BÀI THU HOẠCH - BÀI TẬP LỚN BỒI DƯỠNG NVSP - Nâng cao chất lượng tự học

22 11 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BÀI THU HOẠCH - BÀI TẬP LỚN BỒI DƯỠNG NVSP - Nâng cao chất lượng tự học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Câu hỏi 1: Trình bày hiểu biết của Thầy/Cô về khái niệm, vai trò và hình thức của tự học. 4 1. Khái niệm tự học 4 2. Vai trò của tự học 5 3. Biểu hiện của tự học 7 4. Đặc điểm của tự học 7 5. Kỹ năng tự học 8 6. Năng lực tự học 9 7. Các hình thức tự học 9 8. Ý nghĩa của hoạt động tự học đối với sự hoàn thiện nhân cách 10 Câu hỏi 2: Đề xuất ít nhất 3 định hướng nâng cao chất lượng tự học cho người học và lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi định hướng đó? 12 1. Đối với sinh viên 12 1.1 Kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học 12 1.2 Kĩ năng lựa chọn tài liệu 12 1.3 Kĩ năng đọc sách và tài liệu tham khảo 13 1.4 Kĩ năng lựa chọn hình thức tự học 14 1.5 Kĩ năng xử lí thông tin 14 1.6 Kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn 15 1.7 Kĩ năng trao đổi và chia sẻ thông tin 15 1.8 Tổ chức Câu lạc bộ môn học nhằm phát triển kĩ năng tự học cho sinh viên 16 1.9 Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá 16 2. Đối với giáo viên 17 2.1 Xây dựng động cơ học tập cho sinh viên 17 2.2 Tư vấn, hướng dẫn cách thức tự học cho sinh viên 18 2.3 Điều chỉnh phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường tự học cho sinh viên 19 2.4 Dạy cách học bài 19 2.5 Dạy cách nghiên cứu 20 2.6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá các nhiệm vụ tự học của sinh viên 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn cô Đào Thị Hoa đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với cáckiến thức trong tự học nói chung và trong học phần Nâng cao chất lượng tự học nóiriêng Môn học đã cung cấp các kiến thức hữu ích về việc áp dụng tư duy sáng tạovào quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Tôi xin cảm ơn các anh/chị học viên đã tích cực tham gia và đóng góp ý kiến, góp ý,hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thảo luận và thực hiện bài thu hoạch Sựnhiệt huyết và sự cam kết của các bạn đã tạo ra một môi trường học tập tích cực vàđầy cảm hứng cho tất cả mọi người

Mặc dù đã rất cô gắng hoàn thành trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắcchắn rằng trong quá trình hoàn thiện bài thu hoạch tôi không thể tránh khỏi nhữngsai sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ cô và các anh chị học viên.

Trang 2

8.Ý nghĩa của hoạt động tự học đối với sự hoàn thiện nhân cách 10

Câu hỏi 2: Đề xuất ít nhất 3 định hướng nâng cao chất lượng tự học chongười học và lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi định hướng đó? 12

1.Đối với sinh viên 12

1.1Kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học 12

1.2Kĩ năng lựa chọn tài liệu 12

1.3Kĩ năng đọc sách và tài liệu tham khảo 13

1.4Kĩ năng lựa chọn hình thức tự học 14

1.5Kĩ năng xử lí thông tin 14

1.6Kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn 15

1.7Kĩ năng trao đổi và chia sẻ thông tin 15

Trang 3

1.8Tổ chức Câu lạc bộ môn học nhằm phát triển kĩ năng tự học

cho sinh viên 16

1.9Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá 16

2.Đối với giáo viên 17

2.1Xây dựng động cơ học tập cho sinh viên 17

2.2Tư vấn, hướng dẫn cách thức tự học cho sinh viên 18

2.3Điều chỉnh phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường tựhọc cho sinh viên 19

2.4Dạy cách học bài 19

2.5Dạy cách nghiên cứu 20

2.6Tăng cường kiểm tra, đánh giá các nhiệm vụ tự học của sinhviên 20TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thế giới hiện đại ngày nay, khả năng tự học không chỉ là một kỹ năng cầnthiết mà còn là một yếu tố quyết định đến sự thành công và phát triển cá nhân Tựhọc không chỉ giúp chúng ta tiếp cận kiến thức mới một cách linh hoạt và hiệu quả,mà còn là cánh cửa mở ra cho sự sáng tạo, sự đổi mới và sự tự chủ trong hành trìnhvươn lên.

Khi chúng ta nói về tự học, là ta ta đang nói về việc tự chủ điều chỉnh quá trình họctập, từ việc xác định mục tiêu, lựa chọn tài liệu, đến việc tự đánh giá và phản hồi.Trong bài thu hoạch này, chúng ta sẽ khái quát về ý nghĩa và tầm quan trọng của tựhọc, cũng như những phương pháp và chiến lược để phát triển kỹ năng này.

Chúng ta sẽ thảo luận về tầm quan trọng của tự học trong việc phát triển bản thân vàthành công trong cuộc sống, cũng như tìm hiểu về những thách thức và cơ hội mà tựhọc mang lại Từ đó, chúng ta sẽ cùng nhau đề xuất các chiến lược và phương pháphiệu quả để tăng cường khả năng tự học của bản thân, từ việc tự lập kế hoạch họctập đến việc quản lý thời gian và tư duy sáng tạo.

Bài thu hoạch này không chỉ là một sự tổng kết tự học, mà còn là một lời mời chochúng ta cùng nhau khám phá, trải nghiệm và phát triển khả năng này trong cuộcsống hàng ngày Hy vọng rằng, qua bài viết này, chúng ta sẽ có thêm những ý thứcmới về tầm quan trọng của tự học và cách thức để biến nó thành một phần khôngthể thiếu trong cuộc sống của mình.

Hãy cùng nhau bắt đầu hành trình khám phá về tự học và khám phá tiềm năng vôtận của bản thân!

Trang 5

Câu hỏi 1: Trình bày hiểu biết của Thầy/Cô về khái niệm, vai trò và hình thứccủa tự học.

1 Khái niệm tự học

Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình độngnão, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ ….để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vựchiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành

sở hữu của chính bản thân người học” (GS – TSKH Thái Duy Tuyên)

“Là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hànhkhông có sự hướng dẫn của giáo viên và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục đào

tạo” (Từ điển Giáo dục học)

Tự học là việc học có tính chất độc lập, không phụ thuộc trực tiếp vào thầy, và đượcngười học tiến hành hoàn toàn tự nguyện do nhu cầu, lợi ích hay hứng thú của chínhmình thúc đẩy

Kĩ năng tự học là khả năng thực hiện thành thục và có kết quả các thao tác, hànhđộng tự học trên cơ sở vận dụng những tri thức tích lũy được về hoạt động và kĩnăng tự học; là biết cách tổ chức công việc, hoạt động tự học 1 cách khoa học, hợplí, tiết kiệm thời gian và chất lượng.

Theo GS.TS Nguyễn Cánh Toàn: "Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụngcác năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, ) và có khi cá cơ bắp(khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cá động cơ, tình cảm,cá nhân sinh quan, thể giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chi tiên thủ,không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ,biến khó khăn thành thuận lợi, vv ) đề chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đócủa nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của minh" Từ quan điểm về tự họcnêu trên, tôi đi đến định nghĩa về tự học như sau: Tự học là quá trình cá nhân người

Trang 6

học tự giác, tích cực, độc lập tự chiềm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộcsống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định

Nhà tâm lí học N.A.Rubakin xem quá trình tự tìm lấy kiến thức có nghĩa là tự học.Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạtđộng cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đốichiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài ngườithành vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, kỹ xảo của chủ thể.

Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức: “Tự học là một hình thức nhận thức của cánhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính người học tự tiến hànhở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoađã được qui định”.

Theo từ điển Giáo dục học của tác giả Bùi Hiền (2001): “Tự học là quá trình hoạtđộng lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành…” [4].

Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio,truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim,kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạtđộng thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau Người tự học phải biết cách lựa chọntài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đãnghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đềcương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thưviện,… tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.

Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiếnthức đồ sộ với quỹ thời gian không nhiều khi học ở nhà trường Tự học giúp tạo ratri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi,nghiên cứu và lựa chọn.

Trang 7

2 Vai trò của tự học

Tự học của học sinh trung học phổ thông còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầuđổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông.Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoahọc Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa củanhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổthông.

Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt đốivới học sinh trung học phổ thông Vì nếu không có khả năng và phương pháp tựhọc, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như cao đẳng, đại học, sauđại học,… học sinh sẽ khó thích ứng do đó khó có thể thu được một kết quả học tậpvà nghiên cứu tốt Hơn thế nữa, nếu không có khả năng tự học thì chúng ta khôngthể đáp ứng được phương châm “Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đãđề ra vào tháng 4 năm 1996.

Vai trò của “kĩ năng tự học” trong học tập của sinh viên Theo Đinh Thị Hoa vàcộng sự (2019), đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong những yêu cầu của đổi mớigiáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chấtlượng cao hiện nay Do đó, đào tạo ở bậc đại học cần phải thay đổi cách dạy theohướng dạy cho SV cách học mà trọng tâm là dạy cách tự học nhằm phát huy nội lựccủa SV trong quá trình học tập, nghiên cứu Tự học của SV là hoạt động mang tínhchất nghiên cứu, một hoạt động tự giác Tự học có vai trò rất lớn đối với SV trongmôi trường đại học, vì nếu không có tự học thì SV không thể hoàn thành nhiệm vụhọc tập theo phương châm “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” Nhờhoạt động tự học mà SV có thể hình thành được những năng lực cơ bản để có thể“học tập suốt đời”, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội Sự học trong nhà trường là

Trang 8

cần thiết, nhưng để hoàn thiện bản thân, con người cần học tập suốt cuộc đời(Nguyễn Thị Kiều Thu, 2020).

3 Biểu hiện của tự học

Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn Khi học sinh biếtcách tự học, họ sẽ có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình,tài liệu, gắn lí thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biếnquá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Việc có kĩ năng tự học tốt giúp cho người học tự học nói riêng, học tập các môn họcở trong trường nói chung một cách có hiệu quả cao Điều này được thể hiện như:góp phần hình thành năng lực tự học giúp người học có khả năng học tập suốt đời.Trong bối cảnh hiện nay, xã hội đòi hỏi người lao động bên cạnh những chuyênmôn, nghiệp vụ có được trong quá trình học tập, đào tạo ở nhà trường thì cần cónăng lực thích ứng với những biến đổi và có năng lực tự học để học tập suốt đời Tựhọc là chìa khóa để giúp mỗi người nâng cao hiểu biết, hoàn thiện và phát triển bảnthân; đóng góp quan trọng đến kết quả và chất lượng học tập của người học; là cầunối giữa học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Trong môi trường học tậpđại học, cùng với việc học tập thì hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm ý tưởng khoahọc, xây dựng đề cương nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứucủa một vấn đề khoa học là một công việc của sinh viên.

Trang 9

– Trong quá trình tự học, người học huy động các chức năng tâm lí (nhận thức-tháiđộ-hành vi) của bản thân, bằng những hành động học tập cụ thể lĩnh hội những trithức, kĩ năng nghề nghiệp.

– Tự học diễn ra trong môi trường học tập, chịu sự tác động bởi các điều kiện họctập của người học.

5 Kỹ năng tự học

Kĩ năng tự học là những phương thức thể hiện hành động tự học thích hợp, tươngứng với mục đích và những điều kiện hoạt động, hình thành kỹ xảo đúng trong hoạtđộng tự học, đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh đạt được kết quả Nói cáchkhác, kĩ năng tự học là hệ thống những thao tác đảm bảo cho con người sẵn sàng vàcó khả năng thực hiện hành động tự học đạt kết quả.

Kĩ năng tự học bao gồm 3 nhóm kĩ năng:

– Nhóm kĩ năng định hướng tự học: kĩ năng tiếp nhận và phát hiện vấn đề, kĩ nănglập kế hoạch tự học phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí của bản thân.

– Nhóm kĩ năng thực hiện hoạt động tự học: kĩ năng nghiên cứu tài liệu học tập, kĩnăng giải quyết các bài tập nhận thức, kĩ năng thực hành.

– Nhóm kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học.

Trong các nhóm kĩ năng nói trên, nhóm kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá ở người học làrất đáng lưu tâm Người học biết đánh giá được kết quả đúng sai của việc tự học vàmức độ đạt được trong quá trình tự học Thực tế cho thấy, người học rất chú trọngđến việc “ kiểm tra lại kết quả từng nhiệm vụ đã giải quyết có hợp lí không”, “Tìmnguyên nhân dẫn đến các khiếm khuyết trong công việc”, điều đó chứng tỏ ý thứcđối với công việc đã làm của người học.

Trang 10

Có thể nói, các yếu tố tâm lí cơ bản trong hoạt động tự học của người học có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của tự họcgiúp người học định hướng cho hoạt động tự học, thái độ tự học tích cực thể hiện họcó hứng thú, say mê tự học và kĩ năng tự học quyết định trực tiếp đến kết quả tự họccủa học viên.

6 Năng lực tự học

Năng lực tự học nói chung là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tựgiác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thựchiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chếcủa bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời gópý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong họctập.

Năng lực tự học của người học viên là khả năng họ lập được kế hoạch tự học mộtcách khoa học, thực hiện có hiệu quả kế hoạch tự học đã lập, tự đánh giá kết quả đạtđược và điều chỉnh quá trình tự học có sự hỗ trợ của giảng viên.

7 Các hình thức tự học

Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều mức độ và hình thức khác nhau

- Hình thức 1: Cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú độc lập không có sách

và sự hướng dẫn của giảng viên Hình thức này gọi là tự nghiên cứu của các nhàkhoa học Kết quả của quá trình nghiên cứu đi đến sự sáng tạo và phát minh ra cáctri thức khoa học mới, đây thể hiện đỉnh cao của tự học Dạng tự học này phải đượcdựa trên nền tảng một niềm khao khát, say mê khám phá tri thức mới và đồng thờiphải có một vốn tri thức vừa rộng vừa sâu Tới trình độ tự học này người học khôngthầy, không sách mà chỉ cọ sát với thực tiễn vẫn có thể tổ chức có hiệu quả hoạtđộng tự học của cá nhân mình

Trang 11

- Hình thức 2: Tự học có sách nhưng không có giảng viên bên cạnh Ở hình thức tự

học này có thể diễn ra ở hai mức :

+ Tự học theo sách mà không có sự hướng dẫn của thầy/cô:

Kiểu học này người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong sách vở qua đósẽ phát triển tư duy Tự học hoàn toàn với sách là cái đích mà người học phải đạtđến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời.

+ Tự học có thầy/cô ở xa hướng dẫn:

Mặc dù thầy ở xa nhưng vẫn có các mối quan hệ trao đổi thông tin thô sơ hay phứctạp dưới dạng phản ánh và giải đáp những thắc mắc, làm bài kiểm tra, đánh giá

- Hình thức 3: Tự học có sách, có sự điều khiển trực tiếp của thầy/cô, những

phương tiện kỹ thuật trên lớp với một số tiết trong ngày sau đó người học về nhà tựhọc dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giảng viên.

Trong quá trình học tập trên lớp, thầy với vai trò là nhân tố hỗ trợ, là chất xúc tácthúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự lĩnh hội tri thức Trò với vai trò là chủ thể củaquá trình nhận thức: tự giác tích cực say mê, sáng tạo trong quá trình nhận thức.Mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực Ngoại lực dùcó quan trọng đến mấy cũng chỉ là chất xúc tác thúc đẩy nội lực phát triển

Trong quá trình tự học ở nhà, với sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, ngườihọc phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sắp sếp kế hoạch, huy động mọitrí tuệ và kỹ năng của bản thân để hoàn thành những yêu cầu do giáo viên đề ra Tựhọc của người học theo hình thức này liên quan trực tiếp với yêu cầu của giáo viên,được giáo viên định hướng về nội dung, phương pháp tự học để người học thựchiện Như vậy, ở hình thức tự học thứ 3 này quá trình tự học của sinh viên có liênquan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có

Ngày đăng: 11/05/2024, 11:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan