thể loại âm nhạc truyền thống việt nam

21 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thể loại âm nhạc truyền thống việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cấu tạo của đàn tranh:Hộp đàn: Hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đànrộng khoảng 20cm.Mặt đàn: Mặt đàn Tranh vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng g

Trang 1

TI

Trang 2

Phụ lục:

1 Đàn tranh……… 22 Đàn bầu………….83 Đàn Tỳ Bà……….11

II Thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam… 13

1.Đàn ca tài tử2.Chầu văn

III Cảm nhận của bản thân về âm nhạc dân tộc…….16

Trang 3

Cấu tạo của đàn tranh:

Hộp đàn: Hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn

rộng khoảng 20cm.

Mặt đàn: Mặt đàn Tranh vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ xốp, nhẹ.Loại gỗ TẠ THÂM thường làm mặt Đàn Tranh là gỗ Ngô Đồng.

Thành đàn: Làm bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai hoặc gỗ gụ

Ðáy đàn: Dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một lỗ thoát âm

hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyểnvà ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn.

Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có

các lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây.

Ngựa đàn: Trên mặt đàn có nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con nhạn để

đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây Để có độ bềnvà âm thanh tốt, các con nhạn thường làm bằng gỗ trắc hoặc cẩm lai Đầu các connhạn ở vị trí đỡ các dây đàn thường được gắn thêm xương hoặc đồng.

Trục đàn: Ở đầu hẹp đàn Tranh có các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn

còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo âm thanh cao thấp,trục đàn tốt thường được làm bằng gỗ Trắc, gôc Cẩm Lai hoặc gỗ gụ.

Dây đàn: Dây đàn bằng thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau để phù hợp với tầm

âm của cây đàn.

Móng gảy: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy thường được làm bằng đồi mồi, Inox.

Trang 4

Cách sử dụng (cách chơi):Vị trí ngồi

Vị trí ngồi là điều quan trọng đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập đến, vì đây chính làmột kỹ thuật thường cho là khá đơn giản nhưng lại phải có những quy tắc nhất định.Do đó:

Các bạn nên ngồi trên ghế cao vừa phải (hai chân phải chạm đất), hai cánh tay mở ra vừa phải (từ vai xuống khuỷu tay đến bàn tay), không nên giang rộng như "đại bàng vỗ cánh" vì như vậy là sai tư thế sẽ dễ bị mỏi dẫn tới việc không thể đàn được.Với đàn tranh, bàn tay phải được coi là nơi “đẻ” ra âm thanh, bàn tay trái là nơi “nuôi dưỡng” âm thanh Do đó, việc nắm vững kỹ thuật bàn tay phải và bàn tay trái là điều quan trọng với người chơi đàn tranh.

Trang 5

Các kỹ thuật căn bản:Kỹ thuật bàn tay phải

Trước đây thường dùng 2 ngón gẩy, ngày nay phổ biến là 3 ngón, cá biệt sử dụng 4hoặc 5 ngón Đàn được gẩy bằng móng đồi mồi ở miền Bắc và móng inox ở miềnNam.

Tuy nhiên cách gẩy 3 ngón là cách gẩy thông dụng nhất là ngón cái (số 1), ngón trỏ(số 2) và ngón giữa (số 3) Với những cách gẩy cơ bản: liền bậc, cách bậc, gẩy đi lênvà đi xuống liền bậc hay cách bậc.

Tư thế: Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng, ngón áp út tì nhẹ lên cầu

đàn Khi đánh những dây đàn thấp, cổ tay tròn lại, hạ dần về phía trước đàn Khi đánhnhững dây cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay cũng hạ khép dần lại(tránh không đưa cánh tay ra phía ngoài) Ba ngón tay gảy mềm mại, từng ngón thảlỏng này nhẹ nhàng nâng lên hay hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên củabàn tay, tránh gãy ngón, móc dây.

Kỹ thuật:

- Ngón Á: là một lối gảy rất phổ biến của Ðàn Tranh, đây là cách gảy lướt trên hàng

dây xen kẽ các câu nhạc, thường ngón Á hay ở vào phách yếu để chuẩn bị vào mộtphách mạnh đầu hay cuối câu nhạc.

Trang 6

- Á xuống: theo lối cổ truyền, Á xuống là gảy liền các âm liền bậc, từ một âm cao

xuống các âm thấp, tức là sử dụng ngón cái của tay phải lướt nhanh và đều qua cáchàng dây, từ cao xuống thấp.

- Á lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây, nhưng vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ một âm

thấp lên các âm cao.

- Á vòng: kết hợp Á lên và Á xuống, Á vòng thường chuẩn bị cho mở đầu hoặc kết

thúc một câu nhạc, có trường hợp nó được sử dụng để tả cảnh sóng nước, gió thổi,mưa rơi và có thể sử dụng ngón Á vòng liên tiếp với nhiều âm hơn.

- Song thanh: 2 nốt cùng phát ra một lúc, song thanh truyền thống chỉ dùng quãng 8,

các nhạc sĩ hiện đại còn kết hợp dùng các quãng khác.

- Ngón vê: là sử dụng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1-2; 1-3; 1-2-3, gảytrên dây liên tục và các ngón khác phải khum tròn, cổ tay kết hợp với ngón tay đánhxuống, hất lên đều đặn Khi vê đầu móng gảy không nên đặt quá sâu xuống dây sẽ tạotiếng đàn không đều đặn, êm ái.

Kỹ thuật bàn tay trái

Tư thế: Ðầu ba ngón tay giữa đặt trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, ngón tay

hơi khum, hai hoặc ba ngón (trỏ, giữa, áp út) chụm lại, ngón cái và ngón út tách rời,dáng bàn tay vươn về phía trước Khi rung, nhấn, bàn tay được nâng lên mềm mại, bangón chụm lại cùng một lúc chuyển từ dây nọ sang dây kia

Kỹ thuật:

- Ngón rung: là cách dùng một, hai hoặc ba ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây đàn

(bên trái hàng nhạn đàn) mà tay phải vừa gảy.

Trang 7

- Ngón nhấn: là ngón sử dụng để đánh thêm được những âm khác có thể là 1/2 âm,1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống dây đàn Tranh không có Cách nhấn là sử dụng ba đầu

ngón tay trái nhấn xuống tùy theo yêu cầu của bài (nửa cung nhấn nhẹ, 1 cung nhấnnặng hơn) nghệ nhân dùng tai nghe để điều chỉnh tay nhấn.

- Ngón nhấn luyến: là ngón sử dụng các ngón nhấn để luyến hai hay ba âm có độ cao

khác nhau, âm thanh nghe mềm mại, uyển chuyển gần với thanh điệu tiếng nói Có hailoại nhấn luyến:

a Nhấn luyến lên: nghệ nhân gảy vào một dây để vang lên, tay trái nhấn dần lên dây

đó làm âm thanh cao lên hoặc tiếp tục nhấn cho cao lên nữa.

b Nhấn luyến xuống: muốn có âm luyến xuống, trước hết phải mượn nốt Ví dụ

muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảysau; khi âm Fa ngân lên ngón tay trái nới dần để âm Rê của dây đó vang theo luyếntiếng với âm Fa Ðánh âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống chỉ cần gảy một lần.Ðộ ngân của các âm nhấn luyến được ghi như các nốt nhạc bình thường Bạn cần phânphối thời gian để các âm có thể đều hoặc không đều nhau, độ cao của âm nhấn luyếnlên hay nhấn luyến xuống có thể trong vòng quãng 4 nếu là khoảng âm thấp hoặcquãng 2, quãng 3 thứ ở những âm cao, không nên sử dụng liên tiếp nhiều âm nhấnluyến.

- Ngón nhún: là cách nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm thanh cao lên

không quá một cung liền bậc Ngón tay nhún tạo thành những làn sóng có giao độnglớn hơn ở ngón rung, làm cho âm thanh thêm mềm mại, tình cảm sâu lắng.

- Ngón vỗ: là một kiểu ngón nhấn như đúng như tên gọi, đây là cách dùng hai hay ba

đầu ngón tay (ngón trỏ, giữa, áp út) vỗ lên một dây nào đó phía bên trái nhạn đàn vừađược gảy, và nhấc ngay các ngón tay lên làm âm thanh cao lên đột ngột từ nửa cung

a Vỗ đồng thời: tức là cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ sẽ nghe thấy hai âm: một

Trang 8

âm phụ cao hơn nửa cung hoặc 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính (âm phụ dongón tay trái vỗ tạo nên).

b Vỗ sau: tay phải gảy dây xong, tay trái mới vỗ lên dây, như vậy sẽ nghe thấy 3 âm

luyến : âm thứ nhất do tay phải gảy lên dây, âm thứ hai do ngón vỗ tạo nên, âm nầycao hơn âm thứ nhất khoảng nửa cung hoặc 1 cung tiếp đó là âm thứ ba do ngón tayvỗ xong nhấc lên ngay, dây đàn được trở lại trạng thái cũ, âm thanh còn lại vang lêntheo độ căng của dây đó lúc đầu.

- Ngón vuốt: tay phải gảy đàn tiếp theo dùng hai, ba ngón tay trái vuốt lên dây đàn đó

từ nhạn đàn ra trục dây hay ngược lại làm tăng sức căng của dây một cách đều đều,liên tục Âm thanh được nâng cao dần lên trong phạm vi 1/2 cung đến 1 cung.

- Ngón gảy tay trái: để thay đổi màu sắc, đồng thời phát huy khả năng âm thanh của

dây đàn, ngón tay trái cũng có thể gảy dây trong phạm vi phía bên tay phải hàng nhạnđàn Tay trái không đeo móng gảy nên khi gảy âm thanh nghe êm hơn nhưng khôngvang bằng âm thanh tay phải gảy Có thể gảy bằng hai tay để tạo chồng âm nhưngthường là tay trái gảy những âm rãi trong khi tay phải sử dụng ngón vê hoặc đangnghỉ.

- Ngón bịt: là ngón vừa sử dụng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón tay trái

đặt nhẹ trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên đầu nhạn đàn nếu là gảy một nốt nhạc Nếuđịnh gảy hẳn một đoạn nhạc với toàn âm bịt, nghệ nhân sử dụng cạnh bàn tay phảichặn nhẹ lên cầu đàn, dùng tay trái gảy thay tay phải Hiệu quả âm thanh ngón bịtkhông vang mà mờ đục, gây được ấn tượng tương phản rõ rệt với một đoạn nhạc đánhbình thường.

Trang 9

- Âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa,

âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám Cách đánh là sử dụng ngón tay trái

chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó Âm bồi ÐànTranh nghe đẹp hơn hẳn so với nhiều loại đàn dây gảy khác.

2.Đàn BầuCấu tạo của đàn bầu:Chất liệu: Gỗ hoặc Tre

Đàn bầu Việt Nam gồm được cấu tạo bởi 8 phần:

1 Thành đàn: được làm bằng gỗ mun hoặc gỗ cẩm lai, các loại gỗ cứng.

2 Mặt đàn: thường được làm bằng gỗ ngô đồng.

3 Đáy đàn: Được làm bằng gỗ ngô đồng.

4 Cần đàn (vòi đàn): Làm bằng gỗ hoặc sừng

5 Bầu đàn: Được làm bằng gỗ chắc để bắt vít được.

6 Trục lên dây: được thiết kế xuyên qua thành đàn chắc chắn

7 Dây đàn: được làm bằng mây và tơ sau này dược làm bằng thép

8 Cầu âm (Hay gọi là cầu dây)

Trang 10

Cách sử dụng đàn bầu:

Khi gảy dây ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng lúc nhấc bàn tay lên, ta sẽ có được âm bội Những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những điểm trên dây đàn được que gảy vào gọi là điểm gảy Do đàn bầu không có phím nên những điểm nút được coi là cung phím của đàn bầu.

Trang 11

tùy từng bài nhạc, thể loại bạn có thể điều chỉnh khác nhau Ngoài ra, bạn có thể xác định âm qua các nốt như 1/2 dây có nốt do 1 cao hơn dây buông một quãng 8, 1/3 dây sẽ là nốt sol 1, 1/4 ta sẽ có nốt do 2, 1/5 dây sẽ có mi 2, 1/6 dây sẽ có nốt sol 2, 1/7 dâysẽ là nốt si giáng.

Thứ hai, Cách sử dụng que gảy đàn

Để có thể gảy đàn bạn cần chú ý kỹ thuật đặc biệt này, tránh đánh sai nốt Bạn nên cầm que bằng tay phải và đặc que trong lòng bàn tay hơi chếch hướng 35 độ so với chiều ngang cây đàn Đốt thứ nhất ngón cái giữ que đàn và khi đánh bạn hất nhẹ que đàn cùng nhấc bàn tay lên.

Thứ ba, Tư thế ngồi diễn tấu

Bạn có thể thấy hình ảnh nghệ sỹ chơi đàn bầu qua tivi Đàn bầu được đặt trên cái bàn nhỏ còn người chơi đàn sẽ ngồi khoanh chân Lúc này, đầu gối chân mặt phải tì vào cạnh mặt đàn nhằm giữ cho cây đàn khỏi bị xê dịch Nếu thấy khá khó khăn khi ngồi bạn có thể tập tư thế đứng để chơi đàn bầu, nhưng chiếc bàn để đàn nên chọn cao, phù hợp với vị trí ngồi của bạn.

Trang 12

Thứ tư, Sử dụng tay trái trên cần và dây đàn

Các ngón tay trên cần và dây đàn chia làm 7 ngón như ngón rung, ngón vỗ, ngón vuốt,luyến và tạo tiếng chuông Mỗi ngón có cách cầm chơi đàn khác nhau nên bạn cũng cần chú ý.

- Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm và dừng lại ởthang âm qui định trong bản nhạc.

- Ngón luyến: kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm qui định

- Ngón tạo tiếng chuông: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn.

- Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng giáng liên tục, ngắtquãng do dao động âm tắt nhanh.

- Ngón rung: Ngón rung rất quan trọng vì không những nó làm cho tiếng đàn mềm mạimà nó còn thể hiện phong cách của bản nhạc Khi nhảy dây bạn chú ý các ngón tay trái rung nhẹ cần đàn.

3.Đàn Tỳ Bà

Cấu tạo của đàn Tỳ Bà:

Thùng đàn: hình quả lê bổ đôi, lưng đàn cong, phồng lên ở giữa làm bằng gỗ cứng.Mặt đàn: làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có bộ phận để mắc dây đàn.Thân đàn: Đàn Tỳ Bà không có dọc (cần đàn) riêng biệt mà dọc đàn gắn liền vớithân đàn, xưa kia vẫn có phím nhưng là phím giả.

Trang 13

Cách sử dụng:

Tư thế đàn:

Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu.

Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt gần như thẳng đứng.

Trang 14

Kỹ thuật tay phải:

Tay bắt buộc gảy đàn, phương pháp dùng móng tay để đàn với phổ biến kỹ thuật phứctạp nhưng sinh động.

Kỹ thuật tay trái:

Trang 15

gảy, khi đánh chồng âm, hợp âm có thể đánh bằng móng tay hoặc phím gảy trên 4 dây,hai hoặc ba dây không khó khăn và giữ tính chất đệm trong hòa tấu.

II.Thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam:

1.Đàn ca tài tử:

o Đờn Ca Tài Tử Miền Nam:

là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam Việt Nam.

-Nguồn gốc: Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc

lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của miền Nam Việt Nam Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn miền Nam ca hát sau những giờ lao động.

-Tác phẩm tiêu biểu:

o Dạ cổ Hoài Lango Bình bán vắno Kim Tiền Huế

-Các nhạc cụ chơi đàn ca tài tử:

Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm.

Trang 17

Thời kỳ thịnh vượng nhất của Chầu văn rơi vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, với các cuộc thi được mở ra thường xuyên nhằm lựa chọn người hát cung văn Tuy nhiên, từ năm 1954, hát Chầu văn dần dần bị mai một vì hầu đồng bị coi là mê tíndị đoan và bị cấm Tưởng chừng như dấu chấm hết cho Chầu Văn sẽ đặt tại đây, tuy nhiên, vào năm 1990, loại hình nghệ thuật này lại phát triển mạnh mẽ trở lại, cùng với các trung tâm hát văn như nam Định, Ninh Bình, Hà Nam,…

Tác phẩm:

- Cô Đôi Thượng Ngàn

- Văn khấn Thiên Y A Na

Trang 18

Nhạc cụ:- Đàn Nguyệt

Các nghệ sĩ nổi tiếng:

- Nghệ nhân Vĩnh Hàng Tre – Tâm Cẩn- Nghệ nhân Cả MÃ

Trang 19

III.Cảm nhận của bản thân về âm nhạc dân tộc.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói “ Tất cả mọi điều sẽ qua đi sẽ biến mất; nhưng tiếng hát, câu ca, một khi đã được khai sinh với ngày thôi nôi huy hoàng của nó thì sẽ ở lại với đời mãi mãi.” Cái nhìn của người nghệ sĩ ấy quả thật là đúng đắn bởi giờ đâytrên mọi đất nước đều sở hữu cho riêng mình một nền âm nhạc mang sự đặt sắc của từng đất nước Là một công dân Việt Nam, tôi được truyền đạt về âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Âm nhạc dân tộc gắn liền với chiều dài lịch sử của Đất Nước Từ thời nhà Nguyễn đã có nhã nhạc - quan nhạc Đến khi Đất Nước đấu tranh giành hòa bình âm nhạc cũng góp một phần công lao to lớn, những bài ca kháng chiến để dựt dậy tinh thần yêu nước, nhưng bài ca cỗ vũ mạnh mẽ cho người lính nơi tiền phương, những bài ca nhắccho ta nhớ về công lao của thế hệ đi trước Từ năm 1945, khi đã độc lập, nhà nước xâydựng những đơn vị nghệ thuật và từ đó nền âm nhạc dân tộc như sang trang mớin nó không còn bị gò bó bởi chiến tranh, nó hướng về tương lai nhưng vẫn lấy truyền thốnglàm nền tảng Tất cả điều đó cho ta thấy âm nhạc dân tộc bám sát vào thực tế vào từng giai đoạn hình thành Tổ Quốc Không chỉ vậy ở mà mỗi vùng miền trải dài trên hình chữ S đều có có những bản sắc âm nhạc riêng biệt Bức tranh âm thanh miền núi ta có âm nhạc dân gian Tây Nguyên; Ở Thủ Đô Đất Nước ta có điệu ru con, dân ca , hát văn, quan họ; Khi đến với Huế ta nghe điệu hò Huế, nhã nhạc cung đình; Về miền tây lại được xem cải lương, đàn ca tài tử Góp phần vào nền âm nhạc dân tộc là những nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, sáo trúc, đàn nguyệt, đần nhị, Âm nhạc dân tộc Việt Nam đa dạng với nhiều thể loại độc đáo như chầu văn, hát chèo, ca trù, nhã nhạc, Âm nhạc dân tộc mang trong mình sứ mệnh cao cả, không chỉ là giá trị nghệ thuật mà đó còn là giá trị tinh thần, còn phản ánh lên tâm hồn của Đất Nước, vì vậy việc giữ gìn

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan