng cần chỉ rõ và nêu lên hành vi của các

Trang 9

6

bị cáo vi phạm tại điểm k khoản 6 Điều 89 Luật đấu thầu 2013, hành vi chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu được xác định là hành vi không đảm bảo công bằng, minh bạch trong đấu thầu Đây là hành vi bị cấm trong đấu thầu

Bản án này đã được Hội đồng xét xử sơ thẩm – Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng xét xử đúng với các quy định pháp luật, chặt chẽ các tội danh, nhưng chưa chỉ rõ hành vi vi phạm của bị cáo Các thẩm phán đã xử lý công bằng khách quan đối với các tình tiết giảm nhẹ cũng như ăn năn của của hai bị cáo khi quyết định xét xử Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các thẩm phán cần phải xem xét chỉ rõ hơn hành vi vi phạm của các bị cáo thì bản án sẽ có tính thuyết phục hơn, rõ ràng hơn, chứ không chỉ dựa theo một cách chủ quan gây thất thoát tiền có chủ đích là xét theo hành vi vụ lợi Bởi vì, trong bản án bị cáo Sầm Thị Y có chi tiết giải thích nguyên nhân do cuối năm sợ trễ tiến độ quyết toán năm hay chi tiết dùng tiền chiết khấu 50.000.000 đồng từ NLC 1 để phục vụ các hoạt động thăm viếng, mua lẳng hoa,…cho phòng Giáo dục Xét theo cảm nhận của một người dân bình thường rõ ràng các bị cáo không hề có ý định tham ô hay “nhét túi” riêng của mình, nhưng pháp luật vẫn có khuôn khổ của nó, một khi đã gây thất thoát thì cũng xem như là có ý định vụ lợi nhưng là theo mục đích chung chứ không phải cá nhân Vì vậy, tác giả nhận thấy, cần phải chỉ rõ hành vi các bị cáo vi phạm là gì? Để bản án sẽ rõ ràng, thuyết phục người đọc hơn

Bên cạnh đó, bản án của không có nhiều tình tiết nên cũng không có nhiều nhận định, ý kiến trái chiều từ NLC cũng như sự kháng cáo từ phía các bị cáo nên bản án chỉ dừng ở xét xử sơ thẩm Đây chỉ là một phần ý kiến của tác giả nhìn nhận được thông qua bản án vi phạm đấu thầu liên quan đến yếu tố hình sự

Từ bản án cụ thể trên tác giả có phần đánh giá như sau:

Thứ nhất, khi đầy đủ các căn cứ, văn bản pháp luật để áp dụng cho một vụ việc thì việc bản án có chất lượng, thuyết phục và hợp tình hợp lý hay không đều phụ thuộc vào yếu tố chủ quan từ các thẩm phán Các yếu tố này thể hiện sự đa dạng, am hiểu pháp luật đến ý thức pháp luật, tư duy cũng như kinh nghiệm hành nghề của các thẩm phán

nghiêm trọng thì sẽ áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 222 BLHS 2015

Các cơ quan chức năng đã kịp thời nắm bắt và điều tra vụ việc kịp thời để xử lý hành

vi vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng của hai bị cáo

Bản án tuy gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội nhưng tình tiết vụ án được làm rõ ràng, các bị cáo đều thừa nhận cáo trạng đúng hành vi phạm tội mà toà sơ thẩm nhận định

Trang 10

nên việc đánh giá và quyết định tội danh của hai bị cáo cũng được toà sơ thẩm tuyên án cụ

thể, rõ ràng theo đúng luật

Các bị cáo tuy vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng nhưng trong quá trình khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải Đồng thời khắc phục hậu quả gây thất thoát, cho thấy hai bị báo có thừa nhận hành vi vi phạm của mình và mong muốn được toà xem xét, giảm

nhẹ hình phạt

Tuy hai bị cáo vi phạm hành vi đấu thầu gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng đã thừa nhận hành vi của mình và ăn năn hối cãi Các cơ quan chức năng đã kịp thời điều tra và làm rõ vụ việc cũng như xét xử hai bị cáo để lấy lại số tiền thất thoát của nhà nước căn cứ theo các quy định của pháp luật liên quan Vụ án này chỉ dừng ở toà sơ thẩm vì các bị cáo đã thú nhận hành vi phạm tội đúng với nhận định của của toà án cũng như đã ăn năn, nộp lại số tiền thất thoát cho nhà nước nên xét thấy vụ việc này không còn gì để xét xử lại Bên cạnh đó các bị cáo cũng không kháng cáo về bản án hình sự sơ thẩm của toà nên vụ án này sẽ không chuyển sang toà phúc thẩm

Ngày đăng: 14/05/2024, 13:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan